Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm nguyên tử

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm nguyên tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm nguyên tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

>> Akula - siêu tàu ngầm nguyên tử của Hải quân Nga

Tàu ngầm chiến lược Akula của Hải quân Nga được coi là tàu ngầm hạt nhân lớn nhất trên thế giới từng được chế tạo.

>> Hải quân Nga và giấc mộng tung hoành đại dương


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula thuộc project 971 (NATO định danh là Typhoon) do Cục thiết kế Rubin (Nga) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là loại tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới từng được chế tạo.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula có lượng giãn nước khi nổi khoảng 24.500 tấn và khi lặn là 48.000 tấn. Con số này lớn hơn gấp đôi tàu ngầm hạt nhân lớn nhất Hải quân Mỹ lớp Ohio.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula có chiều dài tới 175m. Trong ảnh là tàu Akula (bên phải) neo đậu cạnh tàu ngầm hạt nhân chiến lược project 667 Murena, có thể thấy rõ kích thước Akula lớn hơn rất nhiều.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Lớp Akula trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân OK-650 (công suất 190MW), 2 động cơ tuốc bin khí cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa 50km/h khi lặn, lặn sâu 400m, lặn liên tục 120 ngày trên biển. Với động cơ hạt nhân, Akula có thể di chuyển khắp thế giới, nó chỉ bị giới hạn bởi vấn đề lương thực thực phẩm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Akula được vận hành bởi 160 thủy thủ và sĩ quan.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Để đẩy con tàu 48.000 tấn di chuyển trên biển, Akula trang bị 2 chân vịt khổng lồ 7 lá.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điện tử trong tàu ngầm Akula.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí chiến lược của tàu ngầm Akula gồm 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa RSM-52. Trong ảnh là 4 giếng phóng chứa đạn tên lửa đạn đạo RSM-52.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa RSM-52 đạt tầm bắn tối đa 8.300km, mang phần chiến đấu MIRV (chứa 10 đầu đạn hạt nhân cỡ 100-200 kiloton). Trong ảnh là tàu ngầm Akula đang phóng tên lửa đạn đạo.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài tên lửa đạn đạo, tàu ngầm Akula còn trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm (phóng ngư lôi Type 53 và tên lửa hành trình chống ngầm RPK-2) và 2 ống phóng ngư lôi 650mm (phóng ngư lôi Type 65K và tên lửa hành trình chống ngầm RPK-7). Tàu còn có một hệ thống phòng không tầm thấp 9K38 Igla.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sức mạnh tàu ngầm Akula khủng nhất thế giới không chỉ tấn công mục tiêu mặt đất, nó còn đe dọa tàu ngầm đối phương và mục tiêu trên không.


(Báo Kiến Thức)

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

>> Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga trong sự kết hợp “8 + 8"


Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Nga, cho đến nay có tất cả 60 tàu ngầm, và sẽ được tăng cường thêm ba tàu ngầm hạt nhân mới trong năm nay.

Đây là tuyên bố mới nhất của Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Vladimir Vysotsky trong một cuộc phỏng vấn của RIA Novosti.

Theo ông, 3 tàu ngầm chiến lược sẽ được bàn giao trong năm nay là Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky lớp Borey (Project 955) và Severodvinsk - tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm đầu tiên của lớp Yasen (Project 885).

"Nhẽ ra việc đó phải được thực hiện trong năm 2011, nhưng do việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava cho Borey và tên lửa hành trình tầm xa mới cho Yasen mất quá nhiều thời gian cho nên việc bàn giao đã không thể diễn ra đúng kế hoạch" - Đô đốc nói.

Đồng thời, ông nhắc lại rằng vào đầu năm 2012, Hải quân Nga ra quyết định thay thế chương trình tàu ngầm lớp Lada (Project 677) bằng kế hoạch hiện đại hóa các tàu ngầm hiện có.

Theo đó, tàu ngầm diesel - điện lớp Lada dù đã hoàn thành thiết kế từ cuối năm 1990 nhưng sẽ không có chiếc nào được đưa vào phục vụ, bất chấp việc một số tàu cùng loại đang được thử nghiệm trong Hạm đội Baltic.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Akula


Ông Vysotsky cũng cho biết, tàu ngầm phi hạt nhân đầu tiên của Nga được trang bị với động cơ đẩy khí độc lập đầu tiên có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm vào năm 2014.

Hiện nay, tất cả các tàu ngầm của Nga đều sử dụng năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng diesel-điện.

Tương lai của hạm đội tàu ngầm hạt nhân trong sự kết hợp "8+8"

Việc tiếp nhận tàu ngầm chiến lược thế hệ thứ tư Yury Dolgoruky (lớp Borey, Project 955) trang bị tên lửa đạn đạo Bulava được coi như là sự khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới của lực lượng tàu ngầm Nga.

"Lễ bàn giao chính thức sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm nay tại nhà máy Sevmash ở Severodvinsk," - RIA Novosti dẫn lời chỉ huy hạm đội.

Theo kế hoạch, sẽ có tổng cộng 8 tàu ngầm lớp này được xây dựng (theo một số nguồn thông tin khác là 10 tàu).

Theo Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc Project 955 Borey (Gió phương Bắc) Yuri Dolgoruky đã được đưa vào biên chế của Hạm đội tại Vilyuchinsk thuộc bán đảo Kamchatka.

Cơ sở hạ tầng cho các đội tàu ngầm mới đã được chuẩn bị và kiểm tra bởi Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov vào đầu năm 2011.

Cho đến nay, nhà máy Sevmash đã hoàn thành việc xây dựng các tàu ngầm Borey được phát triển bởi Cục thiết kế kỹ thuật hải quân trung ương Rubin ở các mức độ khác nhau. Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky sẽ được bàn giao trong năm nay, còn George Monomakh vào năm 201.

"Trên thực tế, nhà máy đóng tàu Sevmash mới chỉ đang tiến hành giai đoạn đóng mới phần đầu tiên của chiếc tàu ngầm" - Tổng cục trưởng Tổng Cục thiết kế kỹ thuật hải quân trung ương Rubin và nhà máy Sevmash Andrew Dyachkov cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Dolphin


Vào cuối năm nay, lễ kéo cờ Andrew trên tàu ngầm đa nhiệm Severodvinsk (lớp Yasen, Project 885) sẽ chính thức được tiến hành tại Sevmash.

Sự khác biệt chủ yếu giữa các tàu thuộc Project mới chính là sự đa năng, đa nhiệm. Chúng không chỉ có khả năng tấn công tất cả các tàu chiến của đối phương, mà còn có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra ven biển.

Các tên lửa hành trình tiên tiến là Caliber và Onyx sẽ được đưa vào sử dụng trên các tàu ngầm mới này.

"Năm nay chúng tôi đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đầu tiên với tên lửa chống hạm Caliber. Trên thực tế, đối tượng các cuộc thử nghiệm không phải là tàu ngầm mà các hệ thống tên lửa (" Caliber và Onyx)," – Dyachkov nói.

Theo ông, việc thử nghiệm sẽ kéo dài đến cuối năm nay. "Tàu ngầm sẽ ra biển gần như cả năm để tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa, thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí," – Dyachkov cho biết.

Đến năm 2020, sẽ có 8 tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, Project 885 được xây dựng.

Theo Trung tâm mua bán vũ khí, cả thế giới có khoảng 450 lớp tàu ngầm khác nhau, 60 trong đó là của Nga.

"Trong số 60 tàu ngầm có khoảng 10 tàu ngầm năng lượng hạt nhân chiến lược, hơn 30 tàu ngầm hạt nhân đa năng, diesel và tàu ngầm cho các mục đích đặc biệt," - một đại diện cao cấp của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga cho biết.

Theo ông, các tàu ngầm hiện đang phục vụ trong hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương là Project 667 BDRM và Project 667 BDR (định danh NATO là Delta IV và Delta-III) sẽ được chuyển giao cho lực lượng hạt nhân chiến lược.

"Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới Project 941 Akula (NATO gọi là Typhoon) sẽ vẫn được giữ lại trong biên chế," - Đô đốc nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Borey


Ông nhắc lại rằng mới đây tàu ngầm Dmitry Donskoy (thuộc lớp Project 941 Akula) đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Buluva.

Trước đó, công ty đóng tàu Sevmash đã đề xuất sử dụng tàu ngầm Dmitry Donskoy thuộc dự án Typhoon làm công cụ để thử nghiệm vũ khí của các tàu ngầm khác.

Chỉ riêng việc để 3 tàu ngầm của dự án Typhoon không chìm hay phát nổ cũng ngốn khoảng 300 triệu rúp/năm.

Phần lớn tiền sẽ được chi cho Dmitry Donskoy, vì nó là chiếc duy nhất trong dự án Typhoon còn di chuyển được.

Kết quả là, tàu Dmitry Donskoy được thay đổi hệ thống phóng để thử nghiệm tên lửa Bulava, còn lại chiếc Arkhangelsk (Chúa tể của các thiên thần) và Severstal (Thép phương Bắc) sẽ được đưa đi thanh lý.

