Nga sẽ ra mắt xe tăng mới Armata vào năm 2013 và sẽ sử dụng làm "nền tảng" để phát triển tất cả các phương tiện chiến đấu khác cho quân đội.
Thông tin trên nằm trong báo cáo của Bộ Trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và CEO nhà sản xuất xe tăng Uralvagonzavod Oleg Sienko gửi Thủ tướng Vladimir Putin.i Việc đưa vào sản xuất loạt và cung cấp cho các lực lượng quân đội Nga dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2015.
Theo ông Sienko, Uralvagonzavod và các chuyên gia quân đội đang chạy thử nghiệm các module và bộ phận chính của xe tăng chủ lực mới, nhưng chi tiết khác về các bộ phận của xe tăng không được tiết lộ. Tính đến nay, Bộ Quốc phòng Nga đã ký một hợp đồng với Uralvagonzavod để hiện đại hóa 170 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 với trị giá hơn 6 tỷ rup. T-90MS, bước đệm tiến tới Armata. Nói về dự án chế tạo xe tăng mới, Đại tá Viktor Murakhovsky, Tổng Biên tập tạp chí Arsenal đã đánh giá cao MBT Armata tương lai, ông cho rằng, kíp xe sẽ hoàn toàn tách biệt với khoang đạn và khoang nhiên liệu, điều này sẽ giúp họ có khả năng sống còn cao hơn trên chiến trường, đây cũng là một ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng đối với xe tăng mới. Sự đổi mới khác biệt của dự án là lần đầu tiên trong lịch sử các lực lượng vũ trang Nga, thay vì tồn tại nhiều trường phái thiết kế, Nga sẽ dựa vào một nguyên mẫu Armata để chế tạo các loại xe tăng, thiết giáp khác như xe tăng hạng nặng, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng hạng nhẹ, xe cứu kéo, xe phá mìn và xe bắc cầu... Điều này sẽ tiết kiệm kinh phí của chính phủ và nâng cao khả năng linh động. Ý tưởng của việc thống nhất cùng phát triển các phương tiện chiến đấu tương lai đều dựa trên một nền tảng cơ bản đã được Biên tập viên của tờ Báo quân sự độc lập, ông Viktor Litovkin đánh giá cao, bởi tất cả ba loại xe tăng trước đó được Liên Xô phát triển là T-64, T-72 và T-80 đều có những đặc điểm giống nhau, nhưng các bộ phận thiết bị lại không thể thay thế cho nhau. Điều này đã gây tốn kém nhiều cho Bộ Quốc phòng cũng như nhà sản xuất. Dựa trên nguyên mẫu xe tăng Armata, Nga sẽ phát triển hàng loạt các biến thể phương tiện chiến đấu khác nhau cho quân đội. Ông Litovkin tin rằng, trong tương lai gần, quân đội Nga sẽ có thể tiến đến một nền tảng bánh xe chiến đấu đa năng, như cả xe bánh xích và xe bánh hơi đang được quân đội phát triển. Xe tăng Armata sẽ vẫn sử dụng pháo chính cỡ nòng 125 mm nhưng tháp pháo được điều khiển từ xa và sử dụng hệ thống tự động nạp đạn với cơ số đạn 32 viên. Ngoài ra, Armata sẽ kết hợp tất cả những công nghệ tiên tiến từ các dự án khác như Object 195, Black Eagle và xe tăng hiện đại hóa T-90MS. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu tăng Armata. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu tăng Armata. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
>> Tính cách mạng trong dự án siêu tăng Armata
Nhãn:
Siêu tăng Armata,
Xe tăng Nga
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012
>> Siêu tăng Sabra của Israel
Xe tăng chiến đấu chủ lực Sabra được hiện đại hóa từ loại M60A3 do Mỹ sản xuất, ban đầu được Israel phát triển theo đơn đặt hàng của Thổ Nhĩ Kỳ
Siêu tăng Sabra Lịch sử phát triển Trong nhiều thập kỷ, Israel luôn nhận được sự hỗ trợ quân sự dài hạn từ phía Hoa Kỳ, trong đó có việc cung cấp một số lượng lớn xe tăng M48 và M60 Patton. Dựa trên kinh nghiệm chiến đấu, quân đội Irsael đã cải tiến và thay đổi những xe tăng này cho phù hợp với điều kiện tác chiến. Một trong những chương trình hiện đại hóa xe tăng mà Irsael đã thực hiện, đó là cho ra lò hàng loạt siêu tăng chiến đấu chủ lực Magach. Ngoài ra, Israel cũng đã giúp đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ nâng cấp các xe tăng M60A3 của Mỹ. M60 Patton Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra quyết định hiện đại hóa một số lượng lớn các xe tăng M60A3 Patton của Mỹ. Biến thể mới của xe tăng chiến đấu chủ lực này mang tên Sabra. Việc hiện đại hóa các xe tăng này do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Irsael IMI (Israel Military Industry) thực hiện tại một nhà máy công nghiệp nặng ở Ramat Hasharon. Do hiện đại hóa sâu, Sabra đã có một hệ thống vũ khí mạnh mẽ và chính xác hơn, động cơ nhanh, mạnh hơn, khả năng bảo vệ của lớp giáp, và khả năng chiến đấu của toàn bộ xe tăng cũng tốt hơn nhiều so với người anh M60 của nó. Siêu tăng Merkava (trên) và Sabra (dưới) của Israel Nhìn bên ngoài, Sabra giống siêu tăng Merkava hơn là M60 của Mỹ, với các cạnh nhọn và trông có vẻ đường nét hơn. Các bề mặt có độ dốc lớn hơn giúp cải thiện đáng kể khả năng bảo vệ của xe tăng. Sabra có các biến thể Sabra Mk I, Sabra Mk II, Sabra Mk III. Chương trình hiện đại hóa 170 xe tăng M60 đã được hai nước Israel và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết vào năm 2002. Các mẫu xe tăng nâng cấp đầu tiên được bàn giao vào tháng 10 năm 2005. Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, toàn bộ số xe tăng nâng cấp Sabra MkII (Thổ Nhĩ Kỳ gọi là M60T) đã được Israel bàn giao cho phía Thổ Nhĩ Kỳ. Một đề nghị hiện đại hóa M60 dưới cái tên M60-2000 đã được General Dynamics Land Systems (Hoa Kỳ) đưa ra với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định ký hợp đồng với Israel, và “gợi ý” cho General Dynamics Land Systems về việc hiện đại hóa M60 của Ai Cập. Biến thể Sabra MK I là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Magach 7C, Israel. Biến thể này có tháp chỉ huy hình vòm, thấp hơn, được trang bị hệ truyền động Allison truyền CD850-6BX và động cơ diesel Continental AVDS 1790-5A. Biến thể xe tăng Sabra Mk II được trang bị giáp phản ứng nổ và súng máy M85 cỡ đạn 12,7 mm trên tháp chỉ huy. Sabra Mk II sử dụng động cơ diesel MTU MT 881 908 mã lực do Đức sản xuất và hệ truyền động Renk. Sabra Mk III được trang bị thêm một súng máy điều khiển từ xa, giáp phản ứng nổ và hệ thống kiểm soát hỏa lực, tương tự như các siêu tăng Merkava Mk4. Các xe tăng này cũng sử dụng động cơ diesel của Đức trang bị trên Sabra Mk II. Sabra có trọng lượng chiến đấu 55 tấn, chiều dài xe (kể cả nòng súng hướng về phía trước) 9,4 m, chiều rộng khi chưa lắp vỏ giáp 3,63 m, chiều cao 3,05 m. Cũng như nguyên mẫu Patton, kíp chiến đấu của Sabra bao gồm bốn người: lái xe, chỉ huy trưởng, xạ thủ và người nạp đạn. Vũ khí Vũ khí chính của Sabra là pháo 120mm mới (thay cho pháo 105 mm của M60) có thể thay thế bởi các chi tiết vũ khí và hậu cần của NATO. Tương tự như vũ khí lắp trên xe tăng Merkava III, nó được lắp thêm thiết bị ảnh nhiệt và hệ thống điều khiển bắn có khả năng bắn chính xác trong khi xe đang hành tiến. Pháo 120mm được điều chỉnh phù hợp với các kích cỡ tháp pháo nhỏ hơn. Tháp pháo nâng cấp và có hệ thống bảo vệ nhằm tăng cường khả năng chịu đựng trước sự phá huỷ của các loại đạn hoả tiễn đối phương. Đạn dự trữ là 42 quả. Ngoài pháo chính 120 mm và súng máy 12,7 mm gắn trên tháp chỉ huy (đối với các biến thể Mk II, Mk III), Sabra còn được trang bị súng máy đồng trục 7,62mm hoặc 5,56mm gắn bên ngoài, súng cối 60mm để chống máy bay và để tự vệ. Hệ thống bảo vệ Sabra được trang bị giáp phản ứng nổ và phòng hộ tích cực có cấu trúc mô-đun. Các mô-đun giáp này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình chiến đấu và các mối đe dọa tiềm năng. Khi đạn, nhiên liệu phát nổ, bốc cháy, cửa phòng chống cháy nổ tự động mở, để giải phóng áp suất nổ ra ngoài. Sabra sử dụng hệ thống dập lửa tiên tiến có thể dập tắt đám cháy trong xe trong thời gian ngắn, đảm bảo an toàn cho kíp lái. Ngoài ra, xe tăng còn được trang bị 8 ống phóng lựu đạn khói ở trên tháp chỉ huy, hai bên pháo chính. Các ống phóng lựu có tác dụng tạo ra màn khói ngụy trang, giúp xe tăng có thể lẩn trốn sau khi thực hiện nhiệm vụ, làm giảm hiệu quả của các thiết bị phát hiện quang hồng, quang điện tử, hồng ngoại, laser…, góp phần bảo vệ xe tăng trước sự tấn công của đối phương. Hệ thống điều khiển và chỉ huy hỏa lực Các xe tăng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực điện tử Knight, được cung cấp bởi công ty El-Op Industries Ltd của Rehovot và Elbit Systems của Haifa. Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực sẽ vận hành khi xạ thủ xoay tay cầm. Di chuyển tay cầm lên xuống sẽ nâng hoặc hạ pháo chính. Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực của xe tăng Sabra thay thế cho loại cơ khí hay vận hành bằng điện giúp cho xe tăng có tốc độ xoay pháo nhanh. Ở bên trái bộ điều khiển hoả lực là các thiết bị điều khiển thủ công dùng cho trường hợp hệ thống thuỷ lực gặp sự cố. Ở bên phải bộ điều khiển là một thiết bị báo góc phương vị để báo cho xạ thủ biết hướng chĩa của tháp pháo so với thân xe và ở sau thiết bị này là máy tính đo lường đạn đạo. Động cơ và hệ truyền động Các xe tăng Sabra được trang bị động cơ diesel bốn xi-lanh 908 mã lực với hệ thống làm mát bằng không khí AVDS-1790-5A từ General Dynamics. Sabra được trang bị hệ truyền động tiên tiến giúp cho xe có tốc độ cao và khả năng vượt hào, vượt dốc, vượt vách đứng, lội ngầm tốt hơn. Siêu tăng Sabra sử dụng hệ truyền động tự động Renk 304. Sabra đường có tốc độ tối đa là 48 km/h (theo một số nguồn, tốc độ tối đa là 55 km/h) và tăng tốc 0-32 km/h trong thời gian 9,6 giây. Dự trữ hành trình 450 km. Xe tăng có thể vượt dốc 60% và đi dốc nghiêng tới 30%, vượt qua chướng ngại vật có chiều rộng từ 2,6 m và chiều cao 0,91 mét, lặn sâu tới 1,4 m. Với những tính năng ưu việt như hỏa lực mạnh mẽ, sức cơ động cao, khả năng chiến đấu linh hoạt, siêu tăng Sabra thật sự trở thành một phương tiện chiến đấu đáng sợ trong chiến tranh hiện đại. |
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
>> Vua chiến trường - siêu tăng Armata
Viện thiết kế chế tạo máy vận tải Ural (Công ty ОАО UKBTM) đã nhiều năm nghiên cứu chế tạo loại xe tăng mới có tính cách mạng Objekt 195. Nhưng năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định ngừng cấp kinh phí cho dự án này để phát động dự án xe tăng mới Armata. Vậy là “Hoàng thượng đã băng hà - Hoàng thượng vạn tuế”. Diện mạo của vua chiến trường mới sẽ ra sao và điều gì đã xảy ra với Objekt 195? Khai tử Tăng Objekt 195 (báo chí thường gọi nhầm là Т-95) bắt đầu được phát triển từ cuối kỷ nguyên Xô-viết tại Viện thiết kế của Nhà máy Toa xe Ural (Uralvagonzavod). Người ta đã hy vọng sẽ làm ra được một loại xe tăng kết cấu mới với vỏ giáp cực mạnh và kíp xe ngồi trong cáp-xun tách biệt với vũ khí và đạn. Objekt 195 Dự án Objekt 195 đã đi đến được giai đoạn chế tạo một số lô (mỗi lô độ 1-2 chiếc) chế thử khác biệt nhau khá rõ. Xe tăng được bảo mật nghiêm ngặt trong một thời gian dài. Nhưng trong năm nay, những bức ảnh của một trong các mẫu chế thử đầu tiên đã được đăng tải. Xe tăng này té ra rất khác thường. Xem ra nó có vẻ cao và to hơn tăng Т 90А hiện nay. Đập ngay vào mắt là cảm tưởng nó được bảo vệ cực tốt. Các nhà thử nghiệm đã đặt biệt danh cho nó là “Quái vật”. Nó đã làm sợ hãi và kinh ngạc nhiều người trong số những người lần đầu tiên trông thấy nó. Vậy loại xe tăng mà Bộ Quốc phòng Nga đã chối bỏ ấy là thế nào? Objekt 195 Xe tăng Objekt 195 có thiết kế mới: Kíp xe ngồi trong cáp-xun bọc giáp riêng biệt; Vũ khí và đạn dược bố trí trong khoang chiến đấu tự động hóa riêng biệt, bên trên là tháp pháo; Khoang động cơ-truyền độngnằm ở đuôi xe. Nó được bảo vệ rất tốt ở hình chiếu đầu xe, cũng như từ hai bên sườn và bên trên. Kíp xe được cách ly với khoang chiến đấu và khoang động cơ và có thể không phải lo ngại cháy, nổ hơi nhiên liệu và kích nổ cơ số đạn. Tháp xe hẹp, không có người ngồi. Vũ khí chính trên tháp được bố trí cao và đây cũng là một ưu thế. Nhờ vậy, xe tăng có thể bắn từ sau tường vây hay các ngọn đồi mà chỉ cần thò pháo và các khí tài quan sát ra ngoài. Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn 152 mm, có khả năng phóng các tên lửa có điều khiển hiện đại tầm bắn 8 km. Uy lực của đạn xuyên giáp dưới cỡ cho phép “Quái vật” xuyên phá bất kỳ loại tăng nào của NATO ở bất kỳ điểm nào của hinh chiếu phía trước và tiêu diệt nó chỉ bằng một phát đạn. Kíp xe quan sát tình hình trên chiến trường qua các màn hình hiển thị thông tin hợp nhất từ các kênh truyền hình, ảnh nhiệt và laser của hệ thống điều khiển hỏa lực. Các màn hình cũng hiển thị cả thông tin từ các xe tăng bạn và từ cấp chỉ huy. Xe tăng được trang bị động cơ diesel công suất lớn (1.600 mã lực) và bộ truyền động thủy khí tự động. Tuy có kích thước khá lớn và vỏ giáp cực mạnh, xe tăng có trọng lượng khá nhẹ. Các nguồn tin khẳng định xe chỉ nặng không quá 55 tấn. Tại sao Objekt 195 bị chối bỏ Nảy sinh câu hỏi: tại sao Bộ Quốc phòng Nga đột nhiên chối bỏ siêu phẩm kỹ thuật này? Có những nguyên nhân khách quan nào không? Theo chúng tôi là có. Một trong số đó là giá đắt. Người ta nói rằng, một mẫu chế thử xe tăng này có giá gần 400 triệu rúp. Dĩ nhiên là khi sản xuất loạt, giá sẽ rẻ hơn, nhưng dẫu sao thì vẫn là đắt. Một nguyên nhân nữa là nền công nghiệp Nga chưa sẵn sàng cho việc sản xuất loạt xe này ở quy mô hàng hóa. Nhiều xí nghiệp phụ trợ đơn giản là không có khả năng bảo đảm linh kiện cho xe. Nhưng điều cốt yếu nhất là xe tăng này đã được chế tạo để đột phá vào một tương lai đã không đến. Cuối thập niên 1980, người ta trù tính Objekt 195 sẽ phải đối chọi với các xe tăng mới của phương Tây, cụ thể là của Mỹ và Đức. Nhưng cuối cùng, chẳng thấy cả Leopard 3 của Đức lẫn FMBT của Mỹ xuất hiện đâu cả. Tất cả các chương trình phát triển xe tăng mới của phương Tây đều bị hủy bỏ. Bởi vậy, người Nga đã quyết định làm ra loại xe tăng đơn giản và rẻ tiền hơn. Liệu có làm được hay không thì phải chờ thời gian trả lời. Chính vì vậy mà Uralvagonzavod song song với việc phát triển Armata cũng đang tự bỏ tiền ra để hoàn thiện Objekt 195. Armata hình hài ra sao Bản thân từ Armata có nguồn gốc từ tiếng Latinh là arma (vũ khí). Hồi thế kỷ XIV, ở nước Nga người ta gọi các khẩu pháo thô sơ như vậy. Song cần phải hiểu là các mật danh của các dự án nghiên cứu/thử nghiệm rất nhiều khi chẳng có tẹo ý nghĩa nào. Trong các tên gọi của vũ khí mới, ta có thể gặp cả tên của sâu hại vườn cây ở nhà nghỉ của viên sĩ quan phụ trách lựa chọn mật danh khiến anh ta bực mình, cả các loại đá quý, các con sông, các loài hoa và thậm chí cả biệt danh của chú chó cưng. Nhiệm vụ phát triển Armata, hay còn gọi là “dòng bệ mang chiến trường chuẩn hóa hạng nặng tương lai” chỉ được giao cho UKBTM mới đây. Có thông tin nói là công việc được bảo đảm tài chính tốt và tiến triển khá tốt. “Dòng bệ mang” này gồm một xe tăng, một xe cứu kéo-sửa chữa bọc thép, một xe chiến đấu bộ binh hạng nặng và một xe bọc thép chở quân đột kích hạng nặng và có thể phát triển cả một xe chiến đấu yểm trợ tăng (BMPT) nữa. Xét tới thời hạn gấp gáp đặt ra là vào năm 2015, xe tăng mới phải thử nghiệm xong và đi vào sản xuất loạt, có thể phỏng đoán là các nhà thiết kế sẽ tận dụng tối đa hành trang đã thu lượm được của Objekt 195. Người ta có thể sẽ nhận được “một siêu tăng tiết kiệm” - tức là cùng kết cấu, những nguyên tắc, công nghệ. Nhưng nó sẽ nhỏ hơn, nhẹ hơn, đơn giản hơn và rẻ hơn Objekt 195 một chút. Ta có thể thử tưởng tượng diện mạo của nó. Xe tăng Armata sẽ có trọng lượng nhỏ hơn Objekt, tầm gần 50-52 tấn. Và có thể có khung gầm với 6 cặp bánh tỳ vốn đã quen thuộc của xe tăng Nga, chứ không phải 7 cặp như ở Objekt 195. Nhưng cũng có thể sẽ là khung gầm 7 cặp bánh tỳ. Để giảm giá thành và đơn giản hóa khâu sản xuất, người ta sẽ không sử dụng nhiều giáp hợp kim titan. Do đó, Armata sẽ có vỏ giáp bảo vệ kém hơn Objekt 195 tí chút. Kết cấu của Armata sẽ giống Objekt 195 - vỏ giáp mạnh, bên trong là cáp-xun bọc giáp chứa kíp xe, tiếp đó là khoang chiến đấu tự động hóa với tháp xe không người ở trên, sau đó là khoang động cơ. Pháo cũng được bố trí khá cao như thế. Có lẽ, các công trình sư có sử dụng các kết quả nghiên cứu của Objekt 195 về máy nạp đạn tự động, hình dáng thân xe, kết cấu vỏ giáp. Xe tăng sẽ được trang bị giáp phản ứng nổ lắp liền thế hệ mới và hệ thống phòng vệ tích cực. Armata được cho là được trang bị pháo nòng trơn 125 mm uy lực mạnh hơn. Loại pháo này cũng đang được lắp cho biến thể tăng mới Т-90АМ. Tính năng của pháo đủ mạnh để tiêu diệt bất kỳ loại tăng tương lai nào của NATO. Có thông tin nói rằng, Armata sẽ được trang bị bộ truyền động điện. Nếu vậy thì động cơ được dùng để chạy máy phát điện, còn xích xe quay bằng các động cơ điện. Thiết kế như vậy có trọng lượng nhẹ hơn thiết kế truyền thống vì trọng lượng được giảm đi có thể dùng để tăng cường vỏ giáp. Tuy vậy, về mặt độ tin cậy, thiết kế này có mức độ rủi ro cao hơn. Xe tăng sẽ được trang bị động cơ diesel, công suất khoảng 1.400-1.600 mã lực. Với các “đồ nghề” như thế, Armata có thể trở thành loại tăng tốt nhất thế giới, một vị trí xứng đáng đối với nước Nga. Tất cả các điều kiện tiền đề để làm việc đó đã có. Cái khó hơn vẫn là giá cả. Còn khó hơn nữa là quan điểm của Bộ Quốc phòng Nga. Ngộ nhỡ vào năm 2015, ai đó đột nhiên lại phát sinh ý tưởng “thay đổi khái niệm” xe tăng thế hệ mới thì sao? [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)