Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: SS-N-27 Sizzler

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn SS-N-27 Sizzler. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SS-N-27 Sizzler. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container


Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, quân đội Mỹ không đủ tự tin để đẩy lùi cuộc tấn công từ họ tên lửa chống tàu Club của Nga.

3M54 Club hay SS-N-27 theo cách gọi của NATO là một loại tên lửa chống tàu siêu âm được phát triển bởi Cục thiết kế Novator.

Sự ra đời của 3M54 Club đã làm thay đổi phương hướng tác chiến trên biển. Được mạnh danh là một chuẩn mực cho chiến lược tác chiến phi đối xứng.

3M54 Club là một họ tên lửa chống hạm đa năng, có thể triển khai hoạt động trên nhiều phương tiện khác nhau. 3M54 được chia làm 2 biến thể Club-S phóng từ tàu ngầm, Club-N phóng từ tàu nỗi và các phương tiện phóng khác.



http://nghiadx.blogspot.com
Sự đa năng trong bố trí tác chiến tạo nên sự nguy hiểm khó lường của Club.

Một trong những yếu tố quan trọng biến họ tên lửa chống hạm Club trở thành vũ khí tiêu biểu cho chiến lược tác chiến phi đối xứng là do tính linh hoạt rất cao trong bố trí tác chiến.

Họ tên lửa chống hạm Club có thể được bố trí trên các bệ phóng trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay và quan trọng hơn cả là khả năng bố trí bên trong các container đựng hàng hóa thông thường.

Biến thể bố trí bên trong các container này có thể đặt bất cứ nơi đâu, trên xe tải, trên tàu hỏa, hoặc trên các tàu biển chở hàng hóa thông thường.

Việc phát hiện ra các container chứa Club là cực kỳ khó khăn, nếu sử dụng các biện pháp trinh sát bằng hình ảnh. Rất khó để nhận ra đâu là container chứa Club và đâu là container thông thường.

Ngay cả trong trường hợp sử dụng các khí tài trinh sát ảnh nhiệt, nếu container chứa Club ở trạng thái nằm yên không hoạt động, cũng rất khó để phát hiện ra.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng thủ trên chiến hạm có chưa đầy 20 giây để đối phó với Club.

Đặc điểm kỹ thuật

Tên lửa được thiết kế với quỹ đạo bay đặc biệt kiểu “zic-zắc” nên rất khó đánh chặn, tên lửa có thể sử dụng 5 loại đầu đạn khác nhau tùy theo nhiệm vụ.

Club được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động, trang bị đầu dò radar chủ động ARGS-54, radar này có thể khóa mục tiêu ở cự ly 20 km, phát hiện mục tiêu ở cự ly 60 km với góc tiếp cận 45 độ so với mục tiêu.

Radar ARGS-54 có khả năng quét góc phương vị từ +45 đến -45 độ, góc tà từ +10 đến -20 độ. Radar có đường kính 42cm, nặng 40kg, radar có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 6, lượng mưa đạt 4mm/giây.

Sau khi rời ống phóng tên lửa bay lên độ cao khoảng 150m và sau đó giảm xuống khoảng 15-20 mét trong suốt hành trình.

Ở pha đầu tên lửa bay với vận tốc khoảng Mach-0,8, khi cách mục tiêu khoảng 30-40km, tên lửa leo lên độ lớn hơn và kích hoạt radar chủ động.

Sau khi khóa mục tiêu, tên lửa cắt đứt mọi liên lạc, hạ thấp độ cao xuống còn 3-5 mét trong điều kiện biển lặng, 5-10 trong điều kiện biển động, tăng tốc lao đến mục tiêu với tốc độ lên đến Mach-2,9 (khoảng 3.567 km/h).

Theo tính toán của các chuyên gia quân sự, mỗi khi tên lửa đã khóa mục tiêu, chỉ có chưa đầy 20 giây để đánh chặn tên lửa. Tuy nhiên, do bay với tốc độ cao nên lượng bức xạ hồng ngoại của tên lửa tương đối lớn.

Tên lửa có tầm bắn từ 220-300km tùy theo biến thể, chiều dài từ 6,2-8,2 mét tùy biến thể, đường kính 533mm, trọng lượng từ 1300-2300kg, đầu đạn nặng 200-400 kg bán xuyên giáp.


http://nghiadx.blogspot.com
Để phát triển những bia bay mô phỏng Club là cực kỳ tốn kém.

Biện pháp đối phó

Để đối phó lại một cuộc tấn công tiềm tàng từ họ tên lửa chống tàu Club, Hải quân Mỹ đã tốn không ít công sức và tiền của để phát triển các loại bia bay mô phỏng Club cho hải quân tập đánh chặn.

