Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 3M54 Club missile

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn 3M54 Club missile. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 3M54 Club missile. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)


>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)

Kỳ 6: Công thủ toàn diện
Với khả năng tấn công tầm xa chính xác, chống cả mục tiêu mặt nước và mặt đất, tên lửa bờ biển hiện đại đang vượt qua khuôn khổ một hệ thống phòng thủ thuần túy để trở thành vũ khí công thủ toàn diện. 







Trong bối cảnh các nước lớn có những thay đổi về chiến lược hải quân và nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ xung đột trên biển tại các khu vực điểm nóng như Vịnh Persique, Đông Nam Á, vai trò của các hệ thống tên lửa đất đối hạm và tên lửa chống hạm nói chung là rất quan trọng trong thế trận phòng thủ quốc gia trên hướng biển.

http://nghiadx.blogspot.com
RBS 15 khai hỏa (staff.edu.pl)


Một số xu hướng phát triển chung dễ thấy của các hệ thống tên lửa bờ biển (tên lửa đối hạm) là vạn năng hóa, tăng tầm bắn, tăng tốc độ và tính tự hoạt của tên lửa.

Theo xu hướng chung đó, các hệ thống tên lửa bờ biển đang trở thành hệ thống vũ khí đa năng, từ một phương tiện tác chiến trên biển trở thành phương tiện tác chiến ở các khu vực ven bờ, bờ biển và thậm chí cả trên đất liền. Hệ thống tên lửa bờ biển không còn chỉ là vũ khí phòng thủ, bảo vệ bờ biển, chống tấn công, đổ bộ từ hướng biển nữa mà còn là phương tiện tiến công mặt đất chính xác tầm xa.

Các hệ thống này được trang bị các loại tên lửa có thể tấn công nhiều loại mục tiêu: không chỉ là các hạm tàu trên biển mà cả các hạm tàu đang nằm tại cảng, cũng như nhiều loại mục tiêu bờ, kể cả các mục tiêu trong đất liền cách xa bờ biển và bị che khuất bởi nếp gấp địa hình. Các tên lửa đó thường được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh.

http://nghiadx.blogspot.com
MM40 Block 3 (postfiles15.naver.net)


Điển hình là các hệ thống cải tiến như Exocet MM40 Block 3, RBS 15 Mk3 hay hệ thống mới như Club-M, Club-K, BrahMos và NSM đều có tính đa năng như vậy.

Hệ thống tên lửa BrahMos mặt đất được Ấn Độ triển khai sử dụng như không chỉ làm vũ khí tác chiến ở ven biển mà cả trên chiến trường đất liền thuần túy.

Một hướng vạn năng hóa thể hiện ở một số hệ thống tên lửa bờ biển Nga là khả năng sử dụng nhiều loại tên lửa có chức năng khác nhau.

Các hệ thống Club-M và Club-K được trang bị cả tên lửa chống hạm và tên lửa tấn công mặt đất.

Hệ thống tên lửa bờ biển tương lai cơ bản của Hải quân Nga là hệ thống vạn năng Bal-U đang được phát triển dự kiến sử dụng chung các dòng tên lửa Oniks/Yakhont và Kalibr/Club. Hiện tại, Nga đã chế tạo được hệ thống phóng vạn năng cho tàu chiến UKSK bắn được cả các tên lửa của hệ Club-N và tên lửa BrahMos.

Liên quan chặt chẽ đến xu hướng trên là xu hướng tăng tầm bắn mạnh mẽ của tên lửa đối hạm. Hầu hết các hệ thống tên lửa đất đối hạm hiện đại đều thuộc loại tầm xa với tầm bắn tới 180-200 km (MM40 Block 3, NSM), 260-300 km (Club-K, Club-M, Bastion, BrahMos), thậm chí trên 1.000 km (DF-21D, RBS 15 Mk4).

Các tên lửa đối hạm đang có tốc độ ngày một cao, đang từ dưới âm và siêu âm tiến lên vượt âm. Hiện tại, các tên lửa đối hạm cả dưới âm và siêu âm vẫn song song tồn tại, trong đó tên lửa dưới âm vẫn chiếm ưu thế về chủng loại. Tuy nhiên, xu hướng siêu âm đang mạnh lên với dự án tên lửa siêu âm LRASM của Mỹ và hàng loạt hệ thống tên lửa siêu âm của Nga (Club-M, Bastion, Moskit-E). Điểm đến cuối cùng của cuộc đua tốc độ là các tên lửa siêu vượt âm (trên 5.000 km/h trở lên).