Các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm Project 949A (Antaeus, NATO gọi là Oscar-2), 971 (Shchuka-B, NATO gọi là Akula), và các tàu ngầm diesel-điện Project 877 (Paltus, NATO gọi là Kilo hoặc Varshavyanka) cũng đã được giới thiệu với Hải quân Nga.

Tương lai của tàu ngầm với động cơ đẩy khí độc lập

Hiện tại, Hải quân Nga chỉ mới có 1 tàu ngầm lớp Lada duy nhất mang tên Saint Petersburg thuộc biên chế Hạm đội biển Ban Tích đang trong quá trình chạy thử.

Theo lời ông A. Djachkov, trong khi chờ phiên bản nâng cấp xuất hiện, quá trình chạy thử của tàu ngầm Saint Petersburg sẽ tạm thời hoãn lại.

“Rubin đang hoàn tất các thông số kỹ thuật của biến thể nâng cấp dựa trên thông tin thu được trong giai đoạn tàu ngầm Saint Petersburg chạy thử.

Đồ án kỹ thuật của tàu ngầm lớp Lada nâng cấp sẽ hoàn thiện vào năm 2013”, ông A. Djachkov cho biết. Tuy nhiên, kết quả của các cuộc thử nghiệm chưa làm Hải quân hài lòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Lada


Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Vladimir Vysotsky đã thẳng thừng từ chối thông qua các tàu ngầm thuộc dự án này, và nhấn mạnh rằng chúng sẽ được nâng cấp thành một dự án mới với động cơ đẩy khí độc lập.

Các cuộc thử nghiệm đầu tiên của tàu ngầm phi hạt nhân với hệ thống động cơ đẩy khí độc lập cho Hải quân Nga có thể được tiến hành vào năm 2014, Vysotsky cho biết.

Dyachkov khẳng định rằng Rubin đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống như vậy. "Chúng tôi đã hoàn tất các bài thử nghiệm. Chúng tôi đã kiểm nghiệm và xác nhận các tính năng kỹ thuật khi sản xuất trực tiếp hydro trên tàu. Đề án này cho phép lưu trữ hydro trên tàu, giống như các tàu của Đức" – Dyachkov cho biết.

Khi này, các tàu ngầm sẽ sử dụng nhiên liệu diesel tiêu chuẩn mà không cần các dịch vụ phức tạp trên bờ.

Tàu ngầm hạt nhân và các nhiệm vụ “đặc biệt”

Số lượng và mục đích sử dụng các tàu ngầm là những bí mật quân sự. Cách đây 3 năm, Hải quân Nga vừa tiếp nhận một tàu ngầm diesel mới B-90 Sarov Project 20120.

Có giả thuyết cho rằng, bức màn bí mật xung quanh tàu ngầm diesel B-90 Sarov có thể liên quan đến các kế hoạch sử dụng tàu như là bệ thử nghiệm vạn năng để thử nghiệm các phản ứng hạt nhân mới.

Ngoài ra, Tàu ngầm hạt nhân Belgorod thuộc lớp Antei (project 949A) sẽ được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn RIA Novosti, Đô đốc Vladimir Vysotsky - Tư lệnh Hải quân Nga tiết lộ, “tàu ngầm nguyên tử Belgorod sẽ được hoàn thiện với tư cách như là một dự án đặc biệt, bởi nó sẽ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt”.

Belgorod được kỳ vọng sẽ thay thế vai trò đặc biệt của tàu ngầm nguyên tử Kursk nổi tiếng đã mất. Kursk là chiếc sau cùng trong thuộc project 949A Antei của Nga, được khởi đóng năm 1992, nhưng trong những năm 1990 công việc bị đình trệ.

Sau sự kiện tàu Kursk gặp nạn tháng 8/2000, công việc đóng tàu ngầm nguyên tử Belgorod lại được khôi phục.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kursk


Chọn lựa khó khăn của Hạm đội Baltic

Trong số bốn hạm đội của Nga, hiện chỉ có hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái Bình Dương được biên chế các tàu ngầm hạt nhận và sẽ tiếp tục được bổ sung thêm cá tàu ngầm mới.

Tất cả các tàu ngầm hạt nhân mới sẽ được đưa vào biên chế trong 2 hạm đội này. Hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận được tàu ngầm lớp Borey đầu tiên.

Hiện nay trong biên chế của Hạm đội các tàu ngầm chiến lược thuộc Project 667 BDR đã trở nên lỗi thời. Tàu ngầm Delfin (Project 667 BDRM), hiện đại hơn, đang phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc.

Hạm đội Biển Đen, theo tuyên bố của Đô đốc Alexander Fedotenkova, vào năm 2017 sẽ nhận được 6 tàu ngầm Project 636 (Dự án cải tiến 877), đã được khỏi đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg.

Các tàu ngầm này sẽ là nền tảng của lữ đoàn tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đen. Hiện trong biên chế của hạm đội này chủ yếu là các tàu Alrosa (Project 877).

Hạm đội Baltic đang gặp những khó khăn nhất định với các cuộc thử nghiệm của tàu ngầm St Petersburg. Hiện tại Hạm đội đang có 2 sự lựa chọn - hoặc là tiếp nhận các tàu ngầm Project 636, hoặc là chờ đợi một vài năm tới khi mà các tàu ngầm Project 677 Lada hoàn thành với hệ thống động cơ đẩy khí độc lập.

Một số tàu ngầm hạt nhân chiến lược chủ yếu của Nga

Trong số 8 tàu ngầm được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân chiến lược hàng đầu thế giới, Nga có tới 3 đại diện.

Akula 941 (NATO gọi là Typhoon)

Tốc độ (trên mặt nước) 12 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 25 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 500 m

Chế độ bơi tự động 180 ngày đêm

Ê kíp 160 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 28.500 tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 49.800 tấn

Chiều dài 172,8 m

Chiều rộng 23,3 m

Mướn nước trung bình 11,2 m

2 lò phản ứng hạt nhân ОК-650ВВ (OK-650VV) công suất 190 MW

2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực

Chân vịt 7 cánh quạt đường kính 5,55 m

2 động cơ Diesel АСДГ (ASDG) công suất 800 kW

Vũ khí

6 ngư lôi 533 mm

22 ngư lôi 53-65К (53-65K) , СЭТ-65 (SET-65), САЭТ-60М (SAET-60M), УСЭТ-80 (USET-80) hoặc tên lửa gắn thủy lôi Водопад (Vodopad)

20 tên lửa đạn đạo Р-39 (R-39)

8 tên lửa Igla

Borey 955

Tốc độ (trên mặt nước) 15 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 29 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 480 m

Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm

Ê kíp 107 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 14.720 tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 24.000 tấn

Chiều dài 160 m

Chiều rộng 13,5 m

Mướn nước trung bình 10 m

1 lò phản ứng hạt nhân ОК-650В (OK-650V) công suất 190 MW

Vũ khí:

6 ngư lôi TA 533 mm

16 tổ hợp tên lửa đối hạm Д-30 (D-30), tên lửa đạn đạo Р-30 Булава (R-30 Bulava)

Dolphin 667BDRM (NATO gọi là Delta-IV)

Tốc độ (trên mặt nước) 14 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 24 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 650 m

Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm

Ê kíp 140 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 11.740 tấn Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 18.200 tấn

Chiều dài 167,4 m

Chiều rộng 11,7 m

Mướn nước trung bình 8,8 m



2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW

2 tua-bin công suất 60.000 mã lực

2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW

2 động cơ Diesel công suất 460 kW

Động cơ diesel dự trữ công suất 325 mã lực

Vũ khí

4 ngư lôi 533 mm

16 tên lửa đạn đạo Р-29РМ.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

>> Tàu ngầm Trung Quốc lọt top 8


Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào top 8 tàu ngầm mạnh nhất thế giới do các chuyên gia quân sự Nga xếp hạng.

Hãng thông tấn vũ khí Nga Arms-expo vừa thực hiện bảng xếp hạng danh sách các loại vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại nhất trên thế giới, trong đó, các chuyên gia quân sự Nga đã so sánh hiệu quả của các tàu ngầm hạng nặng mang tên lửa đạn đạo chiến lược của tất cả các cường quốc quân sự.

Sau khi đánh giá và xếp hạng, các loại tàu ngầm của Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ đã lần lượt chiếm lĩnh các vị trí quan trọng.

Trong danh sách 8 loại tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất thế giới của 6 quốc gia, Mỹ vẫn là cường quốc số 1, trong khi đó, dù đứng ở vị trí số hai, nhưng Hải quân Nga lại có tới 3 đại diện tàu ngầm.

Điều bất ngờ nhất, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, Type-094 của Hải quân Trung Quốc đã được đánh giá khá cao và lọt vào vị trí số 7.


http://nghiadx.blogspot.com
Điểm xếp hạng các tàu ngầm SSBN do các chuyên gia Nga.
Các chuyên gia quân sự Nga xếp hạng các tàu ngầm này dựa trên 4 tiêu chí cơ bản, bao gồm:

Sức mạnh tấn công của tất cả các vũ khí trên tàu (số lượng đầu đạn, tầm bắn cực đại của tên lửa đạn đạo liên lục địa, độ chính xác tấn công mục tiêu).

Cấu trúc, các chỉ số hoàn hảo khi hoạt động (lượng giãn nước, các thông số về kích thước, hiệu suất, độ bền)

Độ tin cậy (thời gian thực hiện một loạt bắn tên lửa, thời gian giữa các loạt bắn liên tiếp, xác suất phóng thành công tên lửa, xác suất hỏng của hệ thống trên tàu).

Hiệu suất hoạt động (tốc độ di chuyển trên mặt nước và dưới nước, mức độ tự động hóa khi vận hành và khả năng hoạt động dài ngày).

Trước năm 1991, Ấn Độ tuy không tự chế tạo được tàu ngầm hạt nhân nhưng họ đã thuê của Liên Xô loại tàu ngầm tên lửa đa năng Project 670, riêng tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của họ, tàu INS Arihant vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chế tạo.

Vị trí của các tàu ngầm

Kết quả trong danh sách các tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mạnh nhất đã không có bất ngờ với sự chiếm lĩnh ngôi vị số một thuộc về loại tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ, đạt tổng số điểm 49,4.

Sau Mỹ là Nga với 3 đại diện tàu ngầm là tàu ngầm lớp Dolphin thuộc Project 667BDRM (NATO gọi là tàu ngầm lớp Delta IV) với tổng điểm 47,7.

Tàu ngầm Project 941, lớp Akula (định danh NATO là Typhoon) đạt 47,1 điểm và tàu ngầm Project 955 Borey đạt 41,7 điểm. Cả ba tàu ngầm này của Nga lần lượt xếp vị trí từ 2 đến 4.

Xếp thứ năm là tàu ngầm lớp Vanguard của Anh với 35,9 điểm. Tàu ngầm lớp Le Triomphant của Pháp đứng thứ sáu (33,4 điểm).

Đặc biệt, tàu ngầm Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào vị trí thứ 7 với tổng 30,1 điểm, số điểm này của Type-094 bỏ xa tàu ngầm INS Arihant của Ấn Độ xếp thứ 8 (17,7 điểm).

http://nghiadx.blogspot.com
Ohio vẫn luôn được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân số 1 thế giới.


Tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa chiến lược Ohio của Hải quân Mỹ luôn được xếp hạng cao nhất kể từ năm 2002 tới nay.

Tàu ngầm lớp Ohio có thể di chuyển với tốc độ 17 hải lý/h khi di chuyển trên mặt nước và đạt tới tốc độ 25 hải lý/h, khả năng hoạt động hiệu quả ở độ sâu 365 m, và có thể tới mức độ giới hạn là 550 m.

Tàu được biên chế 14 - 15 sỹ quan và 140 thủy thủ. Lượng giãn nước là 16.746 tấn khi nổi và 18.750 tấn khi chìm, chiều dài 170,7 m, rộng 12,8 m, và cao 11,1 m.

Tàu ngầm Ohio được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân được làm nguội bằng nước nén General Electric GE PWR S8G với hai động cơ turbine hơi (tổng công suất 60.000 mã lực), 2 động cơ turbine (mỗi động cơ có công suất 4 MW), một động cơ diesel (công suất 1,4 MW), một động cơ chân vịt dự trữ (công suất 325 mã lực). Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 24 tên lửa đạn đạo Trident IID5.

Tàu ngầm xếp hạng 2, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM có tốc độ di chuyển khi nổi là 14 hải lý/h và khi lặn là 24 hải lý/h (thấp hơn so với Ohio), tàu có thể hoạt động ở độ sâu 400 m, và độ sâu giới hạn là 650 m, khả năng hoạt động liên tục trên biển trong thời gian 90 ngày, thủy thủ đoàn 140 người, lượng giãn nước khi nổi là 11.740 tấn, khi lặn 18.200 tấn, chiều dài 167,4 m, rộng 11,7 m và cao 8,8 m.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Project 677BDRM của Hải quân Nga.


Tàu ngầm Project 667BDRM được trang bị kết hợp 2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW, 2 tua-bin công suất 60.000 mã lực, 2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW, 2 động cơ Diesel công suất 460 kW. Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 16 tên lửa đạn đạo R-29RM.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type-094) hiện vẫn đang là tàu ngầm hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Tàu có chiều dài 133 m, lượng choán nước khi nổi 8.000 tấn, khi lặn 9.000 tấn. Các đặc điểm khác vẫn chưa được công bố.

Vũ khí tấn công chủ lực của tàu là 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn tối đa từ 7.000 - 8.000 km cùng với 6 ống phóng ngư lôi 533 mm.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Bắn nhau trên tàu ngầm Anh



[BDV news] Cảnh sát Anh vừa bắt một thủy thủ trên tàu ngầm nguyên tử HMS Astute đang đỗ ở cảng Southampton sau khi anh này bắn chết một đồng nghiệp và làm một người khác bị thương nặng.

