Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Xe bọc thép chở quân BTR-80, hệ thống phun lửa TOS-1, hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander, hệ thống rocket phóng loạt Smerch.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)


6. Xe bọc thép chở quân BTR-80


http://nghiadx.blogspot.com
BTR-80 (mil.ru)

Xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-80, được chế tạo vào đầu thập kỷ 1980 để thay thế các xe lạc hậu và không hiệu quả BTR-70, được nhận vào trang bị vào năm 1986. Ngoài Nga, xe này còn có trong trang bị của 25 nước khác, liên tục được hiện đại hóa và vẫn đang được sản xuất.

BTR-80 đôi khi cũng được xuất khẩu. Ví dụ, năm 2010, Bộ Quốc phòng Nga đã tặng cho Palestine 50 xe bọc thép chở quân BTR-80 lấy từ kho.

Hiện nay, BTR-80 là xe bọc thép chở quân chủ lực của quân đội Nga.

BTR-80 có chiều dài 7,7 m, chiều rộng 2,9 m, độ cao 2,5 m và trọng lượng 13,6 tấn. Xe 8 bánh BTR-80 có khả năng chở đến 7 lính, cùng 3 thành viên kíp xe. BTR-80 được trang bị vỏ giáp thép cán, có khả năng chạy với tốc độ đến 80 km/h trên đường nhựa, dự trữ hành trình 600 km.

Trong đa số các trường hợp, BTR-80 được trang bị các súng máy KPVT và PKT cỡ 14,5 và 7,62 mm. Song cũng có các biến thể trang bị vũ khí uy lực hơn, ví dụ như pháo tự động 30 mm 2А72 (BTR-80А).

Trên cơ sở BTR-80, đã chế tạo một số biến thể xe đặc chủng, trong đó có đài chỉ huy-quan sát, trạm gây nhiễu, xe cứu kéo và phục hồi bọc thép, xe trinh sát và xe trinh độc-phóng xạ bọc thép.

BTR-80 từng tham chiến ở Afghanistan, 2 chiến dịch ở Chechnya và cuộc chiến ở Nam Ossetya.

Quân đội Nga hiện đang được cung cấp biến thể hiện đại hóa của BTR-80 là BTR-82А.

Trong tương lai, Nga dự kiến thay thế các xe bọc thép chở quân này bằng các xe bọc thép chở quân được chế tạo trên cơ sở bệ mang thiết giáp vạn năng đang được phát triển.

2. Bão lửa TOS-1 Buratino

http://nghiadx.blogspot.com
TOS-1 (Aleksandr Kotomin)

Hệ thống phun lửa hạng nặng (TOS) Buratino được phát triển trong thập kỷ 1970 trên cơ sở khung gầm xe tăng Т-72.

Ở cấu hình ban đầu, hệ thống gồm 1 xe bệ phóng chạy xích với cụm 30 ống phóng và 1 xe tiếp đạn (TZM) sử dụng khung gầm xe tải KrAZ-255B.

Hiện nay, Bộ đội Phòng chống bức xạ-hóa sinh của Nga sử dụng các xe mang 24 ống phóng, còn có tên gọi Kaunas.

Buratino đã hoàn thành thử nghiệm nhà nước vào năm 1980 và được khuyến nghị đưa vào trang bị quân đội Liên Xô.

Năm 1988-1989, TOS-1 đã tham chiến ở Afghanistan, và chiến dịch Chechnya lần thứ hai vào tháng 3/2000.

Xe chiến đấu Buratino có trọng lượng 46 tấn, kíp xe 3 người, tầm bắn 400-6.000 m (tùy thuộc loại rocket). Diện tích sát thương của Buratino là đến 1.000 m2 khi sử dụng đạn gây cháy và đến 2.000 m2 khi sử dụng rocket nhiệt áp. Để tiêu diệt chính xác mục tiêu, xe được trang bị máy ngắm quang học và máy đo xa laser.

Năm 2001, dựa trên Buratino, Nga đã phát triển hệ thống mới TOS-1А Solntsepek. Xe chiến đấu mang 24 ống phóng và được trang bị các loại đạn uy lực mạnh hơn.

3. Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander

http://nghiadx.blogspot.com
Iskander phóng đạn (mil.ru)

Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander, được chế tạo trong thập niên 1990 và nhận vào trang bị của quân đội Nga vào năm 2007.

Iskander do Viện thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển, được giới thiệu công khai vào năm 1999 tại triển lãm MAKS ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva. Mục tiêu chính của Iskander trong chiến đấu là các hỏa điểm, phương tiện phòng không, phòng thủ tên lửa, sân bay, sở chỉ huy, đầu mối liên lạc và các mục tiêu hạ tầng the chốt của đối phương.

Hệ thống Iskander bao gồm xe bệ phóng, xe tiếp đạn, xe chỉ huy-tham mưu, xe bảo dưỡng kỹ thuật, trạm chuẩn bị thông tin và xe bảo đảm sinh hoạt.

Hiện nay, Iskander có 3 biến thể: Iskander-E dùng để xuất khẩu với xe bệ phóng mang 1 tên lửa, Iskander-К trang bị tên lửa hành trình và Iskander-М trang bị tên lửa đường đạn tầm ngắn mới. Tùy chủng loại tên lửa sử dụng, Iskander có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 280-500 km.

Thời gian chuẩn bị để phóng tên lửa của hệ thống từ 4-16 phút, nhịp phóng là 2 phút (với xe bệ phóng 9P78 trang bị 2 tên lửa).

Tên lửa có thể mang nhiều loại phần chiến đấu khác nhau như: đầu đạn chùm chứa các đạn con tạo mảnh, xuyên lõm, tự dẫn hay nổ khối, phá-gây cháy, tạo mảnh-gây cháy hay xuyên. Ngoài ra, các tên lửa có thể mang cả đầu đạn hạt nhân.

Đến năm 2020, Lục quân Nga dự định nhận vào trang bị 120 hệ thống Iskander. Nga đang sử dụng Iskander như một trong những đối trọng trong cuộc đối thoại chính trị với Mỹ và NATO về vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Các đối trọng khác là hiện đại hóa tiềm lực hạt nhân của Nga và xây dựng các trạm radar loại Voronezh mới.

7. Hệ thống rocket phóng loạt Smerch

http://nghiadx.blogspot.com
Smerch (mil.ru)

Hệ thống rocket phóng loạt Smerch được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 và nhận vào trang bị vào năm 1987.

Smerch do Viện TULGOSNIITOCHMASh (nay là GNPP Splav) phát triển.

Đến năm 1990, Smerch với tầm bắn tối đa 90 km được coi là hệ thống rocket phóng loạt có tầm bắn xa nhất thế giới. Hiện nay, đứng đầu về chỉ số này là hệ thống WS-1 của Trung Quốc với tầm bắn đến 180 km.

Tùy thuộc vào biến thể, hệ thống Smerch có thể được trang bị 4, 6 hay 12 ống phóng rocket 300 mm.

Kíp xe chiến đấu Smerch gồm 3 người. Smerch cần hơn 40 giây để thực hiện xong loạt bắn 12 quả đạn rocket, thời gian để khẩn cấp thoát ly trận địa bắn là không quá 3 phút.

Đạn rocket của Smerch có thể được trang bị phần chiến đấu dạng chùm, tự dẫn hay nổ lõm-tạo mảnh, phá-mảnh và nhiệt áp. Ngoài ra, Smerch có thể sử dụng để rải mìn chống tăng hay phóng máy bay không người lái trinh sát.

Một trong những nhược điểm chính của Smerch là giá cao, một trung đoàn Smerch có giá gần 200-220 triệu rúp.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 đang mua sắm các hệ thống rocket phóng loạt mới Tornado-S cỡ 300 mm.

Trong tương lai, Tornado-S sẽ thay thế các hệ thống Smerch đã lạc hậu trong quân đội Nga.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Tăng chủ lực T-90, máy bay ném bom chiến lược Tu-160, tuần dương hạm nguyên tử Piotr Đại đế, xe phá mìn UR-77, trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24.


>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)

1. Xe tăng chủ lực T-90




http://nghiadx.blogspot.com
T-90 (mil.ru)


Xe tăng chủ lực Т-90 được nghiên cứu chế tạo vào cuối thập niên 1980 và là biến thể hiện đại hóa sâu của Т-72B. Năm 1992, xe được nhận vào trang bị của quân đội Nga với tên gọi Т-90.

>> Hạm đội Mỹ chuẩn bị đối phó với tên lửa Club
>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container

Xe có khả năng chạy với tốc độ đến 70 km/h trên đường nhựa và đến 50 km/h trên địa hình chia cắt. T-90 được trang bị các hệ thống dẫn tự động, nhìn đêm, máy đo xa laser.

Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm có khả năng bắn đạn pháo thông thường và tên lửa chống tăng có điều khiển. Cơ số đạn là 42 viên, 22 viên trong số đó nằm trong máy nạp đạn tự động.

Vũ khí bổ trợ là các súng máy 12,7 và 7,62 mm.

Т-90 được trang bị vỏ giáp tương đương giáp thép dày đến 850 mm. Ngoài ra, xe tăng còn được lắp hệ thống phòng vệ quang-điện tử chủ động Shtora-1, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 hoặc Relikt.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga không mua sắm Т-90 mà ưu tiên hiện đại hóa các xe tăng lạc hậu T-72 lên chuẩn Т-90.

Từ năm 2015, dự kiến quân đội Nga sẽ nhận được loại tăng chủ lực mới dựa trên bệ mang thiết giáp hạng nặng tiêu chuẩn Armata.

2. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160



http://nghiadx.blogspot.com
Tu-160 (mil.ru)

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 và được nhận vào trang bị vào năm 1987. Trong biên chế Không quân Nga, máy bay nổi tiếng hơn với cái tên “Thiên nga trắng”.

Máy bay ném bom với cánh hình tên thay đổi có khả năng bay với tốc độ đến 2.200 km/h - khả năng bay siêu âm được áp dụng cho Tu-160 nhằm vượt qua hệ thống phòng không đối phương.

Tu-160 có thể bay ở tốc độ hành trình 917 km/h, bán kính chiến đấu là gần 6.000 km, tầm bay cực đại đến 13.900 km.

Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn, có thể mang đến 40 tấn vũ khí, gồm các loại tên lửa, bom có và không điều khiển hạt nhân và thông thường.

Liên Xô/Nga đã sản xuất tổng cộng 27 chiếc Tu-160, 19 trong số đó nằm lại Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ. 8 chiếc trong số này đã quay lại Nga, một phần với tư cách thanh toán tiền nợ khí đốt của Ukraine, còn 3 chiếc khác bị Ukraine phá bỏ.

Trong trang bị của Không quân Nga hiện có 16 chiếc Tu-160: 13 chiếc chiến đấu và 3 chiếc huấn luyện. Đa số Tu-160 có tên riêng.

Trong mấy năm tới, tất cả các máy bay Tu-160 sẽ được hiện đại hóa lên chuẩn Tu-160М với nhiều tính năng kỹ thuật được cải tiến.

Trong tương lai, Nga dự định thay thế các máy bay ném bom chiến lược này bằng loại máy bay mới là hệ thống máy bay tầm xa tương lai PAK DA. Máy bay này đang được Viện OKB Tupolev phát triển. Mẫu chế thử đầu tiên của PAK DA dự kiến ra đời vào năm 2020.

3. Tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng Piotr Đại đế

http://nghiadx.blogspot.com
Tuần dương hạm nguyên tử Piotr Đại Đế (rosenergoatom.ru)

Tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng Piotr Đại đế được đóng theo thiết kế Projekt 1144 Orlan vào năm 1989, hiện là tàu duy nhất thuộc lớp này còn trong biên chế Hải quân Nga, được đưa vào sử dụng năm 1998.

Chức năng chính của tàu tuần dương này là tiêu diệt các cụm tàu sân bay đối phương. Trong thời gian tồn tại, Piotr Đại đế đã hai lần được đổi tên: khi khởi đóng, tàu được gọi là Kuibyshev, sau đó được đổi thành Yuri Andropov. Tàu có tên hiện tại vào tháng 4/1992.

Piotr Đại đế có lượng giãn nước 25.900 tấn, chiều dài 251,1 m, chiều rộng 28,5 m và mớn nước 10,3 m. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3, 2 nồi hơi bổ trợ và 2 turbine công suất 70.000 mã lực mỗi turbine.

Piotr Đại đế có khả năng chạy với tốc độ đến 31 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập là gần 60 ngày đêm.

Thủy thủ đoàn gồm 635 người, trong đó có 105 sĩ quan và 400 thủy thủ.

Piotr Đại đế được trang bị hệ thống pháo АK-130, hệ thống pháo phòng không Kortik, các tên lửa chống hạm P-700 Granit, các hệ thống chống ngầm RBU-1000 và RBU-12000, hệ thống tên lửa phòng không S-300FM và 10 ống phóng lôi 533 mm.

Lực lượng máy bay trên tàu gồm 3 trực thăng chống ngầm Ка-27PL.

Tháng 7/2010, được biết Bộ Quốc phòng Nga dự định đưa các tàu tuần dương tên lửa Projekt 1144 trở lại biên chế Hải quân Nga. Đó là các tàu Đô đốc Nakhimov, Đô đốc Lazarev và Đô đốc Ushakov hiện đang nằm trong lực lượng dự bị.

Nga dự định hiện đại hóa các tàu này theo kiểu như tàu Piotr Đại đế, cụ thể các tàu này sẽ được trang bị thiết bị máy tính mới thay cho thiết bị máy tính kiểu tương tự và vũ khí mới.

4. Xe phá mìn UR-77
http://nghiadx.blogspot.com
Rồng lửa UR-77 (2ch.so)

Xe phá mìn UR-77 Meteorit, còn được gọi là Zmey Gorynyc (rồng phun lửa nhiều đầu trong thần thoại Slavơ, được chế tạo dựa trên khung gầm pháo tự hành 2S1 Gvozdika vào nửa đầu thập niên 1970.

Xe được sản xuất loạt từ năm 1978 và thay thế xe UR-67 trong quân đội Nga.

Với chiều dài 7,9 m, chiều rộng 2,9 m và chiều cao 2,5 m, xe có trọng lượng 15,5 tấn và có khả năng đạt tốc độ 60 km/h.

Dự trữ hành trình đến 500 km trên đường nhựa và đến 250 km trên địa hình chia cắt. Kíp chiến đấu của xe gồm 2 người.

Vũ khí chính của UR-77 là 2 lượng nổ phá mìn UZ-67 hoặc UZP-77. Mỗi lượng nổ có khả năng tạo cửa mở rộng đến 6 m và dài đến 90 m qua bãi mìn. Việc phá mìn thực hiện bằng cách kích nổ lượng nổ tạo sóng nổ kích hoạt các quả mìn trên bãi mìn.

Để phóng 2 lượng nổ, xe cần gần 5 phút còn để nạp lại đầy đủ lượng nổ sau chu trình phá mìn, xe cần đến 40 phút.

Tuy nhiên, sau khi phóng các lượng nổ, vẫn không bảo đảm phá sạch hết mìn bởi lẽ UZ-67 và UZP-77 không thể kích nổ các loại mìn với ngòi nổ kiểu đè nổ, vướng nổ 2 lần, cũng như các thiết bị nổ lắp ngòi nổ hồng ngoại hay nam châm. UR-77 được xem là một trong những xe phá mìn tốt nhất thế giới.

5. Trực thăng chiến đấu Mi-24

http://nghiadx.blogspot.com
Cá sấu Mi-24 (mil.ru)

Trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24, được phát triển trong thập niên 1960, nhận vào trang bị vào năm 1971.
Nó có tên không chính thức là “Cá sấu”.

Các trực thăng Mi-24 thuộc các serie đầu có tên “Stakan” (Cái cốc) do buồng lái được bọc kính phẳng.

Mi-24 có trọng lượng cất cánh tối đa 11 tấn, trọng tải 2,4 tấn, tổ lái 2-3 người, có thể chở đến 8 lính đổ bộ.

Trực thăng có khả năng bay với tốc độ 270 km/h và tầm bay đến 450 km.

Vũ khí lắp liền của Mi-24 ở các biến thể có thể khác nhau. Ví dụ, Mi-24V được trang bị ụ súng máy di động USPU-24 với 1 súng máy 12,7 mm, còn Mi-24VP được trang bị 1 pháo GSh-23L.

Trực thăng vận tải-chiến đấu có thể trang bị 4-6 điểm treo để treo các container gắn pháo, tên lửa có điều khiển và rocket, tên lửa không đối không, cũng như bom và các bom chùm cỡ 50-500 kg.

Dựa trên Mi-24, người ta đã chế tạo trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-35 để trang bị cho Không quân Nga và xuất khẩu.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

>> CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa

Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK).



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin xuất hiện tại một triển lãm vũ khí và quảng bá cho xe tăng T-90 của nước này. Ảnh: Military.net

Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng từng là niềm tự hào của Liên bang Xô Viết, là nơi đây tập trung tiềm năng trí tuệ và khoa học– kỹ thuật vô cùng lớn lao. Tuy nhiên, từ sau biến cố chính trị 1991, hệ thống này đã chững lại, tích tụ nhiều vấn đề. Thậm chí, xét về tầm vĩ mô, hệ thống đã bỏ qua mấy chu trình hiện đại hoá trong 30 năm trở lại đây .

Do đó, một trong những chính sách quốc phòng – an ninh ưu tiên của tân Tổng thống Nga V. Putin là phải khắc phục hoàn toàn sự tụt hậu này. Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ đối với toàn bộ phổ công nghệ quân sự cơ bản.

Theo tân Tổng thống Nga, các nhiệm vụ cần giải quyết tiên quyết là tăng lên nhiều lần việc cung cấp trang bị kỹ thuật hiện đại và thế hệ mới, hình thành việc nghiên cứu khoa học và công nghệ tiền tiến, nghiên cứu và làm chủ các công nghệ đột biến để phát triển sản xuất các sản phẩm quân sự có khả năng cạnh tranh. Và, cuối cùng, xây dựng trên cơ sở công nghệ mới việc sản xuất các mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự có triển vọng.

Hợp tác quốc tế để kích thích phát triển

Ngày nay nước Nga đã gắn bó chặt chẽ vào hệ thống kinh tế thế giới và luôn mở cửa đối thoại với tất cả các đối tác, kể cả về các vấn đề quốc phòng và trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Song nghiên cứu kinh nghiệm và xu hướng ở nước ngoài nói chung không có nghĩa là Nga chuyển sang các mô hình vay mượn và từ bỏ dựa vào sức mình. Ngược lại, để phát triển kinh tế– xã hội ổn định và đảm bảo an ninh quốc gia, theo quan điểm của ông Putin, phải vừa tiếp thu tất cả những gì tốt nhất, tăng cường và ủng hộ sự độc lập khoa học và công nghệ quân sự của nước Nga.

Trong đó, mua trang bị kỹ thuật quân sự nước ngoài là “đề tài nhạy cảm”, vốn gây tranh cãi nhiều năm nay. Tuy nhiên, định hướng của nhà lãnh đạo mới của Nga là để nhanh chóng giải quyết những nhiệm vụ cấp bách trong lĩnh vực quốc phòng và, kích thích nhà sản xuất trong nước. “Không một thương vụ mua sắm vũ khí nào có thể thay cho việc sản xuất các loại vũ khí, mà chỉ có thể làm cơ sở để có được công nghệ và tri thức”, ông Putin cho biết. Điều này từng diễn ra trong lịch sử, khi mà các “họ” xe tăng của Liên Xô những năm 1930 được sản xuất ra trên cơ sở xe tăng Mỹ và Anh đưa đến sản phẩm cuối cùng là chiếc xe tăng tốt nhất của Chiến tranh thế giới lần thứ hai T– 34.

OPK phải như bông hoa thu hút ong mật và tỏa hương, kết trái

Dường như, ông Putin không chấp nhận được một nền công nghiệp quốc phòng không có khả năng, “cứ bình tĩnh đuổi kịp ai đó”, mà phải thực hiện cú nhẩy, trở thành những nhà phát minh và sản xuất hàng đầu. Vì vậy, Tân Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang toàn Nga tuyên bố không chấp nhận việc Quân đội trở thành thị trường tiêu thụ các mẫu vũ khí, công nghệ và công trình nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm đã lạc hậu, được nhà nước trả tiền. Đó chính là nguyên nhân vì sao gần đây, Quân đội Nga đưa ra những yêu cầu khắc nghiệt đối với các xí nghiệp quốc phòng và phòng thiết kế.

Cũng giống như quan điểm xây dựng Quân đội Nga phải chăm lo cho đời sống quân nhân. Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK).
“Nhiệm vụ của chúng ta là không phải làm khánh kiệt, mà tăng lên nhiều lần tiềm lực kinh tế của đất nước, xây dựng một Quân đội, một OPK đủ khả năng đảm bảo chủ quyền, sự tôn trọng của các đối tác và nền hoà bình bền vững cho nước Nga. Chúng ta không bao giờ được phép mắc lại thảm hoạ năm 1941, khi mà sự không sẵn sàng đối phó với chiến tranh của nhà nước và quân đội đã phải trả bằng những hi sinh mất mát hết sức to lớn về sinh mạng con người”, ông Putin tuyên bố.

Theo đó, nhiệm vụ trong thời kỳ mới phải biến các OPK trở thành đầu tầu kéo theo sự phát triển của những ngành rất khác nhau: luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá chất, điện tử vô tuyến, toàn bộ các công nghệ thông tin và viễn thông, còn sự hiện diện của các tập thể này trên thị trường kết quả nghiên cứu thiết kế cho khu vực dân sự.

http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin bắn thử mẫu súng AK hiện đại của Nga. Ảnh: Deathandtaxesmag

Thế nhưng, sự phát triển OPK chỉ bằng sức lực của nhà nước hiện đã không hiệu quả, còn trong tương lai trung hạn sẽ là không thể về mặt kinh tế. Do đó, cần phải xúc tiến sự hợp tác nhà nước – tư nhân trong công nghiệp quốc phòng, kể cả đơn giản hoá thủ tục thành lập những ngành sản xuất quốc phòng mới. Về vấn đề này, ông Putin có nhắc tới “lời giải Mỹ”, mà ở đó các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ và châu Âu đều không phải là công ty nhà nước. Ông Putin kỳ vọng, việc tổ chức sản xuất mang lại cuộc sống mới, làm tăng khả năng cạnh tranh của vũ khí Nga trên các thị trường vũ khí thế giới, tuy nhiên, phải có chế độ đặc biệt đối với các xí nghiệp tư nhân trong OPK gồm các yêu cầu bảo mật.

Trong hình dung của Tổng thống Nga, uy tín của các chuyên ngành kỹ thuật sẽ tăng lên dần, các xí nghiệp thuộc OPK sẽ là trung tâm thu hút thanh niên tài năng – giống như thời Xô Viết– đưa ra những khả năng rộng lớn cho việc thực hiện những ước vọng sáng tạo trong nhiên cứu thử nghiệm, trong khoa học và công nghệ.

Một trong những biện pháp hồi sinh nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh mà ông Putin đề cập là phải kiên quyết ngăn chặn tham nhũng trong công nghiệp quân sự và trong các lực lượng vũ trang, kiên trì nguyên tắc không để thoát khỏi bị trừng phạt. “Tham nhũng trong lĩnh vực an ninh quốc gia, thực chất là phản bội tổ quốc”, ông Putin lên án mạnh mẽ.

Cụ thể, phải từ bỏ việc đấu thầu kín bởi sự bí mật thái quá đã dẫn đến giảm cạnh tranh, làm tăng giá sản phẩm quân sự, tạo ra siêu lợi nhuận không phải để hiện đại hoá sản xuất, mà rơi vào túi một số thương gia và quan chức riêng lẻ. Việc mua sắm trong lĩnh vực quốc phòng phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của xã hội, và việc trừng phạt vì sai phạm trong lĩnh vực đặt hàng quân sự nhà nước phải được xiết chặt.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

>> Chi phí quốc phòng của Nga lớn thứ 3 thế giới


Chi phí quốc phòng của Nga đạt 72 tỷ USD, vượt qua Anh với 62,7 tỷ USD và Pháp là 62,5 tỷ USD, trở thành quốc gia đứng thứ 3 thế giới.



Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2011, chi phí quốc phòng toàn cầu đạt 1.700 tỷ USD, trong đó chi tiêu quốc phòng của Nga đạt 72 tỷ USD, vượt qua Anh với 62,7 tỷ USD và Pháp là 62,5 tỷ USD, trở thành quốc gia đứng thứ 3 thế giới về chi phí quốc phòng sau Mỹ và Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tàu siêu thanh SM80E của Nga


Theo báo cáo của SIPRI, Nga lại có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng. Theo dự đoán, đến năm 2014, chi phí quốc phòng của nước này sẽ tăng khoảng 53%.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nghi ngờ rằng, sau khi nền công nghiệp Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990, liệu Nga hiện nay có thể thúc đẩy một kế hoạch đầy tham vọng như vậy?

Trong khi hầu hết các quốc gia phương Tây bao gồm cả Mỹ bắt đầu từ năm 2011 đều có kế hoạch giảm chi tiêu quốc phòng, Nga và Trung Quốc lại có kế hoạch tăng đáng kể chi phí quân sự cho việc mua vũ khí.

Năm 2011, chi phí quân sự của Nga và Trung Quốc đều tăng lần lượt 9% và 6%.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn là quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới với 711 tỷ USD trong năm 2011, Trung Quốc xếp thứ 2 với khoảng 143 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu chiến đấu cơ T-50 cũng đang được Nga đầu tư phát triển (ảnh: Su 35)


Việc tăng cường chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã mang lại mối quan tâm lớn cho các nước láng giềng và Mỹ.Chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á của Mỹ mới đây cũng là để đối phó với mối quan tâm này.

