Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Medvedev - Putin

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Medvedev - Putin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Medvedev - Putin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

>> 'Điệp viên Đức' ở Điện Kremlin

Bên cạnh V. Putin ở Điện Kremlin có một "điệp viên người Đức" giúp Tổng thống Nga xử lý nhiều vấn đề kinh tế phức tạp.

>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?
>> Putin, Medvedev và một nước Nga thực sự hùng mạnh!



http://nghiadx.blogspot.com
Chân dung Matthias Warnig.

Xuất thân từ quân đội, trở thành điệp viên của cơ quan tình báo khét tiếng Stasi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế với mật danh "The Economist", gia nhập mạng lưới của trung tá điệp viên KGB Vladimir Putin tại Dresden (CHDC Đức) những năm 1985-1990 và hiện nay nhân vật này được coi là gương mặt đại diện của Putin trong lĩnh vực kinh doanh. Đó là những giới thiệu ngắn gọn và đầy bí ẩn về Mathias Warnig, một trong những nhân vật thân cận lâu năm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cánh tay bí mật của Putin.

Ông chủ của một bộ sưu tập các chức vụ quản lý

Trong số các nhà doanh nghiệp cự phú của châu Âu có không ít người là những nhà sưu tập nối tiếng. Mathias Warnig cũng là một nhà sưu tập, nhưng cái mà ông sưu tập không phải là cổ vật, mà là chức vụ quản lý trong các tập đoàn lớn ở Nga. Ngoài chức danh Giám đốc điều hành Nord Stream từ năm 2005, Mathias Warnig có chân trong Hội đồng quản trị Công ty dầu khí Rosneft, Transneft, Ngân hàng Vneshtorgbank Nga và chi nhánh Ngân hàng Dresdner tại Moscow.

Gần đây nhất, Mathias Warnig đã thêm vào bộ sưu tập của mình chức vụ thành viên Hội đồng quản trị của nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới - công ty Rusal. Trước khi Warnig xuất hiện ở đây, Rusal nổi tiếng là “chiến trường” của các ông trùm tài phiệt Nga: Oleg Deripaska, Viktor Vekselberg, Vladimir Potanin và Mikhail Prokhorov. Họ chia chác nhau phần lợi nhuận của Mikhail Khodorkovsky, sau khi ông trùm này vướng vào vòng lao lý. Và tất nhiên, không chắc là họ sẽ trung thành với Kremlin.

Putin cũng không tin tưởng bất kỳ ai trong số họ. Trong khi đó, xuất khẩu kim loại màu là khu vực duy nhất của nền kinh tế mà “người của Putin” không nắm giữ. Vì vậy, Warnig cần phải đến và thiết lập lại trật tự ở Rusal.

“Putin không tin tưởng bất kỳ ai ngoại trừ doanh nhân gốc Đức đầy bí ẩn này. Ông ta được phái đến đó, nơi số phận lợi ích chiến lược quy mô lớn của nước Nga cần được giải quyết thoả đáng" – chuyên gia về kinh doanh năng lượng Nga, giám đốc Diễn đàn chính sách năng lượng của ĐH Cambridge, Pierre Noel lý giải về sự kiện trên.

Chính Wargnig đã tham mưu cho Putin xây dựng dự án đường ống dẫn khí dưới biển Baltic. Ông ta còn là người đứng tên phần tài chính giữ quyền kiểm soát của Điện Kremlin với công ty dầu mỏ Yukos của Mikhail Khodorkovsky, và áp đặt trật tự kinh doanh dầu mỏ của Nga.

Có lẽ, Vargnig còn nắm giữ một dự án khác có tầm quan trọng đặc biệt đối với lợi ích của Nga, được biết tới với cái tên South Stream. Đây là dự án đường ống dẫn khí dưới Biển Đen ở phía nam của châu Âu. South Stream được kỳ vọng sẽ trở thành thế lực mới của nước Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Châu Âu, trong khi đối thủ cạnh tranh Nabucco được Liên minh châu Âu hỗ trợ, đang ngày càng mất đi sự ủng hộ chính trị do bối cảnh ảm đạm của kinh tế, tài chính Châu Âu sau khủng hoảng.

Xuất thân từ điệp viên

Sau khi tốt nghiệp trung học, Warnig tham gia Quân đội CHDC Đức và có thời gian phục vụ ngắn hạn tại Trung đoàn Dzerzhinsky. Đây một trong những đơn vị tinh nhuệ của Stasi - Bộ an ninh quốc gia, cơ quan chuyên trách phản gián và tình báo của CHDC Đức. Năm 1975 Warnig chính thức được tiếp nhận vào làm việc tại Tổng cục tình báo Stasi. Năm 1977, Warnig rời quân đội và thi vào Khoa Kinh tế của Trường Kinh tế Berlin mang tên Leuschner.

Khi còn học đại học, Warnig được biết đến là sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, nhiều tham vọng và cẩn trọng. Ông còn nổi tiếng là người say mê và am hiểu sâu sắc học thuyết kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác. Đổi lại, kiến thức về nền kinh tế thị trường phương Tây Warnig hầu như không có. Chỉ sau khi tham gia Trường đào tạo tình báo Stasi, Warnig bắt đầu nghiên cứu kinh tế phương Tây. Kết thúc khoá đào tạo đặc biệt này ông được nhận mật danh “The Economist” và được phái đi hoạt động ở CHLB Đức.

Ban đầu Warnig được phái vào mạng lưới gián điệp công nghiệp quốc phòng với nhiệm vụ thu thập thông tin về ngành công nghiệp sản xuất máy bay quân sự và tên lửa của CHLB Đức và Phương Tây. Tuy nhiên, các sĩ quan chỉ huy tình báo sau đó đã nhận ra rằng chuyên môn của Warnig không phụ hợp để có thể “chui sâu” vào các nhà máy sản xuất tên lửa của đối phương. Và thế là lãnh đạo cơ quan tình báo đã chuyển Warnig sang làm gián điệp kinh tế.

Năm 1986, Warnig nhận mật danh mới "Arthur" và được biệt phái hoạt động tại Uỷ ban thương mại CHDC Đức ở Düsseldorf (CHLB Đức). Tại đây Warnig đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với một loạt nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm cả nhân viên quản lý ở Dresdner Bank AG, một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên mở chi nhánh tại Liên Xô (năm 1972). Dresdner Bank AG là công ty con thuộc tập đoàn kinh doanh bảo hiểm Allianz AG. Sau đó, nhờ các mối quan hệ của mình Warnig đã được vào làm việc ở Dresdner Bank AG.

Với công việc "Arthur" có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin có giá trị. "Arthur" thường xuyên báo cáo về Trung tâm nội dung các cuộc hội đàm bí mật của ngân hàng phương Tây để tiến hành các đòn trừng phạt tài chính đối với khối Đông Âu, cũng như thông tin về các khoản tín dụng bí mật dành cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Ngày 22/4/1987, Warnig gửi báo cáo về Trung tâm Stasi ở CHDC Đức thông báo rằng các nước phương Tây đang bí mật thảo luận về Tuyên bố COCOM nhằm cấm vận và ngăn chặn xuất khẩu các mặt hàng công nghệ nhạy cảm cho các nước khối Đông Âu. Thông tin này đến từ một điệp viên là lãnh đạo cao cấp của Dresdner Bank AG được Warnig tuyển mộ. Sau ngày nước Đức thống nhất, một phần báo cáo này của Warnig được liệt vào dạng “bí mật quốc gia” và danh tính của điệp viên cung cấp thông tin đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

Trong khi đó, nhờ năng lực tuyệt vời của mình Warnig nhanh chóng tạo dựng được chỗ đứng vững chắc ở Dresdner Bank và được Giám đốc ngân hàng này đánh giá cao.

"Thực tế những điệp viên được phái đi CHLB Đức đều là những cá nhân có chuyên môn xuất sắc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Họ đều là những người được đào tạo bài bản và có tầm hiểu biết nhất định về cơ chế thị trường” - nhà văn Nga, cựu sĩ quan tình báo KGB Igor Prelin, giải thích.

Chính nhờ những con người ưu tú như vậy, cho nên đến nửa sau thập niên 1980 giới ngân hàng phương Tây không chút mảy may nghi ngờ rằng, chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sẽ sụp đổ. Và họ không tiếc tiền tuyển mộ những nhân viên xuất sắc từ phương Đông.

Gia nhập “mạng lưới của Putin”

Thành phố Dresden của nước Đức ngày nay vẫn là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với phần lớn du khách Nga. Người Nga đến đó không chỉ đơn giản là để uống vài vại bia Torah. Đối với nhiều người Nga yêu mến Putin, đó còn là một địa danh lịch sử, bởi Dresden chính là nơi ghi dấu quãng thời gian hoạt động sôi nổi của Putin khi còn là điệp viên KGB. Từ năm 1985 đến 1990 Vladimir Putin là trưởng chi nhánh KGB tại Dresden (CHDC Đức) trong vỏ bọc là Giám đốc Nhà văn hoá hữu nghị Liên Xô – CHDC Đức. Cũng chính tại đây có sự phối hợp hoạt động khăng khít giữa KGB và Cơ quan an ninh Stasi (CHDC Đức).

Hai mươi lăm năm trước, có một người Nga thường xuyên ghé vào một quán bar quen thuộc, gọi một cốc bia và chỉ uống hết hai phần ba cốc là đứng dậy. Người đàn ông này chính là một điệp viên cỡ bự của KGB, sau này là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cũng tại quán bar đó, đôi khi xuất hiện một người đàn ông Đức dáng to đậm cùng ngồi uống bia và nói vài câu chuyện rồi họ lại tạm biệt nhau. Người đàn ông đó chính là Warnig, một đồng nghiệp đến từ Stasi.

Cuối thập niên 1980, không một ai nghi ngờ rằng hệ thống XHCN Đông Âu đang xuất hiện những vết rạn nứt và mạng lưới điệp viên do Putin xây dựng vẫn đang hoạt động tích cực. Nhiệm vụ của Putin lúc này là tuyển dụng các điệp viên có khả năng nhất của mạng lưới tình báo Đông Âu, đặc biệt là những người đã có tiếp xúc ở phương Tây. Khi hai người quen nhau Putin là Trung tá KGB, còn Warnig mang quân hàm Thiếu tá của Stasi. Sau đó, Warnig đã quyết định gia nhập mạng lưới của Trung tá KGB tại Dresden.

Một người bạn Đức của gia đình Putin

Đầu những năm 1990, các cư dân của thành phố trên sông Neva không phải là Leningrad của ngày xưa mà đã trở thành St Petersburg của thế giới các băng đảng tội phạm. Mafia là lực lượng cai trị ở thành phố này. Chính quyền dân chủ mới của Thị trưởng Anatoly Sobchak khó có thể kiểm soát bất cứ điều gì.

Giữa lúc đó Putin đã về làm việc cho Sobchak, một người thầy cũ của ông ở trường đại học. Putin được giao phụ trách các hoạt động kinh doanh, tài chính, và hợp tác kinh tế với nước ngoài. Đúng lúc này, một người bạn cũ từ Dresden cũng xuất hiện ở St Petersburg.

"Anh ta là một người Đức tốt bụng và trung thực, chúng ta sẽ làm kinh doanh với anh ta" – Putin đã giới thiệu với Sobchak bằng những lời ngắn gọn như vậy về Warnig. Đương nhiên, phần còn lại của St Petersburg lại không hề có thiện cảm với bất kỳ người Đức nào, chưa kể tới những ảnh hưởng từ lịch sử của chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Tuy nhiên, Putin đã chiến thắng tất cả. Warnig đã mở chi nhánh của Dresdner Bank tại St Petersburg, và đây là ngân hàng nước ngoài đầu tiên ở Nga. Thành phố lúc này đang cần tiền để mua thực phẩm, và người Đức thì muốn có được một chỗ đứng vững chắc tại một đất nước rộng lớn nhiều tiềm năng, nhưng cũng được ví như một khu rừng rậm hoang sơ đầy nguy hiểm đối với các nhà đầu tư. Những điều bất lợi đó có thể được nhìn thấy bằng mắt, nhưng Warnig vẫn quyết đoán đầu tư vào đây.

Sau đó ông là khách thường xuyên của Putin. Năm 1994, chính Warnig đã trợ giúp người vợ của vị Tổng thống tương lai được sang điều trị tại Đức sau một tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Vụ tai nạn đó đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Như người ta vẫn thường nói, trong hoạn nạn mới biết bạn bè tốt, và nhờ vậy chúng ta hiểu vì sao một người Đức như Warnig luôn được chào đón ở nước Nga và trở thành cánh tay đắc lực của Tổng thống Vladimir Putin. Ngược lại, Warnig cũng có tình cảm đặc biệt với nước Nga, thông thạo tiếng Nga và luôn trung thành với “người bạn lớn”.


http://nghiadx.blogspot.com
Mối quan hệ Nga và Đức trở nên gần gũi hơn nhờ những người như Matthias Warnig

“Warnig đã làm quen với hàng trăm quan chức Nga. Đó là phương pháp hợp tác của ông với nước này. Bây giờ Warnig có thể nhận được thông tin về mỗi của dự án luật, về mỗi quyết định sắp được ban hành, trước khi nó được công bố rộng rãi. Đó thực sự là một đặc ân” - Tổng Biên tập trang mạng Forbes (tiếng Nga) Roman Badanin cho biết.

Những năm 1990, việc làm ăn lớn thực sự lớn vẫn còn ngoài tầm với của Warnig, đồng thời sân khấu chính trị lớn cũng nằm ngoài khả năng của Putin. Bước ngoặt chỉ đến khi Tổng thống Boris Yeltsin trao cho Putin chức vụ Thủ tướng, và sau đó là Tổng thống Nga. Warnig cũng chuyển tới Moscow cùng “người bảo trợ” của mình.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

>> CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa

Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK).



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin xuất hiện tại một triển lãm vũ khí và quảng bá cho xe tăng T-90 của nước này. Ảnh: Military.net

Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng từng là niềm tự hào của Liên bang Xô Viết, là nơi đây tập trung tiềm năng trí tuệ và khoa học– kỹ thuật vô cùng lớn lao. Tuy nhiên, từ sau biến cố chính trị 1991, hệ thống này đã chững lại, tích tụ nhiều vấn đề. Thậm chí, xét về tầm vĩ mô, hệ thống đã bỏ qua mấy chu trình hiện đại hoá trong 30 năm trở lại đây .

Do đó, một trong những chính sách quốc phòng – an ninh ưu tiên của tân Tổng thống Nga V. Putin là phải khắc phục hoàn toàn sự tụt hậu này. Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ đối với toàn bộ phổ công nghệ quân sự cơ bản.

Theo tân Tổng thống Nga, các nhiệm vụ cần giải quyết tiên quyết là tăng lên nhiều lần việc cung cấp trang bị kỹ thuật hiện đại và thế hệ mới, hình thành việc nghiên cứu khoa học và công nghệ tiền tiến, nghiên cứu và làm chủ các công nghệ đột biến để phát triển sản xuất các sản phẩm quân sự có khả năng cạnh tranh. Và, cuối cùng, xây dựng trên cơ sở công nghệ mới việc sản xuất các mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự có triển vọng.

Hợp tác quốc tế để kích thích phát triển

Ngày nay nước Nga đã gắn bó chặt chẽ vào hệ thống kinh tế thế giới và luôn mở cửa đối thoại với tất cả các đối tác, kể cả về các vấn đề quốc phòng và trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Song nghiên cứu kinh nghiệm và xu hướng ở nước ngoài nói chung không có nghĩa là Nga chuyển sang các mô hình vay mượn và từ bỏ dựa vào sức mình. Ngược lại, để phát triển kinh tế– xã hội ổn định và đảm bảo an ninh quốc gia, theo quan điểm của ông Putin, phải vừa tiếp thu tất cả những gì tốt nhất, tăng cường và ủng hộ sự độc lập khoa học và công nghệ quân sự của nước Nga.

Trong đó, mua trang bị kỹ thuật quân sự nước ngoài là “đề tài nhạy cảm”, vốn gây tranh cãi nhiều năm nay. Tuy nhiên, định hướng của nhà lãnh đạo mới của Nga là để nhanh chóng giải quyết những nhiệm vụ cấp bách trong lĩnh vực quốc phòng và, kích thích nhà sản xuất trong nước. “Không một thương vụ mua sắm vũ khí nào có thể thay cho việc sản xuất các loại vũ khí, mà chỉ có thể làm cơ sở để có được công nghệ và tri thức”, ông Putin cho biết. Điều này từng diễn ra trong lịch sử, khi mà các “họ” xe tăng của Liên Xô những năm 1930 được sản xuất ra trên cơ sở xe tăng Mỹ và Anh đưa đến sản phẩm cuối cùng là chiếc xe tăng tốt nhất của Chiến tranh thế giới lần thứ hai T– 34.

OPK phải như bông hoa thu hút ong mật và tỏa hương, kết trái

Dường như, ông Putin không chấp nhận được một nền công nghiệp quốc phòng không có khả năng, “cứ bình tĩnh đuổi kịp ai đó”, mà phải thực hiện cú nhẩy, trở thành những nhà phát minh và sản xuất hàng đầu. Vì vậy, Tân Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang toàn Nga tuyên bố không chấp nhận việc Quân đội trở thành thị trường tiêu thụ các mẫu vũ khí, công nghệ và công trình nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm đã lạc hậu, được nhà nước trả tiền. Đó chính là nguyên nhân vì sao gần đây, Quân đội Nga đưa ra những yêu cầu khắc nghiệt đối với các xí nghiệp quốc phòng và phòng thiết kế.

Cũng giống như quan điểm xây dựng Quân đội Nga phải chăm lo cho đời sống quân nhân. Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK).
“Nhiệm vụ của chúng ta là không phải làm khánh kiệt, mà tăng lên nhiều lần tiềm lực kinh tế của đất nước, xây dựng một Quân đội, một OPK đủ khả năng đảm bảo chủ quyền, sự tôn trọng của các đối tác và nền hoà bình bền vững cho nước Nga. Chúng ta không bao giờ được phép mắc lại thảm hoạ năm 1941, khi mà sự không sẵn sàng đối phó với chiến tranh của nhà nước và quân đội đã phải trả bằng những hi sinh mất mát hết sức to lớn về sinh mạng con người”, ông Putin tuyên bố.

Theo đó, nhiệm vụ trong thời kỳ mới phải biến các OPK trở thành đầu tầu kéo theo sự phát triển của những ngành rất khác nhau: luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá chất, điện tử vô tuyến, toàn bộ các công nghệ thông tin và viễn thông, còn sự hiện diện của các tập thể này trên thị trường kết quả nghiên cứu thiết kế cho khu vực dân sự.

http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin bắn thử mẫu súng AK hiện đại của Nga. Ảnh: Deathandtaxesmag

Thế nhưng, sự phát triển OPK chỉ bằng sức lực của nhà nước hiện đã không hiệu quả, còn trong tương lai trung hạn sẽ là không thể về mặt kinh tế. Do đó, cần phải xúc tiến sự hợp tác nhà nước – tư nhân trong công nghiệp quốc phòng, kể cả đơn giản hoá thủ tục thành lập những ngành sản xuất quốc phòng mới. Về vấn đề này, ông Putin có nhắc tới “lời giải Mỹ”, mà ở đó các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ và châu Âu đều không phải là công ty nhà nước. Ông Putin kỳ vọng, việc tổ chức sản xuất mang lại cuộc sống mới, làm tăng khả năng cạnh tranh của vũ khí Nga trên các thị trường vũ khí thế giới, tuy nhiên, phải có chế độ đặc biệt đối với các xí nghiệp tư nhân trong OPK gồm các yêu cầu bảo mật.

Trong hình dung của Tổng thống Nga, uy tín của các chuyên ngành kỹ thuật sẽ tăng lên dần, các xí nghiệp thuộc OPK sẽ là trung tâm thu hút thanh niên tài năng – giống như thời Xô Viết– đưa ra những khả năng rộng lớn cho việc thực hiện những ước vọng sáng tạo trong nhiên cứu thử nghiệm, trong khoa học và công nghệ.

Một trong những biện pháp hồi sinh nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh mà ông Putin đề cập là phải kiên quyết ngăn chặn tham nhũng trong công nghiệp quân sự và trong các lực lượng vũ trang, kiên trì nguyên tắc không để thoát khỏi bị trừng phạt. “Tham nhũng trong lĩnh vực an ninh quốc gia, thực chất là phản bội tổ quốc”, ông Putin lên án mạnh mẽ.

Cụ thể, phải từ bỏ việc đấu thầu kín bởi sự bí mật thái quá đã dẫn đến giảm cạnh tranh, làm tăng giá sản phẩm quân sự, tạo ra siêu lợi nhuận không phải để hiện đại hoá sản xuất, mà rơi vào túi một số thương gia và quan chức riêng lẻ. Việc mua sắm trong lĩnh vực quốc phòng phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của xã hội, và việc trừng phạt vì sai phạm trong lĩnh vực đặt hàng quân sự nhà nước phải được xiết chặt.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Kịch bản lễ nhậm chức tổng thống Nga

Cung điện Kremlin đang hoàn tất chuẩn bị lễ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin diễn ra vào 7/5. Buổi lễ long trọng của người đứng đầu đất nước được lên kịch bản từng chi tiết.



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Vladimir Putin chuẩn bị nhậm chức tổng thống Nga.

Những chiếc kèn đồng của Dàn nhạc tổng thống được đánh bóng. Các chiến sĩ của Trung đoàn cảnh vệ điện Kremlin luyện giọng chuẩn để hô vang “Ura!”; còn những người đầu bếp kiểm tra lại mọi chi tiết trong thực đơn bữa đại tiệc.

Trong buổi lễ nhậm chức, tân Tổng thống sẽ đọc lời tuyên thệ sau khi đặt tay lên cuốn Hiến pháp Nga. Chứng kiến trực tiếp sẽ là đông đảo đại diện các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp Nga; cũng như đại diện những tôn giáo lớn, các nhân vật được nhận huân chương nhà nước, lãnh đạo các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức phi chính phủ và báo giới. Yêu cầu trang phục đối với khách mời của buổi lễ nhậm chức tổng thống Nga khá tự do nhưng họ được khuyến nghị chọn màu sắc thanh nhã và điềm đạm.

Lời tuyên thệ này ngắn, chỉ gồm 33 từ, khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi và tự do của con người; trung thành, phục vụ nhân dân và bảo vệ chủ quyền, an ninh, sự toàn vẹn của đất nước.

Sau khi kết thúc tuyên thệ, Chánh án Tòa án Hiến pháp Nga tuyên bố Tổng thống chính thức nhậm chức, trước khi quốc ca Nga được cử hành, cờ tổng thống được kéo lên trên nóc phủ tổng thống và dàn đại bác bắn chào mừng 30 hồi. Kết thúc buổi lễ, Trung đoàn cảnh vệ sẽ đón chào tân Tổng thống với tư cách vị tổng chỉ huy tối cao.

Cũng trong buổi lễ, tân Tổng thống được trao những biểu trưng đặc biệt gồm Cờ hiệu Tổng thống và Huy hiệu Tổng thống in hình quốc huy. Trên mặt sau của Huy hiệu Tổng thống chạm khắc chữ: “Lợi ích, Danh dự và Vinh quang”.

Lễ nhậm chức của người đứng đầu đất nước được tổ chức năm lần trong lịch sử nước Nga đương đại. Buổi tuyên thệ đầu tiên là của cố Tổng thống Boris Eltsin diễn ra vào năm 1991.

Nhà nghiên cứu chính trị Vladimir Rimsky chia sẻ, dư luận Nga cũng như các nước khác có nhiều ý kiến khác nhau nhưng họ đều thấy sự cần thiết của việc tổ chức nghi lễ đặc biệt này vì nó mang giá trị lớn; để người dân cảm nhận được sự gắn bó, thống nhất với chính quyền, với người giữ chức vụ cao nhất của đất nước. Việc này cũng có ý nghĩa quốc tế, chứng tỏ sự thống nhất của chính quyền và nhân dân.

Lo ngại Trung Quốc trỗi dậy, Putin sẽ lập đại kế hoạch châu Á?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc thực sự khiến giới lãnh đạo Nga không khỏi “ái ngại”, do đó, Tổng thống kế tiếp Vladimir Putin nhanh chóng đưa ra kế hoạch lớn nhằm gắn kết Moscow với khu vực phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới này, Diplomat nhận định.

Thách thức đến từ Trung Quốc

Trong vài năm gần đây, Nga thành công trong việc nâng cao vị thế của mình tại châu Á. Quan hệ của Moscow với Bắc Kinh và New Delhi rất khăng khít, trong khi quan hệ với Tehran và Bình Nhưỡng vẫn ổn định bất chấp mọi biến động xoay quanh hai quốc gia này.Nga tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á – hội nghị được cho là quan trọng nhất bàn về thể chế an ninh đa quốc gia ở khu vực này hồi năm ngoái.

Đại diện của Nga cũng thường tham dự vào các cuộc họp và đối thoại của Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN, Đối thoại hợp tác châu Á và các hội nghị quan trọng khu vực mà trước kia họ chưa từng góp mặt. Tuy nhiên, các sáng kiến của Nga vẫn chỉ được coi là các giải pháp tụt hậu, không sáng tạo.

Ngoài ra, khu vực phía Đông của nước Nga cũng ít có sự hội nhập về mặt kinh tế với khu vực năng động của Đông Á, trong khi tính năng động của ngoại giao Nga lại bị ghìm chặt trong xung đột với Nhật, mâu thuẫn với Mỹ trong việc cùng nhau tái thiết tại châu Á và đặc biệt là Nga bối rối trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, đồng thời chưa tìm ra được một phương thức hợp lý nhất để hạn chế những tác động tích cực đến từ Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Moscow không khỏi quan ngại trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Ảnh: Chinagate.

Quả thực, ông Putin chọn Trung Quốc là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào cuối 9 vừa qua, khi ông tuyên bố ra tranh cử lần 3. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng đây là dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tiến gần Bắc Kinh hơn trong những năm tới sẽ là một sai lầm. Thực tế ông Putin không hề theo đuổi các chính sách đặc biệt dựa dẫm vào Trung Quốc trong hai nhiệm kỳ trước của mình.

Trong các bài báo hoạch định chính sách hành động của Putin trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Putin cũng nêu rõ quan điểm với Trung Quốc. Ông khẳng định hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc.

“Trước hết, tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không phải là một sự đe dọa, nhưng là thách thức đồng thời mang đến tiềm năng to lớn cho sự hợp tác kinh tế, ví dụ như sử dụng các nguồn đầu tư của Trung Quốc để khôi phục khu vực viễn Đông của Nga”, Thủ tướng Nga cho hay.

Ngoài ra, theo ông Putin, Moscow và Bắc Kinh đều đã giải quyết ổn thỏa những vấn đề chính trị nổi cộm trong mối quan hệ song phương, trong đó có vấn đề biên giới gây tranh cãi, đồng thời xây dựng cơ chế hợp tác vững chắc trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.

“Tóm lại, Nga cần một Trung Quốc ổn định và thịnh vượng và tôi tin chắc rằng, Bắc Kinh cũng cần một Moscow vững mạnh”, Thủ tướng Putin quả quyết.

Tuy nhiên, theo Diplomat, bất chấp những lời lẽ bóng bẩy hoa mỹ dành cho mối quan hệ với Trung Quốc này, ông Putin và nhiều quan chức khác của Nga đều đang rất lo sợ bị Trung Quốc bỏ rơi trên chính trường thế giới.

Họ cảm nhận rõ một điều rằng, mọi xu hướng kinh tế, quân sự hay địa chính trị đều đang vận động xoay quanh lợi ích của Bắc Kinh. Trung Quốc từng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, song trong năm 2010, Bắc Kinh không còn cần hầu hết các sản phẩm công nghiệp và công nghệ cao của Moscow nữa.

Không chỉ vậy, dân số Nga ngày càng giảm trong khi người Trung Quốc ngày một đông đảo, giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói thẳng ra, người Nga đang hết sức lo sợ trở thành “miếng mồi” cho “người khổng lồ” Trung Quốc.

Đại kế hoạch châu Á

Nhận thức rõ sự yếu thế này, ông Putin thúc đẩy thành lập một liên minh Âu – Á và nếu được công nhận, Moscow sẽ lại giành được vị thế lãnh đạo trong một khối đa quốc gia gắn kết chặt chẽ từ những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Quan trọng hơn, kế hoạch này có thể giúp Moscow thu hẹp ảnh hưởng của Bắc Kinh ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Thực tế thời gian gần đây Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO do Trung Quốc làm chủ trì đang tìm cách để mở rộng ảnh hưởng kinh tế, an ninh và các hoạt động khác lên các khu vực tương tự giống như Liên minh Âu – Á.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều người Nga hy vọng đại kế hoạch châu Á của ông Putin giúp Moscow đối phó với những thách thức đến từ Bắc Kinh. Ảnh: ripley.

Mới đây Nga phải thẳng thừng phản đối các đề xuất của Bắc Kinh nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do cũng như nhiều hoạt động hội nhập kinh tế khác trong khuôn khổ của SCO bởi thực tế, mục đích thực sự của các đề xuất này là nhằm gia tăng ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc trong khu vực Âu – Á.

Theo kế hoạch châu Á này, trước mắt, Nga có thể chấp nhận bán cho Trung Quốc một số vũ khí quan trọng mà Bắc Kinh đang khao khát để tái cân bằng lại cán cân thương mại, thúc đẩy kinh tế. Thông tin xung quanh thương vụ bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc là minh chứng cho thấy nỗ lực triển khai đại kế hoạch này của ông Putin.

Sau đó, Moscow có thể phối hợp cùng Bắc Kinh trong một số hoạt động nghiên cứu quốc phòng để có thể thăm dò sức mạnh quân sự Trung Quốc hay ít nhất là cùng nhau hạn chế được mối đe dọa từ các vũ khí tối tân của Mỹ.

Bên cạnh mục tiêu đối phó với Trung Quốc, ý tưởng Liên minh Âu-Á của ông Putin còn giúp kiềm chế sự hiện diện của Mỹ tại Trung Á sau khi NATO rời Afghanistan. Theo kế hoạch, ông Putin tiếp tục gây dựng quan hệ thân thiện với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và các lãnh đạo khác, hứa hẹn với họ rằng Nga sẽ trợ giúp về quân sự và kinh tế, tận dụng căng thẳng giữa họ với NATO.

Thêm vào đó, đại kế hoạch châu Á của ông Putin cũng bao gồm cả kế hoạch cải thiện quan hệ với Pakistan. Quan hệ giữa Moscow và Islamabad đã căng thẳng suốt vài thập kỷ qua do Pakistan ủng hộ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, hỗ trợ cho Mỹ và Trung Quốc chống lại Nga, cũng như các chính sách đối đầu với Ấn Độ - đồng minh của Nga.

Tuy nhiên, ông Putin đã đồng ý có chuyến thăm chính thức tới Islamabad vào tháng 9 tới bởi nhận thức được rằng, củng cố quan hệ với Pakistan có thể mang lại cho Nga một tầm ảnh hưởng lớn hơn tại Afghanistan thời hậu NATO, bao gồm cả việc đối thoại với Taliban cũng như tăng cường đòn bẩy của Nga với Ấn Độ.

Như vậy, với một đại kế hoạch liên minh Á – Âu này, ông Putin vừa có thể đối phó những thách thức đến từ Trung Quốc vừa kìm chế được tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

>> Rađa Nga kiểm soát toàn bộ châu Âu



Hệ thống rađa mới lắp đặt tại Kaliningrad có thể giám sát toàn bộ các tên lửa phóng ra tại lục địa châu Âu, bao gồm cả Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Quan chức quân đội Nga chào đón Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Dmitry Medvedev tại hệ thống rađa ở Kaliningrad ngày 29/11/2011. Ông Medvedev nói rằng việc đưa hệ thống vào trực chiến nhằm củng cố khả năng phản ứng về mặt quân sự đối với các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ. Ảnh: AP


Hệ thống mới này đóng vai trò quan trọng trong các biện pháp phức tạp mà Nga sử dụng để đáp trả với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tờ Pravada trích lời ông Viktor Esin, cựu lãnh đạo lực lượng tên lửa của Nga: trạm rađa sẽ phục vụ hệ thống phòng không vào ngày 29/11.

Hệ thống cảnh báo tên lửa Voronezh-DM đặt tại khu vực Pionerskoye thuộc Kaliningrad.

Theo ông Viktor Yesin, trạm rađa này sẽ giám sát hướng phương Tây trong khoảng cách trên 6.000 km. "Hệ thống bao phủ khắp cả châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh".

Hệ thống này sẽ phát hiện mọi tên lửa phóng đi từ châu Âu và giám sát không phận phía tây từ Bắc cực tới bắc Phi.

Trạm rađa thuộc thế hệ mới này do Trung tâm Nghiên cứu Radio Viễn thông tầm xa Moscow phát triển. Không giống như các trạm rađa thế hệ trước đó, Voronezh-DM chỉ có 23 khối thiết bị. Trạm rađa mới này tiêu thụ ít hơn 40% điện năng so với hệ thống cũ.

Nếu cần, trạm rađa này có thể triển khai nhanh chóng. Nga còn có một trạm rađa tương tự hoạt động ở miền nam đất nước, khu vực Krasnodar. Một trạm tương tự như vậy cũng sẽ hoạt động vào năm 2012 tại Irkutsk (Siberia).

Trạm rađa tại Kaliningrad sẽ phục vụ trong suốt 20 năm và sau đó có thể được hiện đại hóa.

Tuần qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra một tuyên bố "cứng rắn" bất thường liên quan tới việc Mỹ từ chối đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ có thể nhằm vào Nga.

Cùng lúc, ông Medvedev đã yêu cầu Bộ Quốc phòng đặt trạm rađa ở Kaliningrad vào trực chiến và củng cố khả năng phòng vệ của các lực lượng hạt nhân chiến lược.

Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Dmitry Medvedev cũng công bố những biện pháp trả đũa mà Nga sẽ áp dụng nếu Mỹ và NATO triển khai hệ thống "lá chắn tên lửa" tại châu Âu mà không tính đến lập trường và lợi ích của nước này.

Một số hình ảnh về hệ thống rađa Voronezh-DM tại Kaliningrad.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

>> Người Nga vui mừng khi Thủ tướng Putin trở lại Kremlin?



Moscow cần một nhà lãnh đạo như Thủ tướng Vladimir Putin để thoát khỏi tình trạng hiện nay và có những bước tiến mạnh mẽ hơn, nhà nghiên cứu Andranik Migranyan nhấn mạnh.


Nga, cũng giống như Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác trên khắp thế giới đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt ngân sách gia tăng trong khi những thách thức tài chính toàn cầu không ngừng đe dọa nền kinh tế Nga.

Tuy nhiên, theo Andranik Migranyan , viễn cảnh của Nga trong những năm tới sẽ khác xa với thực tại khó khăn này bởi Vladimir Putin sẽ trở thành Tổng thống trong tương lai không xa. Và đó là lý do nhiều người chào đón sự trở lại điện Kremlin của ông Putin.

“Hơn bao giờ hết, người dân Nga cần một nhà lãnh đạo tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán, người có thể đưa ra những quyết định chính xác để hướng nước Nga theo con đường phát triển. Nhân dân Nga cũng cần một ai đó biết chính xác trách nhiệm của mình. Và nhân vật đó không ai khác là ông Putin. Ông ấy tái cử sẽ mang lại cho người dân Nga một cảm giác an tâm rằng, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ được giải quyết”, Andranik Migranyan quả quyết.

Không chỉ báo giới mà cả đương kim Tổng thống Dmitry Medvedev cũng cho rằng, ông Putin là người phù hợp với vai trò lãnh đạo đất nước; đồng thời gọi người tiền nhiệm là “chính trị gia quyền lực nhất của nước Nga hiện nay”.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhân dân Nga cần Putin. Ảnh: alternet.


Bầu cử Tổng thống ở Nga phải 5 tháng nữa mới diễn ra nhưng ông Putin không muốn lãng phí khoảng thời gian đó. Ông đã đề ra những mục tiêu hết sức rõ ràng và cụ thể cho nước Nga. Ông cam kết đưa khoản thâm hụt ngân sách của Nga xuống 0,7% GDP vào năm 2014, đồng thời giữ mức chi tiêu Chính phủ ở 20-21% GDP từ năm 2012 đến năm 2014. Ông cũng dự tính nguồn thu cho ngân sách quốc gia sẽ tăng 57% từ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt.

Ngoài ra, ông Putin tuyên bố sẽ gia tăng cơ hội đầu tư cho Nga và đảm bảo con đường trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Nga.

Không ít người cho rằng, những Tổng thống tương lai thường hay đưa ra những tuyên bố đầy hứa hẹn. Ví dụ điển hình là Tổng thống Obama. Chính trị gia này đắc cử chức Tổng thống Mỹ nhờ lời hứa thay đổi nước Mỹ theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, gần hết nhiệm kỳ qua, ông Obama vẫn chưa hiện thực hóa được cam kết của mình.

Tuy nhiên, Andranik Migranyan khẳng định, ông Putin không phải Obama. Thủ tướng đương nhiệm của Nga từng có thời gian “thử lửa” với hai nhiệm kỳ (từ năm 2000-2008) mà khi đó, ông đã dẫn dắt nước Nga vượt qua giai đoạn khó khăn hơn cả bây giờ. Quan trọng hơn cả, đa số nhân dân Nga (68%) ủng hộ ông Putin. Họ lắng nghe những lời ông nói. Họ thấy tự tin khi ông tái xuất trên cương vị cao nhất của Nga...

Với những cơ sở đó, nhân dân Nga có quyền đặt hy vọng nơi ông và tin tưởng rằng, chính ông chứ không phải ai khác có thể đưa nước Nga “đi đúng đường ray”.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

>> Ông Putin chính thức làm ứng cử viên Tổng thống Nga



Đề xuất trên dường như chấm dứt những thông tin lưu truyền hàng tháng trời.


Hôm nay (24.9), Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đề xuất ông Vladimir Putin làm ứng cử viên tổng thống cho cuộc bầu cử năm 2012, gần như đảm bảo chắc chắn rằng ông Putin sẽ trở về văn phòng sau 4 năm thôi giữ chức vụ này.

Ông Medvedev đã đưa ra đề xuất trên trong một bài phát biểu trước quốc hội Liên bang Nga. Ngay sau đó, ông Putin, hiện đang làm Thủ tướng, đã có một bài nói dài về những thay đổi, những chính sách mà ông thấy cần thiết cho nước Nga. Trong đó có một đề nghị gây ngạc nhiên rằng những người giàu có nước Nga nên trả thuế cao hơn những công dân bình thường khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Nga Putin


Thuế thu nhập đồng đều có hiệu lực trong thời gian ông Putin làm tổng thống từ 2000 đến 2008 được khen ngợi rộng rãi vì đã cải thiện được việc thu thuế. Tuy nhiên, đề xuất thu thuế cao hơn đối với người giàu có dường như phản ánh sự bất mãn về khoảng cách lớn giữa người giàu có và hàng triệu người dân vẫn sống trong nghèo đói hay gần như vậy.

Đề xuất trên dường như chấm dứt những thông tin lưu truyền hàng tháng trời về việc không biết ông Medvedve có tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 hay đứng ra một bên vì người kế nhiệm mạnh mẽ của mình.

Ông Putin trở thành thủ tướng Nga năm 2008 sau 2 nhiệm kỳ làm tổng thống, ông đã phải bước sang một bên do giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp, tuy nhiên, chính trị gia quyền lực và nổi tiếng nhất Nga này đã được nhiều người dự đoán là sẽ trở về điện Kremlin.

Ông Medvedev chỉ được cho là một nhân vật trông nom, với cương vị tổng thống, ông đã kêu gọi sự cải thiện trong hệ thống tòa án không thực tế của Nga và những nỗ lực chống lại nạn tham nhũng, tuy nhiên, những nỗ lực của ông tạo ra được ít kết quả rõ ràng.

Hôm nay, ông Medvedev cho biết sẽ tiếp tục những nỗ lực cải cách của mình và ám chỉ rằng ông sẽ ở lại trong chính phủ sau cuộc bầu cử tổng thống chưa xác định ngày này.

Theo những thay đổi về hiến pháp, kỳ hạn của tổng thống trong năm 2012 sẽ là 6 năm thay vì 4 năm. Nếu thắng cử, ông Putin sẽ ở vào vị trí quyền lực gần như không thay đổi.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

>> Medvedev cứng rắn với Ukraine để lấy lòng Putin?



Tổng thống Medvedev vừa bất ngờ quay ngoắt thái độ khi tỏ ra cứng rắn hơn nhiều với láng giềng Ukraine. Nhiều người nghi ngờ động cơ của lối hành xử này liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sắp diễn ra vào năm sau.



Thái độ cứng rắn với Ukraine của Tổng thống Medvedev được biểu hiện ở việc ông tỏ ý nhạo báng Tổng thống Viktor Yanukovych cũng như yêu cầu của Ukraine để được xem xét lại thỏa thuận khí đốt với tập đoàn Gazprom của Nga.

Tổng thống Medvedev thậm chí còn cáo buộc Ukraine là được hưởng không không ít lợi nhuận từ thỏa thuận này, đồng thời đưa ra lời cảnh cáo đối với chính quyền của Tổng thống Yanukovich để tôn trọng tính pháp lý thiêng liêng của thỏa thuận.

Ngoài ra, Tổng thống Nga không quên ra tối hậu thư cho Kiev để nhanh chóng quyết định hoặc là tham gia hiệp định chung về thuế quan hoặc là nhượng lại đường ống dẫn khí đốt của họ để nhận được ưu đãi giảm giá khí đốt từ Moscow.

Cuối cùng, ông Medvedev bác bỏ đề nghị của ông Yanukovich cho một công thức “3+1” thể hiện mối quan hệ giữa Ukraine và liên minh thuế quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Medvedev gần đây bỗng tỏ thái độ cứng rắn bất thường đối với Ukraine.


Đánh giá lập trường cứng rắn trên của Tổng thống Medvedev đối với Kiev, giới phân tích cho rằng, tất cả đều xuất phát từ toan tính riêng của Tổng thống Nga.

Do Thủ tướng Putin không bao giờ giấu giếm thái độ nghi ngờ đối với Tổng thống Yanukovich nhưng lại đánh giá cao cựu Thủ tướng Tymoshenko khi nhận xét rằng bà Tymoshenko là một trong số ít chính khách Ukraine mà ông có thể cộng tác được.

Vì vậy, giới phân tích cho rằng, ông Medvedev đang muốn gạt bỏ mọi sự khác biệt đối với Thủ tướng Putin trước thềm bầu cử Tổng thống Nga vào năm tới và việc chuyển sang lập trường cứng rắn đối với Ukraine cũng không nằm ngoài mục đích đó. Bởi đơn giản, điều này có thể giúp ông Medvedev có nhiều khả năng giành được thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa.

Trước đó, sau buổi họp báo hỏi - đáp đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền diễn ra vào hồi tháng 5, Tổng thống Medvedev cũng luôn tìm cách loại bỏ mọi sự khác biệt giữa ông và Thủ tướng Putin trong các vấn đề quốc tế. Do đó, không riêng gì Ukraine, lập trường cứng rắn cũng được ông Medvedev áp dụng để chống lại quan điểm của phương Tây trong các vấn đề liên quan đến khủng hoảng tại Syria.

Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cho rằng, nếu Tổng thống Medvedev thực sự muốn tranh cử Tổng thống Nga vào năm sau, ông cần có một tầm nhìn chiến lược hơn liên quan đến việc ông muốn đặt nước Nga ở vị trí nào trên trường quốc tế trong thế kỷ 21 đồng thời cũng phải đảm bảo tầm nhìn này phù hợp với quan điểm và lập trường của Thủ tướng Putin.

Còn về phía Ukraine, lập trường cứng rắn của Tổng thống Nga chắc chắn gây nhiều bất ngờ và thất vọng cho Chính quyền Tổng thống Yanukovich vốn vẫn luôn đặt nhiều kỳ vọng vào ông Medvedev và không ngừng nỗ lực thắt chặt quan hệ với ông.

Để thấy rõ điều này, cần nhớ lại sự kiện hồi tháng 6/2009, ông Yanukovich cùng với cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko từng đến St. Petersburg để ký một thỏa thuận chính trị có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với Ukraine. Thỏa thuận này sẽ tạo ra một chính phủ liên minh giữa đảng Các khu vực và Khối Yulia Tymoshenko.

Đồng thời, sau thỏa thuận này, Ukraine sẽ trở thành một nhà nước cộng hòa nghị viện, trong đó quyền hành pháp được trao cho thủ tướng (Tymoshenko) còn Tổng thống (Yanukovich) sẽ được bầu bởi Quốc hội với chức năng chủ yếu chỉ là nghi thức.

Song, chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận này được công bố, ông Yanukovich gặp riêng Tổng thống Medvedev bày tỏ rằng, ông không hài lòng với kế hoạch này và nhấn mạnh rằng ông có nhiều cơ hội để chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2010. Tổng thống Medvedev ủng hộ ông Yanukovich và rốt cuộc, để lỡ mất một thỏa thuận kinh tế mà trong đó, Nga sẽ giành được nhiều ảnh hưởng ở Kiev hơn so với hiện nay.

Đồng thời, sau sự kiện này, chính phủ của ông Yanukovich bắt đầu đặt cược vào Tổng thống Medvedev. Kiev kỳ vọng, nếu ông Medvedev có thể chiến thắng một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai thì khả năng Kiev giành được một thỏa thuận khí đốt có lợi với Moscow sẽ cao hơn nhiều so với Thủ tướng Vladimir Putin, người vẫn luôn hoài nghi Yanukovich.

Do đó, để lấy lòng Tổng thống Nga, đồng thời giúp nâng cao vị thế cho ông Medvedev, ông Yanukovich liền ký một thỏa thuận cho phép Moscow gia hạn hợp đồng thuê căn cứ hải quân ở Sevastopol của Ukraine thêm hàng chục năm nữa.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang