Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Project 636 Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Project 636 Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Project 636 Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa tấn công mặt đất sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng, còn các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)
>> Viễn cảnh mới cho Không quân Việt Nam


Kỳ 2: Đỉnh điểm huy hoàng của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam sẽ là việc xây dựng lực lượng tàu ngầm.

Về hình thức, Việt Nam bắt tay vào xây dựng binh chủng tàu ngầm từ năm 1997 khi mua sắm 2 tàu ngầm siêu nhỏ của Bắc Triều Tiên với năng lực chiến đấu đáng ngờ vì chúng không có ngư lôi và có thời gian lặn ngắn. Các tàu ngầm siêu nhỏ này chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát-phá hoại hạn chế trên một vùng biển hạn chế, chẳng hạn như vịnh Bắc Bộ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm Kilo Projekt 06361 đầu tiên là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ về Việt Nam trong năm 2013 (TsKB Rubin)

Thực tế, Việt Nam bước vào xây dựng lực lượng tàu ngầm vào năm 2009 khi công bố ý định mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636 của Nga. Về thực chất, lớp Projekt 636 là sự hiện đại hóa sâu loại tàu ngầm Kilo vốn “phổ biến khắp thế giới. Theo các nhà thiết kế, tàu ngầm hiện đại hóa có tốc độ chạy ngầm cao hơn nhiều (đến 20 hải lý/h) do lượng giãn nước chỉ tăng nhẹ, thời gian lặn ngầm cũng tăng lên, độ ồn giảm đi và trang bị vô tuyến điện tử được cải tiến.

Điểm nổi bật của lớp Projekt 636 là sự hiện diện của hệ thống tên lửa Club-S mà tùy thuộc vào cấu hình có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất (tên lửa 3M-14E) và mục tiêu mặt nước (tên lửa 3M-54E) ở cự ly 220-300 km [ 20 ]. Tàu ngầm điện-diesel đầu tiên đã được đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam vào mùa thu năm 2012 (Thông tin này lạ quá, có lẽ tác giả nhầm?), còn tàu cuối cùng dự kiến được đưa vào trang bị vào năm 2016.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã công bố việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm. Và mặc dù vị trí xây dựng căn cứ không được tiết lộ cho báo chí công khai, nhưng chúng tôi cho rằng, đó sẽ là Cam Ranh như một điểm cách đều các vùng lãnh thổ và vùng biển phía bắc, phía đông và phía nam.

Trong số các khía cạnh khá của hoạt động hiện đại hóa Hải quân Việt Nam cần nói đến việc mua sắm vào năm 2011 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P, mỗi hệ thống được trang bị 2 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn đến 300 km. Đến năm 2015, dự báo sẽ có thêm một số hệ tên lửa bờ biển cơ động loại này đưa vào trang bị [ 21 ].

Để khái quát những điều trình bày ở trên, chúng tôi sẽ kết luận rằng, hiện tại, việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở rộng tiềm lực tấn công, việc đổi mới các lực lượng và phương tiện của hạm đội chỉ đi theo hướng này.


Ví dụ, việc đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam 6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất [ 22 ], sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng nhờ có khả năng tấn công lãnh thổ đối phương.

Biên chế tương lai của các tàu chiến mặt nước sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của 2-3 tàu chiến mặt nước tại vùng biển tranh chấp Trường Sa, trong trường hợp khủng hoảng leo thang thì thành lập lực lượng dự bị để triển khai trên 2-3 hướng tác chiến.

Biên chế tương lai của lực lượng tàu ngầm sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện đồng thời tại các vị trí chiến đấu của 3-4 tàu ngầm. Việc trang bị tên lửa chống hạm cho các tàu ngầm này giúp tăng cường sức mạnh tiến công của các lực lượng tàu mặt nước. Không nên bỏ qua cả khả năng rải lôi ngăn chặn của các tàu ngầm, cũng như khả năng tiến hành rải lôi bí mật và có lựa chọn các vùng biển của đối phương tiềm tàng.

Sự hiện diện của các tàu ngầm có độ ồn thấp làm tăng mạnh tiềm lực chống ngầm của hạm đội Việt Nam. Điều không phải nghi ngờ là khả năng của các lực lượng tàu nổi và tàu ngầm tương lai của Việt Nam gây áp lực lên các tuyến đường giao thông hàng hải của đối phương tiềm tàng tại các eo biển chiến lược của Đông Nam Á. Với đường bờ biển trải dài 3260 km của Việt Nam, việc tập trung các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

Trong khi đó, chúng tôi cảm thấy khó coi sự hiện đại hóa của Hải quân Việt Nam là có tính tổ hợp. Chẳng hạn, điều gây nghi ngờ là vấn đề phòng không lãnh thổ, phòng không cho các chiến hạm, cho các vị trí trú đóng của hạm đội và hạ tầng hải quân [ 23 ]. Điểm yếu hiển nhiên là phòng thủ chống thủy lôi cho các vùng biển quốc gia với chỉ 6 tàu quét lôi do Liên Xô đóng và được trang bị các phương tiện quét lôi của “thời đại đó”.

Thực tế, Hải quân Việt Nam không có các phương tiện cơ động lực lượng đổ bộ đường biển như một yếu tố tăng cường cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa. Họ cũng không có các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu hướng sâu vào Biển Đông [ 24 ]. Sự thiếu vắng trên thực tế kinh nghiệm chiến đấu và các phương tiện truyền tin và chỉ huy tạo ra sự ngờ vực đối với khả năng của bộ chỉ huy Việt Nam tổ chức hiệp đồng cần thiết giữa Hải quân, Không quân và Lục quân [ 25 ].


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.comTin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Biên chế hiện tại và tương lai của Hải quân Việt Nam

Chúng ta hãy lưu ý đến các khía cạnh khác của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Ví dụ, theo thông tin báo chí Nga [ 26 ], chi phí mua sắm 6 tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 là 1,8 tỷ USD, 2 frigate Projekt 11661E là 350 triệu USD, 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P là 300 triệu USD, xây dựng căn cứ tàu ngầm - đến 2,1 tỷ USD. Tổng cộng các khoản nêu trên [ 27 ] là 4,55 tỷ USD. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2011 là 2,9 tỷ USD, còn thâm hụt cán cân ngoại thương (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu) là 2,51 tỷ USD. Việc so sánh các con số này khiến người ta nghi ngờ cơ sở kinh tế của triển vọng hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Mặt khác, một loạt phương tiện truyền thông đại chúng cũng đưa tin ý đồ của Việt Nam chuyển sang đóng tàu chiến tại các xưởng đóng tàu của mình. Ví dụ như các corvette tên lửa và tuần tra lớp Projekt 1241 và Projekt 1041.2, và thậm chí các frigate Projekt 11661E. Chúng tôi sẽ liệt các tuyên bố như vậy vào loại lạc quan quá mức.

Kinh nghiệm đóng tàu chiến của Việt Nam khá hạn chế - năm1997, Việt Nam đóng xong 2 corvette tên lửa lớp Projekt BSP-500 và một số tàu tuần tra nhỏ. Kinh nghiệm đóng tàu thực tế của Việt Nam hạn chế ở các tàu dân sự [ 28 ], còn trong số các tàu chiến, chỉ có thế nhắc đến việc đưa vào biên chế vào năm 2012 tàu đổ bộ mà thực chất là một tàu chở khách/chở hàng nhỏ [ 29 ]. Những nghi ngờ của chúng tôi được xác nhận cả bằng những thông tin trên internet nói đến khả năng nhập khẩu thêm 2 frigate lớp Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam [ 30 ].

Cũng đáng nghi ngờ, theo quan điểm của chúng tôi, là khả năng khai thác kỹ thuật và sửa chữa trình độ cao của Hải quân Việt Nam đối với các tàu mới như các tàu ngầm lớp Projekt 636М. Ở đây, chúng tôi không nói rằng, bộ đội tàu ngầm Việt Nam không có năng lực giải quyết các nhiệm vụ này mà nói đến sự thiếu vắng kinh nghiệm lịch sử của Hải quân Việt Nam trong những quá trình đó, tính phức tạp trong sửa chữa các tàu ngầm lớp này, nhất là trong các điều kiện thường ngày (không thích hợp cho việc này) ….

* * * * *


Nhưng dù sao thì cũng không có ai nghi ngờ quyền chủ quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc phát triển lực lượng hải quân của mình như một thành tố của nền quốc phòng. Chỉ có thể nêu lên sự nghi ngờ về thành công của sự hiện đại hóa này khi ta định nghĩa nó trong hiện tại như “sự mất cân bằng đầy tham vọng” và trước hết như mối đe dọa đối với nền kinh tế quốc dân [ 31 ].

Tuy nhiên, có thể chắc chắn tuyệt đối khi nói đến việc gia tăng vũ khí hải quân ở khu vực Đông Á [ 32 ]. Với sự chắc chắn tuyệt đối, cũng có thể nói đến sự can thiệp có tính kích động của các nước thứ ba vào các vấn đề của khu vực như một khía cạnh của chính trị thế giới, việc các nước tại vùng biển này sử dụng chưa đầy đủ tiềm năng ngoại giao để giải quyết hòa bình các vấn đề ở Biển Đông, sự tích tụ nguy hiểm các vấn đề này và việc chuẩn bị triệt tiêu chúng theo nguyên tắc “Si vis pacem, para bellum” (Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh).

(Theo VietnamDefence)

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam sẽ sở hữu tên lửa Klub-S

Các tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub-S.

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc
>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam


Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho tàu ngầm tấn công Kilo Project 636.

Tuy nhiên, SIPRI không đưa ra thời hạn chuyển giao. Nhiều khả năng, tên lửa được giao trong năm 2013 hoặc 2014 khi Việt Nam bắt đầu nhận tàu ngầm Kilo.

Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang thử nghiệm tại Nga. Ảnh minh họa

Hệ thống Klub-S có thể sử dụng 5 loại đạn tên lửa tấn công nhiều mục tiêu trên bộ, trên biển. Tuy nhiên, khả năng lớn Việt Nam sẽ chỉ dùng loại đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.

Kiểu đạn này dùng để tiêu diệt các loại tàu chiến mặt nước (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hậu cần) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo đội hình tàu trong các điều kiện bị chế áp điện tử.

Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.

Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.

Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.

Ngoài loại đạn 3M-54E, Klub-S còn có khả năng bắn 4 loại đạn tên lửa khác gồm: đạn chống tàu cận âm 3M-54E (đạt tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg); đạn đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km, đầu đạn nặng 400kg); đạn chống ngầm 91RE1 (tầm bắn 50km) hoặc 91RE2 (tầm bắn 40km).

Các đạn tên lửa của hệ thống Klub-S được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm trên tàu ngầm tấn công Kilo.

Theo thông tin mới nhất từ đại diện nhà máy Admiralteyski Verfi, phía Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên cho Việt Nam vào cuối năm 2013. Và chiếc thứ 2 sẽ về vào cuối năm 2014.

Admiralteyski Verfi đang gấp rút thực hiện hợp đồng đóng 6 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam theo hợp đồng trị giá 1,8-2 tỷ USD được ký năm 2009. Mới đây, nhà máy này đã khởi đóng chiếc tàu cuối cùng trong đơn đặt hàng. 

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể

Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel được xuất khẩu với hai biến thể Project 877EKM và Project 636, trong đó Project 636 được đánh giá là mạnh hơn về về hỏa lực, hệ thống điện tử.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga


Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel – điện lớp Kilo do Cục thiết kế hàng hải Trung ương Rubin (Nga) nghiên cứu chế tạo, được dành cho vai trò chống ngầm, chống hạm và có thể thực hiện việc tuần tra, trinh sát, rải thủy lôi.

Lớp Kilo là một trong những sản phẩm tàu ngầm xuất khẩu thành công nhất của nước Nga. Có khoảng 37 chiếc được xuất khẩu tới 7 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hai biến thể dành cho xuất khẩu tàu Kilo gồm: Project 877EKM và Project 636. Vậy, Project 877EKM so với Project 636 hơn nhau ở điểm nào?

Project 636 to hơn Project 877EKM

Điểm khác biệt đầu tiên giữa hai biến thể nằm ở kích thước tàu. Trong khi, Project 877EKM có chiều dài 72,9m, lượng giãn nước 2.300 tấn-3.950 tấn (trên – dưới mặt nước). Còn Project 636 có kích thước lớn hơn một chút, dài 73,8m, lượng giãn nước 2.350-4.000 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo 636

Nhìn chung, hai biến thể đều có thiết kế trong thân tàu gần tương tự nhau để giảm tối đa khả năng bị phát hiện bởi hệ thống sonar đối phương. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin từ Nga, Project 636 hoạt động còn êm hơn Project 877EKM.

Tàu được phủ ngói chống phản xạ âm trên vỏ và các cánh ngầm để hấp thu sóng âm, giảm thiểu và làm méo tín hiệu âm học phản xạ. Những ngói này cũng làm giảm tiếng ồn phát ra từ bên trong tàu ngầm. Do đó, làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar đối phương.

Kilo được được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm chạy động cơ diesel – điện êm nhất thế giới hiện nay. Cụ thể, tàu có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách gấp 3-4 lần trước khi bị phát hiện. Đó là lý do, tàu ngầm Kilo được ví như là sát thủ vô hình dưới biển.

Project 636 hiện đại hơn Project 877EKM

Tàu ngầm Kilo Project 877EKM được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu gồm máy tính đa nhiệm MVU-110EM cho phép theo dõi đồng thời 5 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống định vị Andoga, chuyển dữ liệu đường đi và tốc độ vào hệ thống dữ liệu chiến đấu.

>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo

Trong khi đó, Project 636 được trang bị hệ thống C4ISR hiện đại hơn với máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý thông tin từ các cảm biến và đưa lên hiển thị trên màn hình phòng điều khiển.

Máy tính của tàu có thể tự động xác định dữ liệu mục tiêu trên và dưới mặt biển và tính toán phần tử bắn. Nó có thể cung cấp thông tin và khuyến nghị về triển khai vũ khí tấn công đối phương.

Hai biến thể đều lắp đặt hệ thống radar chủ động tìm kiếm mục tiêu trên mặt biển MRK-50.

Hệ thống sonar Project 877EKM lắp loại MGK-400 cung cấp cự ly tiếng dội âm thanh từ mục tiêu, phát hiện tín hiệu sonar chủ động và liên lạc dưới nước. Còn Project 636 dùng sonar MKG-400EM có hiệu suất hoạt động cao hơn.

Project 636 cơ động tốt hơn

Hệ thống động lực tàu Kilo gồm hai động cơ diesel mạnh. Chân vịt của Project 877EKM có 6 cánh, còn Project 636 có 7 cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Phòng điều hành trên tàu Kilo Project 877E.

Hai bộ pin nhiên liệu, mỗi bộ chứa 120 pin trong khoang thứ nhất và thứ ba trên tàu cho phép nó có thời gian hoạt động tối đa lên tới 45 ngày.

Xét về tốc độ, Kilo 877EKM có tốc độ khi nổi 10 hải lý/h, khi lặn 17 hải lý/h. Còn tàu Kilo 636 có tốc độ nhanh hơn hơn 12-20 hải lý/h, đặc biệt tầm hoạt động tăng từ 6.000 hải lý lên 7.500 hải lý, lặn sâu tối đa 300m.

Hỏa lực của Project 636 vượt trội

Cả hai biến thể đều thiết kế với 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm ở phía trước mũi tàu. Trong tàu có thể mang 18 ngư lôi, gồm 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngoài ra, Kilo cũng được dùng để rải thủy lôi với cơ số tối đa 24 quả.

Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Ngư lôi được sử dụng trên tàu Kilo là loại điều khiển bằng máy tính, có xác suất trúng mục tiêu cao. Kết hợp hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, chỉ mất 2 phút là Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và 5 phút phóng lượt thứ hai.

Vượt lên trên Project 877EKM, Project 636 mang được loại vũ khí cực mạnh, tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Clus-S.
http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa hành trình đối hạm tầm xa 3M54E1 của hệ thống Club-S.

Tùy biến thể tên lửa được sử dụng, nó có tầm bắn lên tới 200-300km, tốc độ hành trình Mach 2,9.

Với Clus-S, Kilo như “hổ mọc thêm cánh”, không những tiêu diệt được tàu ngầm, mà còn tàu chiến mặt nước ở tầm bắn xa.

Ngoài ra, Kilo cũng trang bị bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắm Strela 3 hoặc Igla. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ được trang bị trên các tàu Kilo của Hải quân Nga, không có mặt trên biến thể xuất khẩu.

Như vậy, với các hệ thống vũ khí trang bị, tàu ngầm Kilo Project 636 có thể làm các nhiệm vụ:

1. Chống hạm bằng tên lửa hành trình Club-S
2. Chống ngầm bằng ngư lôi cỡ 533mm
3. Rải thủy lôi, phong tỏa mục tiêu
4. Bắn hạ các mục tiêu bay tầm thấp với hệ thống phòng không Strela 3 hoặc Igla


Tàu ngầm tấn công Kilo được xuất khẩu cho cho 7 quốc gia trên thế giới gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Romania, Algerian và Việt Nam.

Trong đó, Trung Quốc biên chế nhiều tàu Kilo nhất gồm cả hai biến thể Project 877EKM (4 chiếc) và Project 636 (8 chiếc). Theo một số nguồn tin, những chiếc Project 877EKM khi đưa vào hoạt động đã gặp phải một loại vấn đề kỹ thuật về động cơ, ắc quy.

Bên cạnh đó, những chiếc Project 636 được Trung Quốc ký mua tháng 7/2002 với tổng trị giá 1,6 tỷ USD, gồm cả việc trang bị thêm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Club-S (cùng đạn 3M54E có tầm bắn 200km).

Ngoài Trung Quốc, Algeria đã đặt hàng 2 tàu ngầm Kilo Project 636. Các quốc gia còn lại chủ yếu dùng biến thể Project 877EKM.

Năm 2010, Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu Kilo Project 636. Theo Ria Novosti, tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt nam được hạ thủy vào tháng 8/2012.

Dự kiến, nó sẽ được chuyển vào cuối năm 2012. Cho đến thời điểm hiện, vẫn chưa rõ cấu hình vũ khí Kilo Project 636 dành cho Hải quân Việt Nam.

Nhiều khả năng, Project 636 Việt Nam nhận được sự nâng cấp, cải tiến mới về hệ thống điện tử cũng như hệ thống vũ khí so với các mẫu Project 636 xuất khẩu cho Trung Quốc.

Về vũ khí, Club-S ngoài loại đạn 3M54E, còn có biến thể chống hạm 3M-54E1 mạnh hơn (nâng tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg) hoặc biến thể hành trình đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km).

Với Kilo Project 636, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tăng thêm đáng kể khả năng bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế biển, phòng thủ vững chắc chủ quyền biển đảo.

(Nguồn :: BDV)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang