Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm Đông Bắc Á

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Đông Bắc Á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Đông Bắc Á. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 4)



Nhìn tổng thế ở Đông Á, thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của binh chủng tàu ngầm tiếp sau binh chủng tàu mặt nước.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)
>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 2)

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 3)



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm "khủng" Dmitry Donskoy của Hải quân Nga.


Thực tế này đã tạo ra nhưng thay đổi về tương quan lực lượng trong khu vực và trên thế giới.

Kỳ 4: Thay đổi về tương quan lực lượng

Nền tảng của sức mạnh biển

Trong 5 binh chủng của một quân chủng hải quân hiện đại: tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, pháo tên lửa bờ biển thì tàu ngầm cùng tàu mặt nước hợp thành lực lượng tác chiến cơ bản của hải quân. Tàu ngầm được phân thành 2 lớp chính là lớp chiến lược có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN).

Lớp chiến thuật có 2 loại: tàu ngầm động lực hạt nhân (SSN - Tàu ngầm hạt nhân, SSGN – Tàu ngầm hạt nhân có tên lửa hành trình) và tàu ngầm diesel (SSK). Đối với Nga, Mỹ, Pháp, Anh, SSBN là thành phần không thể thiếu trong “bộ ba vũ khí chiến lược”, cùng với tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân đặt trên mặt đất (trên xe, hầm), máy bay ném bom hạt nhân chiến lược.

Trong đó, Nga kế thừa tư duy quân sự Liên Xô, lấy việc xây dựng lực lượng tàu ngầm tiến công làm chiến lược. Hiện Nga sở hữu 67 tàu ngầm gồm 15 SSBN và 52 tàu ngầm chiến thuật (24 SSN, 28 SSK). Tên lửa chiến lược trên SSBN có 253 quả, gồm 96 SS-N-18, 60 SS-N-20, 96 SS-N-23 và 1 SS-N-30. Mỗi tên lửa này mang nhiều đầu đạn. Tàu ngầm Dmitry Donskoy của Nga có lượng giãn nước 50.000 tấn mang 20 tên lửa Akula – Cá mập, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Khi đồng thời phóng đánh vào 200 mục tiêu lớn trên diện tích 7.000km2. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có 24 tàu ngầm thì 4 chiếc là loại SBBN.


Với chủ trương phát triển cụm chiến đấu tàu sân bay làm nòng cốt cho sức mạnh hải quân, Mỹ có tới 12 tàu sân bay nhưng không vì thế nước này quên phát triển tàu ngầm. Hiện Mỹ có 71 tàu ngầm, trong đó có 14 chiếc loại SSBN và 57 tàu ngầm chiến thuật (4 chiếc SSGN, 53 chiếc SSN). Dù tàu ngầm có lượng giãn nước lớn nhất của Mỹ là Ohio 18.700 tấn nhưng tổng số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm SSBN của Mỹ gấp đôi Nga (432 tên lửa), gồm 240 UGM-133A Trident-5, 192 UGM-93A Trident C-4 với 3.616 đầu đạn hạt nhân.

Ngoài Nga, Mỹ các cường quốc quân sự khác như Đức, Pháp, Anh đều xây dựng và phát triển tàu ngầm hiện đại, hùng mạnh. Vai trò của tàu ngầm đối với sức mạnh trên biển của các quốc gia này nếu không phải là “xương sống” cũng làm “nền tảng”, vừa là đội tiên phong, vừa là lực lượng phòng thủ, đảm bảo cho các lực lượng hải quân khác (cụm chiến đấu tàu sân bay) an tâm tung hoành.

Cuộc đua trên đường đua dưới mặt biển khiến các đại gia này tiêu tốn nhiều tiến của nhưng cũng thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu về tàu ngầm. Cũng nhờ vậy mà họ đang làm giàu bằng việc xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho các nước khác, bởi vai trò của phương tiện này trong tổng thể sức mạnh biển không hề khác nhau với các quốc gia hàng hải dù lớn hay nhỏ.


http://nghiadx.blogspot.com

Minh họa hoạt động phóng tên lửa chiến lược từ tàu ngầm USS Ohio.



Nhận được sự “dìu dắt” của các nước lớn qua nhiều giai đoạn và hình thức hợp tác, khu vực Đông Bắc Á và rộng hơn với Australia, Ấn Độ, đang phát triển và sẽ tăng số lượng lẫn chất lượng tàu ngầm thời gian tới theo cả 2 xu hướng thông thường và hạt nhân.

Trừ Nhật bị ràng buộc bởi hiến pháp hòa bình (không được phát triển vũ khí hạt nhân), sẽ hiện đại hóa SSK hiện có cùng như các căn cứ tàu ngầm Kure và Yokosuka trên đảo Honsu. Các nước khác đều bắt tay xây dựng và hoàn thiện lực lượng tàu ngầm hạt nhân (gồm SSN và SBBN).

Trung Quốc, bên cạnh việc phát triển tàu SSK loại Tống, Nguyên, Kilo để loại bỏ các tàu lớp Romeo, Minh sẽ phát triển SSN lớp Hán, Thương và thử nghiệm loại SSBN Hạ, Tấn, Đường... Lực lượng SSK và SSN của Trung Quốc ngoài tác chiến độc lập sẽ hiệp đồng trong cụm chiến đấu tàu sân bay đang hình thành.

Trung Quốc cũng sẽ nâng cấp hệ thống vũ khí trên tàu ngầm, đặc biệt là tên lửa và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nhằm đánh nhiều mục tiêu. Hàn Quốc chậm hơn một chút, mới có hơn một chục chiếc SSK, đang hoàn thiện kế hoạch đóng SSN trong tương lai.

Australia vốn có 6 chiếc SSK sẽ chi 35 tỷ USD đóng 12 tàu ngầm mới. Nhiều khả năng, loại đóng mới này là SSGN. Dự kiến, đến năm 2020, chiếc đầu tiên loại trang bị tên lửa Tomahawk làm cả nhiệm vụ tự phòng lẫn răn đe trên biển lớn. Ấn Độ ngoài việc hạ thủy thêm 1 tàu sân bay (hiện có 1) sẽ phát triển mạnh mẽ tên lửa trên tàu ngầm để có SSGN. Điểm đáng chú ý, Australia có căn cứ Strirling tiếp giáp Biển Đông và Ấn Độ có căn cứ Colkata đều là những “cánh cửa” hướng tới Đông Nam Á.

Ngoại trừ Lào và chưa tính Đông Timor, 9 quốc gia còn lại ở Đông Nam Á đều có biển nên yêu cầu phát triển hải quân là tất yếu, trong đó có tàu ngầm. Tàu ngầm hiện có hoặc sắp có trong khu vực thuộc loại cỡ vừa, lượng giãn nước trên 1.000 tấn đến 2.000 tấn, lớn nhất là Kilo 4.000 tấn. Các tàu này được trang bị tương đối hiện đại đến hiện đại, ngoài ngư lôi, thủy lôi, có tên lửa tầm bắn 50km như SM-39 Exocet (ở tàu ngầm Scorpene) hay Club-S tầm bắn 220km (trang bị cho tàu ngầm Kilo).

Tuy nhiên, vấn đề lớn mà các quốc gia này phải đối mặt không phải ở các thông số kỹ thuật hay mức độ hiện đại mà là làm thế nào sớm làm chủ công nghệ, bắt phương tiện phục vụ cho chiến thuật của mình. Điều này không phải cứ có tiền là mua được.

Như vậy, tổng thể ở Đông Á, thập kỷ này có sự phát triển mạnh mẽ binh chủng tàu ngầm tiếp sau sự phát triển của binh chủng tàu mặt nước, hải quân các nước có lực lượng đa dạng hơn. Có thể coi đây là giai đoạn thứ 2 về sự phát triển tàu ngầm của toàn khu vực. Giai đoạn này làm cho hoạt động ngầm dưới nước ở biển Đông Bắc Á vốn đã sôi động nhất thế giới nay có sự “tấp nập” ở vùng biển Đông Nam Á. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Thống kê tàu ngầm một số nước trên thế giới

Anh có 12 tàu ngầm: 4 SSBN, 6 SSN;
Pháp có 11 tàu ngầm: 5 SSBN, 6 SSN. Trong đó 5 SSBN mang 64 tên lửa SLBM với 384 đầu đạn hạt nhân;
Đức có 12 SSK: 8 Type 206A, 4 Type 212A;
Ấn Độ có 16 SSK (2 Vela, 4 Shishumar, 10 Shindhugos dạng Kilo) đang thử nghiệm tên lửa tầm 300km bắn từ tàu ngầm;
Iran có 10 SSK: 3 loại 877EKM Kilo, 4SSC Ghadir và 3 SDV Al Sabehat (tàu ngầm mini);
Israel có 3 SSK loại Dolphin;

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 3)



Sau khi chinh phục thế giới nguyên tử, các nước trong khu vực Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc không chần chừ đưa nguồn năng lượng này vào vận hành tàu ngầm, nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng dưới mặt biển.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)
>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 2)


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, Type 091 (lớp Hán).


Kỳ 3: Giấc mơ đại gia tàu ngầm

20 năm cho bước đi đầu

Tham vọng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc “nhen nhóm” từ cuối những năm 1950 nhưng nước này gặp không ít khó khăn về động lực hạt nhân, yếu tố kỹ thuật, tài chính… Đặc biệt, Trung Quốc đánh mất quan hệ tốt đẹp với Liên Xô nên kế hoạch đề ra bị đầy lùi hơn 10 năm. Năm 1965, lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc “bật đèn xanh” tái triển khai chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân. Nhóm nhà khoa học hạt nhân và quan chức cấp cao chính phủ đã được thành lập để chỉ đạo phát triển tàu ngầm hạt nhân. Một loạt các cở sở công nghiệp quốc phòng Trung Quốc được huy động cho dự án này.

Năm 1968, việc đóng tàu ngầm tấn công chạy động cơ hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, Type 091 (lớp Hán) bắn đầu. Năm 1970, lò phản ứng chế tạo trên đất liền sẵn sàng được lắp vào tàu. Tháng 12/1970, tàu ngầm Type 091 hạ thủy và lò phản ứng kích hoạt tháng 7/1971. Quá trình chạy thử nghiệm bắt đầu tháng 8/1971 và đi vào phục vụ trong Hải quân Trung Quốc năm 1974. Trên thực tế, cho đến thời điểm đó Type 091 chỉ là tàu ngầm hạt nhân “vô dụng” bởi nó không có hệ thống vũ khí phù hợp và hệ thống điều khiển hỏa lực. Giữa những năm 1980, mối quan hệ Trung Quốc – phương Tây ấm dần, Trung Quốc mua được công nghệ lò phản ứng, thiết bị điều khiển hỏa lực, sonar từ Pháp. Nhờ vậy, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã có “hồn” hơn.

Nếu như Trung Quốc bỏ phí 20 năm cho tàu ngầm hạt nhân Type 091 với nhiều lỗi thiết kế thì với tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ hai Type 093 (lớp Tống), Trung Quốc chỉ mất nửa thời gian. Đó là nhờ vào sự giúp đỡ đắc lực của Cục thiết kế Rubin – cơ quan chuyên phát triển tàu ngầm Nga, khi quan hệ giữa 2 nước được cải thiện.

Công việc chế tạo Type 093 bắt đầu vào năm 1995 hoặc 1996 ở nhà máy Bột Hải (Bohai). Type 093 chính thức hạ thủy tháng 12/2002 và đi vào hoạt động trong Hải quân Trung Quốc tháng 12/2006. Có nguồn tin cho rằng Type 093 là thiết kế dựa trên tàu ngầm tấn công lớp Victor III của Nga, nhưng giới chức Trung Quốc luôn phản đối điều này. Dù sao, họ không thể phủ nhận việc nhiều công nghệ Nga đã được tích hợp vào Type 093. Nhờ đó, trong suốt quá trình phát triển Trung Quốc không gặp bất kỳ khó khăn nào.

Có "danh" mà chưa có "tiếng"

Tương tự kế hoạch phát triển tàu ngầm tấn công chạy động cơ hạt nhân. Trung Quốc lên chương trình chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo từ cuối những năm 1950. Năm 1959, Trung Quốc mua được một tàu ngầm chạy động cơ diesel – điện trang bị tên lửa đạn đạo lớp Golf (project 629) của Liên Xô. Loại tàu này có lượng giãn nước 3.553 tấn mang được 3 ống phóng tên lửa đạn đạo R-11FM.

Trung Quốc không sử dụng lớp Golf để chiến đấu mà để thử nghiệm, đánh giá. Đặc biệt cho dự án phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-1 (Cự Lãng 1) và cũng có thể là dùng cho bắn thử JL-2 (Cự Lãng 2). Tháng 9/1970, Trung Quốc khởi công đóng tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo đầu tiên mang tên Type 092 (lớp Hạ). Con tàu này được chế tạo gần với thời gian Trung Quốc đóng tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 091. Ở đây, thay vì phát triển thiết kế hoàn toàn mới, Trung Quốc quyết định sử dụng khung thân Type 091 để chế tạo, họ đã kéo dài thân tàu dành chỗ chứa cho tên lửa.

Cũng như Type 091, Type 093 cũng gặp phải vấn đề kỹ thuật và chính trị, phải đến năm 1981, Trung Quốc mới hạ thủy Type 093 (lớp Hạ) và đưa vào phục vụ trong hải quân (năm 1983) nhưng thiếu vũ khí chính là tên lửa đạn đạo JL-1, do không hoàn thành đúng như kế hoạch.

Phải tới cuối những năm 1980, tàu ngầm hạt nhân Type 093 (lớp Hạ) mới vận hành đầy đủ theo đúng thiết kế. Giai đoạn 1995-2001, Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa Type 092 (lớp Hạ) trang bị cho nó tên lửa đạn JL-1A có tầm bắn 2.500km tăng độ chính xác. Giống hệt giai đoạn phát triển tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân, việc chế tạo thế hệ hai tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc cực kỳ suôn sẻ. Tất nhiên, Trung Quốc phải nhờ tới sự giúp đỡ từ cục thiết kế Rubin.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 (lớn Tấn) bắt đầu chế tạo năm 1999, hạ thủy tháng 7/2004. Type 094 có nhiều điểm tương đồng với tàu ngầm Type 093 (lớp Tống), điều đó cho thấy cả hai lớp tàu được chia sẻ từ một thiết kế cơ sở.Tuy nhiên, kể từ khi hạ thủy tới nay người ta chưa ghi nhận bất kỳ lần phóng thử tên lửa JL-2 nào từ tàu ngầm Type 094. Trong khi, Type 094 vẫn chưa đi vào vận hành đầy đủ trong Hải quân Trung Quốc, đã có tin Trung quốc phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 096 (lớp Đường) có thể mang 24 tên lửa JL-2.

Giấc mơ không chỉ từ phim ảnh

Giống với Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ hạt nhân và không chịu những ràng buộc quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu nghĩ tới việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân.

Năm 1999, ở Hàn Quốc xuất hiện bộ phim Yuryeong (có tên tiếng Anh là Phantom: The Submarine), nói về việc hải quân nước này vận hành một tàu ngầm hạt nhân. Ngay lập tức, bộ phim đã giành được 6 giải thưởng cao quý của điện ảnh Hàn Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Giấc mơ tàu ngầm hạt nhân Hàn Quốc xuất hiện trên phim.



http://nghiadx.blogspot.com

Hình ảnh mô phỏng tàu ngầm Chang Bogo III được cho là tàu ngầm tấn công động lực hạt nhân đầu tiên của Hàn Quốc.


Tuy nhiên, đây không phải giấc mơ của riêng đạo diễn Byung-chun Min mà là một chiến lược của giới quân sự Hàn Quốc. Theo một số thông tin đăng trên tờ Choson Ilbo (tháng 1/2004), nhà báo Yu Yong-won đã tiết lộ lãnh đạo quốc phòng Hàn Quốc hoàn toàn nghiêm túc với ý tưởng sở hữu tàu ngầm nguyên tử. Tháng 8/2004, nhà báo Kim Yong-Sam tái khẳng định thông tin trên bằng một bài viết đăng trên tạp chí Wolgan Choson.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã xúc tiến thiết kế mẫu tàu ngầm nguyên từ từ tháng 6/2003. Trên mạng Global Security cũng nhắc tới dự án chế tạo SSX-N của Hàn Quốc như là một tàu ngầm động lực hạt nhân. Nếu quả thực như vậy, thế độc tôn tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc trong khu vực sẽ bị phá vỡ. Tag: Hải quân các nước trên thế giới.

Tàu ngầm Type 091 (lớp Hán) thiết kế với kiểu dáng “giọt nước”, thân tàu bố trí làm 7 khoang kín nước. Tàu có lượng giãn nước 5.500 tấn (khi lặn). Vũ khí chính của tàu gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Yu-3 có cự ly 15km) và tên lửa hành trình đối hạm YJ-8 (tầm bắn 40 km, đầu đạn nặng 165kg). Từ 1977-1990, Trung Quốc đóng liên tiếp 4 tàu Type 091 (đánh số hiệu 401-405). Đầu năm 2000, Trung Quốc cho nghỉ hưu 2 chiếc 401 và 402.

Tàu ngầm Type 093 (lớp Tống) có lượng giãn nước 6.000-7.000 tấn (khi lặn). Vũ khí của Type 093 gồm: 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể đáp ứng yêu cầu bắn ngư lôi hoặc tên lửa hành trình đối hạm YJ-82.

Tàu ngầm Type 092 (lớp Hạ) có lượng giãn nước 6.500 tấn. Vũ khí chính gồm: 6 ống phóng lôi 533mm (12 quả Yu-3, tầm bắn 15km) và 12 tên lửa đạn đạo JL-1 (Cự lãng 1) với tầm bắn tối đa 2.150km, mang đầu đạn hạt nhân 25-50 kiloton. Tên lửa JL-1 được phóng lần đầu tiên từ tàu ngầm Type 092 tháng 9/1987.

Type 094 có lượng giãn nước 8.000-9.000 tấn, chiều dài toàn thân 133m. Tàu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (12 quả loại Yu-3 có tầm bắn 15km) và tên lửa đạn đạo JL-2 (Cự lãng 2) có tầm bắn lên tới 7.000-8.000km, mang đầu đạn hạt nhân cỡ 1.000 kiloton.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 2)



Là nước có tham vọng tiến ra biển mạnh mẽ, Trung Quốc đã phát triển lực lượng tàu ngầm vào hàng lớn nhất ở châu Á.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel Type 035 (lớp Minh).


Chìm nổi theo quan hệ Trung - Xô

Trong khu vực châu Á, Trung Quốc có khoảng 70 tàu ngầm các loại. Nếu bỏ qua số tàu ngầm Triều Tiên (gần 90 chiếc nhưng chủ yếu là loại mini), đây là lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất và có chất lượng đáng kể. Sự hùng hậu này khởi đầu từ sự giúp đỡ hết mình của Liên Xô, tính từ khi 2 nước ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng năm 1954.

Khi đó, Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Whiskey, có thiết kế dựa theo kinh nghiệm chiến tranh kết hợp với công nghệ tàu ngầm của Đức. Tàu lớp Whiskey có lượng giãn nước 1.350 tấn với hệ thống vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (12 quả), tháp pháo 40mm và 20mm.

Liên Xô còn trợ giúp Trung Quốc tự đóng tàu ngầm bằng việc cung cấp linh phụ kiện, các tài liệu liên quan. Điều này đã giúp ích nhiều cho công nghệ non trẻ của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu. Nhờ đó, Trung Quốc tự đóng được các tàu ngầm lớp Whiskey và biến thể nâng cấp của nó, tàu ngầm lớp Romeo.

Ở lớp tàu Romeo, Trung Quốc tăng dần yếu tố nội địa. Công việc đang triển khai hết sức tốt đẹp thì mối quan hệ Trung – Xô căng thẳng, vào những năm 1960, Liên Xô rút hết tất cả cố vấn quân sự cùng tài liệu kỹ thuật quan trọng về nước. Việc đóng tàu Romeo theo đó bị dừng mất vài năm do Trung Quốc phải tự sản xuất một số trang thiết bị cho tàu. Tới năm 1965, tàu ngầm lớp Romeo của Hải quân Trung Quốc chính thức hạ thủy. Và phải mất 5 năm (1970), tàu mới chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, có khoảng 84 chiếc Romeo (Trung Quốc gọi lại là Type-033) đã được chế tạo.

Đối đầu với “người thầy, người bạn tốt bụng” Liên Xô trong khi nền công nghiệp quốc phòng còn lạc hậu, Trung Quốc buộc phải tự thân phát triển tàu ngầm tấn công động cơ diesel – điện. Từ tháng 11/1969, Viện thiết kế và phát triển tàu Vũ Hán (Viện 701) được giao nhiệm vụ chế tạo tàu ngầm Type 035 (lớp Minh), dựa trên thiết kế tàu ngầm lớp Romeo.

Trong khi thế giới đã phát triển bước dài chế tạo tàu ngầm cực kỳ hiện đại, độ ồn khi vận hành thấp thì Trung Quốc vẫn loay hoay ngụp lặn trong kỹ thuật kiểu cũ. Ở tàu ngầm Type-035, Trung Quốc cải tiến chút ít để tăng tốc tàu, hệ thống điều khiển, định vị thủy âm. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu Viện 701 không giải quyết được sự “ầm ĩ” của Type-035, vốn là nhược điểm của tàu lớp Romeo, khiến tàu dễ bị phát hiện và tiêu diệt.

Pha trộn công nghệ Nga, phương Tây và nội địa

Thế bế tắc trong thiết kế, chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc được thông tỏ khi quan hệ với Nga được cải thiện. Năm 1994, này nhập khẩu 2 tàu ngầm tiến công lớp Kilo (Project 877EKM) và sau đó trở thành khách hàng đầu tiên mua tàu ngầm Kilo cải tiến (Project 636) vào năm 1996. Những công nghệ ứng dụng trên tàu Kilo đã trợ giúp rất nhiều để Trung Quốc nâng năng lực chế tạo tàu ngầm của mình.

Sau năm 2002, khi Trung Quốc sở hữu tổng cộng 10 chiếc Kilo Project 636, nước này trình làng tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel – điện lớp Tống (Type 039), một sản phẩm của công nghệ Nga, Trung Quốc và phương Tây.

Type-039 có lượng giãn nước 2.250 tấn (khi lặn), kiểu dáng “giọt nước” khác biệt hoàn toàn so với lớp Romeo. Nhờ động cơ được gắn bộ phận giảm sốc và chân vịt tàu có 4 lá, thân tàu bọc miếng cao su chống phản hồi âm thanh tương tự kiểu của Kilo mà Type-039 hoạt động êm ái hẳn. Hệ thống định vị thủy âm chế tạo dựa trên mẫu Thomson-CSF của Pháp cho phép theo dõi đồng thời 4-12 mục tiêu cùng lúc.

Tiếp tục là sự kết hợp công nghệ Nga – Trung Quốc – phương Tây, năm 2004, Trung Quốc giới thiệu tàu ngầm tấn công điện – diesel thế hệ mới Type 041 (lớp Nguyên). Theo trang mạng Sinodefence, lớp Nguyên có vỏ rất dày với vật liệu đặc biệt có khả năng hấp thụ tín hiệu của sonar âm thanh. Vỏ tàu được bọc lớp “cao su” để làm giảm tiếng ồn kzhi hoạt động. Đặc biệt, đây là tàu ngầm Trung Quốc đầu tiên ứng dụng hệ thống đẩy khí độc lập (AIP).

Theo một số nguồn tin, các chuyên gia Trung Quốc tuyên bố tàu ngầm lớp Nguyên hiện đại và chạy êm hơn 8 lần so với tàu ngầm lớp Lada của Nga.

Tàu ngầm Type-033 có lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn (khi lặn), tốc độ 13 hải lý/h (khi lặn), tầm hoạt động hơn 14.000km. Về vũ khí, Type 033 trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, có thể bắn các loại ngư lôi Yu-1 (Trung Quốc sao chép loại Type 53-51 của Liên Xô) có tầm bắn 9,2km và Yu-4 có tầm bắn 15km. Ngày nay, Type 033 chỉ còn làm nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ mới trong Hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm Type-035 có lượng giãn nước 2.100 tấn (khi lặn), tốc độ15 hải lý/h (khi lặn), tầm hoạt động khoảng 13.000km. Tàu có hệ thống vũ khí giống tàu ngầm lớp Typ-033.

Tàu ngầm Type-039 và Type-041 trang bị 6 ống phóng ngư lôi có 533mm có thể dùng để bắn ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa hành trình chống hạm YJ-82 (tầm bắn 40-80km, đầu đạn nặng 165kg). Trong đó, tàu ngầm lớp Nguyên (Type-041) có thể bắn được các loại ngư lôi do Nga chế tạo.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)



Có nền kinh tế phát triển cùng với nền tảng quốc phòng vững chắc, các quốc gia Đông Bắc Á đã tự giải quyết “bài toán” tàu ngầm của mình.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.


Tinh thần độc lập - tự cường mạnh mẽ

Dù xuất phát điểm của mỗi quốc gia có những điểm khác biệt nhưng cả 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều rất chú trọng việc phát huy nội lực để nâng cao tiềm lực quốc phòng. Trong đó, Nhật Bản không muốn làm “nước lớn què quặt” nên chủ trương duy trì phát triển lực lượng quân sự tương xứng với địa vị nền kinh tế, có thể có sức ảnh hưởng tới an ninh thế giới.

Hàn Quốc cũng không chịu kém cạnh, quyết tâm xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng mạnh. Xét về khối lượng và trình độ công nghệ, công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc đang ở vị trí số 1 trong khu vực.

Còn Triều Tiên, với chính sách độc lập tự chủ, ưu tiên hàng đầu cho quân sự (military first) cũng đã áp dụng mô hình Liên Xô để xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng nhằm chế tạo tất cả vũ khí trang bị cho quân đội.

Cùng với đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đều là quốc đảo hoặc bán đảo nên hải quân, trong đó có lực lượng tàu ngầm được đặc biệt chú trọng phát triển. Đến nay, bằng nhiều con đường, các nước này đều đã làm chủ công nghệ chế tạo tàu ngầm.

Khả năng này lại cộng với diễn biến an ninh phức tạp khiến Đông Bắc Á trở thành khu vực có mật độ tàu ngầm hoạt động lớn nhất thế giới. Từ hoàn cảnh và kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên, các quốc gia đang phát triển có thể rút ra bài học trong việc xây dựng, phát triển lực lượng tàu ngầm của riêng mình.

Tàu ngầm “tiêu chuẩn Mỹ”

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nhờ mối quan hệ này, Nhật Bản đã sớm có được giấy phép và tài liệu kỹ thuật của nước ngoài (chủ yếu là Mỹ) để phát triển công nghệ trong nước, trong đó có công nghệ quân sự. Vậy nên, khi sự kiềm tỏa của Mỹ lên hoạt động công nghiệp quốc phòng được nới lỏng, các nhà cung cấp nội địa Nhật Bản nhanh chóng phát triển và sản xuất được hầu như tất cả trang thiết bị hiện đại cho lực lượng phòng vệ với tiêu chuẩn rất cao.

Trong đó, các tàu ngầm Nhật Bản được thiết kế với lớp vỏ chắc chắn, được làm từ thép có độ bền cao, cho phép tàu lặn xuống độ sâu 500m. Cùng với đó, các tàu này được trang bị hệ thống đẩy khí độc lập (AIP) rất hiện đại của hãng Kockums (Thụy Điển) giúp tàu ngầm Nhật hoạt động lâu hơn dưới mặt biển với chu kỳ nổi lên để thay khí tính bằng tuần. Một số tàu ngầm Nhật Bản có thiết kế vỏ kép để tăng tính an toàn trong khi nhiều tàu ngầm Mỹ chậm áp dụng công nghệ này.


Tàu ngầm Nhật còn được tự động hóa cao, giúp giảm số thủy thủ đoàn so với các loại cùng kích cỡ do nước khác thiết kế, qua đó kéo dài thời gian hoạt động trên biển. Điển hình là tàu lớp Oyashio, “xương sống” của lực lượng tàu ngầm Nhật Bản (với số lượng khoảng 11 chiếc), có thủy thủ đoàn là 69 người nhưng có thể làm việc dưới biển tới 90 ngày. Trong khi đó, tàu ngầm lớp Kilo của Nga có thủy thủ đoàn ít hơn (52 người) nhưng số ngày hoạt động chỉ bằng một nửa.

Cùng với việc nâng cấp các tàu lớp Oyashio, Nhật Bản cũng đang đóng và bước đầu vận hành tàu ngầm lớp Soryo, tàu ngầm lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 trong biên chế Hải quân Nhật Bản với lượng giãn nước lên tới 2.900 tấn. Điểm nâng cao của tàu lớp Soryo so với Oyashio ở tính tự động hóa hệ thống chiến đấu. Trong khí đó, 2 lớp tàu này có trang bị về vũ khí như nhau, gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, loại Type-89 và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.

Nhằm đối phó với các thách thức an ninh hàng hải, Nhật Bản vừa quyết định nâng số tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc.

Hướng tới xuất khẩu tàu ngầm

Hàn Quốc đã có chiến lược đầu tư vào ngành đóng tàu để trở thành cường quốc hải quân. Từ năm 2001, mỗi năm Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 7,13 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển công nghệ đóng tàu. Giống Nhật Bản, công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Mỹ qua việc chuyển giao các gói dữ liệu kỹ thuật.

Tuy nhiên, để chế tạo tàu ngầm, Hàn Quốc lại “chơi thân” với Đức, một quốc gia có truyền thống mạnh trong lĩnh vực đóng tàu ngầm. Biểu hiện rõ nét là sự có mặt của các tàu ngầm lớp Type-209/1200 với tên Hàn Quốc là Changbogo, theo tên một đô đốc hải quân vương triều Koryo tồn tại cách đây 1.000 năm.

Tàu lớp Chang Bogo, được thiết kế để bảo vệ các căn cứ hải quân và tiêu diệt các tàu ngầm và tàu mặt nước của đối phương. Tàu có lượng giãn nước 1.200 tấn, có thể lặn sâu 250m, tốc độ 11-21 hải lý/giờ và được trang bị 14 ngư lôi cỡ 533mm cùng với 28 thủy lôi. Ba chiếc đóng sau cùng thuộc lớp này còn được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế tàu ngầm Type-214 của hãng HDW mà Hàn Quốc dựa vào chế tạo tàu ngầm lớp Chang Bogo II.


Tàu có thủy thủ đoàn lên tới 40 người, có thể thực hiện các nhiệm vụ độc lập trong thời gian 2 tháng. Dựa trên mẫu thiết kế của Changbogo và sự giúp đỡ kỹ thuật của hãng HDW, hãng Huyndai bắt tay chế tạo tàu ngầm Type-214 (Chang Bogo II), lượng giãn nước 1.700 tấn, tích hợp nhiều cảm biến và hệ thống điều khiển vũ khí tối tân.

Trong “gia đình” tàu ngầm Hàn Quốc, thành viên đang nhận được nhiều sự chú ý hiện nay là tàu lớp Chang Bogo III, có lượng giãn nước lên tới 3.500 tấn. Dự kiến, tàu chiến này sẽ được trang bị các ống phóng thẳng đứng, dành cho tên lửa hành trình hạng nặng nội địa Cheonryon, có tầm bắn 500km.

Không bị cấm xuất khẩu vũ khí như Nhật Bản, Hàn Quốc đang xúc tiến xuất khẩu tàu ngầm ra thị trường thế giới với các đối tác tiềm năng là các khách hàng trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Vũ khí là con người

Trong điều kiện chật vật hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc, Triều Tiên không có được các tàu ngầm hiện đại. Nhưng bù lại, nước này có số lượng tàu ngầm thuộc vào hàng “khủng”, với khoảng 88 chiếc. Từ sự giúp đỡ của các nước trong khối XHCN trước đây, trong hoàn cảnh eo hẹp của mình, Triều Tiên đã xây dựng lực lượng tàu ngầm đông đảo, tuy không hiện đại nhưng đảm đương được các nhiệm vụ chiến đấu.

Trong lực lượng tàu ngầm Triều Tiên, đông nhất là tàu ngầm Yugo (khoảng 40-45 chiếc, chế tạo dựa trên mẫu tàu ngầm lớp Una của Nam Tư). Đây là tàu ngầm chỉ lượng giãn nước khoảng 110 tấn với thủy thủ đoàn chỉ cần tới… 2 người. Điều khác biệt này là do quan điểm tác chiến của Triều Tiên luôn đánh giá cao yếu tố con người.

Không rõ tàu Yugo có trang bị mìn hay ngư lôi hay không, nhưng điều đó không quan trọng bởi vũ khí của tàu là… bộ đội đặc công. Yugo được thiết kế để có thể chở 6-7 binh sĩ. Sau khi tới bờ biển đối phương, lực lượng này sẽ bơi hoặc lặn để thâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương, sau đó thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Sau tàu lớp Yugo về số lượng là tàu lớp Sang O (khoảng 20-25 chiếc). Loại tàu này có lượng giãn nước gần 400 tấn, được thiết kế thành 2 loại với 2 nhiệm vụ, chở đặc công (giống tàu lớp Yugo) và rải mìn. Do đó, vũ khí trang bị cho tàu cũng rất khiêm tốn chỉ từ 2-4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và khoảng 16 quả mìn.

Nói vậy, không phải Triều Tiên không có những tàu ngầm tiến công, đó là những chiếc thuộc lớp Romeo và Wishkey. Tuy nhiên, lực lượng này khá khiêm tốn về cả số lượng và sức mạnh trên biển.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang