Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: phòng thủ tên lửa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn phòng thủ tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phòng thủ tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

>> So sánh AMD của Bush và AMD của Obama


“Lực lượng hạt nhân của Mỹ ngày nay và tương lai, có nhiệm vụ chính là tiến hành một cuộc tấn công đa dạng đầu tiên chống lại Nga hoặc Trung Quốc”...



...“Hệ thống phòng thủ tên lửa AMD, mà sẽ được triển khai, trong mọi hình thức, có giá trị, trước hết, trong một cuộc tấn công chứ không phải là bối cảnh phòng thủ”....

Đó là những kết luận quan trọng mà các nhà khoa học chính trị Mỹ đưa ra vào năm 2006 và là nền tảng thúc đẩy các ông chủ Nhà Trắng quyết tâm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên phạm vi toàn cầu, không ngoài mục đích tăng cường sự thống trị thế giới.

Đến nay có thể khẳng định, chính quyền Mỹ quyết tâm sẽ đi đến giai đoạn thứ năm, có thể chưa phải là giai đoạn cuối cùng của chương trình phòng thủ tên lửa của nước này.

Dù có sự thay đổi vị trí người đứng đầu Nhà Trắng từ George W. Bush sang Obama, nhưng bản chất của chương trình AMD vẫn không thay đổi. Hơn nữa, tên gọi trước đây của khái niệm “khu vực trận địa thứ 3” thích hợp để áp dụng cho kế hoạch của Barack Obama, trong khi vẫn duy trì sự tồn tại của trận địa phòng thủ tên lửa ở Alaska và California.

Sau đây là bài phân tích về hệ thống AMD đang được người Mỹ xây dựng của chuyên gia Valery Shatskaya:

Hiện nay, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ gồm các tên lửa GBI (Ground-Based Interceptor) phóng từ các xilo cố định đặt tại các bang Alaska và California, để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung. Đến cuối năm 2010 người Mỹ đã triển khai 31 tổ hợp tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 (*).

Đi cùng với đó là radar X-band biến thể trên biển hoạt động ở Thái Bình Dương đảm bảo cho các vụ phóng tên lửa thử nghiệm và các chiến dịch phòng thủ đang diễn ra. Ngoài ra, vào năm 1998, ở phía Bắc Na Uy đã triển khai radar chỉ thị sớm, nay đã được nâng cấp. Năm 2008, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ lên kế hoạch kết hợp hoạt động đồng thời trạm radar Globus-2 ở Na Uy với trạm radar ở Falingdeyls (Anh) trong khuôn khổ kế hoạch phòng thủ tên lửa cho châu Âu.

Tháng 9/2009, Obama công bố từ bỏ kế hoạch của chính quyền tiền nhiệm về việc triển khai 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một trạm radar phòng thủ tên lửa tại Cộng hòa Séc. Thay vào đó, ông này đề xuất một cấu trúc phòng thủ tên lửa mới, gồm hệ thống tên lửa di động trên biển và trên đất liền.

Theo khái niệm mới, các thành phần AMD đang được triển khai trên lãnh thổ một số nước châu Âu và trên biển sẽ được gộp vào một hệ thống rộng lớn hơn với tên gọi AMD châu Âu, hay AMD NATO. Và một lần nữa, theo tuyên bố của nhà chức trách Mỹ, hệ thống được xây dựng nhằm bảo vệ trước nguy cơ tên lửa từ Iran. Hệ thống này được xây dựng trong 4 giai đoạn (**).




http://nghiadx.blogspot.com
Biểu đồ mô phỏng các giai đoạn xây dựng hệ thống AMD Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Theo ổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, dự kiến trước năm 2018 hệ thống AMD Mỹ sẽ được đưa vào hoạt động, nhưng thực tế sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2012.


Hệ thống mới khác biệt ở tính cơ động, cho phép Mỹ nhanh chóng phản ứng với các nguy cơ đang nổi lên từ bất kỳ hướng nào.

Ngoài ra, so với kế hoạch của George W. Bush với tầm triển khai rộng khắp châu Âu hiện nay, Mỹ hướng đến việc hệ thống AMD châu Âu được xây dựng dưới sự bảo trợ của NATO, vì hai lý do: Thứ nhất để chia sẻ các chi phí tài chính giữa tất cả các thành viên tham gia trong hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, qua đó giảm bớt gánh nặng tài chính cho Mỹ hoặc để đảm bảo sự phụ thuộc tài chính của một số nước. Thứ hai, có thể áp đặt việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nhằm kiểm soát một tổ chức quốc tế, như NATO. Tuy nhiên, Mỹ cố tình che giấu mục đích này.

Ở Liên minh Châu Âu hiện nay thiếu vắng hệ hệ thống an ninh tập thể. Ngoài ra, còn có những bất đồng ý kiến làm cho các bên không thể xây dựng một chính sách đối ngoại chung và chính sách trong lĩnh vực phòng thủ. Bởi vậy, NATO vừa là cơ chế thực hiện các nhiệm vụ này, nhưng cũng vừa phải chịu sự lãnh đạo của Mỹ. Có thể, một vài nước (Pháp, Đức) vừa bị lôi cuốn vào việc xây dựng hệ thống an ninh Châu Âu, nhưng các nước nhỏ lại chỉ thiết tha với NATO. Trong bối cảnh như vậy, hệ thống AMD đối với Mỹ là nền tảng tác động lên Châu Âu.

(*) Từ năm 2002 đến cuối năm 2010 hệ thống AMD của Mỹ đã bao gồm các thành phần sau:

- 30 tên lửa chống tên lửa tầm xa phóng từ mặt đất để bảo vệ lãnh thổ
- Khu trục hạm với hệ thống Aegis
- Tên lửa đánh chăn “Standart-3” trang bị trên khu trục hạm với hệ thống Aegis
- Hệ thống radar đã được hiện đại hoá Cobra Dane đặt trên đảo Aleutian
- Nâng cấp các radar cảnh báo sớm (Beale Air Force Base, California; Falingdeyls, Vương quốc Anh, và Tula, Greenland)
- 7 tổ hợp radar di động X-band, với một hệ thống đã được triển khai tại Israel và một hệ thống tại Nhật Bản

(**) 4 giai đoạn xây dựng AMD:

• Giai đoạn 1, đến cuối năm 2011, triển khai một số hệ thống chống tên lửa để bảo vệ chống lại các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Xem xét vị trí triển khai tại Địa Trung Hải các tàu khu trục Aegis và tên lửa đánh chặn Standart-3 mod.1A, ngoài ra, radar AMD ở châu Âu, dự định không chỉ để cung cấp thông tin cho tên lửa của hệ thống đặt trên tàu chiến, mà còn cho tên lửa ở hai vị trí triển khai trên lãnh thổ Mỹ.

• Giai đoạn 2, đến năm 2015, xem xét triển khai các tên lửa đánh chặn biến thể hoàn thiện hơn SM-3 mod.1V và các phương tiên thông tin bổ sung. Giai đoạn này bao gồm việc triển khai các tổ hợp tên lửa chống tên lửa trên mặt đất trên cơ sở các tên lửa Standard-3 ở Nam Âu nhằm hỗ trợ bổ sung cho các hệ thống trên biển.

• Giai đoạn 3, đến năm 2018, dự kiến triển khai ở Bắc Âu một tổ hợp tên lửa tương tự như ở Nam Âu. Trong trường hợp này dự định sẽ trang bị cho các hệ thống mặt đất và trên tàu chiến các hệ thống Aegis với tên lửa đánh chặn Standart mod.2A.

• Giai đoạn 4, đến năm 2020, có nghĩa là đạt được các tính năng bổ sung để bảo vệ an toàn lãnh thổ Mỹ trước các ICBM được phóng đi từ Trung Đông. Trong thời gian này, sẽ có sự xuất hiện của SM-3 2V. Ngoài ra, giai đoạn này còn bao gồm việc hiện đại hoá các thành phần AMD đã triển khai từ các giai đoạn trước đó.

Đến cuối tài khóa 2011, cấu trúc hệ thống AMD bao gồm:

- 23 tàu chiến trang bị hệ thống Aegis có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, và có thể giám sát và theo dõi tên lửa tầm xa.
- 30 tổ hợp tên lửa đánh chặn trên mặt đất, đã được triển khai tại Alaska và California
- 87 tên lửa đánh chặn trên biển Standart-3 để đánh chặn tên lửa tầm trung
- 72 tên lửa chống tên lửa Standart-2 để đánh chặn phạm vi cuối của quá trình bay của tên lửa đạn đạo đối phương
- 2 tổ hợp THAAD
- 18 tên lửa đánh chặn THAAD
- 6 hệ thống radar AN/TPY-2
- 56 tổ hợp PAC-3
- 903 tên lửa đánh chặn PAC-3

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

>> Lưới phòng thủ tên lửa của Nga trong tương lai



Nga luôn là một cường quốc trong lĩnh vực chế tạo các hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại và mạnh mẽ bậc nhất trên thế giới.


Hệ thống phòng thủ tầm ngắn Morfey

Trong tương lai không xa, Nga sẽ sở hữu một hệ thống phòng thủ tên lửa mới hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới với 4 hệ thống tên lửa phân chia theo cự ly tác chiến như sau: Hệ thống Morfey, Vityaz, S-400, S-500 và sau S-500.

http://nghiadx.blogspot.com
Morfey với tầm bắn siêu ngắn 5 km.

Theo cách gọi chính xác, Morfey là hệ thống phòng không di động tầm cực ngắn được phát triển từ năm 2007. Morfey sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2013. Theo các chuyên gia, việc triển khai các hệ thống Morfey sẽ diễn ra trôi chảy khi nguồn vốn đã được thông qua.

Với tầm hoạt động hiệu quả trong khoảng 5km, Morfey được trang bị radar dạng antenna hình vòm có khả năng dò và bám theo mục tiêu trên góc mở 360 độ.

“Nếu thiết kế không bị thay đổi, Morfey sẽ là một hệ thống phòng thủ “độc nhất vô nhị”, ông Ashurbeili – lãnh đạo Ủy ban phòng thủ không gian của Nga cho biết.

Hệ thống phòng thủ tầm trung Vityaz


http://nghiadx.blogspot.com

Hệ thống Vityaz với cấu hình 10 ống phóng. Các ống phóng có thể chứa một tên lửa 9M96 hay bốn tên lửa 9M100. Ảnh mô hình
Vityaz có khả năng vượt trội với 16 tên lửa cùng radar mới.


“Vityaz “nên” được triển khai vào năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, quá trình này sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn”, ông Ashurbeili cho biết.

Hệ thống phòng thủ tầm xa S-400

http://nghiadx.blogspot.com

Hệ thống S-400 là lá chắn phòng thủ mạnh nhất hiện nay của Nga.

S-400 chính là chiếc lá chắn vững chắc mà quân đội Nga vẫn đang tin tưởng sử dụng. Chỉ tính riêng lực lượng phòng thủ cho thủ đô Moscow đã sở hữu tới 2 trung đoàn S-400.

Hệ thống S-400 có tầm xa khoảng 400km và độ cao lên tới 40-50km. Tùy theo mục tiêu mà S-400 có nhiều cách thiết lập đa dạng để hạ được cả các tên lửa đạn đạo, tên lửa phóng từ tàu ngầm cùng các chiến đấu cơ.

Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược S-500

Khác với những hệ thống kể trên, S-500 được trang bị những tên lửa đánh chặn kích thước và trọng lượng rất lớn. Do vậy, hệ thống này phải sử dụng các tên lửa phụ để đẩy các đầu đạn.

Kích thước đồng nghĩa với sức mạnh, S-500 được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ mạnh nhất hiện nay với khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.500km hoặc tiêu diệt đồng thời 10 tên lửa một lúc trong vòng bán kính 600km.

Nhưng chi phí lớn khiến cho việc trển khai S-500 gặp nhiều khó khăn. Theo các thông tin mới nhất, hệ thống S-500 sẽ được triển khai để bảo vệ Moscow vào sau năm 2015.

Sau S-500 sẽ là…?

Trong tương lai, sơ đồ bố trí tên lửa phòng thủ của Nga sẽ nằm trên bầu trời.
http://nghiadx.blogspot.com

Tương lai của hệ thống tên lửa phòng thủ của Nga sẽ ở…trên trời.


Các kỹ sư quân sự Nga đã bắt tay vào dự án thiết kế tên lửa phòng thủ di động đặt trên máy bay. Đây sẽ là một bước đột phá công nghệ lớn vì từ trước tới nay, những hệ thống phòng thủ tên lửa kềnh càng chỉ được đặt trên các bệ phóng di động trên mặt đất hoặc trên tàu chiến.

“Sau S-500, các tên lửa phòng thủ của Nga sẽ không được đặt trên bộ hoặc trên biển. Và chúng tôi sẽ đặt tên lửa trên các máy bay, hệ thống này sẽ làm nhiệm vụ kiểm soát chiến trường, dò tìm mục tiêu và trực tiếp tấn công chúng”, ông Ashurbeili cho biết.

Hệ thống liên hợp giữa Morfey, Vityaz, S-400, S-500 cung cấp cho quân đội Nga khả năng phòng thủ chống tên lửa hoàn thiện với tầm bảo vệ từ 5 tới 400km và độ cao từ 5m cho tới tận không gian. Đây cũng là cơ sở chủ đạo của tấm lá chắn bảo vệ lãnh thổ Nga trong vòng từ 20-25 năm tới.


Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

>> Báo Nga: Việt Nam đầu tư mạnh cho phòng không




Việt Nam sẽ đầu tư mạnh cho mua sắm và hiện đại hóa hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa giai đoạn 2011-2014.
Hãng tin Armstrade (Nga) cho biết: Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng phòng không Việt Nam đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng thông qua, cùng với hải quân, không quân sẽ là những lực lượng được ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch tiến thẳng lên hiện đại hóa.

Theo đó, Việt Nam sẽ đầu tư mạnh cho việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, các hệ thống phòng không tầm xa nâng cấp của hệ thống S-300, cùng với một vài hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới của Nga, đồng thời, nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không được chuyển giao từ thời Liên Xô.



Dàn tên lửa S-300 của Việt Nam được nhập khẩu từ Nga: Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10m.
Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga nhận định rằng, việc ký kết các hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa phòng không mới sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2011-2014.

TSAMTO cũng đưa ra bản nhận định về thị trường vũ khí của Nga giai đoạn 2011-2014. Trong đó tập trung nhấn mạnh đến thị trường tên lửa phòng không của Nga. Theo đó, giai đoạn 2011-2014, Nga sẽ bán ra toàn cầu khoảng 254 đơn vị tên lửa phòng không các loại, với giá trị khoảng 5,1 tỷ USD dù các đơn hàng cung cấp 16 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1 cho Libya và các hợp đồng xuất khẩu tên lửa cho Syria, Yemen bị gián đoạn bởi những bất ổn chính trị và lệnh cấm của Liên Hợp Quốc áp đặt lên các quốc gia này. Trong thời gian tới các hợp đồng này nhiều khả năng sẽ không thực hiện được. Bù lại Nga đã có thêm các thị trường mới như Brazil, Arab Saudi.

Cùng với đó là kế hoạch hiện đại hóa lực lượng phòng không của Venezuela, Algeria, Ấn Độ, Georgia. Đặc biệt là kế hoạch hiện đại hóa lực lương phòng không của Việt Nam.

Trong danh sách các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa xuất khẩu, S-300/S-400 của Nga cùng với Patriot PAC-3 và THAAD của Mỹ sẽ là hai đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường vũ khí phòng không thế giới.

TSAMTO cũng đánh khá cao những nỗ lực tham gia thị trường xuất khẩu của hệ thống tên lửa FT-2000 biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 do Trung Quốc sao chép từ S-300 của Nga. Giá cả chính là điểm mạnh của hệ thống tên lửa do Trung Quốc sản xuất.