Giới truyền thông Anh cho hay, vụ nổ súng xảy ra khoảng 12h12 ngày 8/4 (giờ địa phương). Nghi phạm sử dụng súng trường SA80 để “nã” hai đồng nghiệp trước khi bị khống chế và bắt giữ.

Một nhân chứng kể lại rằng, anh nghe thấy 6 loạt đạn. Sau đó một đồng nghiệp bị trúng đạn chạy vọt qua người anh.

Theo một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh, một nạn nhân thiệt mạng ngay tại hiện trường, trong khi một người khác bị thương khá nặng. Bộ quốc phòng Anh thông báo là sẽ không công bố tên của hai nạn nhân cho tới khi gia đình họ được thông báo.

Người phát ngôn này cũng cho biết, nghi phạm là một thủy thủ làm nhiệm vụ canh gác tàu ngầm. Anh này vừa nhận súng từ kho vũ khí của tàu khi tới làm nhiệm vụ canh gác và dự kiến nhận ca trực thì xảy ra tranh cãi với một đồng nghiệp về việc sử dụng phòng vệ sinh. Ngay sau đó, sẵn có súng trên tay, anh khai hỏa về phía các đồng nghiệp.



Vụ nổ súng khiến một người thiệt mạng và một người khác bị thương.


Tàu ngầm HMS Astute hoạt động tại Scotland nhưng đang có chuyến "thăm" kéo dài 5 ngày tới Southampton. Con tàu có giá một tỷ bảng Anh này là một trong 11 tàu ngầm hạt nhân của Anh. Nó được trang bị ngư lôi Spearfish và tên lửa hành trình.

Tuy nhiên, con tàu gặp phải không ít biến cố trong sự nghiệp ngắn ngủi. Theo dự kiến, HMS Astute được đưa vào sử dụng năm 2005 nhưng thời hạn này bị lùi đến năm 2010, với khoản ngân sách vượt hàng triệu USD. Đến tháng 10/2010, HMS Astute lại đâm phải đá và bị mắc kẹt gần đảo Skye ngoài khơi bờ biển phía Tây của Scotland.




Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

>> Nga trang bị siêu tàu ngầm cho Hạm đội Thái Bình Dương



Itar-Tass dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Serdiukov ngày 28/2 cho biết, Nga sẽ biên chế chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược đầu tiên lớp Borey cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Theo lời Bộ trưởng Serdiukov, trên nền của bản doanh cũ Nga đã triển khai xây dựng bản doanh mới từ năm 2007 với hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật xã hội hoàn toàn mới.

Chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược đầu tiên thuộc dự án Borey mang tên Yuri Dolgoruki đã được hạ thủy vào ngày 12/2/2008 và đến nay vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.



Theo kế hoạch, cuối năm nay Nga sẽ chính thức trang bị chiếc tàu ngầm siêu hiện đại này cho Hạm đội Thái Bình Dương. Không loại trừ khả năng, tàu ngầm nguyên tử đầu tiên lớp Borey sẽ được trang bị luôn cả tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava khi chính thức đưa vào biên chế.

Chiếc tàu ngầm thứ hai thuộc dự án Borey mang tên Alexandr Nevski đã được hạ thủy vào ngày 13/122010. Dự kiến, chiếc tàu ngầm này sẽ được đưa vào biên chế sau 3-4 năm nữa kể từ khi chính thức hạ thủy.

Chương trình chế tạo vũ khí quốc gia của Nga trong giai đoạn 2011-2020 đã xác định sẽ nghiên cứu, chế tạo 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược thuộc dự án 955 để làm nòng cốt cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga sau năm 2018 và thay thế cho một số loại tàu ngầm đã cũ như tàu ngầm dự án 941 Akula, 667DR Kalmar và 667BDRM Delphin.

Tàu ngầm nguyên tử chiến lược lớp Borey đã được nghiên cứu, chế tạo tại phòng nghiên cứu, thiết kế Trung ương St.Peterburg mang tên Rubin. Tàu ngầm loại này sẽ được trang bị 16-20 bệ phóng trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava và 6 thiết bị phóng ngư lôi.

Tàu ngầm nguyên tử lớp Borey có lượng giãn nước 24.000 tấn và có khả năng hoạt động ở độ sâu 450 m, có thể hoạt động trong phạm vi rộng và đạt tới tốc độ 29 hải lý.

(tổng hợp vtc news)

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

>> Những 'quái vật nguyên tử' dưới biển của Hải quân Nga (kỳ 1)



Trong tình hình Bắc Cực đang nóng lên với những tranh chấp khó có thể giải quyết giữa Nga và các nước còn lại, lực lượng tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm nguyên tử của Nga luôn là phương tiện răn đe hữu hiệu.

Mặc dù lực lượng tàu ngầm nguyên tử của Nga đã bị cắt giảm đi rất nhiều, từ 197 chiếc năm 1985 còn 35 chiếc hoạt động hiện nay, nhưng vẫn là một hạm đội trong mơ với hầu hết quốc gia trên thế giới.

Lò phản ứng hạt nhân trong tàu ngầm hạt nhân không yêu cầu không khí khi vận hành, do đó tàu ngầm hạt nhân có khả năng lặn sâu dưới đáy biển hay hoạt động hàng tháng đến hàng năm trời phụ thuộc vào khả năng tích trữ oxy và thức ăn, nước uống cho thủy thủ đoàn. Do đó, đây thực sự là những con “quái vật” có khả năng thay đổi cả một cuộc chiến.

Tàu ngầm nguyên tử của Nga được thiết kế thành ba nhóm chính: Tàu tấn công dùng để tiêu diệt các tàu ngầm, tàu chiến khác của đối phương; tàu phóng tên lửa hành trình chiến thuật và tàu phóng tên lửa đạn đạo chiến lược.

Tàu ngầm tấn công hiện nay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga còn 14 chiếc, thuộc 5 lớp.

1. Project 1910 Kashalot (Định danh NATO: Uniform)
Kashalot không phải là một tàu ngầm tấn công đúng nghĩa. Nó thường không được trang bị vũ khí và chỉ làm những nhiệm vụ do thám, dò tìm hoặc nghiên cứu.





Tàu ngầm nguyên tử do thám và nghiên cứu đại dương AS-16 thuộc lớp Kashalot.

Toàn bộ thân của Kashalot làm bằng titan, giúp nó có khả năng lặn sâu đến 1.000 m với thủy thủ đoàn 36 người. Tuy có kích cỡ lớn (dài 69 m, rộng 7 m và cao 5,1 m, lượng giãn nước 1.390 tấn lúc nổi và 1.580 tấn khi lặn), nhưng tàu này chỉ có thể di chuyển với vận tốc tới 57,4 km mỗi giờ, nhờ một lò phản ứng hạt nhân nước áp lực (PWR).

Ngoài một số thông số kỹ thuật cơ bản, hầu như không có thông tin nào về Kashalot được hé lộ. Một chiếc Kashalot cũng đã xuất hiện trên truyền hình Nga khi làm nhiệm vụ cứu hộ tàu Kursk trong vụ tai nạn ngày 12/8/2000.

Chiếc Kashalot đầu tiên được hạ thủy năm 1982, cho đến nay chỉ có hai chiếc tàu ngầm lớp này còn hoạt động.

2. Project 1083.1 Paltus (Định danh NATO: Uniform) (*)
Paltus là tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất trong quân đội Nga hiện nay. Nó có kích thước 60 x 5,1 x 7 (m) và lượng giãn nước 730 tấn khi lặn.

Tương tự như Kashalot, Paltus cũng có nhiệm vụ là nghiên cứu biển sâu và tìm kiếm thông tin, vì thế khả năng lặn sâu cũng như tốc độ của Paltus tương tự Kashalot. Số lượng thủy thủ đoàn phục vụ trên một chiếc Paltus là 25 người.

Chiếc Paltus duy nhất của quân đội Nga đang sử dụng có tên AS-12, được nhà máy Admiralteiskiye, St.Peterburg, đóng và hạ thủy năm 1991. Hiện chưa có hình ảnh nào của chiếc AS-12 được công bố, tuy nhiên, theo giới chuyên môn thì nó có hình dạng tương tự tàu ngầm tấn công diesel lớp Kilo.

(*) Việc NATO gọi hai loại tầu ngầm Project 1083.1 Paltus và Project 1910 Kashalot cùng là Uniform vì rất khó phân biệt hai tàu ngầm này.

3. Project 945 Barracuda (Định danh NATO: Sierra)
 Sierra là một trong những lớp tàu ngầm tấn công chính của hải quân Liên Xô. Được kỹ sư N.E.Kvasha thiết kế từ tháng 3/1972 tại cục thiết kế 112 Lazurit, Sierra trang bị rất nhiều thiết bị hiện đại, như: các cảm biến mới, thiết bị triệt tiêu tiếng ồn, hệ thống thông tin liên lạc và đối kháng điện tử.


Sierra đang đỗ tại cảng.

Được thiết kế nhằm mục tiêu đánh bại loại tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ, Sierra hơn hẳn loại tàu ngầm này ở các thiết bị dò tìm sử dụng sóng điện từ cùng các hệ thống đối kháng điện tử. Để chống lại các thiết bị định vị bằng sóng âm, Sierra cũng trang bị thiết bị triệt tiêu tiếng vọng Cluster Guard trên thân.

Trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650, loại PWR tương tự các tàu ngầm lớp Mike và Akula có công suất 190MW, Sierra có thể hoạt động 50 ngày liên tục với tốc độ tối đa lên tới 33,3 km mỗi giờ khi nổi hoặc 66,7 km mỗi giờ khi lặn.

Vũ khí trang bị trên Sierra gồm có bốn ống phóng ngư lôi 533 mm, bốn ống phóng 655 mm, với 40 ngư lôi chứa trong khoang dùng để phóng các loại ngư lôi thông thường, như: SET-72, USET-80, rải mìn hoặc thậm chí là ngư lôi siêu khoang BA-111 Shkval (loại có tầm bắn 13 km và ứng dụng công nghệ siêu khoang để tốc độ có thể lên tới 560 km/h, tốc độ của ngư lôi thông thường như Mark 48 của Mỹ chỉ có 100 km mỗi giờ).


Tàu ngầm nguyên tử Sierra đang hoạt động.

Sierra được trang bị tên lửa chống hạm P-100 Oniks hoặc P-270 Moskit; tên lửa chống ngầm RPK-6, RPK-7 Vodopei... Mặc dù hiếm khi sử dụng đến nhưng Sierra còn được trang bị tên lửa phòng không 9K34 Strela-3, với tầm bắn 4,5 km.

Với kích thước khá lớn, 112,7 x 12,3 x 9,5 (m), giãn nước 10.400 tấn khi lặn, lượng khí tài điện tử mang theo của Sierra lên đến 15 loại radar, cảm biến, cùng các thiết bị thông tin liên lạc khác nhau, cho phép tàu có khả năng sớm phát hiện, tấn công mục tiêu cũng như chống đỡ các đòn tấn công một cách hiệu quả.

Do toàn bộ thân được làm bằng hợp kim titan nên giá thành của Sierra rất đắt. Vì thế, chỉ có bốn chiếc Sierra từng đưa vào hoạt động. Hiện còn ba chiếc phục vụ trong hải quân Nga.

4. Project 971 Schuka-B (Định danh NATO: Akula)
Schuka-B, hay được biết đến nhiều hơn với tên NATO đặt cho là Akula, là loại tàu ngầm tấn công hiện đại nhất hiện nay của hải quân Nga. Nó được thiết kế đa nhiệm, có thể tấn công một nhóm tàu chiến của đối phương (đặc biệt là hàng không mẫu hạm) hoặc tấn công các căn cứ ven biển.


Akula đang đỗ ở một quân cảng tại biển Baren.

Thân tàu Akula dài 110 m và được thiết kế thành hai khoang riêng biệt. Trong đó, khoang trong cách khá xa khoang ngoài, cho phép tăng khả năng sống sót khi bị bắn trúng.

Toàn bộ thân Akula được làm bằng một loại thép không nhiễm từ và chia làm 8 khoang riêng. Việc dùng thép để đóng thay cho hợp kim titan đắt đỏ đã khiến Akula được sản xuất với số lượng nhiều hơn hẳn các loại khác.

Akula là loại tàu ngầm nguyên tử ít tiếng ồn nhất mà Nga từng chế tạo. Sự yên tĩnh đáng kinh ngạc của nó đã khiến tình báo phương Tây ngạc nhiên khi người Nga giới thiệu Akula lần đầu. Ngay cả khi Akula chạy với vận tốc tối đa thì tiếng ồn Akula phát ra cũng chỉ ngang như tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ chạy ở tốc độ chậm.


Mô hình chi tiết tàu ngầm Akula.

Tương tự Sierra, Akula cũng được trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650B công suất 190MW. Tuy nhiên, Akula còn có hai động cơ diesel công suất 500 kW để sử dụng trong những tình huống khẩn cấp.

Vũ khí của Akula trang bị cũng tương tự Sierra với các loại ngư lôi cỡ 533 mm và 650 mm, tên lửa chống tàu RPK-6 và RPK-7 và tên lửa phòng không Igla-M.

Có 12 chiếc Akula đã đóng nhưng chỉ có 10 chiếc được hoàn thành và hiện còn 8 chiếc Akula phục vụ trong Hải quân Nga. Hai chiếc Akula đang đóng dở với mức độ hoàn thành khoảng 60% được Ấn Độ đặt mua với giá hai tỷ USD. Dự kiến hai chiếc Akula mới này được trang bị tên lửa 3M54 Klub-S với tầm bắn 300 km.
(RIA, VIT)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang