Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có buổi lên lớp truyền đạt một số nội dung trọng tâm cho Hội Cựu chiến binh các cấp tại Hội nghị học tập. Sáng 19/7, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi lên lớp truyền đạt một số nội dung trọng tâm Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội Cựu chiến binh các cấp tại Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức. Nội dung trọng tâm được Đại tướng Phùng Quang Thanh tập trung truyền đạt và giới thiệu đến các đại biểu là những chủ trương, giải pháp thể hiện trong các văn kiện và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững hòa bình ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Quá trình truyền đạt những nội dung cơ bản được đề cập trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã liên hệ sát với tình hình thực tiễn, nhấn mạnh những vấn đề mới, những yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay nhằm lý giải, làm rõ những chủ trương, giải pháp, giúp cho mỗi đại biểu có nhận thức đúng về từng vấn đề, từng sự việc cụ thể. Đại tướng Phùng Quang Thanh và các đại biểu dự hội nghị Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định: Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học… của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc với sức mạnh quân sự là đặc trưng, LLVT là nòng cốt. Theo đó, nền quốc phòng của ta là nền quốc phòng toàn dân, của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường để bảo vệ chế độ; bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ nhân dân và lợi ích quốc gia dân tộc. Đại tướng Phùng Quang Thanh dành thời gian phân tích sâu ví trí, ý nghĩa và vai trò quyết định sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và sự nghiệp xây dựng quân đội… Nhân dịp này, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng dành thời gian thông báo một số vấn đề thời sự, chính trị diễn ra gần đây trong nước, khu vực và trên thế giới; đồng thời khẳng định vai trò to lớn của Hội Cựu chiến binh nói chung, hội viên Hội Cựu chiến binh nói riêng đối với sự nghiệp xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; cũng như nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cường môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển đối với các nước trong khu vực và thế giới. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức mạnh quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức mạnh quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011
>> Sức mạnh quốc phòng là sức mạnh cả dân tộc
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
>> Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự 2011
Tạp chí Globalfire Power đã công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 50 nước trên thế giới. Trong đó, có 11 quốc gia lần đầu được đưa vào danh sách, gồm: Ethiopia, Thụy Sĩ, Bỉ, Yemen, Jordan, Algeria, Qatar, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Malaysia và Singapore. Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sức mạnh và chi tiêu cho quân sự, tuy nhiên các vị trí còn lại đã có nhiều thay đổi so với đánh giá của năm 2010. Những chương trình phát triển vũ khí và hiện đại hóa quân đội của chính phủ Nga đã làm tăng sự đánh giá của GFP về sức mạnh lực lượng vũ trang này. Theo ,đó Nga đã lấy lại vị trí thứ 2 từ tay Trung Quốc và đẩy Trung Quốc xuống vị trí thứ 3. Dù Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh cho quốc phòng, phát triển nhiều hệ thống vũ khí mới trong đó phải kể đến sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm tiêm kích J-20 và tàu sân bay Thi Lang sắp hoàn thành, tuy nhiên, GFP đánh giá khá thấp sức mạnh chiến đấu của PLA. Nếu đem so với bản đánh giá của năm 2009, vị trí của Ấn Độ tăng đến 4 bậc, cụ thể là Ấn Độ đã chiếm vị trí thứ 4 của Anh. Chương trình cắt giảm quốc phòng quy mô lớn của Anh đã đẩy sức mạnh quân sự và khả năng chiến đấu của đảo quốc sương mù xuống vị trí thứ 5. Cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh giá về sức mạnh quân sự của các nền kinh tế khu vực đồng euro. Những thành công gần đây của nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa sức mạnh quân sự của họ chiếm vị trí thứ 6 từ tay của Pháp. Pháp tụt xuống vị trí thứ 8, trong khi đó Đức tụt xuống đến vị trị thứ 13. Thậm chí Italy còn tụt xuống đến vị trí thứ 17. Bảng xếp hạng năm 2011 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền quân sự khu vực châu Á. Theo đó, Hàn Quốc đã leo lên vị trí thứ 7. Nhật Bản do ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần nên bị tụt xuống vị trí thứ 9. Bảng xếp hạng năm nay cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của Israel, so với năm 2009, Israel tăng đến 7 bậc từ vị trí thứ 17 lên vị trí thứ 10. Trong bảng xếp hạng năm nay khu vực ASEAN có 5 quốc gia, bao gồm Indonesia, Malaysia, Phillippine, Thái Lan, Singapore. Theo đánh giá của GFP, sức mạnh quân sự của Indonesia là cao nhất. Cụ thể Indonesia đứng ở vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng, tiếp theo là Thái Lan vị trí thứ 19. Phillippines ở vị trí thứ 23, Malaysia ở vị trí thứ 27, Singapore. Điều đáng nói, dù là quốc gia có chi tiêu cho quân sự lớn nhất khu vực ASEAN, nhưng GFP chỉ xếp Singapore ở vị trí thứ 41 về sức mạnh chiến đấu. Bảng danh sách của GFP dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau, thông qua các hợp đồng mua bán vũ khí, sự phát triển của các hệ thống vũ khí tại quốc gia sở tại, chi tiêu cho quân sự, quân số có trong biên chế, sức mạnh chiến đấu... Mặc dù GFP cho rằng bản đánh giá của họ là không thiên vị nhưng đây là một bản đánh giá mang nhiều tính chủ quan. Bởi vũ khí trang bị, chi tiêu cho quân sự, quân số không hoàn toàn đánh giá được hết năng lực chiến đấu của quân đội nước đó. Danh sách xếp hạng của GFP. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)