Cùng với nỗ lực giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không Aster-30 của châu Âu, hiện tại FT-2000 của Trung Quốc cùng với S-300 của Nga, Patriot PAC-3 của Mỹ, Aster-30 của châu Âu đang tham gia đấu thầu cho chương trình cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù có sự sụt giảm về giá trị, song giai đoạn 2011-2014, Nga tiếp tục dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Vị trí thứ 2 thuộc về Mỹ, trong giai đoạn 2011-2014, Mỹ sẽ xuất khẩu khoảng 103 hệ thống tên lửa phòng không với giá trị 6,5 tỷ USD. Như vậy, Nga sẽ dẫn đầu thế giới về số lượng xuất khẩu trong khi đó Mỹ sẽ dẫn đầu về giá trị xuất khẩu.

[BDV news]


Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Mỹ tăng số lượng hệ thống phòng không



[BDV news]Chiến dịch quân sự tại Libya đã làm nóng thị trường vũ khí thế giới, đặc biệt là thị trường tên lửa phòng không.


Ngày 31/3/2011, Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ MDA đã ký kết một bản hợp đồng cung cấp 6 tổ hợp tên lửa phòng không di động THAAD (Theatre High Altitude Area Defense) với công ty Lockheed Martin.

Tổng trị giá của bản hợp đồng lên tới 694,9 triệu USD. Dự kiến đến năm 2013 Quân đội mỹ sẽ đưa vào biên chế cho lực lượng phòng không hệ thống tên lửa di động hiện đại này.

Hiện nay trong biên chế của Quân đội Mỹ có hai tổ hợp THAAD với tên gọi Alpha. Trong đó, tổ hợp Alpha thứ nhất được biên chế cho Trung đoàn phòng không số 4, Tổ hợp Alpha thứ hai được biên chế Trung đoàn phòng không số 2 có căn cứ tại Fort Bliss bang Texas.

Tổ hợp THAAD bao gồm 3 bệ phòng với 24 tên lửa cùng với một hệ thống chỉ huy và hệ thống rađa band-X.



Tên lửa phòng không của hệ thống THAAD rời bệ phóng.


Tổ hợp THAAD thực hiện theo nguyên tắc tấn công trực tiếp các mục tiêu tên lửa, có khả năng trao đổi thông tin với các tổ hợp tên lửa đạn đạo bao gồm Aegis, tên lửa phòng không Patriot PAC-2 và PAC-3.

Hệ thống phòng thủ THAAD được mệnh danh là "nỗi khiếp sợ" của tên lửa. Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm thấp, tầm trung như tên lửa Scud. Ngoài ra, THAAD cũng có khả năng tấn công lại các tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Do khả năng của của hệ thống Patriot PAC-2 và PAC-3 đã không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tiên tiến, Quân đội Mỹ đã đưa ra đề xuất chính thức cho việc chế tạo hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới THAAD. Lockheed Martin được lựa chọn cho sự phát triển hệ thống phòng thủ tiên tiến THAAD.

THAAD là một phần của một mạng lưới phòng thủ tên lửa ba lớp. Trong đó, lớp phòng thủ thứ nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Nếu lớp thứ nhất không ngăn chặn được thì đến hệ thống đánh chặn THAAD và lớp cuối cùng là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn Patriot PAC-2 và PAC-3.

Hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD có một phạm vi hoạt động khoảng 150-200 km và có thể đạt đến độ cao 25 km. Trong giây đầu tiên sau khi được phóng tên, lửa sẽ xoay vòng và sau đó mới tấn công mục tiêu.


THAAD là một phần của một mạng lưới phòng thủ tên lửa ba lớp.


Xe gắn bệ phóng THAAD gắn trên xe tải hạng nặng Oshkosh M1120 LHS có tính cơ động cao, mỗi xe có thể được mang được 8 ống phóng tên lửa, tên lửa có chiều dài 6,17 m, đường kính 0,34 m trọng lượng của tên lửa là 900 kg, vận tốc tối đa lên tới 100 km/h.

Xe được trang bị một động cơ diesel Detroit 8V92TA với công suất tối đa 450 mã lực.

Biên chế đủ của một đơn vị THAAD bao gồm một radar, một trung tâm kiểm soát-điều khiển và 4 xe phóng tên lửa.



Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Israel triển khai hệ thống 'vòm sắt'



[BDV news] Trước sự gia tăng của các vụ phóng tên lửa từ dải Gaza, Israel sẽ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome đầu tiên ở miền Nam Israel vào tuần tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak cho biết trong chuyến thăm đến khu vực căng thẳng trên dải Gaza “Tôi yêu cầu quân đội triển khai nhanh khẩu đội tên lửa Iron Dome đầu tiên đến khu vực này để thử nghiệm hoạt động”.

Quyết định được đưa ra sau một loạt các vụ phóng tên lửa của các phiến quân tới từ dải Gaza trong những ngày gần đây và có một số tên lửa rơi khá sâu vào lãnh thổ Israel.

Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa, đạn pháo từ dải Gaza và Lebanon. Việc triển khai hệ thống liên tiếp bị trì hoãn do ê kíp trắc thủ điều khiển hệ thống cần được đào tạo thêm. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng hệ thống quá tốn kém so với mục đích của nó.

Hệ thống Iron Dome, được sản xuất bởi Tập đoàn Rafael, là hệ thống phòng không cao cấp được thiết kế để đánh chặn tên lửa và đạn pháo ở cự ly từ 4-70km.