Hải quân Mỹ vừa nhận được 7 hệ thống bia bay GQM-163A Coyote SSST, được phát triển trên cở sở loại bia bay MA-31 một sản phẩn liên doanh giữa Boeing và Zvezda-Strela. Bia bay MA-31 là một mô phỏng của tên lửa hành trình chống tàu Kh-31A. Tuy nhiên, đơn giá cho mỗi bia bay GQM-163A Coyote SSST lên đến 3,9 triệu USD.

Bia bay GQM-163A Coyote SSST là một tên lửa nhiên liệu rắn, được trang bị radar dẫn đường và thiết bị đầu cuối tương tự như một lên lửa thật, nhưng không có đầu đạn.

Bia bay có tốc độ tối đa khoảng 2600km/giờ, tầm hoạt động khoảng 110km, GQM-163A Coyote SSST được sử dụng để mô phỏng các loại tên lửa chống hạm của Nga đang được xuất khẩu rộng rãi như, họ tên lửa chống hạm Club, P-800 Yakhont, BrahMos, P-270 Moskit, Kh-31A.

Hệ thống bia bay này được sử dụng để đánh giá khả năng phản ứng của hệ thống đánh chặn tên lửa trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, do đơn giá khá đắt đỏ, Hải quân Mỹ chỉ đặt hàng 89 bia bay GQM-163A Coyote SSST trong vòng 10 năm tới.

Khoảng thời gian 10 năm , cũng quá đủ cho Nga có thể cho ra đời một hệ thống tên lửa chống hạm mới. Lúc đó, Hải quân Mỹ lại phải đau đầu để phát triển một loại bia bay mới.

Trong công cuộc đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng từ các tên lửa chống tàu siêu âm, Hải quân Mỹ đang rơi vào thế bị động.

[BDV news]

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

>> Mỹ phát triển bia bay đối phó tên lửa của Nga



ATK đã công bố các tính năng then chốt của bia bay mới được phát triển để mô phỏng chế độ bay của tên lửa chống hạm Club của Nga.

Một báo cáo công khai do Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Mỹ (US National Defense Industries Association, NDIA) công bố đầu tháng 1/2011, song đề ngày 20/10/2010 có thông tin nói rằng, bia bay siêu âm nhiều tầng (MSST) ZGQM-173A sắp tới có thể chào bán xuất khẩu với cơ chế xem xét cụ thể từng trường hợp.

Tại hội thảo thường niên của NDIA chuyên về máy bay không người lái (UAV), bia bay và thử nghiệm tại trường thử, Giám đốc АТК (Công ty Alliant TechSystems) về phát triển công nghệ tên lửa M. Stuart đã tuyên bố, chuyến bay thử đầu tiên của bia bay được ấn định vào ngày 17/11/2010, nhưng công ty thừa nhận, ngày bay thử lần đầu đã được hoãn sang quý I năm 2011 do “những chậm trễ trong quá trình phát triển” và “mức độ sẵn sàng của hạ tầng trường thử”.





АТК và Bộ chỉ huy về các hệ thống không quân của hải quân Mỹ (US Naval Air Systems Command, NAVAIR) sẵn sàng bình luận ngay về hiện trạng chương trình bay thử. NAVAIR đã ký với АТК hợp đồng trị giá 98 triệu USD để phát triển MSST từ năm 2008.

Theo đại diện АТК, ZGQM-173A gồm 2 hệ thống hiện có. Tầng dưới âm (tách khỏi tên lửa khi bắt đầu bổ nhào) dựa trên động cơ của bia bay CEi BQM-167X. Tầng hai siêu âm là biến thể tên lửa chống ngầm phóng thẳng đứng Mk 114 do АТК sản xuất.

Hải quân Mỹ phát động chương trình MSST sau khi tên lửa chống hạm 3М-54 Club (hay SS-N-27 Sizzler) do Viện MKB Novator, Nga sản xuất bất ngờ xuất hiện. Tên lửa Club được thiết kế để đột phá hệ thống phòng thủ của mục tiêu (tàu chiến nổi, tàu ngầm) bằng chế độ bay sát mặt sóng ở tốc độ cận âm, sau đó vọt lên cao và tăng tốc lên tốc độ Mach 3,5, rồi sau đó lại hạ thấp độ cao và tấn công vào thân tàu. Những thủ đoạn thay đổi tốc độ, độ cao và hướng bay làm cho Club trở thành một mục tiêu khó khăn với các hệ thống phòng thủ của tàu chiến.

Khi MSST được nhận vào trang bị vào năm 2014, Hải quân Mỹ sẽ có khả năng thử nghiệm đánh giá khả năng các hệ thống phòng thủ của họ trong đối phó với tốc độ và khả năng cơ động của tên lửa chống hạm Club.
(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang