Nga luôn là một cường quốc trong lĩnh vực chế tạo các hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại và mạnh mẽ bậc nhất trên thế giới.
Hệ thống phòng thủ tầm ngắn Morfey Trong tương lai không xa, Nga sẽ sở hữu một hệ thống phòng thủ tên lửa mới hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới với 4 hệ thống tên lửa phân chia theo cự ly tác chiến như sau: Hệ thống Morfey, Vityaz, S-400, S-500 và sau S-500. Morfey với tầm bắn siêu ngắn 5 km. Theo cách gọi chính xác, Morfey là hệ thống phòng không di động tầm cực ngắn được phát triển từ năm 2007. Morfey sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2013. Theo các chuyên gia, việc triển khai các hệ thống Morfey sẽ diễn ra trôi chảy khi nguồn vốn đã được thông qua. Với tầm hoạt động hiệu quả trong khoảng 5km, Morfey được trang bị radar dạng antenna hình vòm có khả năng dò và bám theo mục tiêu trên góc mở 360 độ. “Nếu thiết kế không bị thay đổi, Morfey sẽ là một hệ thống phòng thủ “độc nhất vô nhị”, ông Ashurbeili – lãnh đạo Ủy ban phòng thủ không gian của Nga cho biết. Hệ thống phòng thủ tầm trung Vityaz Hệ thống Vityaz với cấu hình 10 ống phóng. Các ống phóng có thể chứa một tên lửa 9M96 hay bốn tên lửa 9M100. Ảnh mô hình Vityaz có khả năng vượt trội với 16 tên lửa cùng radar mới. “Vityaz “nên” được triển khai vào năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, quá trình này sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn”, ông Ashurbeili cho biết. Hệ thống phòng thủ tầm xa S-400 Hệ thống S-400 là lá chắn phòng thủ mạnh nhất hiện nay của Nga. S-400 chính là chiếc lá chắn vững chắc mà quân đội Nga vẫn đang tin tưởng sử dụng. Chỉ tính riêng lực lượng phòng thủ cho thủ đô Moscow đã sở hữu tới 2 trung đoàn S-400. Hệ thống S-400 có tầm xa khoảng 400km và độ cao lên tới 40-50km. Tùy theo mục tiêu mà S-400 có nhiều cách thiết lập đa dạng để hạ được cả các tên lửa đạn đạo, tên lửa phóng từ tàu ngầm cùng các chiến đấu cơ. Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược S-500 Khác với những hệ thống kể trên, S-500 được trang bị những tên lửa đánh chặn kích thước và trọng lượng rất lớn. Do vậy, hệ thống này phải sử dụng các tên lửa phụ để đẩy các đầu đạn. Kích thước đồng nghĩa với sức mạnh, S-500 được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ mạnh nhất hiện nay với khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.500km hoặc tiêu diệt đồng thời 10 tên lửa một lúc trong vòng bán kính 600km. Nhưng chi phí lớn khiến cho việc trển khai S-500 gặp nhiều khó khăn. Theo các thông tin mới nhất, hệ thống S-500 sẽ được triển khai để bảo vệ Moscow vào sau năm 2015. Sau S-500 sẽ là…? Trong tương lai, sơ đồ bố trí tên lửa phòng thủ của Nga sẽ nằm trên bầu trời. Tương lai của hệ thống tên lửa phòng thủ của Nga sẽ ở…trên trời. Các kỹ sư quân sự Nga đã bắt tay vào dự án thiết kế tên lửa phòng thủ di động đặt trên máy bay. Đây sẽ là một bước đột phá công nghệ lớn vì từ trước tới nay, những hệ thống phòng thủ tên lửa kềnh càng chỉ được đặt trên các bệ phóng di động trên mặt đất hoặc trên tàu chiến. “Sau S-500, các tên lửa phòng thủ của Nga sẽ không được đặt trên bộ hoặc trên biển. Và chúng tôi sẽ đặt tên lửa trên các máy bay, hệ thống này sẽ làm nhiệm vụ kiểm soát chiến trường, dò tìm mục tiêu và trực tiếp tấn công chúng”, ông Ashurbeili cho biết. Hệ thống liên hợp giữa Morfey, Vityaz, S-400, S-500 cung cấp cho quân đội Nga khả năng phòng thủ chống tên lửa hoàn thiện với tầm bảo vệ từ 5 tới 400km và độ cao từ 5m cho tới tận không gian. Đây cũng là cơ sở chủ đạo của tấm lá chắn bảo vệ lãnh thổ Nga trong vòng từ 20-25 năm tới. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn S- 500Project 971 Schuka-B. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn S- 500Project 971 Schuka-B. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011
>> Lưới phòng thủ tên lửa của Nga trong tương lai
Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011
>> Những 'quái vật nguyên tử' dưới biển của Hải quân Nga (kỳ 1)
Trong tình hình Bắc Cực đang nóng lên với những tranh chấp khó có thể giải quyết giữa Nga và các nước còn lại, lực lượng tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm nguyên tử của Nga luôn là phương tiện răn đe hữu hiệu.
Tàu ngầm nguyên tử do thám và nghiên cứu đại dương AS-16 thuộc lớp Kashalot. Toàn bộ thân của Kashalot làm bằng titan, giúp nó có khả năng lặn sâu đến 1.000 m với thủy thủ đoàn 36 người. Tuy có kích cỡ lớn (dài 69 m, rộng 7 m và cao 5,1 m, lượng giãn nước 1.390 tấn lúc nổi và 1.580 tấn khi lặn), nhưng tàu này chỉ có thể di chuyển với vận tốc tới 57,4 km mỗi giờ, nhờ một lò phản ứng hạt nhân nước áp lực (PWR). Ngoài một số thông số kỹ thuật cơ bản, hầu như không có thông tin nào về Kashalot được hé lộ. Một chiếc Kashalot cũng đã xuất hiện trên truyền hình Nga khi làm nhiệm vụ cứu hộ tàu Kursk trong vụ tai nạn ngày 12/8/2000. Chiếc Kashalot đầu tiên được hạ thủy năm 1982, cho đến nay chỉ có hai chiếc tàu ngầm lớp này còn hoạt động. 2. Project 1083.1 Paltus (Định danh NATO: Uniform) (*) Paltus là tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất trong quân đội Nga hiện nay. Nó có kích thước 60 x 5,1 x 7 (m) và lượng giãn nước 730 tấn khi lặn. Tương tự như Kashalot, Paltus cũng có nhiệm vụ là nghiên cứu biển sâu và tìm kiếm thông tin, vì thế khả năng lặn sâu cũng như tốc độ của Paltus tương tự Kashalot. Số lượng thủy thủ đoàn phục vụ trên một chiếc Paltus là 25 người. Chiếc Paltus duy nhất của quân đội Nga đang sử dụng có tên AS-12, được nhà máy Admiralteiskiye, St.Peterburg, đóng và hạ thủy năm 1991. Hiện chưa có hình ảnh nào của chiếc AS-12 được công bố, tuy nhiên, theo giới chuyên môn thì nó có hình dạng tương tự tàu ngầm tấn công diesel lớp Kilo. (*) Việc NATO gọi hai loại tầu ngầm Project 1083.1 Paltus và Project 1910 Kashalot cùng là Uniform vì rất khó phân biệt hai tàu ngầm này. 3. Project 945 Barracuda (Định danh NATO: Sierra) Sierra là một trong những lớp tàu ngầm tấn công chính của hải quân Liên Xô. Được kỹ sư N.E.Kvasha thiết kế từ tháng 3/1972 tại cục thiết kế 112 Lazurit, Sierra trang bị rất nhiều thiết bị hiện đại, như: các cảm biến mới, thiết bị triệt tiêu tiếng ồn, hệ thống thông tin liên lạc và đối kháng điện tử. Sierra đang đỗ tại cảng. Được thiết kế nhằm mục tiêu đánh bại loại tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ, Sierra hơn hẳn loại tàu ngầm này ở các thiết bị dò tìm sử dụng sóng điện từ cùng các hệ thống đối kháng điện tử. Để chống lại các thiết bị định vị bằng sóng âm, Sierra cũng trang bị thiết bị triệt tiêu tiếng vọng Cluster Guard trên thân. Trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650, loại PWR tương tự các tàu ngầm lớp Mike và Akula có công suất 190MW, Sierra có thể hoạt động 50 ngày liên tục với tốc độ tối đa lên tới 33,3 km mỗi giờ khi nổi hoặc 66,7 km mỗi giờ khi lặn. Vũ khí trang bị trên Sierra gồm có bốn ống phóng ngư lôi 533 mm, bốn ống phóng 655 mm, với 40 ngư lôi chứa trong khoang dùng để phóng các loại ngư lôi thông thường, như: SET-72, USET-80, rải mìn hoặc thậm chí là ngư lôi siêu khoang BA-111 Shkval (loại có tầm bắn 13 km và ứng dụng công nghệ siêu khoang để tốc độ có thể lên tới 560 km/h, tốc độ của ngư lôi thông thường như Mark 48 của Mỹ chỉ có 100 km mỗi giờ). Tàu ngầm nguyên tử Sierra đang hoạt động. Sierra được trang bị tên lửa chống hạm P-100 Oniks hoặc P-270 Moskit; tên lửa chống ngầm RPK-6, RPK-7 Vodopei... Mặc dù hiếm khi sử dụng đến nhưng Sierra còn được trang bị tên lửa phòng không 9K34 Strela-3, với tầm bắn 4,5 km. Với kích thước khá lớn, 112,7 x 12,3 x 9,5 (m), giãn nước 10.400 tấn khi lặn, lượng khí tài điện tử mang theo của Sierra lên đến 15 loại radar, cảm biến, cùng các thiết bị thông tin liên lạc khác nhau, cho phép tàu có khả năng sớm phát hiện, tấn công mục tiêu cũng như chống đỡ các đòn tấn công một cách hiệu quả. Do toàn bộ thân được làm bằng hợp kim titan nên giá thành của Sierra rất đắt. Vì thế, chỉ có bốn chiếc Sierra từng đưa vào hoạt động. Hiện còn ba chiếc phục vụ trong hải quân Nga. 4. Project 971 Schuka-B (Định danh NATO: Akula) Schuka-B, hay được biết đến nhiều hơn với tên NATO đặt cho là Akula, là loại tàu ngầm tấn công hiện đại nhất hiện nay của hải quân Nga. Nó được thiết kế đa nhiệm, có thể tấn công một nhóm tàu chiến của đối phương (đặc biệt là hàng không mẫu hạm) hoặc tấn công các căn cứ ven biển. Akula đang đỗ ở một quân cảng tại biển Baren. Thân tàu Akula dài 110 m và được thiết kế thành hai khoang riêng biệt. Trong đó, khoang trong cách khá xa khoang ngoài, cho phép tăng khả năng sống sót khi bị bắn trúng. Toàn bộ thân Akula được làm bằng một loại thép không nhiễm từ và chia làm 8 khoang riêng. Việc dùng thép để đóng thay cho hợp kim titan đắt đỏ đã khiến Akula được sản xuất với số lượng nhiều hơn hẳn các loại khác. Akula là loại tàu ngầm nguyên tử ít tiếng ồn nhất mà Nga từng chế tạo. Sự yên tĩnh đáng kinh ngạc của nó đã khiến tình báo phương Tây ngạc nhiên khi người Nga giới thiệu Akula lần đầu. Ngay cả khi Akula chạy với vận tốc tối đa thì tiếng ồn Akula phát ra cũng chỉ ngang như tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ chạy ở tốc độ chậm. Mô hình chi tiết tàu ngầm Akula. Tương tự Sierra, Akula cũng được trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650B công suất 190MW. Tuy nhiên, Akula còn có hai động cơ diesel công suất 500 kW để sử dụng trong những tình huống khẩn cấp. Vũ khí của Akula trang bị cũng tương tự Sierra với các loại ngư lôi cỡ 533 mm và 650 mm, tên lửa chống tàu RPK-6 và RPK-7 và tên lửa phòng không Igla-M. Có 12 chiếc Akula đã đóng nhưng chỉ có 10 chiếc được hoàn thành và hiện còn 8 chiếc Akula phục vụ trong Hải quân Nga. Hai chiếc Akula đang đóng dở với mức độ hoàn thành khoảng 60% được Ấn Độ đặt mua với giá hai tỷ USD. Dự kiến hai chiếc Akula mới này được trang bị tên lửa 3M54 Klub-S với tầm bắn 300 km. |
Nhãn:
Bắc Cực,
Hải quân Nga,
nato,
Project 1083.1 Paltus,
Project 1910 Kashalot,
Project 945 Barracuda,
S- 300,
S- 400,
S- 500Project 971 Schuka-B,
Tàu ngầm nguyên tử
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)