Bằng phép nhân, chia toán học, một nhà phân tích lạc quan cho rằng, kho vũ khí nguyên tử của trái đất chưa đủ để tiêu diệt sự sống trên trái đất.
>> Giải mã bí mật logo USCYBERCOM Dựa vào các tài liệu công bố trên tờ Guardian và Thông cáo của các nhà khoa học hạt nhân, David McCandless, một chuyên gia thống kê và phân tích số liệu tính toán, để tiêu diệt sự sống trên trái đất, kho vũ khí nguyên tử cần phát triển gấp 12.336 lần con số hiện nay. MCandless phân tích, diện tích bề mặt trái đất là 148,940,000 km2 trong đó, khu vực sinh sống của con người chỉ rộng khoảng 18.617.500 km2 (chiếm 12,5% tổng số). Mỗi một quả bom hạt nhân B83 có sức hủy diệt toàn bộ sự sống trên một vùng có diện tích 14,9km2. Như vậy, cần tới 1.241.166 quả bom như vậy để xóa sổ sự sống nhân loại. Kho vũ khí hạt nhân của thế giới được quy đồng, tính theo đương lượng nổ của bom B83. Theo sự quy đổi này, thế giới mới đạt 0,82% lượng bom cần thiết để hủy diệt toàn bộ nền văn minh. Theo McCandless, để hủy diệt sự sống trên bề mặt rộng lớn như vậy, cần đương lượng nổ của 1.241.166 quả bom nguyên tử B83 (loại có sức công phá lớn gấp 200 lần quả bom ném xuống Hiroshima vào năm 1945). Trong khi đó, kho vũ khí nguyên tử thế giới mới có sức công phá tương đường 10.227 quả bom nguyên tử loại này. Con số này khá "an toàn", theo McCandless. Ty nhiên, cách tính của McCandless còn mang tính số học thuần túy, chưa xét tới hậu quả của lâu dài của chất phóng xạ. Trên thực tế, ngoài số người chết và bị thương ngay sau vụ nổ, phóng xạ tàn dư còn để lại những hậu quả nặng nề trong môi trường, hệ sinh thái. Vụ ném bom thành phố Hirosima hồi tháng 8/1945 đã cướp đi mạng sống của 70.000 nguời và gây thương tích cho hàng chục nghìn người khác hay sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Liên Xô, nay thuộc Ukraina gây nên cái chết của 4.000 người. Nhưng thiệt hại không dừng lại ở đó vì các thế hệ sau tiếp tục hứng chịu những hậu quả nặng nề của phóng xạ. Đến tận hôm nay, chất phóng xạ vẫn nằm sâu trong lòng đất, trong mạch nước, trong cơ thể của người dân và cả con cháu họ, gây ra biết bao căn bệnh quái ác, từ ung thư tuyến giáp đến ung thư máu. Là láng giềng của Ukraina, Belarus là nước phải chịu hậu quả nghiêm trọng nhất từ thảm họa này với 100.000 người bị thương tật, trong khi con số này ở Ukraine là 51.000 và ở Nga là 55.000 người. Còn ở Nhật Bản, bom hạt nhân còn làm 260.000 người sống sót bị thương tổn nặng do phơi nhiễm phóng xạ, đặc biệt là bệnh ung thư và bệnh gan. Trong khi đó, những chất hóa học phải mất hàng nghìn năm mới phân rã hết. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nuclear test boom. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nuclear test boom. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012
>> Vũ khí nguyên tử không đáng sợ?
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011
>> Những thành tựu khoa học nổi bật của Liên Xô (P1)
7 giờ sáng ngày 29/8-1949, Liên xô đã thử quả bom nguyên tử đầu tiên tại bãi thử Semipalaticki. Hồ Chagan, nơi từng được Liên Xô thử bom nguyên tử Trái bom Plutonium với sức công phá 22 ngàn tấn được chế tạo tại Thành phố bí mật Ozersk thuộc vùng Treliabin có mật danh “ RDS – 1 “ («РДС-1») có nghĩa “động cơ phản lực đặc biệt “( «реактивный двигатель специальный»). Tuy nhiên những người tham gia nghiên cứu ra nó thường gọi RDS - Nước Nga tự làm ( РДС – "Россия делает сама" ). Việc chuẩn bị thử nghiệm trái bom đầu tiên, theo các nguồn tin được phổ biến là để kiểm nghiệm các thông tin về khả năng cũng như ý nghĩa quân sự của nó. Để có thể chế tạo và thữ nghiệm thành công trái bom đã có sự đóng góp công sức và trí tuệ của hàng ngàn người trong đó có Phòng thiết kế -11 được thành lập năm 1946 với mục đích nghiên cứu về nguyên tử. Trái bom đầu tiên của Liên xô cũng gắn liền với tên tuổi hai Viện sĩ Igor Kurtratov và Iuri Khariton. Việc thử nghiệm thành công trái bom đầu tiên là cột mốc cho việc hình thành là chắn hạt nhân cho các cuộc chiến tranh có thể có sau CTTG lần 2. Nơi thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô đã biến thành một hồ nước rồng lớn mà ngày nay thường được nhắc đến với tên gọi là Hồ Nguyên tử hay Hồ Chagan. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)