Mỹ, châu Âu và Nga đều đẩy mạnh phát triển vũ khí siêu vượt âm, riêng Nga và Ấn Độ đã có dự án chung phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos II với 4 biến thể phóng từ mặt đất, máy bay, tàu nổi và tàu ngầm, có tốc độ kinh hoàng hơn 6.000 km/h. Công nghệ siêu âm và siêu vượt âm cũng tạo điều kiện tăng tầm bắn cho tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
MM40 Exocet của Hy Lạp (media.photobucket.com)


Để tăng cường khả năng đột phá phòng không, các tên lửa đối hạm hiện đại áp dụng nhiều biện pháp. Trước hết, chúng được thiết kế theo công nghệ tàng hình, sử dụng các sensor thụ động và phần mềm, thuật toán đặc biệt khiến giúp cho tên lửa khó bị phát hiện hơn. Một biện pháp truyền thống để giảm khả năng phát hiện sớm và đánh chặn tên lửa là áp dụng các chế độ bay tiếp cận mục tiêu khác nhau: tốc độ bay dưới âm cao kết hợp độ cao bay tối thiểu (bay bám mặt biển); tốc độ siêu âm kết hợp độ cao bay tối thiểu; bay biên dạng cao-thấp hỗn hợp cả ở tốc độ dưới âm và siêu âm. Ngoài ra, tốc độ siêu âm cao và siêu vượt âm đang được coi là một biện pháp chủ chốt để các tên lửa đối hạm đánh bại hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hạm tàu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E của Club-M (okb-novator)


Tên lửa đối hạm đang được trí năng hóa ngày càng cao và trở thành các vũ khí bắn-quên, nhờ áp dụng các hệ thống điều khiển, phần mềm thông minh, sử dụng hệ dẫn hỗn hợp quán tính, vệ tinh, so sánh ảnh địa hình, tự dẫn radar, hồng ngoại nhằm nâng cao khả năng phát hiện, phân loại, nhận dạng, lựa chọn mục tiêu, có thể thực hiện các thao tác cơ động tránh đạn, bay theo quỹ đạo dích dắc vòng tránh địa vật hoặc khu vực hỏa lực phòng không hoặc bay bám tùy biến theo mặt biển và bề mặt địa hình, có thể lặp lại tấn công mục tiêu khi bắn trượt.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa bờ biển Club-M (concern-agat)


Nhằm nâng cao khả năng sống còn, các hệ thống tên lửa bờ biển dạng cơ động vẫn chiếm ưu thế, bảo đảm khả năng cơ động linh hoạt, bí mật. Hệ thống có thể triển khai chiến đấu, tấn công bất ngờ và ồ ạt vào các tàu địch, rồi thu hồi, rút khỏi trận địa về nơi trú ẩn hoặc đến trận địa mới sẵn sàng thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ tiếp theo rất nhanh chóng.

Việc ngụy trang chống trinh sát cho hệ thống vũ khí cũng được chú trọng mà điển hình là hệ thống tên lửa đất đối hạm bố trí trong container Club-K.

Tóm lại, hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm hiện đại là loại vũ khí có uy lực rất mạnh, “công thủ toàn diện”, có khả năng giải quyết không chỉ các nhiệm vụ phòng thủ bờ biển mà còn tiêu diệt các mục tiêu trên biển ở cự ly cách bờ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kilômet, đồng thời còn có thể là vũ khí tên lửa tấn công mặt đất chính xác cao.

Với những quốc gia nhỏ, có đường biên giới trên bộ và đường biển dài thì những hệ thống tên lửa vạn năng như vậy là giải pháp phòng thủ, nhất cử lưỡng tiện, rất hiệu quả.

Đó là một trong những nguyên nhân khiến các hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới đang rất được quan tâm, chú ý trên thị trường thế giới.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container


Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, quân đội Mỹ không đủ tự tin để đẩy lùi cuộc tấn công từ họ tên lửa chống tàu Club của Nga.

3M54 Club hay SS-N-27 theo cách gọi của NATO là một loại tên lửa chống tàu siêu âm được phát triển bởi Cục thiết kế Novator.

Sự ra đời của 3M54 Club đã làm thay đổi phương hướng tác chiến trên biển. Được mạnh danh là một chuẩn mực cho chiến lược tác chiến phi đối xứng.

3M54 Club là một họ tên lửa chống hạm đa năng, có thể triển khai hoạt động trên nhiều phương tiện khác nhau. 3M54 được chia làm 2 biến thể Club-S phóng từ tàu ngầm, Club-N phóng từ tàu nỗi và các phương tiện phóng khác.



http://nghiadx.blogspot.com
Sự đa năng trong bố trí tác chiến tạo nên sự nguy hiểm khó lường của Club.

Một trong những yếu tố quan trọng biến họ tên lửa chống hạm Club trở thành vũ khí tiêu biểu cho chiến lược tác chiến phi đối xứng là do tính linh hoạt rất cao trong bố trí tác chiến.

Họ tên lửa chống hạm Club có thể được bố trí trên các bệ phóng trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay và quan trọng hơn cả là khả năng bố trí bên trong các container đựng hàng hóa thông thường.

Biến thể bố trí bên trong các container này có thể đặt bất cứ nơi đâu, trên xe tải, trên tàu hỏa, hoặc trên các tàu biển chở hàng hóa thông thường.

Việc phát hiện ra các container chứa Club là cực kỳ khó khăn, nếu sử dụng các biện pháp trinh sát bằng hình ảnh. Rất khó để nhận ra đâu là container chứa Club và đâu là container thông thường.

Ngay cả trong trường hợp sử dụng các khí tài trinh sát ảnh nhiệt, nếu container chứa Club ở trạng thái nằm yên không hoạt động, cũng rất khó để phát hiện ra.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng thủ trên chiến hạm có chưa đầy 20 giây để đối phó với Club.

Đặc điểm kỹ thuật

Tên lửa được thiết kế với quỹ đạo bay đặc biệt kiểu “zic-zắc” nên rất khó đánh chặn, tên lửa có thể sử dụng 5 loại đầu đạn khác nhau tùy theo nhiệm vụ.

Club được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động, trang bị đầu dò radar chủ động ARGS-54, radar này có thể khóa mục tiêu ở cự ly 20 km, phát hiện mục tiêu ở cự ly 60 km với góc tiếp cận 45 độ so với mục tiêu.

Radar ARGS-54 có khả năng quét góc phương vị từ +45 đến -45 độ, góc tà từ +10 đến -20 độ. Radar có đường kính 42cm, nặng 40kg, radar có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 6, lượng mưa đạt 4mm/giây.

Sau khi rời ống phóng tên lửa bay lên độ cao khoảng 150m và sau đó giảm xuống khoảng 15-20 mét trong suốt hành trình.

Ở pha đầu tên lửa bay với vận tốc khoảng Mach-0,8, khi cách mục tiêu khoảng 30-40km, tên lửa leo lên độ lớn hơn và kích hoạt radar chủ động.

Sau khi khóa mục tiêu, tên lửa cắt đứt mọi liên lạc, hạ thấp độ cao xuống còn 3-5 mét trong điều kiện biển lặng, 5-10 trong điều kiện biển động, tăng tốc lao đến mục tiêu với tốc độ lên đến Mach-2,9 (khoảng 3.567 km/h).

Theo tính toán của các chuyên gia quân sự, mỗi khi tên lửa đã khóa mục tiêu, chỉ có chưa đầy 20 giây để đánh chặn tên lửa. Tuy nhiên, do bay với tốc độ cao nên lượng bức xạ hồng ngoại của tên lửa tương đối lớn.

Tên lửa có tầm bắn từ 220-300km tùy theo biến thể, chiều dài từ 6,2-8,2 mét tùy biến thể, đường kính 533mm, trọng lượng từ 1300-2300kg, đầu đạn nặng 200-400 kg bán xuyên giáp.


http://nghiadx.blogspot.com
Để phát triển những bia bay mô phỏng Club là cực kỳ tốn kém.

Biện pháp đối phó

Để đối phó lại một cuộc tấn công tiềm tàng từ họ tên lửa chống tàu Club, Hải quân Mỹ đã tốn không ít công sức và tiền của để phát triển các loại bia bay mô phỏng Club cho hải quân tập đánh chặn.

Hải quân Mỹ vừa nhận được 7 hệ thống bia bay GQM-163A Coyote SSST, được phát triển trên cở sở loại bia bay MA-31 một sản phẩn liên doanh giữa Boeing và Zvezda-Strela. Bia bay MA-31 là một mô phỏng của tên lửa hành trình chống tàu Kh-31A. Tuy nhiên, đơn giá cho mỗi bia bay GQM-163A Coyote SSST lên đến 3,9 triệu USD.

Bia bay GQM-163A Coyote SSST là một tên lửa nhiên liệu rắn, được trang bị radar dẫn đường và thiết bị đầu cuối tương tự như một lên lửa thật, nhưng không có đầu đạn.

Bia bay có tốc độ tối đa khoảng 2600km/giờ, tầm hoạt động khoảng 110km, GQM-163A Coyote SSST được sử dụng để mô phỏng các loại tên lửa chống hạm của Nga đang được xuất khẩu rộng rãi như, họ tên lửa chống hạm Club, P-800 Yakhont, BrahMos, P-270 Moskit, Kh-31A.

Hệ thống bia bay này được sử dụng để đánh giá khả năng phản ứng của hệ thống đánh chặn tên lửa trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, do đơn giá khá đắt đỏ, Hải quân Mỹ chỉ đặt hàng 89 bia bay GQM-163A Coyote SSST trong vòng 10 năm tới.

Khoảng thời gian 10 năm , cũng quá đủ cho Nga có thể cho ra đời một hệ thống tên lửa chống hạm mới. Lúc đó, Hải quân Mỹ lại phải đau đầu để phát triển một loại bia bay mới.

Trong công cuộc đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng từ các tên lửa chống tàu siêu âm, Hải quân Mỹ đang rơi vào thế bị động.

[BDV news]
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang