Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hạm đội tàu ngầm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội tàu ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội tàu ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

>> Tìm hiểu công nghệ AIP

Khái niệm về AIP hình thành rất sớm từ thế kỷ 19, tuy nhiên rào cản kỹ thuật khiến công nghệ phát triển chậm chạp.

>>Con 'át' của Malaysia trên biển Đông
>> Chiến lược phát triển tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Type-XVIIB tàu ngầm AIP đầu tiên của Đức.

Lịch sử hình thành

AIP Air Independent Propulsion (động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được đề xuất bởi kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha, ông Narcís Monturiol i Estarriol. Năm 1867, ông đã phát minh thành công một động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học.

Nhờ vậy, Estarriol được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ AIP. Dù khái niệm về AIP được người Tây Ban Nha đưa ra đầu tiên nhưng Nga mới là nước áp dụng công nghệ này vào tàu ngầm.

Năm 1908, Hải quân Đế quốc Nga phát triển thành công tàu ngầm chạy bằng động cơ xăng sử dụng khí nén. Oxy cho động cơ được cung cấp qua 45 chai khí nén, có thể tích tương đương 9,9 m3. Hệ thống khí nén này có thể giúp tàu hoạt động liên tục dưới nước với quãng đường 52km.

Đến năm 1930, tiến sĩ Helmuth Walter, một kỹ sư xuất sắc của Đức đã phát triển một động cơ đẩy AIP mới sử dụng chất hydrogen peroxide (H2O2) tinh khiết làm chất oxy hóa để tạo không khí cho động cơ.

Trong hệ thống mới của Walter, hydrogen peroxide được phân hủy bằng cách sử dụng chất xúc tác có tên là permanganat. Phản ứng hóa học này tạo ra hơi nước ở nhiệt độ cao và oxy tự do.

Buồng phản ứng được bơm thêm nhiên liệu diesel, đốt cháy với oxy tạo ra một hỗn hợp hơi nước và khí nóng làm quay một tuốc bin với tốc độ cao. Khí thải và hơi nước được ngưng tụ lại trước khi được xả ra biển. Thiết kế của Walter nhằm tạo ra một động cơ đẩy tốc độ cao dưới nước chứ không phải là một động cơ độ bền cao. Mẫu tàu ngầm thử nghiệm V80 đạt tốc độ lên đến 28,1 hải lý/giờ ở trạng thái ngập nước, trong khi các tàu ngầm khác chỉ có tốc độ 10 hải lý/h khi lặn.

Dựa trên mẫu thử nghiệm V80, Đức đã phát triển thành công tàu ngầm lớp Type XVIIB, được trang bị hai động cơ tuốc bin công suất 2.500 mã lực. Tàu ngầm này có thể đạt tốc độ tới 20,25 hải lý/giờ. Tuy nhiên, nền công nghiệp của Đức thời đó không thể đảm bảo được số lượng hydrogen peroxide cần thiết.

Một vấn đề nữa là hydrogen peroxide không ổn định trong môi trường khép kín, hệ thống đẩy này tồn tại quá nhiều vấn đề về kỹ thuật và an toàn, do đó, tàu ngầm Type XVIIB không bao giờ được tham chiến.

Sau này, Liên Xô phát triển công nghệ AIP với khái niệm động cơ diesel chu kỳ khép kín, mô hình này tỏ ra khá hiệu quả bởi hệ thống đẩy sử dụng oxy lỏng và nhiên liệu diesel. Thiết kế tiêu biểu là tàu ngầm Project 615 (NATO định danh là lớp Quebec), được trang bị 2 động cơ diesel thông thường và một động cơ diesel chu kỳ khép kín khi ngập nước.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Project 615 là tàu ngầm AIP đầu tiên của Hải quân Liên Xô.

Đã có tới 30 chiếc tàu ngầm lớp Quebec được chế tạo trong giai đoạn 1953-1957, tuy nhiên loại tàu ngầm này không phù hợp để tham chiến.

Hơn nữa nó không thực sự an toàn, hệ thống nhiên liệu oxy lỏng có thể phát nổ bất cứ lúc nào, các thủy thủ tàu ngầm Liên Xô thường gọi những chiếc tàu ngầm này là “cái bật lửa hút thuốc”.

Dù có khả năng hoạt động lâu hơn ở chế độ ngập nước, song vì lý do an toàn, những chiếc tàu ngầm lớp Quebec bị loại khỏi biên chế vào năm 1970.

Năm 1952, Liên Xô đã cố gắng phát triểm tàu ngầm AIP dựa trên khái niệm của tiến sĩ Helmuth Walter và chế tạo tàu ngầm Project 617 đi vào phục vụ năm 1958, tuy nhiên, một vụ nổ lớn đã chấm dứt chương trình vào năm 1959.

Từ đó đến nay, Liên Xô và Nga hiện nay tập trung vào phát triển các tàu ngầm động lực hạt nhân và chỉ phát triển các động cơ AIP ở quy mô nghiên cứu.

Với Mỹ và Anh, sau chiến tranh thế giới thứ 2, hai nước cũng đã thử nghiệm phát triển các động cơ AIP theo khái niệm của tiến sĩ Walter, trong đó có mẫu thử nghiệm X1 của Mỹ. Tuy nhiên, vào năm 1950, Mỹ ngưng toàn bộ sự phát triển các động cơ AIP bởi hệ thống động lực hạt nhân đã được phát triển hoàn thiện. Hơn nữa, quan điểm tác chiến của Hải quân Mỹ là chỉ tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược và coi nhẹ tàu ngầm thông thường.

Tại Anh, Hải quân Hoàng gia cũng đã tiến hành thử nghiệm một động cơ đẩy AIP trên tàu ngầm HMS Excalibur nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án. Cuối cùng, Anh cũng từ bỏ chương trình phát triển công nghệ AIP để tập trung phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Tựu chung lại, động cơ AIP mang lại khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, giảm được tiếng ồn khi hoạt động, tuy nhiên, tồn tại quá nhiều vấn đề về kỹ thuật và an toàn nên loại động cơ này không nhận được nhiều sự quan tâm.

Nguyên tắc hoạt động

Có khá nhiều khái niệm quanh công nghệ AIP nhưng có cùng một nguyên tắc là giúp động cơ tàu ngầm hoạt động dưới nước mà không cần đến ống thông hơi.

Trong khi Đức phát triển khái niệm sử dụng hydrogen peroxide làm chất xúc tác cho phản ứng hóa học để tạo ra hơi nước và khí nóng làm quay tuabin thì Liên Xô phát triển động cơ diesel chu kỳ khép kín với oxy lỏng và nhiên liệu diesel.

Pháp phát triển động cơ tuabin chu kỳ đóng MESMA, với quá trình đốt cháy ethanol và oxy, quá trình đốt cháy này tạo ra hơi nước làm quay tuabin. Trong đó, ethanol và oxy được lưu trữ ở áp lực gấp 60 lần áp lực khí quyển, áp lực này cho phép khí thải carbon dioxide thải xuống biển ở độ sâu bất kỳ mà không cần đến máy nén khí. Công nghệ này cho phép tàu ngầm hoạt động liên tục 21 ngày dưới nước, tùy thuộc vào tốc độ, áp suất nước biển…


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình hoạt động của động cơ chu trình Stirling.

Thụy Điển phát triển khái niệm động cơ chu trình Stirling, sử dụng oxy lỏng và nhiên liệu diesel để làm quay máy phát điện công suất 75kW sử dụng cho động cơ đẩy hoặc sạc pin cho tàu. Động cơ chu trình Stirling có khả năng hoạt động liên tục 14 ngày dưới nước với một tàu ngầm tải trọng 1.500 tấn ở tốc độ 5 hải lý/giờ.

Hãng Siemens của Đức phát triển khái niệm tế bào nhiên liệu sử dụng cho các loại tàu ngầm Type-209/214. Theo đó, các tế bào này chuyển đổi hóa năng thành điện năng thông qua phản ứng hóa học với oxy và các khí hydrocarbon. Trong đó, hydrogen được sử dụng nhiều nhất, kế tới là ethanol hoặc methanol .

Điện năng tạo ra từ phản ứng hóa học này sẽ được sử dụng cho động cơ của tàu hoặc sạc pin, ưu điểm của tế bào nhiên liệu là nhiệt độ hoạt động khá thấp khoảng 80 độ C, nhiệt thải tương đối ít.

Đức cũng phát triển một khái niệm động cơ diesel chu kỳ khép kín CCD sử dụng không khí nhân tạo, gồm oxy lỏng, nhiên liệu diesel và khí argon. Khí oxy và argon kết hợp với nhau tạo ra khí nhân tạo cho động cơ diesel. Trong đó, argon là khí trơ, có khả năng tái sử dụng liên tục giúp tàu ngầm hoạt động lâu hơn.

Những triển vọng trong tương lai

Các loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược không được phép xuất khẩu, trong khi đó thị trường tàu ngầm thông thường đang trở nên đắt hàng. Bên cạnh đó, các phương tiện trinh sát và chống ngầm hiện đại ngày càng trở nên tinh vi hơn, khiến tàu ngầm điện - diesel đang dần mất đi lợi thế.

Do đó, hải quân các nước trên thế giới đòi hỏi phải có tàu ngầm, hoạt động êm và thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn. Với những yêu cầu như vậy, ngoài tàu ngầm động lực hạt nhân chỉ có động cơ AIP mới có thể đáp ứng được.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong các khái niệm phát triển của công nghệ AIP, giải pháp sử dụng tế bào nhiên liệu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hydrogen được xem là khả thi và an toàn nhất. Trong ảnh, tàu ngầm Type-214 của Đức, tàu ngầm có hệ thống động cơ AIP hiện đại nhất thế giới

Theo dự báo, thị trường tàu ngầm trong 10 năm tới sẽ đạt con số từ 100-150 chiếc, đủ hấp dẫn với các hãng chế tạo tàu ngầm thông thường trên thế giới.

Một số chuyên gia quân sự nhận định rằng, Hải quân Mỹ có thể sẽ phải xem xét lại kế hoạch phát triển các tàu ngầm của mình, việc thiếu các tàu ngầm AIP là bất lợi chiến lược của Mỹ, nhất là ở các khu vực ven bờ.

Các loại tàu ngầm đang được trang bị động cơ AIP trên thế giới gồm có: Tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, Type-209/212/214 của Đức, tàu ngầm lớp Lada, Amur của Nga, tàu ngầm lớp Asashio, Soryu của Nhật Bản , tàu ngầm lớp Gotland, Södermanland, Archer của Thụy Điển, tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha, tàu ngầm lớp Type-041 lớp Nguyên (Yuan) của Trung Quốc.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

>> Chiến lược phát triển tàu ngầm hạt nhân của Hải quân các nước

Tàu ngầm hạt nhân là biểu tượng của nước lớn, có khả năng răn đe mạnh, nên gần đây hải quân nhiều nước trên thế giới đang đua nhau phát triển.

>> Tàu ngầm 094 - "công trình thể diện" của Trung Quốc ?


Gần đây, tần suất “tàu ngầm hạt nhân” xuất hiện trên truyền thông rất cao. Quân đội Iran mạnh mẽ công bố kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga là Yuri Dolgoruky sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới, Anh công bố kế hoạch tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới trị giá 6,5 tỷ bảng, Hải quân Brazil tuyên bố khởi động công tác nghiên cứu phát triển và chế tạo tàu ngầm hạt nhân nội địa…


http://nghiadx.blogspot.com
Dương Căn Nguyên, chuyên viên Ủy ban tư vấn chuyên gia thông tin hóa Hải quân, nhà nghiên cứu, quân hàm đại tá, theo dõi lâu dài việc nghiên cứu thông tin hóa trang bị Hải quân. Xuất bản 7 bộ tác phẩm “Nghiên cứu tác chiến thông tin – Chiến tranh cục bộ”. Nhận được một giải Đặc biệt về thành quả nghiên cứu khoa học quân sự Trung Quốc, 4 giải Ba tiến bộ khoa học công nghệ Quân đội.

Là vũ khí trang bị trọng điểm trong chạy đua phát triển hải quân của các nước lớn trên thế giới, là loại trang bị ẩn náu dưới đại dương, xuất quỷ nhập thần, tàu ngầm hạt nhân mỗi lần xuất hiện đều gây sự chú ý rất cao.

Hiện trạng phát triển tàu ngầm hạt nhân hiện nay trên thế giới như thế nào? Có những xu thế phát triển nào trong tương lai? Dương Căn Nguyên, 1 chuyên gia hải quân Trung Quốc đã tiến hành phân tích về “sát thủ biển sâu” thần bí này.

Biểu tượng nước lớn

Công nghệ của Mỹ, Nga, Anh, Pháp tiên tiến

Dương Căn Nguyên cho rằng, gần đây, tàu ngầm hạt nhân “nóng” lên đã phản ánh triển vọng lớn trong phát triển vũ khí trang bị của các nước trên thế giới hiện nay. Từ khi Mỹ nghiên cứu chế tạo ra chiếc tàu ngầm hạt nhân Nautilus đầu tiên trên thế giới đến nay, tàu ngầm hạt nhân luôn là một từ “nóng”.

Là vũ khí trang bị trọng điểm trong chạy đua phát triển của các nước lớn trên thế giới hiện nay, tàu ngầm hạt nhân được ví von như “âm hồn biển sâu xuất quỷ nhập thần”, luôn đóng vai trò thần bí “sát thủ biển sâu”, là biểu tượng của vị thế nước lớn.

Về hiện trạng phát triển tàu ngầm hạt nhân hiện nay của một số quốc gia chủ yếu trên thế giới, Dương Căn Nguyên cho rằng, Mỹ, Nga, Anh, Pháp là những nước có công nghệ phát triển tàu ngầm hạt nhân tiên tiến trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay - tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ.

Mỹ là nước phát triển tàu ngầm hạt nhân sớm nhất thế giới, giữ vị trí đứng đầu trên nhiều phương diện, trình độ công nghệ luôn đứng ở vị trí dẫn đầu thế giới. Đến nay, Mỹ đã phát triển 7 lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công.

Nga (Liên Xô cũ) bắt đầu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công từ thập niên 1950, khởi đầu muộn hơn một chút so với Mỹ, trước sau đã phát triển được 8 lớp với 12 loại tàu ngầm hạt nhân tấn công; tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình là một loại tàu ngầm hạt nhân riêng có của họ, nhiệm vụ tác chiến chính là dùng tên lửa chống hạm tấn công biên đội tàu sân bay của đối phương.

Tàu ngầm hạt nhân Anh đã áp dụng rất nhiều công nghệ Mỹ, trước sau đã chế tạo hơn 20 chiếc. Trong cuộc chiến tranh trên biển Malvinas giữa Anh và Argentina, tàu ngầm hạt nhân của Anh đã sử dụng ngư lôi bắn chìm tàu tuần dương ARA General Belgrano của Argentina, đã lập nên trận chiến điển hình duy nhất về việc tàu ngầm hạt nhân bắn chìm tàu tuần dương.

Pháp là nước duy nhất phát triển trước tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, phát triển sau tàu ngầm hạt nhân tấn công. Từ thập niên 1960 đến nay, đã phát triển 3 lớp tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.

Để thực hiện khát vọng tàu ngầm hạt nhân, về công nghệ và đào tạo thuỷ thủ, Ấn Độ chủ yếu nhờ Nga giúp đỡ. Năm 2009, chiếc tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên của Ấn Độ là Arihanta đã tổ chức lễ hạ thủy, sau đó liên tục có thông tin chạy thử.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen của Nga.

Công nghệ then chốt

“Trái tim lõi” công suất cao

Gần đây, các nước Iran, Brazil, Anh lần lượt tuyên bố có kế hoạch nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Trong quá trình nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân, những công nghệ then chốt cần đột phá gồm: công nghệ thiết bị động lực hạt nhân mật độ công suất cao, công nghệ cấu hình thân tàu, công nghệ giảm rung, giảm tiếng ồn, công nghệ thông tin dò tìm, công nghệ phụ tải có hiệu quả, công nghệ thiết kế, chế tạo mô-đun hoá.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ

Là nguồn động lực của tàu ngầm hạt nhân (động cơ), thiết bị động lực hạt nhân mật độ công suất cao là then chốt của then chốt. Trên phương diện nghiên cứu chế tạo lò phản ứng hạt nhân cho tàu ngầm, Mỹ và Nga đã chế tạo được lò phản ứng nước áp lực, lò phản ứng làm mát bằng natri, lò phản ứng hợp kim Pb-Bi (chì-bismuth), một mặt đã giải quyết được vấn đề lắp ráp cho tàu ngầm của thiết bị động lực hạt nhân, mặt khác bắt đầu tìm kiếm nâng cao mật độ công suất của thiết bị động lực hạt nhân.

Do lò phản ứng làm mát bằng natri và lò phản ứng hợp kim Pb-Bi tồn tại vấn đề như độ hoàn thiện công nghệ và độ an toàn, Mỹ, Nga và các nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân trên thế giới đều lựa chọn phát triển lò phản ứng nước áp lực, đồng thời chú trọng nâng cao mật độ công suất của nó, tăng tuổi thọ cho “lõi” của lò phản ứng, giống như tuổi thọ của tàu.

Ngoài ra, còn có những điểm khó khác. Tàng hình âm thanh trực tiếp liên quan đến sức sống và sức chiến đấu của tàu ngầm hạt nhân, là chỉ tiêu kỹ chiến thuật rất quan trọng. Nguồn tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân nhiều, cơ chế tiếng ồn và con đường truyền bức xạ âm thanh chấn động phức tạp.

Giảm rung, giảm tiếng ồn đều có tính phụ thuộc rất lớn vào bài trí, tính năng, kết cấu, bố trí hệ thống và phương thức chế tạo của tàu ngầm hạt nhân, phải được sắp đặt, tính toán tổng thể, đồng thời áp dụng phương pháp thiết kế tiên tiến và thử nghiệm rất nhiều mô hình, tiến hành thiết kế chi tiết hoá và nghiệm chứng đầy đủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar của Nga.

Về vũ khí tác chiến có hiệu quả của tàu ngầm hạt nhân, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, để hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến liên tục tăng lên, tàu ngầm hạt nhân phải trang bị vũ khí tác chiến hiệu quả và đầy đủ, phát triển các thủ đoạn kỹ thuật tương ứng cho nó.

Tên lửa đạn đạo là trang bị cốt lõi của tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Được biết, tên lửa kiểu mới được Hải quân Mỹ, Anh trang bị có tầm phóng có thể đạt tới 12.000 km, vùng biển tuần tra chiến đấu được mở rộng tới 55 triệu hải lý vuông (không phải km2, 1 hải lý = 1,852 km), có thể tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới, đã nâng cao rõ rệt khả năng uy hiếp.

Ngư lôi là vũ khí trang bị sớm nhất của tàu ngầm hạt nhân, đến nay vẫn là một trong những vũ khí có tính tấn công và tính tự vệ chính của tàu ngầm hạt nhân. Nó vừa có thể chống hạm, vừa có thể chống tàu ngầm, đã phát huy vai trò quan trọng trong nhiều cuộc chiến tranh trên biển.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công hiện đại phổ biến trang bị tên lửa chống tàu ngầm. Những năm gần đây, công nghệ tên lửa chống hạm phát triển rất nhanh.

Trong nhiều cuộc chiến tranh cục bộ do Mỹ phát động những năm gần đây, từ chiến tranh vùng Vịnh, tấn công Bosnia-Herzegovina, Afghanistan, Sudan, Nam Tư, đến Chiến tranh Iraq, đều có sự tham chiến của tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công, sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk, đã tiến hành tấn công chính xác mang tính tiêu diệt đối với các mục tiêu trên đất liền, trong đó có các điểm chỉ huy kiểm soát và các mục tiêu quan trọng khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Le Triomphant của Pháp.

Xu thế tương lai

Xây dựng nền tảng thông tin cho tàu ngầm

Đại tá Trung Quốc này cho rằng, tư duy thiết kế mô-đun hoá (modularity) và mở rộng chức năng của khoang nhiệm vụ tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công lớp Virginia của Mỹ đã đại diện cho xu thế phát triển tương lai của tàu ngầm hạt nhân.

Thân tàu ngầm hạt nhân tương lai sau khi đã áp dụng thiết kế mô-đun hoá dưới sự hỗ trợ của công nghệ máy tính, các khoang riêng có thể lần lượt được chế tạo dựa theo mô-đun cabin (khoang tàu) khác nhau, không chỉ đã rút ngắn rất lớn chu kỳ chế tạo, nâng cao độ chính xác trong chế tạo, mà còn có thể thay đổi mô-đun cabin có chức năng khác nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi, làm cho tàu ngầm hạt nhân hợp nên các loại tàu ngầm hạt nhân khác nhau, nhưng dựa chắc trên nền tảng cơ bản ban đầu. Hiện nay, các nước Mỹ, Anh, Pháp đã áp dụng công nghệ chế tạo mô-đun hoá tiên tiến.

Ngoài ra, xu thế phát triển tương lai của tàu ngầm hạt nhân còn có một số phương diện dưới đây:

1. Loại tàu ngầm mở rộng nhiều chức năng, đáp ứng khả năng thực hiện nhiệm vụ đa dạng hoá. Công nghệ nhiều công dụng của tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã được phát triển đầy đủ trên cơ sở tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công lớp Virginia, nó có thể kiêm tấn công tàu ngầm ở biển sâu và tác chiến ở vùng biển duyên hải, đảm đương nhiều loại nhiệm vụ như chống tàu ngầm, thu thập, do thám tình báo, tác chiến điện tử, chống hạm, tác chiến đặc biệt, gài mìn bí mật và chi viện cho cụm chiến đấu tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ.

2. dựa vào vật liệu thân tàu tiên tiến, tăng lớn độ sâu khi lặn. Độ sâu khi lặn của tàu ngầm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng lớn phạm vi cơ động dưới nước, duy trì tính bí mật dưới nước của tàu và né tránh vũ khí săn ngầm của đối phương.

Hiện nay, sau khi Mỹ trải qua nghiên cứu chế tạo 3 loại thép cường độ cao, độ sâu lặn biển của tàu ngầm Mỹ có thể đạt 450-600 m. Còn Nga, sau khi trải qua nghiên cứu chế tạo 2 loại vật liệu thân tàu, độ sâu lặn biển của tàu ngầm Nga cũng có thể đạt 450-600 m.

3. Phát triển công nghệ tàng hình âm thanh, giảm có hiệu quả mức độ tiếng ồn. Áp dụng công nghệ kiểm soát tiếng ồn tiên tiến là phương hướng phát triển kiểm soát tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân tương lai.

4. Trên cơ sở phát triển công nghệ sonar (thiết bị dò sóng âm) và làm tốt hơn (ưu hoá) thiết kế tổng thể, nâng cao khả năng dò tìm sonar.

Hiện nay, hệ thống sonar đã có sự thay đổi rất lớn so với sonar ban đầu, nhưng tính năng vật lý cơ bản của nó thay đổi rất nhỏ, tính năng sonar được tăng lên chủ yếu dựa vào thiết bị điện tử tin cậy hơn và khả năng xử lý tín hiệu mạnh hơn, đồng thời tiếp tục phát triển theo phương hướng tổng hợp hoá, tự động hoá và nhất thể hoá.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh.

Như vậy, xu thế phát triển tương lai của tàu ngầm hạt nhân vốn bao hàm sự mở rộng về nhiệm vụ và chức năng. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, trong tác chiến hiệp đồng tương lai, vai trò của hệ thống thông tin tàu ngầm hạt nhân sẽ ngày càng nổi bật.

Vì vậy, thiết kế một loại hệ thống thông tin tổng hợp, có thể thích ứng với nhiệm vụ mới của tàu ngầm hoặc nâng cấp có thể theo yêu cầu, là rất quan trọng. Trong điều kiện thông tin hoá, nhu cầu tính chất thao tác lẫn nhau liên tục tăng lên đã đặt ra yêu cầu trực tiếp nhất cho hệ thống tác chiến của tàu ngầm, đặc biệt là đối với hệ thống thông tin và hệ thống ăng-ten của tàu ngầm.

Thông tin thu được nhanh chóng và tin cậy là then chốt của hệ thống thông tin, cần có phương án giải quyết tổng hợp và mạng lưới hoá hơn.

Cùng với việc đang ra sức phát triển thông tin tổng hợp, liên kết dữ liệu và phao thông tin, các nước Âu-Mỹ đang không ngừng nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện chức năng như tàu lặn/tàu ngầm không người lái, máy bay không người lái - phóng từ tàu ngầm, dựa vào thiết bị cảm biến tách rời thân tàu ngầm mẹ, tiến hành nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, theo dõi, giám sát, thông tin và trinh sát có hiệu quả, đồng thời thực hiện tác chiến hiệp đồng giữa tàu ngầm và các vũ khí trang bị khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Vanguard của Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra II của Ấn Độ, thuê của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Arihanta đầu tiên do Ấn Độ tự sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu ngầm hạt nhân 093 Trung Quốc.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

>> Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)


*Bài viết được tổng hợp từ nguồn Tech.edu (Biên dịch: Trịnh Thái Bằng)
Lực lượng tầu ngầm hải quân là một binh chủng của quân chủng hải quân, có nhiệm vụ chủ yếu là sử dụng tầu ngầm để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu dưới biển, binh chủng tầu ngầm trong thời bình và thời chiến phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong công tác bảo vệ biển, hải đảo, lãnh hải, thềm lục địa và các vùng biển có lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc




http://nghiadx.blogspot.com


Trong giai đoạn ngày nay, các cường quốc biển tăng cương phát triển lực lượng hải quân, trong biên chế của các lực lượng, các hạm đội, lực lượng tấn công chủ lực của Hải quân là tầu ngầm và tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng từ tầu ngầm và tầu nổi. Sự phát triển mạnh mẽ của tầu ngầm kết hợp tên lửa đã tăng cường khả năng tiến công và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng hải quân các cường quốc biển.

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của các nền kinh tế trên các biển và đại dương, các quốc gia hùng mạnh và có nền kinh tế cường thịnh đều có xu hương phát triển mạnh kinh tế biển đảo, những mâu thuẫn của các nền kinh tế phát triển làm nẩy sinh những nguy cơ tranh chấp các khu vực đặc quyền kinh tế, lãnh hải và bờ biển, đảo và quần đảo, vùng nước và thềm lục địa, sự tăng trưởng kinh tế và những suy thoái, lạm phát của những nền kinh tế mới nổi, các mâu thuẫn về chính trị, tôn giáo, áp lực dân số, cạn kiệt tài nguyên của nhiều vùng trên thế giới làm sâu thêm những mâu thuẫn giữa các nước có nền kinh tế phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, từ đó hình thành những nguy cơ chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực, với sự tham gia của của các lực lượng quân sự hùng mạnh, có tiềm lực lớn cả về quân số, vũ khí trang bị và khoa học công nghệ. Nguy cơ chiến tranh, xung đột đang có xu hướng chuyển dần ra biển và đại dương. Trọng trách bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc được giao cho các lực lượng vũ trang, mà trong đó, trên biển và đại dương là chủ chốt là lực lượng hải quân và không quân hải quân.

Quân chủng Hải quân là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tác chiến chủ yếu trên đại dương, trên biển, khu vực bờ biển và trong những trường hợp cần thiết, tác chiến sâu trong đất liền, quân chủng Hải quân bao gồm có lực lượng tầu chiến trên mặt nước, lực lượng tầu ngầm, không quân Hải quân, lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển, lực lượng lính thủy đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm hải quân, lực lượng vận tải đường biển, hậu cần kỹ thuật biển và các lực lượng khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

http://nghiadx.blogspot.com

Lực lượng tầu ngầm hải quân là một binh chủng của quân chủng hải quân, có nhiệm vụ chủ yếu là sử dụng tầu ngầm để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu dưới biển, binh chủng tầu ngầm trong thời bình và thời chiến phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong công tác bảo vệ biển, hải đảo, lãnh hải, thềm lục địa và các vùng biển có lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc. Trong một số trường hợp theo yêu cầu, lực lượng tầu ngầm có thể thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho lợi ích của đất nước như nghiên cứu khoa học, cứu hộ cứu nạn, xây dựng các công trình ngầm….

Chiến thuật là một bộ phận của nghệ thuật quân sự, bao hàm lý thuyết và thực tế, huấn luyện sẵn sàng chiến đâu, triển khai các trận chiến đấu của các tầu, các đội tầu và các phân đội tầu. Chiến thuật nghiên cứu quy luật, tính chất và nội dung của trận đánh, từ đó đưa ra những phương pháp tiến hành trận đánh trên biển với các loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh. Chiến thuật bao gồm: Liên tục cập nhật các thông tin tình huống chiến trường, ra quyết định triển khai trận đánh và quyết tâm chiến đấu, giao nhiệm vụ cho cấp thuộc quyền theo quyết tâm chiến đấu, lên kế hoạch tác chiến, công tác đảm bảo và kế hoạch chuẩn bị cho trận đánh; điều hành các hoạt động tác chiến và các chiến hạm, các đội tầu và các phân đội binh chủng hợp thành thuộc quyền, tổ chức hiệp đồng và công tác đảm bảo cho các các hoạt động tác chiến.

Chiến thuật của hạm đội bao gồm có chiến thuật của tầu ngầm, các loại tầu nổi trên mặt biển và không quân hải quân. Mỗi binh chủng trong hạm đội được phát triển chiến thuật của mình dựa trên cơ sở những nội dung chủ yếu của chiến thuật hạm đội, đồng thời chú trọng ý nghĩa chiến thuật, cấp loại tầu và vũ khí trang bị được biên chế cho tầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm U-boat của phát xít Đức


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tầu ngầm U-boat Đức trực triến trên biển thuộc hải phận Anh, Đại chiến thế giới thứ II


Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, các trận chiến đấu trên biển là sự phối hợp giữa các binh chủng của Hạm đội, bao gồm cả không quân Hải quân, các tầu ngầm tấn công đối phương hầu hết trong điều kiện lặn ngầm. Pháo binh trên tầu ngầm chủ yếu để tấn công các tầu vận tải không có vũ trang, các tầu ngầm thường hoạt động đơn lẻ hoặc theo đội tầu, sử dụng chiến thuật che mành (phục kích). Thời điểm ban đầu chiến tranh, các tầu ngầm của Đức thường thực hiện chiến thuật Bầy sói trên các tuyến đường vận tải của đối phương ( Anh, Mỹ..). Các đội tầu ngầm Đức sau khi tấn công đoàn công voa quân sự bằng ngư lôi, tiếp tục theo đuổi và tấn công nhiều ngày liền để gây tổn thất nặng nề cho đối phương.

Phương pháp cơ động chủ yếu là ban đêm, nổi trên mặt nước, chiếm lĩnh vùng nước trên tuyến đường vận tải của đối phương, khi phát hiện đối phương sẽ lặn xuống và tấn công mục tiêu bằng ngư lôi. Cuối chiến tranh, các lực lượng chống ngầm phát triển mạnh, cùng với sự phát triển của sonar và radar, sự hiển diện của tầu ngầm trên mặt biển trở lên vô cùng nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể bị phát hiện, bị tấn công tiêu diệt, chiến thuật Bầy Sói phá sản, các tầu ngầm bắt buộc phải hoạt động chủ yếu ở dưới ngầm, sử dụng động cơ điện hoặc cận ngầm, tầu phải lặn ở độ sâu không đáng kể, sử dụng thiết bị thông khí để chạy động cơ diesen dưới mặt nước biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến thuật treo mành ( phục kích) dọc tuyến đường vận tải của Tầu ngầm hải quân Xô viết. 1944


http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm tấn công các tầu vận tải và tầu chiến


Trong đại chiến thế giới lần thứ II, các tầu ngầm đã rất thành công trong nhiệm vụ sử dụng vũ khí trên boong, chủ yếu là ngư lôi chống các tầu nổi, cài đặt và rải thủy lôi, đổ bộ lực lượng đặc công trinh sát vào sâu trong hậu phương địch, rút các lực lượng đặc nhiệm và du kích khỏi chiến trường, cung cấp lương thực thực phẩm và cơ sở vật chất cho các tầu ngầm khác, cung cấp cơ sở vật chất cho các khu vực bị phong tỏa, cứu hộ cho lực lượng không quân.

Sau chiến tranh, giai đoạn chiến tranh lạnh đã có sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng hải quân, trong đó có lực lượng tầu ngầm. Nền công nghiệp đóng tầu ngầm đã có những thay đổi rất lớn, đó là sử dụng năng lượng nguyên tử cho tầu ngầm, ứng dụng sự phát triển vượt bậc của điện tử, vi mạch, bán dẫn, các tầu ngầm được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại như tên lửa các loại, ngư lôi, các phương tiện trang thiết bị hiện đại khác …)

Từ đó, chiến thuật sử dụng tầu ngầm cũng có những thay đổi mang tính cách mạng, không gian chiến trường rộng lớn, uy lực của vũ khí trang bị trên boong rất mạnh như vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí có độ chính xác cao, các lực lượng tham gia đội hình chiến đấu cũng trở lên đa dạng và hiệu quả tác chiến cao hơn hẳn so với chiến tranh thế giới thứ II, từ đó, việc triển khai và điều hành các lực lượng tác chiến trên biển cũng trở lên phức tạp và đòi hỏi trình độ khoa học rất cao. Phải có những phương thức và nghệ thuật điều hành chiến đấu hoàn toàn mới với các lực lượng tham gia tác chiến, đảm bảo cho các đơn vị hiệp đồng chiến đấu nhịp nhàng ăn khớp, hiệu quả trận đánh cao.

http://nghiadx.blogspot.com
Phối hợp tác chiến cùng chiến hạm


http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động trong đội hình của hạm đội


Chiến thuật tác chiến tầu ngầm cũng có những phương pháp chiến đấu mới, có thể là một tầu độc lập tác chiến, một đội tầu hoặc một liên đội trong hình thức tác chiến phục kích che mành, và tác chiến của phân đội tầu ngầm nhiều loại hoặc các phân đội binh chủng hợp thành. Trong chiến thuật của các phân đội tầu, trọng tâm là điều hành tác chiến của các tầu nhiều cấp loại và mục đích chiến thuật khác nhau. Chiến thuật của không quân Hải quân có vị trí then chốt là hoạt đống chống lại các đòn tấn công của các lực lượng tầu trên biển của đối phương, ngăn chặn những đòn tấn công của máy bay cường kích mang tên lửa của địch, thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bằng vũ khí của không quân và phối hợp với các lực lượng chống ngầm khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm phóng tên lửa đạn đạo


Theo nhận định của các chuyên gia, tầu ngầm nguyên tử cấp chiến lược, trang bị ICBM với độ chính xác cao và các đầu đạn hạt nhân có công suất phá hủy lớn, hoạt động bí mật, tính cơ động cao và các tính năng kỹ thuật khác, đảm bảo cho tầu ngầm nguyên tử có khả năng tác chiến ổn định, có ảnh hưởng mang tính quyết định chiến lược đến cục diện chiến trường. Tầu ngầm nguyên tử là lực lượng tấn công hải – đất liền chủ đạo nhằm vào các mục tiêu trong khu vực kiểm soát, nội địa của đối phương. Do có khả năng duy trì hoạt động thời gian dài dưới biển, xuất hiện hình thức sử dụng tầu ngầm nguyên tử mới, bí mật tuần phòng và trực chiến đấu trong các vùng nước sâu trên đại dương, sắn sàng khai hỏa tấn công các mục tiêu trên bờ và ở sâu trong đất liền đối với các quốc gia được coi là có nguy cơ xảy ra chiến tranh.

http://nghiadx.blogspot.com


Khả năng duy trì liên tục nguy cơ bị tấn công bất ngờ từ dưới biển sâu đã làm xuất hiện một hướng phát triển tầu ngầm và phương thức tác chiến mới- chống ngầm. Lực lượng chống ngầm của tầu ngầm chống lại các lực lượng tên lửa chiến lược từ dưới biển – các tầu ngầm mang tên lửa. Theo các chuyên gia nước ngoài nhận định, để chống lại đòn đánh từ các tầu ngầm, phương thức tác chiến hiệu quả nhất là sử dụng các tầu ngầm, được trang bị các vũ khí và phương tiện chống ngầm. Hầu hết các tầu ngầm của Mỹ và Anh, ngoại trừ các tầu mang tên lửa, đều có khả năng chống ngầm rất cao. Điển hình là các tầu ngầm nguyên tử ngư lôi đa nhiệm với tốc độ cao và được trang bị các thiết bị trinh sát sonar, thủy âm, cho phép phát hiện tầu ngầm đối phương và theo dõi từ khoảng cách rất xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng tên lửa Tomahawk từ tầu ngầm


Một trong những phương pháp sử dụng tầu ngầm chống ngầm được xác định là cơ bản, đó là tầu ngầm tiến hành tuần tiễu ở tuyển chống ngầm ( phục kích chống ngầm) hoặc tham gia truy tìm các tầu tên lửa cùng với các lực lượng chống ngầm và phương tiện chống ngầm khác. Song song cùng triển khai các tầu ngầm đơn lẻ, các đội tầu tìm kiếm, theo dõi và phục kích các tầu ngầm tên lửa là hoạt động tác chiến chống ngầm của phân đội binh chủng hợp thành (tầu ngầm, tầu chống ngầm và máy bay chống ngầm).

Các chuyên gia quân sự cho rằng: sự liên kết phối hợp chống ngầm của phân đội binh chủng hợp thành, với hệ thống thiết bị trinh sát siêu âm, thủy âm tầm xa có thể dự đoán, cảnh báo và phát hiện sớm các tầu ngầm đối phương, từ đó có thể giải quyết tốt nhiệm vụ bảo vệ các tầu ngầm tên lửa của Hạm đội trước các đòn tấn công của tầu ngầm đối phương, đồng thời còn có thể bảo vệ tốt các tập đoàn chiến hạm của Hạm đội và các đoàn vận tải quân sự.

Các tầu ngầm ngày càng được biên chế chung vào trong đội hình tác chiến của các liên đoàn tầu chiến hoặc các đoàn công voa quân sự hoặc tham gia tuần tiễu bảo vệ các tầu ngầm nguyên tử mang vũ khí chiến lược. Các tầu ngầm diesen được biên chế trong tuyến phòng thủ các khu vực bờ biển, hải đảo, trong đội hình phòng thủ chúng của các lực lượng phòng thủ bờ biển.

Đồng thời cùng với các phương án sử dụng tầu ngầm trong tác chiến, hình thành và phát triển các phương tiện, trang thiết bị hiện đại để tìm kiếm, phát hiện và tấn công các tầu ngầm. Chiến thuật tầu ngầm hiện đại đã và đang phát triển các giải pháp, phương án và thủ đoạn chiến thuật vượt qua các lực lượng chống ngầm và các phương tiện chống ngầm của đối phương, các phương án chế áp chống ngầm được xây dựng dưa trên khả năng giữ bí mật cao, vũ khí trang bị hiện đại, hiệp đồng binh chủng và trang thiết bị, phương tiện chế áp điện tử.

Song hành cũng với các phương án chiến thuật hiện đại, dựa trên cơ sở của vũ khí trang bị công nghệ cao. Hướng phát triển tiếp theo của chiến thuật tầu ngầm dưa trên kinh nghiệm của chiến tranh thế giới lần thừ II, và được phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới hiện này, đó là sử dụng tầu ngầm để chống tầu nổi và các đoàn vận tải quân sự. Chiến trường trên biển, trên các tuyến đường vận tải huyết mạch ngày càng trở lên rộng lớn và phức tạp hơn do sự lớn mạnh của các nước phát triển, nhu cầu về các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược, năng lượng cũng như khai thác tài nguyên trên biển, trên đảo và thềm lục địa ngày càng gay gắt, dẫn đến cạnh tranh và mâu thuẫn lợi ích vô cùng sâu sắc. Trong các nguy cơ xung đột này, lực lượng tầu ngầm, đặc biệt tầu ngầm nguyên tử đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định. Các tầu ngầm nguyên tử, tầu ngầm diesen hiện đại cần phải có khả năng hoạt động, bảo vệ tất cả các tuyến đường vận tải biển, từ hải cảng này đến hải cảng khác.

Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, lực lượng Hải quân Mỹ, đặc biệt là tầu ngầm, đã đưa vào biên chế trang bị cho tầu ngầm hệ thống tên lửa hành trình có tầm bắn đến 2000 km, phóng từ tầu ngầm qua ống phóng ngư lôi, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong đất liền đối phương, các tầu chiến trên mặt nước, tầu vận tải, căn cứ hải quân trên biển, trên đảo và hải cảng. Đồng thời, người Mỹ cũng phát triển những thủ đoạn chiến thuật sử dụng tên lửa hành trình khi tác chiến tấn công các mục tiêu được lựa chọn, có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ mạnh mẽ của đối phương trên đất liền, trên biển và đại dương.

Sự hiểu biết của các sĩ quan hải quân tầu ngầm về chiến thuật tác chiến của tầu khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời khả năng và phương thức sử dụng lực lượng chống ngầm, phương tiện chống ngầm của đối phương, các thủ đoạn, phương pháp chọc thủng tuyến phòng thủ chống ngầm là điều kiện căn bản để hoàn thành xuất sắc nhiệm vị được giao trong chiến đấu trên biển.

Sự hiểu biết căn bản về sử dụng tầu ngầm, tính năng kỹ chiến thuật của tầu và các phương án, thủ đoạn của chiến thuật sử dụng tầu ngầm cần thiết không chỉ cho các sỹ quan hạ sĩ quan trong lực lượng Hải quân, và còn là sự hiểu biết căn bản, sâu sắc trong lực lượng vũ tranh. Khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chiến thuật hoặc chiến dịch, có sự hiệp đồng của các quân binh chủng, lực lượng phòng thủ bờ biển, lực lượng bảo vệ tuyến phòng thủ lợi ích quốc gia, phối hợp nhuần nhuyễn, nhanh chóng và hiệu quả với lực lượng tầu ngầm, đặc biệt khi tác chiến chống ngầm.

Chương I. Tính năng kỹ chiến thuật tầu ngầm

1.1 Phân loại tầu ngầm và cơ cấu tổ chức biên chế của binh chủng Tầu ngầm

1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của tầu ngầm

1.3 Những tính năng kỹ chiến thuật

Chương II. Những hình thức tác chiến chủ yếu của tầu ngầm

2.1 Các hình thức chiến thuật của tầu ngầm

2.2. Các phương án tác chiến sử dụng lực lượng tầu ngầm

2.3 . Điều hành, kiểm soát lực lượng tầu ngầm và công tác đảm bảo

Chương III. Cơ động hành quân của tầu ngầm dưới biển.

3.1 Tổ chức hành quân cơ động

3.2 Bí mật bất ngờ trong hành quân chiến đấu.

3.3 Lực lượng chống ngầm và vũ khí trang bị, phương tiện

3.4. Giải pháp vượt qua khu vực chống ngầm và phòng tuyến chống ngầm

Chương IV. Tầu ngầm trong hoạt động Trinh sát địch

4.1 Nhiệm vụ, mục tiêu và phương tiện trang bị trinh sát

4.2 Tìm kiếm và quan sát

4.3 Theo dõi mục tiêu

Chương V. Tầu ngầm tác chiến chống chiến hạm nổi

5.1. Lực lượng tấn công chủ lực trên biển

5.2 Đoàn vận tải quân sự (congvoa) và các đội đặc nhiệm đổ bộ.

5.3 Các hình thức tác chiến với chiến hạm trên mặt biển.

Chương VI. Tầu ngầm tác chiến chống tầu ngầm.

6.1 Tầu ngâm nguyên tử mang tên lửa.

6.2 Hoạt động tác chiến chống tầu ngầm

Chương VII. Tầu ngầm tác chiến tấn công các mục tiêu trên đất liền

7.1 Hệ thống phòng thủ tên lửa

7.2 Đòn tấn công vào các mục tiêu trên đất liền

Kết luận

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 2)



Là nước có tham vọng tiến ra biển mạnh mẽ, Trung Quốc đã phát triển lực lượng tàu ngầm vào hàng lớn nhất ở châu Á.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel Type 035 (lớp Minh).


Chìm nổi theo quan hệ Trung - Xô

Trong khu vực châu Á, Trung Quốc có khoảng 70 tàu ngầm các loại. Nếu bỏ qua số tàu ngầm Triều Tiên (gần 90 chiếc nhưng chủ yếu là loại mini), đây là lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất và có chất lượng đáng kể. Sự hùng hậu này khởi đầu từ sự giúp đỡ hết mình của Liên Xô, tính từ khi 2 nước ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng năm 1954.

Khi đó, Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Whiskey, có thiết kế dựa theo kinh nghiệm chiến tranh kết hợp với công nghệ tàu ngầm của Đức. Tàu lớp Whiskey có lượng giãn nước 1.350 tấn với hệ thống vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (12 quả), tháp pháo 40mm và 20mm.

Liên Xô còn trợ giúp Trung Quốc tự đóng tàu ngầm bằng việc cung cấp linh phụ kiện, các tài liệu liên quan. Điều này đã giúp ích nhiều cho công nghệ non trẻ của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu. Nhờ đó, Trung Quốc tự đóng được các tàu ngầm lớp Whiskey và biến thể nâng cấp của nó, tàu ngầm lớp Romeo.

Ở lớp tàu Romeo, Trung Quốc tăng dần yếu tố nội địa. Công việc đang triển khai hết sức tốt đẹp thì mối quan hệ Trung – Xô căng thẳng, vào những năm 1960, Liên Xô rút hết tất cả cố vấn quân sự cùng tài liệu kỹ thuật quan trọng về nước. Việc đóng tàu Romeo theo đó bị dừng mất vài năm do Trung Quốc phải tự sản xuất một số trang thiết bị cho tàu. Tới năm 1965, tàu ngầm lớp Romeo của Hải quân Trung Quốc chính thức hạ thủy. Và phải mất 5 năm (1970), tàu mới chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, có khoảng 84 chiếc Romeo (Trung Quốc gọi lại là Type-033) đã được chế tạo.

Đối đầu với “người thầy, người bạn tốt bụng” Liên Xô trong khi nền công nghiệp quốc phòng còn lạc hậu, Trung Quốc buộc phải tự thân phát triển tàu ngầm tấn công động cơ diesel – điện. Từ tháng 11/1969, Viện thiết kế và phát triển tàu Vũ Hán (Viện 701) được giao nhiệm vụ chế tạo tàu ngầm Type 035 (lớp Minh), dựa trên thiết kế tàu ngầm lớp Romeo.

Trong khi thế giới đã phát triển bước dài chế tạo tàu ngầm cực kỳ hiện đại, độ ồn khi vận hành thấp thì Trung Quốc vẫn loay hoay ngụp lặn trong kỹ thuật kiểu cũ. Ở tàu ngầm Type-035, Trung Quốc cải tiến chút ít để tăng tốc tàu, hệ thống điều khiển, định vị thủy âm. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu Viện 701 không giải quyết được sự “ầm ĩ” của Type-035, vốn là nhược điểm của tàu lớp Romeo, khiến tàu dễ bị phát hiện và tiêu diệt.

Pha trộn công nghệ Nga, phương Tây và nội địa

Thế bế tắc trong thiết kế, chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc được thông tỏ khi quan hệ với Nga được cải thiện. Năm 1994, này nhập khẩu 2 tàu ngầm tiến công lớp Kilo (Project 877EKM) và sau đó trở thành khách hàng đầu tiên mua tàu ngầm Kilo cải tiến (Project 636) vào năm 1996. Những công nghệ ứng dụng trên tàu Kilo đã trợ giúp rất nhiều để Trung Quốc nâng năng lực chế tạo tàu ngầm của mình.

Sau năm 2002, khi Trung Quốc sở hữu tổng cộng 10 chiếc Kilo Project 636, nước này trình làng tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel – điện lớp Tống (Type 039), một sản phẩm của công nghệ Nga, Trung Quốc và phương Tây.

Type-039 có lượng giãn nước 2.250 tấn (khi lặn), kiểu dáng “giọt nước” khác biệt hoàn toàn so với lớp Romeo. Nhờ động cơ được gắn bộ phận giảm sốc và chân vịt tàu có 4 lá, thân tàu bọc miếng cao su chống phản hồi âm thanh tương tự kiểu của Kilo mà Type-039 hoạt động êm ái hẳn. Hệ thống định vị thủy âm chế tạo dựa trên mẫu Thomson-CSF của Pháp cho phép theo dõi đồng thời 4-12 mục tiêu cùng lúc.

Tiếp tục là sự kết hợp công nghệ Nga – Trung Quốc – phương Tây, năm 2004, Trung Quốc giới thiệu tàu ngầm tấn công điện – diesel thế hệ mới Type 041 (lớp Nguyên). Theo trang mạng Sinodefence, lớp Nguyên có vỏ rất dày với vật liệu đặc biệt có khả năng hấp thụ tín hiệu của sonar âm thanh. Vỏ tàu được bọc lớp “cao su” để làm giảm tiếng ồn kzhi hoạt động. Đặc biệt, đây là tàu ngầm Trung Quốc đầu tiên ứng dụng hệ thống đẩy khí độc lập (AIP).

Theo một số nguồn tin, các chuyên gia Trung Quốc tuyên bố tàu ngầm lớp Nguyên hiện đại và chạy êm hơn 8 lần so với tàu ngầm lớp Lada của Nga.

Tàu ngầm Type-033 có lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn (khi lặn), tốc độ 13 hải lý/h (khi lặn), tầm hoạt động hơn 14.000km. Về vũ khí, Type 033 trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, có thể bắn các loại ngư lôi Yu-1 (Trung Quốc sao chép loại Type 53-51 của Liên Xô) có tầm bắn 9,2km và Yu-4 có tầm bắn 15km. Ngày nay, Type 033 chỉ còn làm nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ mới trong Hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm Type-035 có lượng giãn nước 2.100 tấn (khi lặn), tốc độ15 hải lý/h (khi lặn), tầm hoạt động khoảng 13.000km. Tàu có hệ thống vũ khí giống tàu ngầm lớp Typ-033.

Tàu ngầm Type-039 và Type-041 trang bị 6 ống phóng ngư lôi có 533mm có thể dùng để bắn ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa hành trình chống hạm YJ-82 (tầm bắn 40-80km, đầu đạn nặng 165kg). Trong đó, tàu ngầm lớp Nguyên (Type-041) có thể bắn được các loại ngư lôi do Nga chế tạo.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> Tàu ngầm Mỹ tự do trong vùng biển Trung Quốc



Dù phần lớn hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc đóng vai trò bảo vệ bờ biển nhưng vẫn không thể ngăn chặn sự xâm nhận của tàu ngầm Mỹ.


Theo phân tích mới nhất của tiến sĩ Owen Cote đến từ Chương trình nghiên cứu An ninh, ĐH Công nghệ Massachusetts, chỉ có thay đổi trong học thuyết và công nghệ mới giúp Trung Quốc cải thiện được tình trạng này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiến sĩ Own Cote


Bản đánh giá mới nhất của tiến sĩ Cote là lời cảnh báo những trở ngại mà Trung Quốc phải đối mặt khi nước này muốn bảo vệ an ninh vùng biển của họ chứ chưa nói đến việc mở rộng ảnh hưởng trên Thái Bình Dương.

Bản báo cáo cũng cho thấy, mặc dù được trang bị tàu sân bay, máy bay chiến đấu hay tên lửa đạn đạo thì tàu ngầm vẫn là vũ khí quyết định của Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh với Washington.

Với khả năng di chuyển khó theo dõi và hỏa lực mạnh, tàu ngầm là mối đe dọa nghiêm trọng cho các hạm đội tàu trên mặt nước. Với lý do vừa nêu, tàu ngầm là lựa chọn lý tưởng để tạo ra những vùng biển chống xâm nhập.

Đó cũng là ý định của Bắc Kinh khi xây dựng đội tàu ngầm bao gồm khoảng 50 tàu ngầm chạy điện - diesel cỡ nhỏ và 10 tàu cỡ lớn chạy năng lượng hạt nhân. Theo tiến sĩ Cote, "Trung Quốc lên kế hoạch sử dụng đội tàu ngầm diesel để bảo vệ bờ biển".

Tương tự, những chiếc tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn sẽ được sử dụng để bảo vệ vùng biển mà theo cách gọi của quan chức Trung Quốc là chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ 2 hay còn được gọi là vùng biển Philippines.

Tuy nhiên, lực lượng Hải quân Mỹ với tàu ngầm đi kèm với máy bay tuần tra, trực thăng, tàu nổi và các bộ phận thăm dò đáy biển bằng âm thanh khi tập trung vào những vị trí nhất định vẫn có thể phát hiện được hầu hết những tàu ngầm Trung Quốc cố bám theo hạm đội Mỹ khi hạm đội này vượt qua chuỗi đảo đầu tiên, tiến sĩ Cote khẳng định.

Tiến sĩ Cote cho biết thêm:"Điểm yếu của Trung Quốc là khả năng chống ngầm hạn chế và không được đầu tư một cách đúng mức tương xứng vời tầm quan trọng của nó". (>> xem thêm)

Điều này dẫn đến việc lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc không thể kiểm soát và chống lại sự xâm nhập của các hạm đội Mỹ và đồng minh vào vùng biển Đông và chưa nói đến việc kiểm soát cả vùng biển Philippines. Thậm chí, "Lực lượng tàu ngầm Mỹ có thể hoạt động tự do ở cả những vùng ven bờ của Trung Quốc", theo tiến sĩ Cote.

Sự không cân bằng này là kết quả của những khoản đầu tư khổng lồ vào công nghệ tàu ngầm trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh của Mỹ. Người Mỹ đã chứng minh được khả năng thiết lập và duy trì những ưu điểm về giảm độ ồn cho những tàu ngầm nguyên tử của họ trước những đối thủ cạnh tranh.

Sự vượt trội của tàu ngầm Mỹ sẽ hạn chế tối đa khả năng tác chiến của đội tàu ngầm Trung Quốc trong cuộc xung đột kéo dài, thậm chí làm giảm khả năng phòng thủ ven biển của đội tàu ngầm Trung Quốc bằng cách chiếm giữ những vị trí bên ngoài cảng biển của Trung Quốc, theo dõi và phá hủy những tàu ngầm Trung Quốc ra vào cảng.

Hiện tại, Hải quân Mỹ chỉ duy trì khoảng 10 tàu ngầm được triển khai thường xuyên trên toàn thế giới. Số lượng này sẽ được tăng nhiều hơn trong các trường hợp cần thiết nhưng lực lượng này chỉ mất khoảng vài ngày cho đến vài tuần để xâm nhập được vào vùng biển của Trung Quốc. Vì lý do đó, Mỹ có thể hạn chế được những ưu thế về số lượng của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc. Ngoài ra, những ưu thế của tàu ngầm Mỹ cũng sẽ tăng theo thời gian đi cùng số lượng tàu ngầm của nước này.

Hiện tại, tàu ngầm Mỹ nhận được nhiều sự hỗ trợ nhờ bộ cảm biến tinh vi cũng như hệ thống chiến đấu dựa vào chỉ dẫn hỗ trợ định vị mục tiêu từ những căn cứ radar trên đất liền, vệ tinh hoặc máy bay trinh thám không người lái.

Ngược lại, Trung Quốc sở hữu một hệ thống chỉ dẫn nghèo nàn với hệ thống radar quét sóng xa OTH và một số hệ thống vệ tinh do thám nhỏ. Ví dụ, Bắc Kinh đang phát triển mẫu máy bay do thám không người lái.

Tuy nhiên, Washington hoàn toàn có thể đối phó dễ dàng bằng việc được trang bị tên lửa tấn công mặt đất nhằm phá hủy hệ thống thông tin để nắm chắc chiến thắng trước hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc. Không những thế, Hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng phóng máy bay không người lái loại nhỏ từ tàu Mỹ để chống lại hệ thống OTH của Trung Quốc.

Với những trang bị trên, hạm đội tàu ngầm của Mỹ có đủ khả năng để tiêu diệt phạm vị lớn các mục tiêu trên mặt đất bao gồm hàng trăm bệ phóng tên lửa di động của Trung Quốc.

Tiến sĩ Cote kết luận:"Cả lực lượng tàu ngầm của Mỹ và Trung Quốc đều có những nhiệm vụ mới trong nỗ lực chạy đua với nhau, nhưng hoàn cảnh của Trung Quốc sẽ khác của Mỹ vì họ không có được những lợi thế hiện tại như Mỹ".

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang