Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Nga – Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga – Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga – Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 2)



Là nước có tham vọng tiến ra biển mạnh mẽ, Trung Quốc đã phát triển lực lượng tàu ngầm vào hàng lớn nhất ở châu Á.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel Type 035 (lớp Minh).


Chìm nổi theo quan hệ Trung - Xô

Trong khu vực châu Á, Trung Quốc có khoảng 70 tàu ngầm các loại. Nếu bỏ qua số tàu ngầm Triều Tiên (gần 90 chiếc nhưng chủ yếu là loại mini), đây là lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất và có chất lượng đáng kể. Sự hùng hậu này khởi đầu từ sự giúp đỡ hết mình của Liên Xô, tính từ khi 2 nước ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng năm 1954.

Khi đó, Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Whiskey, có thiết kế dựa theo kinh nghiệm chiến tranh kết hợp với công nghệ tàu ngầm của Đức. Tàu lớp Whiskey có lượng giãn nước 1.350 tấn với hệ thống vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (12 quả), tháp pháo 40mm và 20mm.

Liên Xô còn trợ giúp Trung Quốc tự đóng tàu ngầm bằng việc cung cấp linh phụ kiện, các tài liệu liên quan. Điều này đã giúp ích nhiều cho công nghệ non trẻ của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu. Nhờ đó, Trung Quốc tự đóng được các tàu ngầm lớp Whiskey và biến thể nâng cấp của nó, tàu ngầm lớp Romeo.

Ở lớp tàu Romeo, Trung Quốc tăng dần yếu tố nội địa. Công việc đang triển khai hết sức tốt đẹp thì mối quan hệ Trung – Xô căng thẳng, vào những năm 1960, Liên Xô rút hết tất cả cố vấn quân sự cùng tài liệu kỹ thuật quan trọng về nước. Việc đóng tàu Romeo theo đó bị dừng mất vài năm do Trung Quốc phải tự sản xuất một số trang thiết bị cho tàu. Tới năm 1965, tàu ngầm lớp Romeo của Hải quân Trung Quốc chính thức hạ thủy. Và phải mất 5 năm (1970), tàu mới chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, có khoảng 84 chiếc Romeo (Trung Quốc gọi lại là Type-033) đã được chế tạo.

Đối đầu với “người thầy, người bạn tốt bụng” Liên Xô trong khi nền công nghiệp quốc phòng còn lạc hậu, Trung Quốc buộc phải tự thân phát triển tàu ngầm tấn công động cơ diesel – điện. Từ tháng 11/1969, Viện thiết kế và phát triển tàu Vũ Hán (Viện 701) được giao nhiệm vụ chế tạo tàu ngầm Type 035 (lớp Minh), dựa trên thiết kế tàu ngầm lớp Romeo.

Trong khi thế giới đã phát triển bước dài chế tạo tàu ngầm cực kỳ hiện đại, độ ồn khi vận hành thấp thì Trung Quốc vẫn loay hoay ngụp lặn trong kỹ thuật kiểu cũ. Ở tàu ngầm Type-035, Trung Quốc cải tiến chút ít để tăng tốc tàu, hệ thống điều khiển, định vị thủy âm. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu Viện 701 không giải quyết được sự “ầm ĩ” của Type-035, vốn là nhược điểm của tàu lớp Romeo, khiến tàu dễ bị phát hiện và tiêu diệt.

Pha trộn công nghệ Nga, phương Tây và nội địa

Thế bế tắc trong thiết kế, chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc được thông tỏ khi quan hệ với Nga được cải thiện. Năm 1994, này nhập khẩu 2 tàu ngầm tiến công lớp Kilo (Project 877EKM) và sau đó trở thành khách hàng đầu tiên mua tàu ngầm Kilo cải tiến (Project 636) vào năm 1996. Những công nghệ ứng dụng trên tàu Kilo đã trợ giúp rất nhiều để Trung Quốc nâng năng lực chế tạo tàu ngầm của mình.

Sau năm 2002, khi Trung Quốc sở hữu tổng cộng 10 chiếc Kilo Project 636, nước này trình làng tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel – điện lớp Tống (Type 039), một sản phẩm của công nghệ Nga, Trung Quốc và phương Tây.

Type-039 có lượng giãn nước 2.250 tấn (khi lặn), kiểu dáng “giọt nước” khác biệt hoàn toàn so với lớp Romeo. Nhờ động cơ được gắn bộ phận giảm sốc và chân vịt tàu có 4 lá, thân tàu bọc miếng cao su chống phản hồi âm thanh tương tự kiểu của Kilo mà Type-039 hoạt động êm ái hẳn. Hệ thống định vị thủy âm chế tạo dựa trên mẫu Thomson-CSF của Pháp cho phép theo dõi đồng thời 4-12 mục tiêu cùng lúc.

Tiếp tục là sự kết hợp công nghệ Nga – Trung Quốc – phương Tây, năm 2004, Trung Quốc giới thiệu tàu ngầm tấn công điện – diesel thế hệ mới Type 041 (lớp Nguyên). Theo trang mạng Sinodefence, lớp Nguyên có vỏ rất dày với vật liệu đặc biệt có khả năng hấp thụ tín hiệu của sonar âm thanh. Vỏ tàu được bọc lớp “cao su” để làm giảm tiếng ồn kzhi hoạt động. Đặc biệt, đây là tàu ngầm Trung Quốc đầu tiên ứng dụng hệ thống đẩy khí độc lập (AIP).

Theo một số nguồn tin, các chuyên gia Trung Quốc tuyên bố tàu ngầm lớp Nguyên hiện đại và chạy êm hơn 8 lần so với tàu ngầm lớp Lada của Nga.

Tàu ngầm Type-033 có lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn (khi lặn), tốc độ 13 hải lý/h (khi lặn), tầm hoạt động hơn 14.000km. Về vũ khí, Type 033 trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, có thể bắn các loại ngư lôi Yu-1 (Trung Quốc sao chép loại Type 53-51 của Liên Xô) có tầm bắn 9,2km và Yu-4 có tầm bắn 15km. Ngày nay, Type 033 chỉ còn làm nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ mới trong Hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm Type-035 có lượng giãn nước 2.100 tấn (khi lặn), tốc độ15 hải lý/h (khi lặn), tầm hoạt động khoảng 13.000km. Tàu có hệ thống vũ khí giống tàu ngầm lớp Typ-033.

Tàu ngầm Type-039 và Type-041 trang bị 6 ống phóng ngư lôi có 533mm có thể dùng để bắn ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa hành trình chống hạm YJ-82 (tầm bắn 40-80km, đầu đạn nặng 165kg). Trong đó, tàu ngầm lớp Nguyên (Type-041) có thể bắn được các loại ngư lôi do Nga chế tạo.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang