Tổng thống Medvedev vừa bất ngờ quay ngoắt thái độ khi tỏ ra cứng rắn hơn nhiều với láng giềng Ukraine. Nhiều người nghi ngờ động cơ của lối hành xử này liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sắp diễn ra vào năm sau. Thái độ cứng rắn với Ukraine của Tổng thống Medvedev được biểu hiện ở việc ông tỏ ý nhạo báng Tổng thống Viktor Yanukovych cũng như yêu cầu của Ukraine để được xem xét lại thỏa thuận khí đốt với tập đoàn Gazprom của Nga. Tổng thống Medvedev thậm chí còn cáo buộc Ukraine là được hưởng không không ít lợi nhuận từ thỏa thuận này, đồng thời đưa ra lời cảnh cáo đối với chính quyền của Tổng thống Yanukovich để tôn trọng tính pháp lý thiêng liêng của thỏa thuận. Ngoài ra, Tổng thống Nga không quên ra tối hậu thư cho Kiev để nhanh chóng quyết định hoặc là tham gia hiệp định chung về thuế quan hoặc là nhượng lại đường ống dẫn khí đốt của họ để nhận được ưu đãi giảm giá khí đốt từ Moscow. Cuối cùng, ông Medvedev bác bỏ đề nghị của ông Yanukovich cho một công thức “3+1” thể hiện mối quan hệ giữa Ukraine và liên minh thuế quan. Tổng thống Medvedev gần đây bỗng tỏ thái độ cứng rắn bất thường đối với Ukraine. Đánh giá lập trường cứng rắn trên của Tổng thống Medvedev đối với Kiev, giới phân tích cho rằng, tất cả đều xuất phát từ toan tính riêng của Tổng thống Nga. Do Thủ tướng Putin không bao giờ giấu giếm thái độ nghi ngờ đối với Tổng thống Yanukovich nhưng lại đánh giá cao cựu Thủ tướng Tymoshenko khi nhận xét rằng bà Tymoshenko là một trong số ít chính khách Ukraine mà ông có thể cộng tác được. Vì vậy, giới phân tích cho rằng, ông Medvedev đang muốn gạt bỏ mọi sự khác biệt đối với Thủ tướng Putin trước thềm bầu cử Tổng thống Nga vào năm tới và việc chuyển sang lập trường cứng rắn đối với Ukraine cũng không nằm ngoài mục đích đó. Bởi đơn giản, điều này có thể giúp ông Medvedev có nhiều khả năng giành được thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa. Trước đó, sau buổi họp báo hỏi - đáp đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền diễn ra vào hồi tháng 5, Tổng thống Medvedev cũng luôn tìm cách loại bỏ mọi sự khác biệt giữa ông và Thủ tướng Putin trong các vấn đề quốc tế. Do đó, không riêng gì Ukraine, lập trường cứng rắn cũng được ông Medvedev áp dụng để chống lại quan điểm của phương Tây trong các vấn đề liên quan đến khủng hoảng tại Syria. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cho rằng, nếu Tổng thống Medvedev thực sự muốn tranh cử Tổng thống Nga vào năm sau, ông cần có một tầm nhìn chiến lược hơn liên quan đến việc ông muốn đặt nước Nga ở vị trí nào trên trường quốc tế trong thế kỷ 21 đồng thời cũng phải đảm bảo tầm nhìn này phù hợp với quan điểm và lập trường của Thủ tướng Putin. Còn về phía Ukraine, lập trường cứng rắn của Tổng thống Nga chắc chắn gây nhiều bất ngờ và thất vọng cho Chính quyền Tổng thống Yanukovich vốn vẫn luôn đặt nhiều kỳ vọng vào ông Medvedev và không ngừng nỗ lực thắt chặt quan hệ với ông. Để thấy rõ điều này, cần nhớ lại sự kiện hồi tháng 6/2009, ông Yanukovich cùng với cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko từng đến St. Petersburg để ký một thỏa thuận chính trị có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với Ukraine. Thỏa thuận này sẽ tạo ra một chính phủ liên minh giữa đảng Các khu vực và Khối Yulia Tymoshenko. Đồng thời, sau thỏa thuận này, Ukraine sẽ trở thành một nhà nước cộng hòa nghị viện, trong đó quyền hành pháp được trao cho thủ tướng (Tymoshenko) còn Tổng thống (Yanukovich) sẽ được bầu bởi Quốc hội với chức năng chủ yếu chỉ là nghi thức. Song, chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận này được công bố, ông Yanukovich gặp riêng Tổng thống Medvedev bày tỏ rằng, ông không hài lòng với kế hoạch này và nhấn mạnh rằng ông có nhiều cơ hội để chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2010. Tổng thống Medvedev ủng hộ ông Yanukovich và rốt cuộc, để lỡ mất một thỏa thuận kinh tế mà trong đó, Nga sẽ giành được nhiều ảnh hưởng ở Kiev hơn so với hiện nay. Đồng thời, sau sự kiện này, chính phủ của ông Yanukovich bắt đầu đặt cược vào Tổng thống Medvedev. Kiev kỳ vọng, nếu ông Medvedev có thể chiến thắng một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai thì khả năng Kiev giành được một thỏa thuận khí đốt có lợi với Moscow sẽ cao hơn nhiều so với Thủ tướng Vladimir Putin, người vẫn luôn hoài nghi Yanukovich. Do đó, để lấy lòng Tổng thống Nga, đồng thời giúp nâng cao vị thế cho ông Medvedev, ông Yanukovich liền ký một thỏa thuận cho phép Moscow gia hạn hợp đồng thuê căn cứ hải quân ở Sevastopol của Ukraine thêm hàng chục năm nữa. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga - Ukraine. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga - Ukraine. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
>> Medvedev cứng rắn với Ukraine để lấy lòng Putin?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)