Cấu hình của hệ thống bao gồm, xe đài radar tìm kiếm mục tiêu được trang bị phần mềm kiểm soát dữ liệu mục tiêu rất hiện đại, ba xe phóng với 20 tên lửa mỗi xe. Hệ thống được trang bị tên lửa đánh chặn Tamir với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao.



Iron Dome thử nghiệm đánh chặn rocket.

Bộ trưởng Barak cho biết, hệ thống mới được triển khai ở giai đoạn thử nghiệm, sẽ phải mất nhiều năm để hệ thống có thể phát huy tối đa năng lực bảo vệ của mình.

Hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo biên giới với Hamas tại dãi Gaza, nơi các chiến binh đã bắn rất nhiều các tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008.

Hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong một cuộc chiến tranh vào năm 2006.

Mỗi năm, Israel phải hứng chịu hàng ngàn quả tên lửa và đạn pháo được bắn từ dãi Gaza. Theo thông tin từ tình báo Israel, Hezbollah đang sở hữu kho vũ khí có hơn 40.000 quả tên lửa tầm ngắn. Chính những sự kiện đó đã thúc đẩy sự ra đời của hệ thống Iron Dome.

Cũng trong tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Quốc hội thông qua khoản ngân sách tài trợ 250 triệu USD cho Israel để phát triển Iron Dome. Hàng năm Israel nhận được khoản tài trợ khoảng 3 tỷ USD cho các hoạt động quân sự.

Hệ thống tiếp theo đang được phát triển và thử nghiệm là hệ thống tên lửa đánh chặn tầm trung David's Sling.

Với các hệ thống hiện có và đang được nâng cấp như hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa Arrow-III, Israel đang tham vọng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng nhiều lớp.


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Nga sẽ tăng sản xuất tổ hợp tên lửa lên gấp đôi



[vtc news]Ria Novosti dẫn lời Thủ tướng Nga Vladimir Putin trong hội nghị phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng ngày 21/3 cho biết, bắt đầu từ năm 2013 Nga sẽ tăng cường sản xuất số lượng các tổ hợp tên lửa lên gấp đôi so với hiện nay.

Theo ông Putin, dự trù kinh phí để sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa từ nay cho tới năm 2020 sẽ mất khoảng 77 tỷ rúp trích từ nguồn ngân sách cho chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020. “Quân đội Nga sẽ được trang bị những loại vũ khí tên lửa mới nhất, tối tân nhất ở tất cả các cấp (chiến lược, chiến dịch và chiến thuật), trong đó đáng chú ý có tổ hợp tên lửa Yars, Bulava và Iskander-M” – tuyên bố của Thủ tướng Putin.




Trong khuôn khổ chương trình sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa, Chính phủ Nga dự định sẽ chi 15 tỷ rúp để phát triển để đầu tư cho các xưởng sản xuất, trong đó 9,6 tỷ rúp sẽ chi cho nhà máy Votkinsk, nhà sản xuất tên lửa đạn đạo.

Phần kinh phí còn lại sẽ đầu tư cho chương trình hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng mà dự án của nó sẽ được Bộ Quốc phòng thông qua trong một vài tháng tới.

Theo chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020 thông qua ngày 31/12/2010 với tổng kinh phí 19 tỷ rúp, dự kiến đến năm 2020 Nga sẽ mua khoảng 100 tàu ngầm và tàu nổi mặt nước, 600 máy bay chiến đấu, 1.000 máy bay trực thăng, 56 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-400, 10 tiểu đoàn S-500, 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử dự án 955 Borey, 10 lữ đoàn tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M và hàng loạt vũ khí trang bị khác.


Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Mỹ chuẩn bị phóng vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa



Defese Aerospace ngày 9/3 đưa tin, Không quân Mỹ phối hợp với Hãng Lockheed Martin đang chuẩn bị phóng vệ tinh đầu tiên thuộc hệ thống cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa đạn đạo của đối phương SBIRS lên quỹ đạo địa tĩnh.

Vệ tinh đầu tiên GEO-1 thuộc hệ thống SBIRS (Space Based Infrared System) đã được đưa đến sân bay vũ trụ Canaveral để chuẩn bị phóng lên không gian dự kiến diễn ra vào đầu tháng 5/2011 với sự trợ giúp của tên lửa phóng Atlas V.

Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo hệ thống SBIRS 2 lớp vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Theo kế hoạch ban đầu, dự án này sẽ kết thúc vào năm 2010. Tuy nhiên sau đó thời hạn này đã bị chậm lại mất 1 năm.

Vào tháng 8/2008 Không quân Mỹ đã chấp nhận cho vệ tinh GEO-1 cùng các thành tố mặt đất có liên quan đến hệ thống cảnh báo sớm sự tấn công của tên lửa đối phương đưa vào khai thác thử nghiệm.





Theo kế hoạch của Mỹ, hệ thống SBIRS sẽ bao gồm 24 vệ tinh GEO triển khai ở tầm thấp để hình thành tầng thấp của hệ thống SBIRS, 5 vệ tinh GEO-1 sẽ triển khai ở tầm cao để hình thành tầng cao.

Hiện nay ở tầng cao đang có hai vệ tinh mang thiết bị của SBIRS hoạt động khá hiệu quả. Các vệ tinh này đã được phóng vào các năm 2006 và 2008.

Ngoài khả năng phát hiện và cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa đạn đạo của đối phương, hệ thống SBIRS còn có khả năng phân biệt đầu đạn tác chiến và các mục tiêu giả, từ đó đưa ra chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực tiêu diệt, đồng thời SBIRS còn có khả năng tiến hành trinh sát chiến trường trong dải tần hồng ngoại.

(bdv news)

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> Lá chắn tên lửa của Mỹ



Đối phó với mối đe dọa từ những quốc gia được coi là 'cứng đầu', Mỹ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng có thể bắn hạ 'đồng nhiệm' của địch ở mọi giai đoạn bay, từ khởi tốc, giữa đến cuối.

Đánh chặn tên lửa ở giai đoạn khởi tốc: 3-5 phút
 1. Hệ thống vũ khí laser bố trí trên máy bay ABL (Airborne Laser - ABL)




Hệ thống vũ khí laser bố trí trên máy bay ABL

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (Missile Defense Agency - MDA) của Mỹ đang trang bị cho máy bay Boeing 747-400F các sensor hồng ngoại và một thiết bị laser năng lượng cao ở mũi máy bay, có khả năng tiêu diệt tên lửa trong những phút đầu tiên, sau khi được phóng. Lần thử nghiệm đầu tiên dự kiến thực hiện trong năm 2009.


Các giai đoạn bay của tên lửa đạn đạo.

2. Tên lửa đánh chặn động năng (Kinetic Energy Interceptor - KEI)

KEI đáp ứng yêu cầu của Lầu Năm góc về triển khai một hệ thống đánh chặn cơ động trên mặt đất. Bệ phóng đặt trên xe phóng tên lửa dài khoảng 10m, có tốc độ đủ lớn để tiêu diệt tên lửa đường đạn đang bay lên. Các vụ thử nghiệm bay bắt đầu vào năm 2009 và kết thúc năm 2011.

Giai đoạn bay giữa: Đến 20 phút
3. Hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn Aegis (Aegis Ballistic Defense) triển khai trên tàu chiến


Hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn Aegis

Trong các đoạn đầu và cuối của giai đoạn bay giữa, tên lửa đạn đạo sẽ nằm trong tầm bắn của các tên lửa đánh chặn 4 tầng, dẫn bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS phóng từ các chiến hạm của Hải quân Mỹ. Các radar trên tàu còn có thể bám các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) để dẫn các tên lửa đánh chặn bố trí ở Alaska và California.

4. Tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất (Ground - Based Interceptor - GBI)


Tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất

GBI là hệ thống phòng thủ tên lửa duy nhất có thể tiêu diện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở giai đoạn bay giữa. Khi thoát ly tầng khí quyền, tên lửa GBI 3 tầng phóng ra một đầu đạn nhỏ - đầu đạn này sẽ bám và sau đó lao thẳng vào đầu đạn của tên lửa đường đạn đang bay đến.

Giai đoạn bay cuối: 30 giây đến 1 phút
5. Hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 (Patriot Advanced Capability-3)


Hệ thống tên lửa phòng không PAC-3

Các biến thể đầu của hệ thống tên lửa phòng không Patriot được sử dụng để tiêu diệt máy bay, còn các biến thể nâng cấp được thiết kế để đối phó với tên lửa đạn đạo. Hệ thống PAC-3 đang được triển khai tại các căn cứ quân sự Mỹ và tham gia bảo vệ các quốc gia đồng minh của Mỹ. Các tên lửa của PAC-3 nhận dạng mục tiêu bằng radar và có tầm bắn dánh chặn tên lửa 15-45 km.

6. Hệ thống phòng thủ tên lửa độ cao lớn giai đoạn cuối THAAD (Terminal High Altitude Area Defense)


Hệ thống phòng thủ tên lửa độ cao lớn

THAAD sẽ là hệ thống vũ khí thế hệ mới bổ sung cho PAC-3 và là hệ thống phòng thủ tầm xa chống tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung. Một radar FBX-T băng X sẽ bảo đảm độ chính xác cho các tên lửa đánh chặn dài 18 ft của hệ thống THAAD.

(bdv news)

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

>> Chương trình phòng thủ tên lửa Liên Xô (kỳ 2)





Các thế hệ tên lửa đạn đạo trên thế giới phát triển không ngừng, để đối phó với mối nguy tên lửa từ Mỹ, Liên Xô thực hiện nhiều chương trình phát triển ABM mới. [+] Chương trình phòng thủ tên lửa Liên Xô (kỳ 1) 
A-35M (ABM-1B) A-35M là phiên bản nâng cấp của A-35. Công tác thử nghiệm A-35M bắt đầu năm 1977 và tới năm 1978 đưa vào hoạt động thay thế A-35 bố trí bảo vệ thủ đô Moscow. Hệ thống này được mong đợi là sẽ đánh chặn được các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa trang bị hệ thống đối phó chống ABM (như là bộ gây nhiễu hoặc mồi bẫy).


Sơ đồ bố trí hê thống A-35M.

Hệ thống A-35M bố trí các radar cảnh báo sớm, radar kiểm soát chiến đấu Dunai-3M, tên lửa đánh chặn A-350R.

Kể từ khi đưa vào biên chế, A-35M đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Moscow. Một số điểm phóng tên lửa đánh chặn A-350Zh chuyển đổi thành A-350R. A-35M hoạt động cho tới khi A-135 hoàn thành đầu những năm 1990.

Điểm đáng nghi ngại của A-35M là tên lửa đánh chặn không nằm trực tiếp trên bệ phóng mà được lưu trữ ở một cơ sở gần đó. Trên bệ phóng chỉ là các ống phóng tên lửa giả, khi có lệnh chiến đấu các tên lửa sẽ được nạp nhiên liệu, lắp đầu đạn vận chuyển tới bệ phóng.

Thực tế, động cơ nhiên liệu lỏng thường không được đánh giá cao, dễ bay hơi và không ổn định, có thể gây ra vụ nổ nhiên liệu khủng khiếp “góp phần” phát tán chất phóng xạ ra bên ngoài môi trường.

Taran ABM

Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo Taran được đề xuất năm 1963. Taran được trang bị tên lửa đánh chặn UR-100PRO, đây là biến thể của tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100 (SS-11 Sego). UR-100PRO lắp đầu đạn hạt nhân 10 Megaton để tiêu diệt mục tiêu nguy hiểm ở tầm xa.

Dự kiến, Liên Xô sẽ chế tạo radar kiểm soát hỏa lực TSSO-S và đặt ở gần Leningrad. Năm 1964, dự án chính thức hủy bỏ và không có bất kỳ radar TSSO-S nào được xây dựng.

Aurora (ABM-X-2)

Aurora là hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia được phát triển bổ sung cho hệ thống A-35 bảo vệ Moscow. Hệ thống được triển khai với hai loại tên lửa đánh chặn tầm xa A-900 và tầm ngắn A-351 (cả hai đều là biến thể tên lửa A-350Zh), radar kiểm soát hỏa lực 5N24 Argun.

Năm 1967, dự án Aurora hủy bỏ, nhưng radar Argun vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay ở trung tâm thử nghiệm Sary Shagan. Theo tạp chí Jane Defence, radar Argun đã được sử dụng cho các hoạt động thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.

S-225 (ABM-X-3)

S-225 là hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo di động được hi vọng trở thành vũ khí phòng thủ khu vực chống lại các cuộc tấn công hạn chế của 1-2 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).


Radar kiểm soát hỏa lực RSN-225.
S-225 được phát triển trong giai đoạn 1965-1978, thành phần hệ thống bao gồm: radar mảng pha RSN-225 làm nhiệm vụ theo dõi mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa; hai loại tên lửa đánh chặn tầm xa 5Ya27 (V-825) và tầm ngắn 5Ya26 (PRS-1); trung tâm truyền tải lệnh dẫn đường tới tên lửa.

Theo kế hoạch ban đầu, S-225 sẽ tiếp nhận dữ liệu mục tiêu từ hệ thống radar cảnh báo sớm Dnestr-M. Năm 1978, dự án S-225 bị đình chỉ.

A-135 (ABM-4) Để tiếp tục nâng cao sức mạnh bảo vệ thủ đô Moscow trước các loại tên lửa đạn đạo tối tân từ phương tây, năm 1968 Liên Xô tiến hành phát triển hệ thống ABM A-135.

Nguyên mẫu A-135 được xây dựng ở Sary Shagan năm 1974. Trong giai đoạn 1976-1980, A-135 trải qua các bài kiểm tra khắt khe để đánh giá đầy đủ tham số hiệu suất hoạt động. A-135 chính thức đưa vào hoạt động năm 1989.

Thành phần chính của A-135 gồm: radar kiểm soát chiến đấu Don-2N; tên lửa đánh chặn tầm ngắn SH-08 (Gazelle) và tên lửa đánh chặn tầm xa SH-11 (Gorgon).

 
Radar kiểm soát hỏa lực độc đáo Don-2N.

 
Tên lửa đánh chặn tầm xa SH-11 (51T6).

“Trái tim” hệ thống A-135 là radar mảng pha 5V20 Don-2N. Don-2N thiết kế theo kiểu kim tự tháp chóp cụt, hình dáng kỳ lạ. Để xây dựng Don-2N Liên Xô phải tiêu tốn 32.000 tấn sắt thép, 50.000 tấn bê tông, 20.000 dây cáp điện và hàng trăm km đường ống các loại.

Bốn mặt phẳng hình thang Don-2N là khung trạm phát sóng và xử lý tín hiệu, các hình tròn ở mỗi mặt là ăng ten mảng pha phần tử thụ động.

Tên lửa đánh chặn tầm ngắn SH-8 (hay còn gọi là 53T6) được triển khai ở năm vị trí (gồm 68 giếng phóng) bao bọc thủ đô Moscow. SH-8 là tên lửa hai tầng nhiên liệu, sử dụng vật liệu nhẹ có độ bền cao để giúp cho SH-8 “vượt qua” nhiệt độ sinh ra khi bay với tốc độ Mach 10. SH-8 có tầm bắn tối đa 80 km, trang bị đầu đạn hạt nhân 10 kiloton.

Tên lửa đánh chặn tầm xa SH-11 (hay còn gọi là 51T6) được triển khai ở hai vị trí bảo vệ thủ đô Moscow. SH-11 là tên lửa ba tầng nhiên liệu, tầm bắn 350 km, trang bị đầu đạn hạt nhân 1 Megaton.

Hiện tại, cả hai loại tên lửa đánh chặn này đều đã gỡ bỏ đầu đạn hạt nhân và thay vào đó bằng đầu đạn thuốc nổ thông thường.
(báo đất việt)

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

>> Chương trình phòng thủ tên lửa Liên Xô (kỳ 1)





Kể từ khi các loại tên lửa đạn đạo ra đời thì cũng là lúc các cường quốc quân sự tính đến phương án đánh chặn những vũ khí nguy hiểm đó.

Liên Xô là một trong những quốc gia đi đầu trong công nghệ phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Thực tế, ý tưởng về hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (anti ballistic missile - ABM) đã được Mỹ nhen nhóm ngay từ năm 1946 với mục đích đối phó các loại tên lửa tương tự V-2 của phát xít Đức. Đối với Liên Xô, công việc này chỉ thực sự bắt đầu năm 1948 khi Viện nghiên cứu NII-4 “tìm hiểu” khái niệm ABM. Năm 1953, các sỹ quan cao cấp Hồng Quân đề nghị Ủy ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô xem xét phát triển hệ thống ABM chống lại mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Mỹ.  Ngày 17/8/1956, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô quyết định cho phép nghiên cứu thiết kế hệ thống ABM. Các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạo đạo (ABM) Liên Xô: Hệ thống A - System A Nhiệm vụ đầu tiên cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Liên Xô là thiết kế chế tạo hệ thống ABM thử nghiệm nhằm xác nhận và làm rõ “khái niệm”. Trung tâm thử nghiệm được xây dựng ở Sary Shagan (thuộc Kazakhstan), tới ngày nay đây vẫn là nơi diễn ra các chương trình thử nghiệm ABM của Nga.  Hệ thống ABM thử nghiệm được đặt đặt tên hiệu là “System A”, được xây dựng từ năm 1959. System A bao gồm một loạt thành phần nằm rải rác trong phạm vi Sary Shagan, kết nối với nhau thông qua mạng lưới tín hiệu vô tuyến. “Trái tim” System A là radar cảnh báo sớm tầm xa Dunai-2 có tầm hoạt động tới 1.200 km. Sau này, Dunai 2 được thay thế bởi Dunai-3UP (biến thể thử nghiệm của radar Dunai-3U dành cho ABM-35). Cả hai loại radar Dunai-2 và Dunai-3 cùng được xây dựng để thực hiện các cuộc kiểm tra thông số kỹ thuật. Tới ngày nay, chúng đều đã bị dỡ bỏ nhưng các tòa nhà điều khiển kiểm soát radar vẫn còn đó.




Tên lửa đánh chặn V-1000.
System A trang bị tên lửa đánh chặn V-1000, tên lửa thiết kế với hai tầng nhiên liệu, đặt trên bệ phóng cố định. V-1000 có tầm bắn 300 km và độ cao bay tiêu diệt mục tiêu 25.000 mét. V-1000 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh, trong đầu đạn chứa 16.0000 viên bi vật liệu Cacbua – Vonfram gắn vào khối thuốc nổ TNT.

Tên lửa nhận các lệnh dẫn đường từ hai radar phát hiện/theo dõi RSV-PR và RTN. Ngày 4/3/1961, lần đầu tiên hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo System A đã đánh chặn thành công tên lửa đạn tầm xa R-12.
Chỉ 22 ngày sau, tên lửa V-1000 tiếp tục bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-5. Sau đó, Liên Xô còn thử nghiệm thêm một vài lần để chứng minh hiệu quả của hệ thống và hoàn tất “khái niệm” ABM. A-35 (ABM-1) Năm 1960, Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô ra quyết định phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo A-35, mục đích là bảo vệ thủ đô Moscow trước các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Ban đầu, quân đội Liên Xô triển khai System A để bảo vệ Moscow. Toàn hệ thống gồm: 8 radar cảnh báo sớm chống tên lửa đạn đạo, radar kiểm soát chiến đấu Dunai-3U (sử dụng cho A-35), 32 bệ phóng tên lửa đánh chặn V-1000.

 Trong quá trình phát triển, OKB Fakel nhận ra rằng V-1000 không thể là tên lửa đánh chặn lý tưởng cho hệ thống A-35 và họ đã phát triển loại tên lửa đánh chặn mới. Năm 1964, quanh Moscow chỉ còn 16 bệ phóng V-1000 nhưng bù lại loại tên lửa này được lãnh đạo Liên Xô đồng ý lắp đầu đạn hạt nhân.


Tên lửa đánh chặn A-350Zh thuộc ABM A-35.
Biến thể thử nghiệm A-35 được gọi tên là hệ thống Aldan, bắt đầu xây dựng ở trung tâm Sary Shagan từ năm 1967. Trong khu vực này các hạng mục chính được dựng lên gồm các radar, bệ phóng cố định lắp tên lửa đánh chặn mới do OKB Fakel chế tạo. Tên lửa đánh chặn trang bị cho hệ thống A-35 là loại A-350Zh.

Đây là thế hệ tên lửa đánh chặn hai tầng nhiên liệu (nhiên liệu rắn và nhiên liệu lỏng), tầm bắn tối đa 350 km, mang đầu đạn hạt nhân. A-350 đặt trên bệ phóng cố định. Dự kiến, hệ thống A-35 bảo vệ Moscow gồm 8 khu vực bố trí tên lửa, tuy nhiên, giai đoạn xây dựng khác nhau nên đến khi công việc dừng lại chỉ có 4 khu vực hoàn thành.
 Mỗi điểm gồm: 8 bệ phóng tên lửa A-350Zh, 2 radar theo dõi và 1 radar dẫn đường. Trong quá trình triển khai sử dụng A-35 thì những người thiết kế nhận ra, hệ thống này cực kỳ hiệu quả khi đối phó với tên lửa đạn đạo mang một đầu đạn, nhưng lại không phù hợp với mục tiêu là tên lửa mang nhiều đầu đạn.
(báo đất việt)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang