Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Căn cứ tàu ngầm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Căn cứ tàu ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Căn cứ tàu ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể

Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel được xuất khẩu với hai biến thể Project 877EKM và Project 636, trong đó Project 636 được đánh giá là mạnh hơn về về hỏa lực, hệ thống điện tử.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga


Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel – điện lớp Kilo do Cục thiết kế hàng hải Trung ương Rubin (Nga) nghiên cứu chế tạo, được dành cho vai trò chống ngầm, chống hạm và có thể thực hiện việc tuần tra, trinh sát, rải thủy lôi.

Lớp Kilo là một trong những sản phẩm tàu ngầm xuất khẩu thành công nhất của nước Nga. Có khoảng 37 chiếc được xuất khẩu tới 7 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hai biến thể dành cho xuất khẩu tàu Kilo gồm: Project 877EKM và Project 636. Vậy, Project 877EKM so với Project 636 hơn nhau ở điểm nào?

Project 636 to hơn Project 877EKM

Điểm khác biệt đầu tiên giữa hai biến thể nằm ở kích thước tàu. Trong khi, Project 877EKM có chiều dài 72,9m, lượng giãn nước 2.300 tấn-3.950 tấn (trên – dưới mặt nước). Còn Project 636 có kích thước lớn hơn một chút, dài 73,8m, lượng giãn nước 2.350-4.000 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo 636

Nhìn chung, hai biến thể đều có thiết kế trong thân tàu gần tương tự nhau để giảm tối đa khả năng bị phát hiện bởi hệ thống sonar đối phương. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin từ Nga, Project 636 hoạt động còn êm hơn Project 877EKM.

Tàu được phủ ngói chống phản xạ âm trên vỏ và các cánh ngầm để hấp thu sóng âm, giảm thiểu và làm méo tín hiệu âm học phản xạ. Những ngói này cũng làm giảm tiếng ồn phát ra từ bên trong tàu ngầm. Do đó, làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar đối phương.

Kilo được được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm chạy động cơ diesel – điện êm nhất thế giới hiện nay. Cụ thể, tàu có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách gấp 3-4 lần trước khi bị phát hiện. Đó là lý do, tàu ngầm Kilo được ví như là sát thủ vô hình dưới biển.

Project 636 hiện đại hơn Project 877EKM

Tàu ngầm Kilo Project 877EKM được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu gồm máy tính đa nhiệm MVU-110EM cho phép theo dõi đồng thời 5 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống định vị Andoga, chuyển dữ liệu đường đi và tốc độ vào hệ thống dữ liệu chiến đấu.

>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo

Trong khi đó, Project 636 được trang bị hệ thống C4ISR hiện đại hơn với máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý thông tin từ các cảm biến và đưa lên hiển thị trên màn hình phòng điều khiển.

Máy tính của tàu có thể tự động xác định dữ liệu mục tiêu trên và dưới mặt biển và tính toán phần tử bắn. Nó có thể cung cấp thông tin và khuyến nghị về triển khai vũ khí tấn công đối phương.

Hai biến thể đều lắp đặt hệ thống radar chủ động tìm kiếm mục tiêu trên mặt biển MRK-50.

Hệ thống sonar Project 877EKM lắp loại MGK-400 cung cấp cự ly tiếng dội âm thanh từ mục tiêu, phát hiện tín hiệu sonar chủ động và liên lạc dưới nước. Còn Project 636 dùng sonar MKG-400EM có hiệu suất hoạt động cao hơn.

Project 636 cơ động tốt hơn

Hệ thống động lực tàu Kilo gồm hai động cơ diesel mạnh. Chân vịt của Project 877EKM có 6 cánh, còn Project 636 có 7 cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Phòng điều hành trên tàu Kilo Project 877E.

Hai bộ pin nhiên liệu, mỗi bộ chứa 120 pin trong khoang thứ nhất và thứ ba trên tàu cho phép nó có thời gian hoạt động tối đa lên tới 45 ngày.

Xét về tốc độ, Kilo 877EKM có tốc độ khi nổi 10 hải lý/h, khi lặn 17 hải lý/h. Còn tàu Kilo 636 có tốc độ nhanh hơn hơn 12-20 hải lý/h, đặc biệt tầm hoạt động tăng từ 6.000 hải lý lên 7.500 hải lý, lặn sâu tối đa 300m.

Hỏa lực của Project 636 vượt trội

Cả hai biến thể đều thiết kế với 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm ở phía trước mũi tàu. Trong tàu có thể mang 18 ngư lôi, gồm 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngoài ra, Kilo cũng được dùng để rải thủy lôi với cơ số tối đa 24 quả.

Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Ngư lôi được sử dụng trên tàu Kilo là loại điều khiển bằng máy tính, có xác suất trúng mục tiêu cao. Kết hợp hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, chỉ mất 2 phút là Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và 5 phút phóng lượt thứ hai.

Vượt lên trên Project 877EKM, Project 636 mang được loại vũ khí cực mạnh, tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Clus-S.
http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa hành trình đối hạm tầm xa 3M54E1 của hệ thống Club-S.

Tùy biến thể tên lửa được sử dụng, nó có tầm bắn lên tới 200-300km, tốc độ hành trình Mach 2,9.

Với Clus-S, Kilo như “hổ mọc thêm cánh”, không những tiêu diệt được tàu ngầm, mà còn tàu chiến mặt nước ở tầm bắn xa.

Ngoài ra, Kilo cũng trang bị bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắm Strela 3 hoặc Igla. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ được trang bị trên các tàu Kilo của Hải quân Nga, không có mặt trên biến thể xuất khẩu.

Như vậy, với các hệ thống vũ khí trang bị, tàu ngầm Kilo Project 636 có thể làm các nhiệm vụ:

1. Chống hạm bằng tên lửa hành trình Club-S
2. Chống ngầm bằng ngư lôi cỡ 533mm
3. Rải thủy lôi, phong tỏa mục tiêu
4. Bắn hạ các mục tiêu bay tầm thấp với hệ thống phòng không Strela 3 hoặc Igla


Tàu ngầm tấn công Kilo được xuất khẩu cho cho 7 quốc gia trên thế giới gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Romania, Algerian và Việt Nam.

Trong đó, Trung Quốc biên chế nhiều tàu Kilo nhất gồm cả hai biến thể Project 877EKM (4 chiếc) và Project 636 (8 chiếc). Theo một số nguồn tin, những chiếc Project 877EKM khi đưa vào hoạt động đã gặp phải một loại vấn đề kỹ thuật về động cơ, ắc quy.

Bên cạnh đó, những chiếc Project 636 được Trung Quốc ký mua tháng 7/2002 với tổng trị giá 1,6 tỷ USD, gồm cả việc trang bị thêm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Club-S (cùng đạn 3M54E có tầm bắn 200km).

Ngoài Trung Quốc, Algeria đã đặt hàng 2 tàu ngầm Kilo Project 636. Các quốc gia còn lại chủ yếu dùng biến thể Project 877EKM.

Năm 2010, Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu Kilo Project 636. Theo Ria Novosti, tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt nam được hạ thủy vào tháng 8/2012.

Dự kiến, nó sẽ được chuyển vào cuối năm 2012. Cho đến thời điểm hiện, vẫn chưa rõ cấu hình vũ khí Kilo Project 636 dành cho Hải quân Việt Nam.

Nhiều khả năng, Project 636 Việt Nam nhận được sự nâng cấp, cải tiến mới về hệ thống điện tử cũng như hệ thống vũ khí so với các mẫu Project 636 xuất khẩu cho Trung Quốc.

Về vũ khí, Club-S ngoài loại đạn 3M54E, còn có biến thể chống hạm 3M-54E1 mạnh hơn (nâng tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg) hoặc biến thể hành trình đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km).

Với Kilo Project 636, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tăng thêm đáng kể khả năng bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế biển, phòng thủ vững chắc chủ quyền biển đảo.

(Nguồn :: BDV)

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

>> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc

Chỉ hoạt động gần bờ, phát ra quá nhiều tiếng ồn là những điểm yếu cơ bản của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tưởng chừng như rất mạnh với số lượng đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay săn ngầm (ASW) Trung Quốc không thể được sử dụng khi tàu ngầm của PLAN hoạt động ở vùng nước nông

5 năm vừa qua đã có quá nhiều các cuộc thảo luận liên quan đến sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Lực lượng này đã bổ sung thêm nhiều lớp tàu mới thuộc các chủng loại khác nhau: tàu khu trục, tàu ngầm, tàu đổ bộ và thậm chí là tàu sân bay đầu tiên hiện đạng chạy thử trên biển. Có vẻ như Hải quân Trung Quốc đang trên đà phát triển.

>> Tàu ngầm Trung Quốc lọt top 8
>> Chiến lược mới về tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc
>> Điểm yếu chí tử của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

Tuy nhiên, xây dựng lực lượng hải quân và phát triển một khả năng hải quân mạnh là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng hải quân là lĩnh vực rất phức tạp và tinh xảo, khó phát triển nhưng lại dễ bị tổn thương. Một trong những kỹ năng đó là tác chiến ngầm.

Ngay từ những năm 1960, Trung Quốc đã có một lực lượng tàu ngầm to lớn. Vì vậy, nhìn bề ngoài đội quân này có vẻ hùng hậu nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều điểm yếu nghiêm trọng. Những đánh giá chuyên môn gần đây đang chứng minh thực tế đó.

Loanh quanh gần bờ

Để đạt được sự tinh thông trên đại dương rộng lớn, lực lượng tàu ngầm thông thường mới của Trung Quốc phải đối phó được với các kẻ thù tiềm tàng, hạm đội 60 tàu ngầm có vẻ hiện đại ấy phải thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động tuần tra. Thế nhưng đây lại là con dao hai lưỡi.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga là những tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc

Gần đây nhất, giai đoạn 2005 – 2007, lực lượng tàu ngầm của PLAN chẳng làm gì nhiều hơn ngoài huấn luyện cơ bản hàng ngày ở những vùng nước nông ngay ngoài khơi các căn cứ. Theo thống kê, năm 2007, các tàu ngầm hạt nhân và thông thường của PLAN không thực hiện nhiều hơn 7 đợt tuần tra. Còn năm 2005 chỉ đúng 1 lần. Mỗi đợt tuần tra như vậy, tàu ngầm của Trung Quốc đều bị phát hiện và đều bị các tàu đồng minh của Mỹ (cả hạt nhân và thông thường) theo dõi thu thập thông tin tình báo thủy âm (ACINT).

Mặt khác, khi lực lượng tàu ngầm của PLAN hoạt động ở những vùng nước duyên hải gần căn cứ, người ta không thể biết được khả năng thực tế của chúng. Máy bay săn ngầm (ASW), tàu chiến mặt nước, hệ thống giám sát thủy âm (SOSUS) không thể được sử dụng ở những vùng nước như vậy.

Quá nhiều tiếng ồn

Cho tới nay, những tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc là những tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo và những mẫu xuất khẩu này gây nhiều tiếng ồn hơn là loại tàu cùng lớp trang bị cho Hải quân Nga. Tàu ngầm thường bị phát hiện bởi các biện pháp thụ động qua việc lắng nghe âm thanh phát ra từ chúng. Tàu ngầm càng tạo ra nhiều tiếng ồn thì càng dễ phát hiện và một khi đã bị định vị, chiếc tàu phát ra tiếng động rất dễ bị tấn công.

Kết quả là, một số lượng lớn tàu ngầm hoàn toàn mới của PLAN có thể bị phát hiện bằng phương pháp thụ động trong vòng hội tụ đầu tiên, nghĩa là ở khoảng cách 20-30 dặm so với vị trí tàu ngầm. Đó là khu vực các tàu ngầm rất dễ bị phát hiện bởi một tàu nổi hay phao âm. Trong Chiến tranh Lạnh, những tàu ngầm Liên Xô có tiếng ồn lớn thường bị phát hiện ngay ở vùng hội tụ đầu tiên, thứ hai hoặc thậm chí thứ ba.

Hải quân Mỹ hiện nay hoàn toàn có thể phát hiện các tàu ngầm thông thường của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân của họ thậm chí còn tồi tệ hơn, có thể kém xa công nghệ hiện tại đến 50 năm và hầu như không tốt hơn thế hệ tàu ngầm hạt nhân thứ nhất của Hải quân Mỹ.

Hậu quả từ một cú lừa ngoại mục

Quay trở lại những năm 1990. Theo Defence Review Asia, khi đó, Trung Quốc đã bí mật tiếp cận các nhà sản xuất động cơ tàu ngầm diesel của Đức với một đề nghị: Họ muốn mua một bộ thiết bị tàu ngầm diesel chạy yên nhất, tiên tiến nhất của Đức và đưa ra một khoản hối lộ hậu hĩnh để đạt được điều đó. Tất nhiên, người Đức nhận ra chiêu thức hoạt động của họ. Trung Quốc muốn mua một bộ thiết bị để rồi sau đó tháo tung, nghiên cứu và bắt chước – một thủ thuật đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và thương mại mà họ vẫn thường làm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công chạy bằng điện – diesel lớp Tống (Type 039) của PLAN

Một kịch bản đã được dàn dựng. Người Đức lập tức liên lạc với Hải quân Mỹ về cách tiếp cận này của Trung Quốc. Một kế hoạch hành động được lập ra với sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau nhưng trong đó có lực lượng tàu ngầm Hải quân Mỹ và các chuyên gia tàu ngầm đặc biệt của Văn phòng tình báo Hải quân.

Ban đầu, người Đức từ chối nhưng sau đó lại tỏ ra “dao động”, nói rằng họ sẽ xem xét một đơn hàng lớn hơn, khoản hối lộ lớn hơn nếu Trung Quốc đưa ra mức độ hoạt động thủy âm cụ thể mà họ mong muốn. Sau đó, Đức sẽ chế tạo những động cơ đáp ứng tiêu chí này, tất nhiên với một mức giá khác.

Trung Quốc cảm nhận được điều này. Sau nhiều lần thương thảo bí mật, họ đã đưa ra một yêu cầu về thủy âm mà họ cho là ở mức độ gai góc nhất về vật lý thời đó. Công ty Đức nhận yêu cầu này với những ca thán rằng thật “quá khó” để đáp ứng tiêu chuẩn “quá cao” mà PLAN đặt ra.

Điều mà Trung Quốc đã tiết lộ chính là sự hiểu biết của họ về độ phản âm trong tàu ngầm đương thời. Thế nhưng, thực tế đó lại là công nghệ của những năm 1970! Hải quân Mỹ và đồng minh thì tỏ ra hể hả còn Đức cũng không kiềm chế được sự tức cười. Trung Quốc đã để lộ ra một điểu yếu cực kỳ quan trọng và mang tầm chiến lược dài hạn, điểm yếu chí tử đối với lực lượng tàu ngầm của họ trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Người Đức sau đó đã giới thiệu cho Trung Quốc loại động cơ diesel có sẵn. Rất nhiều thông tin cho rằng đó là những bộ phận rất cơ bản hay những động cơ cũ được nâng cấp trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 209 thuộc mẫu cổ điển. Chúng là những động cơ đã lỗi thời so với thời điểm đó 25 năm, chẳng hơn gì hệ thống thủy âm giữa những năm 1960.

Thế nhưng, những thiết bị này lại được chuyển giao cho Trung Quốc một cách rất bí mật, như thể đó là “cuộc đảo chính công nghệ” của PLAN. Giới trong ngành đồn rằng Trung Quốc ngay lập tức sao chép các hệ thống thủy âm đó và đã phải chứng kiến quá nhiều khó khăn. Được biết, vài tàu lớp Tống đầu tiên chạy ồn hơn mong đợi, có thể đã sử dụng thông tin lấy được từ những hệ thống mà người Đức cung cấp.

PLAN không có sự lựa chọn nào khác. Họ phải chung sống với các mẫu thiết kế tàu ngầm hiện tại của mình và điều đó có nghĩa là họ đạng ở trong một cái bẫy mà sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu muốn thoát ra, trừ phi họ có thể xâm nhập các bí mật công nghệ của phương Tây vốn được bảo vệ cẩn trọng nhất.

Chẳng cần nói thì cũng biết đây rõ ràng là một lợi thế giành chiến thắng trong chiến tranh. Ở bất kỳ cuộc chiến tranh tương lai nào, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và tàu ngầm thông thường của đồng minh cũng đủ khả năng gây nên những tổn thất to lớn cho lực lượng tàu ngầm của PLAN ngoài biển khơi. Tàu ngầm Trung Quốc sẽ không thể phát hiện được các tàu ngầm đồng minh, khiến bờ biển Trung Quốc dễ dàng bị tấn công bởi các tên lửa phóng đi từ tàu ngầm và đặt hạm đội mặt nước của họ trước nguy cơ tổn thất cao.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

>> Ấn Độ giúp VN xây dựng hạm đội tàu ngầm



Trong khuôn khổ chương trình xây dựng đối tác chiến lược, Hải quân Ấn Độ sẽ giúp đỡ Hải quân Việt Nam phát triển hạm đội tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com
Với kinh nghiệm phong phú của mình Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm. Trong ảnh, một sĩ quan hải quân Ấn Độ quan sát bên ngoài tàu ngầm Kilo bằng kính tiềm vọng.


Hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng là một phần cơ bản trong khuôn khổ xây dựng đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Cũng giống như Việt Nam, trong biên chế của quân đội Ấn Độ nói chung và hải quân nói riêng có rất nhiều trang thiết bị có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga.

Ấn Độ là một trong nhưng quốc gia nước ngoài sử dụng tàu ngầm Kilo sớm nhất, với những kinh nghiệm phong phú. Hải quân Ấn Độ sẳn sàng chia sẽ điều này với Hải quân Việt Nam cho kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo trong thời gian tới.

Một quan chức của Hải quân Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi đang giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng hạm đội tàu ngầm của họ. Kinh nghiệm của chúng tôi trong vận hành tàu ngầm Kilo sẽ được chia sẻ với họ”.

Vị quan chức này cũng từ chối cung cấp thông tin, liệu các thủy thủ Việt Nam có được cung cấp kinh nghiệm thực tế trên các tàu ngầm Kilo của Ấn Độ hay không.

Việt Nam đã chính thức công bố việc mua 6 tàu ngầm điện diesel từ Nga vào năm 2009 và gần đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng đã lên tiếng xác nhận việc xây dựng hạm đội tàu ngầm trong khoảng 5-6 năm tới.

Hiện tại trong biên chế Hải quân Ấn Độ đang có 10 tàu ngầm điện diesel lớp Sindhughosh, đây là biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ của tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM.

Ông Uday Bhaskar, Giám đốc Viện Hải dương Commodore nhấn mạnh, Việt Nam là một đối tác chiến lược quan trọng của Ấn Độ, chúng tôi có nhiều điểm chung trong các vấn đề lịch sử. “Cả hai chúng tôi có rất nhiều vũ khí trang bị từ Nga, vì thế Ấn Độ có thể mang lại nhiều hỗ trợ kỷ thuật cho phía Việt Nam”, ông nói.

Trước đó trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony đến Việt Nam năm 2010, phía Ấn Độ đã cam kết tăng cường giúp đỡ Việt Nam hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân.

Trong đó có chương trình nâng cấp các chiến hạm có từ thời Liên Xô, cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, phía Ấn Độ đã chuyển giao cho Hải quân Việt Nam rất nhiều trang thiết bị kỹ thuật để nâng cấp các chiến hạm từ thời Liên Xô.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang