Tổng thống Medvedev vừa bất ngờ quay ngoắt thái độ khi tỏ ra cứng rắn hơn nhiều với láng giềng Ukraine. Nhiều người nghi ngờ động cơ của lối hành xử này liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sắp diễn ra vào năm sau. Thái độ cứng rắn với Ukraine của Tổng thống Medvedev được biểu hiện ở việc ông tỏ ý nhạo báng Tổng thống Viktor Yanukovych cũng như yêu cầu của Ukraine để được xem xét lại thỏa thuận khí đốt với tập đoàn Gazprom của Nga. Tổng thống Medvedev thậm chí còn cáo buộc Ukraine là được hưởng không không ít lợi nhuận từ thỏa thuận này, đồng thời đưa ra lời cảnh cáo đối với chính quyền của Tổng thống Yanukovich để tôn trọng tính pháp lý thiêng liêng của thỏa thuận. Ngoài ra, Tổng thống Nga không quên ra tối hậu thư cho Kiev để nhanh chóng quyết định hoặc là tham gia hiệp định chung về thuế quan hoặc là nhượng lại đường ống dẫn khí đốt của họ để nhận được ưu đãi giảm giá khí đốt từ Moscow. Cuối cùng, ông Medvedev bác bỏ đề nghị của ông Yanukovich cho một công thức “3+1” thể hiện mối quan hệ giữa Ukraine và liên minh thuế quan. Tổng thống Medvedev gần đây bỗng tỏ thái độ cứng rắn bất thường đối với Ukraine. Đánh giá lập trường cứng rắn trên của Tổng thống Medvedev đối với Kiev, giới phân tích cho rằng, tất cả đều xuất phát từ toan tính riêng của Tổng thống Nga. Do Thủ tướng Putin không bao giờ giấu giếm thái độ nghi ngờ đối với Tổng thống Yanukovich nhưng lại đánh giá cao cựu Thủ tướng Tymoshenko khi nhận xét rằng bà Tymoshenko là một trong số ít chính khách Ukraine mà ông có thể cộng tác được. Vì vậy, giới phân tích cho rằng, ông Medvedev đang muốn gạt bỏ mọi sự khác biệt đối với Thủ tướng Putin trước thềm bầu cử Tổng thống Nga vào năm tới và việc chuyển sang lập trường cứng rắn đối với Ukraine cũng không nằm ngoài mục đích đó. Bởi đơn giản, điều này có thể giúp ông Medvedev có nhiều khả năng giành được thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa. Trước đó, sau buổi họp báo hỏi - đáp đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền diễn ra vào hồi tháng 5, Tổng thống Medvedev cũng luôn tìm cách loại bỏ mọi sự khác biệt giữa ông và Thủ tướng Putin trong các vấn đề quốc tế. Do đó, không riêng gì Ukraine, lập trường cứng rắn cũng được ông Medvedev áp dụng để chống lại quan điểm của phương Tây trong các vấn đề liên quan đến khủng hoảng tại Syria. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cho rằng, nếu Tổng thống Medvedev thực sự muốn tranh cử Tổng thống Nga vào năm sau, ông cần có một tầm nhìn chiến lược hơn liên quan đến việc ông muốn đặt nước Nga ở vị trí nào trên trường quốc tế trong thế kỷ 21 đồng thời cũng phải đảm bảo tầm nhìn này phù hợp với quan điểm và lập trường của Thủ tướng Putin. Còn về phía Ukraine, lập trường cứng rắn của Tổng thống Nga chắc chắn gây nhiều bất ngờ và thất vọng cho Chính quyền Tổng thống Yanukovich vốn vẫn luôn đặt nhiều kỳ vọng vào ông Medvedev và không ngừng nỗ lực thắt chặt quan hệ với ông. Để thấy rõ điều này, cần nhớ lại sự kiện hồi tháng 6/2009, ông Yanukovich cùng với cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko từng đến St. Petersburg để ký một thỏa thuận chính trị có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với Ukraine. Thỏa thuận này sẽ tạo ra một chính phủ liên minh giữa đảng Các khu vực và Khối Yulia Tymoshenko. Đồng thời, sau thỏa thuận này, Ukraine sẽ trở thành một nhà nước cộng hòa nghị viện, trong đó quyền hành pháp được trao cho thủ tướng (Tymoshenko) còn Tổng thống (Yanukovich) sẽ được bầu bởi Quốc hội với chức năng chủ yếu chỉ là nghi thức. Song, chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận này được công bố, ông Yanukovich gặp riêng Tổng thống Medvedev bày tỏ rằng, ông không hài lòng với kế hoạch này và nhấn mạnh rằng ông có nhiều cơ hội để chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2010. Tổng thống Medvedev ủng hộ ông Yanukovich và rốt cuộc, để lỡ mất một thỏa thuận kinh tế mà trong đó, Nga sẽ giành được nhiều ảnh hưởng ở Kiev hơn so với hiện nay. Đồng thời, sau sự kiện này, chính phủ của ông Yanukovich bắt đầu đặt cược vào Tổng thống Medvedev. Kiev kỳ vọng, nếu ông Medvedev có thể chiến thắng một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai thì khả năng Kiev giành được một thỏa thuận khí đốt có lợi với Moscow sẽ cao hơn nhiều so với Thủ tướng Vladimir Putin, người vẫn luôn hoài nghi Yanukovich. Do đó, để lấy lòng Tổng thống Nga, đồng thời giúp nâng cao vị thế cho ông Medvedev, ông Yanukovich liền ký một thỏa thuận cho phép Moscow gia hạn hợp đồng thuê căn cứ hải quân ở Sevastopol của Ukraine thêm hàng chục năm nữa. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Medvedev. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Medvedev. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
>> Medvedev cứng rắn với Ukraine để lấy lòng Putin?
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011
>> Tuần dương hạm Pyotr Veliky bị rút ruột
Soái hạm của hạm đội Biển Bắc tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky đã bị rút ruột nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa vào năm 2010. Theo một báo cáo điều tra của công tố viên quân sự Nga cho biết, có đến 256 triệu Rúp kinh phí phân bổ cho việc sửa chửa tàu tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng này đã bị tham nhũng. Theo đó, trong tổng số tiền 356 triệu Rúp chi cho việc sửa chửa lò phản ứng hạt nhân và một số thiết bị liên quan của tàu đô đốc Pyotr Veliky. Thực tế chỉ có chưa đầy 100 triệu Rúp được chi cho công tác sửa chửa thực tế, số tiền còn lại đã chảy vào túi các quan chức. Hiện tại, giới chức quân sự Nga mở rộng điều tra hành vi tham ô của tổng giám đốc cơ sở kỹ thuật công nghiệp đặc biệt ZAO tại trung tâm sửa chửa The Star. Nơi trực tiếp tiến hành công tác sửa chửa cho tuần dương hạm Pyotr Veliky. Vấn nạn tham nhũng diễn ra ở ngay những vũ khí mang tầm cở chiến lược. Trưởng công tố viên quân sự của Nga Fyodor Barashko đã gửi báo cáo lên cơ quan thực thi pháp luật của Bộ Quốc phòng Nga về hành vi tham nhũng trong quá trình sửa chữa tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky. Điều đó có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tàu. Ông Yevgeny Tkachuk một kiểm soát viên quân sự của Hạm đội Biển Bắc cho biết, trung tâm bảo dưỡng The Star đã nhận được đơn hàng để sửa chửa lò phản ứng hạt nhân cho tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky cùng với một tàu ngầm hạt nhân khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì trung tâm này không có thẩm quyền để tiến hành các công tác sửa chữa như vậy, báo cáo cho biết. Tàu tuần dương hạm nguyên tử đô đốc Pyotr Veliky không chỉ là soái hạm của Hạm đội Biển Bắc mà còn là biểu tượng sức mạnh đầy uy lực của hải quân Nga trên biển. Đây là loại tàu tuần dương hạm có một không hai trên thế giới, và là loại tàu tuần dương hạm lớn nhất thế giới đang hoạt động. Việc tham nhũng rút ruột trong quá trình sửa chữa lò phản ứng hạt nhân tại một trung tâm không có thẩm quyền tiến hành các công này có thể gây ra những hiểm họa khôn lường trong quá trình hoạt động của tàu. Hiện tượng tham nhũng trong quân đội là một trong những vấn nạn lớn của quân đội Nga hiện nay, làm suy giảm nghiêm trọng khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu hiệu quả của quân đội Nga nói chung và Hạm đội Biển Bắc nói riêng, một trong hai hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga hiện nay. [BDV news] |
Nhãn:
Hải quân Nga,
Hạm đội Biển Bắc,
Hạm đội Biển Đen,
Thủ tướng Nga Putin,
Tổng thống Medvedev,
Tuần dương hạm lớp Kirov,
Tuân dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011
>> Nga chi hàng tỷ USD mua sắm vũ khí
Theo tin từ VOA, Thủ tướng Vladimir Putin tiết lộ chính phủ Nga có kế hoạch chi hàng trăm tỷ USD để hiện đại hóa vũ khí. Trong bài diễn văn trước Quốc hội Nga, ông Putin nhấn mạnh nước Nga phải đủ mạnh để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài. "Dự kiến, nước Nga sẽ chi 730 tỷ USD từ nay tới năm 2020 để nâng cấp và tái trang bị quân đội. Như vậy, trung bình một ngày họ sẽ tiêu tốn 20 triệu USD", VOA bình luận. Chương trình mua sắm vũ khí mới bao gồm việc mua 8 tàu ngầm chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo Bulava, 600 máy bay, các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 và S-500. Ngoài ra, việc sản xuất tên lửa sẽ tăng gấp đôi từ năm 2013. Việc mua vũ khí cả trong và ngoài nước cho phép nước Nga nâng cao tỷ lệ vũ khí hiện đại trong kho lên 70% vào năm 2020. Chuyên gia phân tích quân sự độc lập Pavel Felgenhauer nói việc nâng cấp lực lượng hạt nhân chiến lược được ưu tiên hàng đầu, nhưng phần còn lại của quân đội cũng cần được tăng cường. “Tất nhiên lực lượng không quân, phòng không, lục quân thực sự đều có nhu cầu tái trang bị vì hiện tại chỉ có 10-15% vũ khí trong kho của chúng tôi là hiện đại,” ông Felgenhauer lưu ý. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M. Mặc dù, hàng năm nước Nga xuất khẩu hàng tỷ USD vũ khí thế hệ mới ra nước ngoài nhưng bản thân lực lượng vũ trang Nga được trang bị hầu hết các loại khí tài có từ thời Liên Xô, rất nhiều trong số đó đã xuống cấp. Trong 10 năm, Chính phủ Nga liên tục tăng ngân sách quốc phòng nhưng không thấm vào đâu. “Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang xuống dốc, và khả năng của nó cũng kém hơn nhiều so với thời Xô Viết, cần nhiều kinh phí hơn trong sản xuất. Chúng tôi sản xuất cùng một loại tên lửa và máy bay nhưng mất nhiều tiền hơn trước,” ông Felgenhauer nói thêm. Thủ tướng Putin nói cần thiết phải chi nhiều tỷ USD để tái trang bị quân đội nhằm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại cho rằng mục tiêu thực sự là tạo ra nhiều công việc hơn cho tổ hợp công nghiệp - quốc phòng nước này trước cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống năm tới. Kế hoạch nhập khẩu vũ khí được mong đợi là sẽ diễn ra trong hai giai đoạn. Đầu tiên, Nga mua trang bị và giấy phép sản xuất. Và sau đó, họ hợp tác với các nhà cung cấp bắt đầu sản xuất vũ khí do Phương Tây thiết kế trong nước. [BDV news] |
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
>> Tổng thống Nga 'huấn luyện' cảnh sát đặc nhiệm
[BDV news] Ông Dmitry Medvedev chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”.
Ông chủ điện Kremlin vừa có chuyến thăm căn cứ của lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Zubr bên ngoài Thủ đô Moscow. Dưới đây là những hình ảnh về chuyến thị sát mới nhất của ông: Tổng thống Dmitry Medvedev thị sát căn cứ này vào sáng sớm nay. Ông Medvedev tập trung quan sát các đơn vị diễn tập, trong đó có kịch bản diễn tập đột kích vào tòa nhà cao tầng và phải sử dụng đến một máy bay không người lái. Sau đó, nguyên thủ này tới thăm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các thiết bị do thám, thông tin liên lạc cùng một số thiết bị nổ mà lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Nga thường xuyên sử dụng. Tổng thống Nga chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”. Ông tỏ ra thích thú với các khẩu súng ngắn Yarygin và Stechkin nhưng lại chê khẩu súng lục Vektor. Tổng thống Medvedev kiểm tra rất kỹ những vũ khí các binh sĩ sử dụng. |
Nhãn:
Dmitry Medvedev,
Điện Kremlin,
liên xô,
Nga,
Súng lục Vektor,
Súng ngắn Yarygin,
Thủ đô Moscow,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
Tổng thống Medvedev
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011
>> Quân đội Nga là 'thùng không đáy'
Kế hoạch tăng thêm 70.000 quân nhân ngay trong đợt cắt giảm nhân sự lịch sử của quân đội Nga khiến Bộ trưởng Tài chính Nga tỏ ý bất bình.
Quân đội Nga vừa trải qua đợt cắt giảm chưa từng có trong lịch sử. Hơn nữa, một lý do quan trọng khác đó là các trung tâm đào tạo không thể đào tạo đủ cho 100.000 binh sĩ, như vậy sẽ có rất nhiều tinh hoa trong quân đội bị chuyển xuống những vị trí không phù hợp với khả năng của mình. Điều này sẽ làm giảm sức chiến đấu của quân đội Nga. Tuy nhiên, trong một cuộc họp, các tướng lĩnh đã thuyết phục Tổng thống Medvedev chấp thuận tăng thêm 70.000 cán bộ cho quân đội (2). Điều này làm các quan chức dân sự Nga khó khăn trong việc giải bài toán thu - chi ngân sách. Trong mắt họ, quân đội Nga như "thùng không đáy" với ngân sách đất nước. Phát biểu tại diễn đàn kinh tế Krasnoyarsk, Bộ trưởng Tài chính Nga, Alexei Kudrin đã tuyên bố rằng nếu tăng chi phí quốc phòng sẽ tạo bất ổn cho ngân sách nhà nước. “Phải tăng thêm ngân sách khoảng 1,5% GDP mới có thể hiện đại hóa quân đội, đổi mới trang bị cho binh sĩ và gia tăng quy định cho ngành công nghiệp quốc phòng”, Ông Kudrin nói (3) Theo ông Kudrin, vì bất kì lí do gì, việc thêm 70.000 cán bộ sẽ tạo ra một gánh nặng về ngân sách bổ sung mà không tạo ra bất kỳ lợi ích hữu hình gì đối với an ninh quốc gia. Điều đó là một dấu hiệu cho thấy những cải cách quân sự rõ ràng đã đi theo một hướng khác. (1) Cụ thể: Cấp Tướng giảm từ 1.107 xuống còn 886 người. Cấp Đại tá giảm từ 25.665 xuống còn 9.114 người. Cấp Trung tá, Thiếu tá giảm từ 99.550 xuống còn 25.000 người; Cấp Đại úy giảm từ 90.000 xuống còn 40.000 người. Cấp Trung úy, Thượng úy tăng từ 50.000 lên 60.000 người. Tỷ lệ sĩ quan và binh sĩ: 1 sĩ quan tương ứng với 15 binh sĩ và công nhân viên; 1 tướng lĩnh tương ứng với 1.100 binh sĩ và công nhân viên. Quân đội Nga sẽ bỏ quân hàm Chuẩn úy từ năm 2009, sẽ giải thể 30/46 trường đào tạo Chuẩn úy chỉ giữ lại 16 trường đào tạo Chuẩn úy theo đề nghị của BTL Hải quân. Như vậy trong 140.000 chuẩn úy, chỉ còn lại 20.000, số Chuẩn úy này sẽ phiên thành quân hàm Thiếu úy. (2) Bộ trưởng quốc phòng Serdyukov giải thích cho kế hoạch tăng số lượng quân nhân thêm 70.000 người là để phát triển lực lượng hàng không vũ trụ. (3) Năm 1997, cựu Tổng thống Boris Yeltsin đã quyết định chi 3,5% GDP cho chi phí quốc phòng. Hiện nay, chi tiêu quốc phòng Nga khoảng từ 2,6-2,8% GDP. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)