Trong báo cáo của SIPRI có đoạn viết: “Quan hệ thương mại của Trung Quốc những năm gần đây phải chịu những thiệt hại to lớn bởi vấn đề tranh chấp lãnh hải với các nước lánh giềng. Do đó, các chi phí để hiện đại hóa quân sự đối với Trung Quốc là điều cần thiết và đang được ưu tiên”.

Báo cáo này còn chỉ ra, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng, một cuộc chạy đua vũ trang trên toàn cầu đang hiện diện. Tuy nhiên, những con số thông kê đang chỉ ra một xu hướng tăng cường quân sự và mua sắm vũ khí đang dần hiển thị rõ rệt”.

Trước mối quan tâm đến sự phát triển quân sự của Trung Quốc, Ấn Độ và một số các quốc gia khác dường như cũng đang nằm trong số những quốc gia mới nổi trong vấn đề chi tiêu quốc phòng.

Từ năm 2002, chi phí quân sự của Ấn Độ đã tăng lên 66%. Bằng cách này hay cách khác, Ấn Độ luôn coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Tuy nhiên, đến năm 2011, chi phí quân sự của Ấn Độ đã giảm hơn so với trước.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

>> Lý do quân đội Nga lựa chọn Su-30SM ?


Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua 30 máy bay chiến đấu Su-30SM, với cùng một mô hình đã được xuất khẩu sang Ấn Độ trong hơn 10 năm qua.

>> Su-30 và các biến thể
>> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực

Bộ Quốc phòng Nga và Công ty Irkut, một chi nhánh của Tập đoàn sản xuất máy bay Nga, đã ký một hợp đồng cung cấp 30 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30SM, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nói với các nhà báo hôm Thứ năm tuần trước.

"Theo hợp đồng, Tổng công ty Irkut sẽ cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga 30 máy bay loại này vào năm 2015," ông nói.

Con số “30”

Tin đồn rằng Irkut, một công ty chế tạo hàng không lâu đời, có thể đã cung cấp hàng chục máy bay chiến đấu cho Không quân Nga vào cuối năm ngoái. Và bây giờ các tin đồn đó đã trở thành hiện thực bằng một hợp đồng giấy trắng mực đen.



http://nghiadx.blogspot.com


Nhưng tại sao Bộ Quốc phòng lựa chọn Su-30? Khi mà chúng đã được cung cấp chủ yếu cho các khách hàng ở nước ngoài hơn là các lực lượng vũ trang Nga, nơi chỉ có một chiếc máy bay loại này đang được sử dụng.

Su-30, nói cho đúng, là máy bay chiến đấu nổi tiếng nhất do Nga sản xuất. Nó được phát triển trên cơ sở của máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB, để trở thành máy bay đánh chặn Su-27 được trang bị cho Quân chủng Phòng không không quân.

Năm 1993, phiên bản xuất khẩu của nó, Su-30K, đã được phát triển với nhiều đơn đặt hàng mua bán lên tới hàng trăm máy bay.

http://nghiadx.blogspot.com


“Đại gia đình” máy bay này được chia nhỏ thành hai phần: Thứ nhất là Su-30MKK/MK2 "Trung Quốc", được sản xuất tại vùng Komsomolsk và xuất khẩu sang Venezuela, Indonesia, Uganda, Việt Nam, và tất nhiên là Trung Quốc. Thứ hai là Su-30MKI “Ấn Độ" sản xuất tại Irkutsk và được bán cho Ấn Độ, Algeria và Malaysia.

Loại máy bay mà quân đội Nga đặt hàng là một phiên bản "địa phương" của các máy bay Su-30MKI "Ấn Độ". Trước đó, vùng Komsomolsk cung cấp cho Không quân bốn máy bay "địa phương" Su-30MK2.

Một máy bay đa chức năng.

Đáng chú ý nhất, Su-30MKI là một máy bay chiến đấu đa chức năng. Hơn nữa Su-30MKI có một "kiến trúc mở", làm cho nó tương đối dễ dàng để lắp ráp thêm các hệ thống mới vào các thiết bị cơ bản và sử dụng các vũ khí tiên tiến (được cung cấp bởi nhà sản xuất khác nhau).

Su-30MKI trang bị radar và định vị quang của Nga, chuyển hướng và hệ thống hiển thị của Pháp, EW và hướng dẫn hệ thống hướng dẫn vũ khí của Israel và máy tính của Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com


Dòng "Trung Quốc" được dựa trên một nguyên lý khác, lắp đặt song song với hệ thống mới không được tích hợp đầy đủ.

Có thể quân đội Nga đã bị thu hút bởi Su-30MKI vì nó có thể dễ dàng lắp thêm các loại vũ khí và thiết bị khác nhau, biến nó thành một máy bay ném bom, một máy bay đánh chặn hay bất kỳ thứ gì khác.

Ai đã ra lệnh?

Thật khó để xác định chính xác người đã ký lệnh mua 30 máy bay. Hợp đồng được ký kết bởi Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov và Chủ tịch Irkut Alexei Fedorov.

Sau lễ ký kết, Serdyukov nhận xét rằng những chiếc máy bay sẽ "làm tăng sức mạnh chiến đấu của Không quân."

Fedorov đã nói rằng mùa hè năm ngoái, Bộ Quốc phòng sẽ đặt hàng 40 máy bay. Sau đó, báo chí đưa tin trích dẫn lời của giám đốc Irkutsk Alexander Veprev, việc giao hàng có thể được thực hiện trong hai đợt: 28 máy bay đầu tiên được cung cấp cho Không quân và 12 chiếc tiếp theo được dành cho Hải quân.

http://nghiadx.blogspot.com


Như chúng ta có thể thấy, loạt hàng đầu tiên của Sukhoi-30 đã được mua. Và theo một số nguồn tin quân sự, số còn lại đã được dành cho hải quân của Hạm đội Biển Đen.

Lựa chọn nhà cung cấp.

Còn có một lời giải thích đơn giản cho sự lựa chọn Su-30MKI. Irkut đã tung ra các máy bay trong 10 năm nhờ vào các phương pháp sản xuất hợp lý. Điều này có nghĩa rằng các sản phẩm của Irkut có chất lượng cao và tương đối rẻ.

Phương thức mua nhanh chóng những sản phẩm giá rẻ đã được dùng phổ biến trong quân đội Nga. Như việc mua lại các máy bay huấn luyện chiến đấu Su-30M2 dành cho Không quân Nga. Và cũng tương tự với MiG-29K, trong hình thức tương tự đã được cung cấp cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2009. Hình thức này là hợp lý theo cách riêng của nó. Quân đội dự kiến thử nghiệm một số mô hình mới và về cơ bản đã đạt được những thành công nhất định.

Không quân đang nhắm tới máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50,, và Hải quân đã cố gắng thực hiện dự án Lada, liên quan đến việc xây dựng tàu ngầm phi hạt nhân.

Lục quân đã tẩy chay việc mua bán tất cả các mô hình thiết giáp hiện có nếu không có các sản phẩm mới.Trong khi đó, lực lượng vũ trang sẽ mua các sản phẩm giá rẻ có thể sản xuất hàng loạt như Su-30SM.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

>> Ngư lôi Mỹ và 10 tỷ USD 'đánh chìm' tàu ngầm Kursk?


Nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk đã được che dấu bằng một thỏa thuận ngoại giao bí mật giữa Mỹ và Nga, gồm việc xóa khoản nợ 10 tỷ USD.
Sau thảm kịch, một ủy ban đã được lập ra nhằm điều tra về vụ việc. Ủy ban này sau đó đã đặt ra tất cả các giả thiết có thể. Mãi 5 ngày sau, những người có trách nhiệm công bố trước công chúng về kết luận của ủy ban điều tra thảm họa.

Theo đó, nguyên nhân khiến tàu Kursk gặp nạn làm toàn bộ 118 thủy thủ đoàn thiệt mạng ở biển Barents là do vụ nổ bất ngờ trong khoang chứa ngư lôi của tàu. Kursk bị hư hại nặng và chìm xuống đáy biển làm cho khả năng giải cứu thuyền viên gần như là không thể.

Tuy nhiên Maurice Stradling – cựu quan chức Bộ Quốc phòng Anh, một chuyên gia về ngư lôi và là nhân vật chủ chốt trong cuộc điều tra sơ bộ về nguyên nhân tai nạn tàu Kursk nhiều năm trước, ủng hộ giả thuyết cho rằng tàu ngầm Kursk bị đánh chìm bởi một ngư lôi từ tàu ngầm Mỹ. Thậm chí ông còn chỉ đích danh loại ngư lôi người Mỹ dùng để đánh chìm tàu ngầm Kursk.

“Có bằng chứng cho thấy tàu ngầm nguyên tử Kursk bị trúng một quả ngư lôi MK-48 của Mỹ”, - Stradling tuyên bố như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ “Người quan sát Nga”, ngày 28/12/2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Vị trí tàu ngầm nguyên tử Kursk trúng ngư lôi MK-48

Cần lưu ý rằng, Maurice Stradling đã nhiều năm liền theo đuổi công việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu Kursk.

Năm 2001, ông là cố vấn chính của BBC trong bộ phim tài liệu “Điều gì đã làm chìm tàu Kursk?”, lúc này ông đưa ra quan điểm cho rằng rằng Kursk có thể bị chìm do sự cố của ngư lôi đã lỗi thời của Nga.

Mới đây ông tham gia cố vấn cho các nhà làm phim Pháp thực hiện bộ phim tài liệu có tiêu đề “Kursk – Tàu ngầm trong vùng nước hiểm”. Bộ phim này đã thu hút một lượng khán giả kỷ lục - hơn 4 triệu người xem - trên truyền hình Pháp.

Trao đổi với “Người quan sát Nga”, ông tin rằng bộ phim này sẽ làm thay đổi quan điểm của cộng đồng thế giới về kết luận nguyên nhân làm tàu Kursk bị chìm.

Trong phim tài liệu của người Pháp, Stradling đã giải thích về sự thay đổi quan điểm của mình. Ông nói: "Vào thời điểm đó, năm 2001, giả thuyết mà BBC đưa ra là có thể chấp nhận được, do thực tế là lúc đó chúng tôi chỉ có được một số thông tin hạn chế. Nhưng giờ đây thì khác, chúng tôi có nhiều tư liệu thuyết phục hơn và có cái nhìn toàn diện hơn về sự việc".

Cơ sở chính cho sự khẳng định của Stradling đó là lỗ hổng được phát hiện ở phía bên phải của tàu Kursk và bằng chứng cho thấy có sự hiện diện của tàu ngầm Mỹ trong cùng một khu vực vào thời điểm tàu Kursk bị chìm.

“Các hình ảnh trong bộ phim tư liệu của Pháp cho thấy Kursk được đưa lên khỏi mặt nước với một lỗ tròn tương đối nhẵn ở phía bên phải của con tàu. Và các cạnh của lỗ thủng này rõ ràng uốn cong vào trong tàu, phù hợp với thực tế của một cuộc tấn công từ bên ngoài tàu ngầm.

Lỗ hổng này chính là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi MK-48, loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy đồng” – chuyên gia về ngư lôi Stradling giải thích.

Theo bộ phim tài liệu này, cuộc tấn công xảy ra trong bối cảnh khi hai tàu ngầm Mỹ Toledo và Memphis đang bí mật theo dõi tàu Kursk. Sau đó Toledo bất ngờ va chạm với Kursk, tàu ngầm Nga đã ngay lập tức khởi động hệ thống phóng ngư lôi của mình, dẫn đến hành động tấn công bằng ngư lôi của tàu ngầm Memphis vào Kursk trong tích tắc. Sau sự việc Memphis đã hộ tống Toledo rời khỏi hiện trường.

Sau đó, nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk, theo các nhà làm phim, đã được che dấu bằng một thỏa thuận ngoại giao bí mật giữa Mỹ và Nga. Thỏa thuận bao gồm việc hủy bỏ khoản nợ của Nga với số tiền 10 tỷ USD.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

>> Nga 'ruồng bỏ' tàu sân bay và xe tăng nội



Trong cuộc họp báo ở Moscow, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serdyukov chỉ trích các xe tăng nội địa và thông báo việc sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo Bulava.


Trước đó, ông này đã phủ nhận các thông tin về kế hoặc đóng tàu sân bay mới.

Về tên lửa

Tại một cuộc họp với các nhà phân tích quân sự ở Moscow, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov công bố với phương tiện truyền thông rằng Nga đã sẵn sàng để sản xuất loạt tên lửa đạn đạo liên lục địa trên biển Bulava. "Bulava đã được phóng, đây là tin tốt lành. Chúng tôi hiểu rằng phiên bản này có thể đưa vào sản xuất hàng loạt”, ông Serdyukov nói.

Lưu ý rằng, thông tin này được đưa ra sau khi tên lửa Bulava phóng 3 lần liên tiếp với kết quả thành công. Lần phóng sau cùng được tổ chức ngày 28/6 năm nay từ tàu ngầm Yuri Dolgoruky (project 955). Bộ trưởng cho biết rằng đến tận bây giờ, lần đầu tiên tên lửa được phóng đi từ chính tàu ngầm được thiết kế cho riêng nó.

Trong 15 lần phóng thử tên lửa Bulava trước kia đều được thực hiện trên một tàu ngầm đặc biệt, không phải loại dành riêng cho tên lửa này và chỉ có 7 lần thành công.

Ngoài ra, ông Anatoly Serdyukov còn cho biết, Nga dự định sẽ tăng số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa trong các lực lượng tên lửa chiến lược. Đến năm 2015, khối lượng tên lửa mới trong các lực lượng tên lửa chiến lược cần phải tăng gấp ba lần.

Về xe tăng

Theo ông Serdyukov, Bộ Quốc phòng Nga từ chối mua từ xe tăng sản xuất trong nước cho đến khi họ đáp ứng được “tiêu chuẩn hiện đại”. “Chúng tôi đã gặp gỡ với các nhà thiết kế, họ cung cấp cho chúng tôi thông tin về sản phẩm của họ, 60% đề xuất của họ là phát triển từ trước, vì thế trước mắt chúng tôi từ chối những đề xuất này”.

Ông nói thêm rằng, Bộ Quốc phòng muốn tìm các hình thức tối ưu hiện đại hóa xe tăng trong nước. “Chúng tôi đã đề xuất để tạo ra một mô hình mới của xe tăng".

Theo nguồn tin của các báo, ngày 15/3 tư lệnh lục quân Alexander Postnikov cũng bày tỏ không hài lòng với hệ thống vũ khí mới được cung cấp từ liên hiệp công nghiệp quốc phòng Nga.



Quân đội Nga chê T-90 còn kém hơn Leopard.


Thượng tướng Postnikov phàn nàn: “Những vũ khí mẫu được sản xuất công nghiệp, trong đó có xe bọc thép, pháo binh và súng bộ binh với các thông số không cân xứng với các mẫu của NATO và thậm chí cả Trung Quốc”.

Ông lấy ví dụ xe tăng mới nhất của Nga T-90 nổi tiếng trên toàn thế giới thực sự là một thay đổi của T-72 thời Liên Xô. Hơn nữa, giá trị của nó hiện nay là 118 triệu rub cho mỗi xe tăng. "Với số tiền đó chúng tôi có thể mua ba xe tăng Leopard của Đức", tướng Postnikov nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã lưu ý rằng hiện nay trên thế giới đã thay đổi số mệnh của những loại vũ khí này và đi đến xu hướng giảm số lượng xe tăng trong quân đội (trong Lục quân Nga hiện nay có 10.000 xe tăng và như vậy là đã trên giới hạn bình thường). Vì vậy ở thời điểm này thích hợp nhất là nâng cấp các xe tăng hiện có trong lực lượng vũ trang hơn là mua mới.

Phủ nhận việc đóng tàu sân bay mới

Ông Serdyukov cũng phủ nhận các thông tin xuất hiện gần đây về các kế hoạch thiết kế và đóng tàu sân bay của Nga. Ông bảo đảm rằng không có kế hoạch như vậy và kể cả trong thời gian dài tiếp theo.

Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng với các nhà phát triển lập thiết kế sơ bộ để có thể xác định diện mạo của tàu sân bay trong nước. “Và chỉ sau khi có diện mạo cụ thể thì Bộ quốc phòng cùng với hải quân mới có quyết định về sự cần thiết đóng con tàu”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng cho biết.

[BDV news]


Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

>> Vua chiến trường - siêu tăng Armata





Viện thiết kế chế tạo máy vận tải Ural (Công ty ОАО UKBTM) đã nhiều năm nghiên cứu chế tạo loại xe tăng mới có tính cách mạng Objekt 195.


Nhưng năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định ngừng cấp kinh phí cho dự án này để phát động dự án xe tăng mới Armata. Vậy là “Hoàng thượng đã băng hà - Hoàng thượng vạn tuế”.

Diện mạo của vua chiến trường mới sẽ ra sao và điều gì đã xảy ra với Objekt 195?

Khai tử

Tăng Objekt 195 (báo chí thường gọi nhầm là Т-95) bắt đầu được phát triển từ cuối kỷ nguyên Xô-viết tại Viện thiết kế của Nhà máy Toa xe Ural (Uralvagonzavod). Người ta đã hy vọng sẽ làm ra được một loại xe tăng kết cấu mới với vỏ giáp cực mạnh và kíp xe ngồi trong cáp-xun tách biệt với vũ khí và đạn.


Objekt 195


Dự án Objekt 195 đã đi đến được giai đoạn chế tạo một số lô (mỗi lô độ 1-2 chiếc) chế thử khác biệt nhau khá rõ. Xe tăng được bảo mật nghiêm ngặt trong một thời gian dài. Nhưng trong năm nay, những bức ảnh của một trong các mẫu chế thử đầu tiên đã được đăng tải. Xe tăng này té ra rất khác thường. Xem ra nó có vẻ cao và to hơn tăng Т 90А hiện nay. Đập ngay vào mắt là cảm tưởng nó được bảo vệ cực tốt. Các nhà thử nghiệm đã đặt biệt danh cho nó là “Quái vật”. Nó đã làm sợ hãi và kinh ngạc nhiều người trong số những người lần đầu tiên trông thấy nó. Vậy loại xe tăng mà Bộ Quốc phòng Nga đã chối bỏ ấy là thế nào?

Objekt 195

Xe tăng Objekt 195 có thiết kế mới: Kíp xe ngồi trong cáp-xun bọc giáp riêng biệt; Vũ khí và đạn dược bố trí trong khoang chiến đấu tự động hóa riêng biệt, bên trên là tháp pháo; Khoang động cơ-truyền độngnằm ở đuôi xe.

Nó được bảo vệ rất tốt ở hình chiếu đầu xe, cũng như từ hai bên sườn và bên trên. Kíp xe được cách ly với khoang chiến đấu và khoang động cơ và có thể không phải lo ngại cháy, nổ hơi nhiên liệu và kích nổ cơ số đạn.

Tháp xe hẹp, không có người ngồi. Vũ khí chính trên tháp được bố trí cao và đây cũng là một ưu thế. Nhờ vậy, xe tăng có thể bắn từ sau tường vây hay các ngọn đồi mà chỉ cần thò pháo và các khí tài quan sát ra ngoài. Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn 152 mm, có khả năng phóng các tên lửa có điều khiển hiện đại tầm bắn 8 km.

Uy lực của đạn xuyên giáp dưới cỡ cho phép “Quái vật” xuyên phá bất kỳ loại tăng nào của NATO ở bất kỳ điểm nào của hinh chiếu phía trước và tiêu diệt nó chỉ bằng một phát đạn. Kíp xe quan sát tình hình trên chiến trường qua các màn hình hiển thị thông tin hợp nhất từ các kênh truyền hình, ảnh nhiệt và laser của hệ thống điều khiển hỏa lực. Các màn hình cũng hiển thị cả thông tin từ các xe tăng bạn và từ cấp chỉ huy.

Xe tăng được trang bị động cơ diesel công suất lớn (1.600 mã lực) và bộ truyền động thủy khí tự động. Tuy có kích thước khá lớn và vỏ giáp cực mạnh, xe tăng có trọng lượng khá nhẹ. Các nguồn tin khẳng định xe chỉ nặng không quá 55 tấn.

Tại sao Objekt 195 bị chối bỏ

Nảy sinh câu hỏi: tại sao Bộ Quốc phòng Nga đột nhiên chối bỏ siêu phẩm kỹ thuật này? Có những nguyên nhân khách quan nào không? Theo chúng tôi là có.

Một trong số đó là giá đắt. Người ta nói rằng, một mẫu chế thử xe tăng này có giá gần 400 triệu rúp. Dĩ nhiên là khi sản xuất loạt, giá sẽ rẻ hơn, nhưng dẫu sao thì vẫn là đắt. Một nguyên nhân nữa là nền công nghiệp Nga chưa sẵn sàng cho việc sản xuất loạt xe này ở quy mô hàng hóa. Nhiều xí nghiệp phụ trợ đơn giản là không có khả năng bảo đảm linh kiện cho xe.

Nhưng điều cốt yếu nhất là xe tăng này đã được chế tạo để đột phá vào một tương lai đã không đến. Cuối thập niên 1980, người ta trù tính Objekt 195 sẽ phải đối chọi với các xe tăng mới của phương Tây, cụ thể là của Mỹ và Đức. Nhưng cuối cùng, chẳng thấy cả Leopard 3 của Đức lẫn FMBT của Mỹ xuất hiện đâu cả. Tất cả các chương trình phát triển xe tăng mới của phương Tây đều bị hủy bỏ.

Bởi vậy, người Nga đã quyết định làm ra loại xe tăng đơn giản và rẻ tiền hơn. Liệu có làm được hay không thì phải chờ thời gian trả lời. Chính vì vậy mà Uralvagonzavod song song với việc phát triển Armata cũng đang tự bỏ tiền ra để hoàn thiện Objekt 195.

Armata hình hài ra sao

Bản thân từ Armata có nguồn gốc từ tiếng Latinh là arma (vũ khí). Hồi thế kỷ XIV, ở nước Nga người ta gọi các khẩu pháo thô sơ như vậy. Song cần phải hiểu là các mật danh của các dự án nghiên cứu/thử nghiệm rất nhiều khi chẳng có tẹo ý nghĩa nào. Trong các tên gọi của vũ khí mới, ta có thể gặp cả tên của sâu hại vườn cây ở nhà nghỉ của viên sĩ quan phụ trách lựa chọn mật danh khiến anh ta bực mình, cả các loại đá quý, các con sông, các loài hoa và thậm chí cả biệt danh của chú chó cưng.

Nhiệm vụ phát triển Armata, hay còn gọi là “dòng bệ mang chiến trường chuẩn hóa hạng nặng tương lai” chỉ được giao cho UKBTM mới đây. Có thông tin nói là công việc được bảo đảm tài chính tốt và tiến triển khá tốt. “Dòng bệ mang” này gồm một xe tăng, một xe cứu kéo-sửa chữa bọc thép, một xe chiến đấu bộ binh hạng nặng và một xe bọc thép chở quân đột kích hạng nặng và có thể phát triển cả một xe chiến đấu yểm trợ tăng (BMPT) nữa.

Xét tới thời hạn gấp gáp đặt ra là vào năm 2015, xe tăng mới phải thử nghiệm xong và đi vào sản xuất loạt, có thể phỏng đoán là các nhà thiết kế sẽ tận dụng tối đa hành trang đã thu lượm được của Objekt 195. Người ta có thể sẽ nhận được “một siêu tăng tiết kiệm” - tức là cùng kết cấu, những nguyên tắc, công nghệ. Nhưng nó sẽ nhỏ hơn, nhẹ hơn, đơn giản hơn và rẻ hơn Objekt 195 một chút.

Ta có thể thử tưởng tượng diện mạo của nó. Xe tăng Armata sẽ có trọng lượng nhỏ hơn Objekt, tầm gần 50-52 tấn. Và có thể có khung gầm với 6 cặp bánh tỳ vốn đã quen thuộc của xe tăng Nga, chứ không phải 7 cặp như ở Objekt 195. Nhưng cũng có thể sẽ là khung gầm 7 cặp bánh tỳ. Để giảm giá thành và đơn giản hóa khâu sản xuất, người ta sẽ không sử dụng nhiều giáp hợp kim titan. Do đó, Armata sẽ có vỏ giáp bảo vệ kém hơn Objekt 195 tí chút.

Kết cấu của Armata sẽ giống Objekt 195 - vỏ giáp mạnh, bên trong là cáp-xun bọc giáp chứa kíp xe, tiếp đó là khoang chiến đấu tự động hóa với tháp xe không người ở trên, sau đó là khoang động cơ. Pháo cũng được bố trí khá cao như thế. Có lẽ, các công trình sư có sử dụng các kết quả nghiên cứu của Objekt 195 về máy nạp đạn tự động, hình dáng thân xe, kết cấu vỏ giáp. Xe tăng sẽ được trang bị giáp phản ứng nổ lắp liền thế hệ mới và hệ thống phòng vệ tích cực.

Armata được cho là được trang bị pháo nòng trơn 125 mm uy lực mạnh hơn. Loại pháo này cũng đang được lắp cho biến thể tăng mới Т-90АМ. Tính năng của pháo đủ mạnh để tiêu diệt bất kỳ loại tăng tương lai nào của NATO.

Có thông tin nói rằng, Armata sẽ được trang bị bộ truyền động điện. Nếu vậy thì động cơ được dùng để chạy máy phát điện, còn xích xe quay bằng các động cơ điện. Thiết kế như vậy có trọng lượng nhẹ hơn thiết kế truyền thống vì trọng lượng được giảm đi có thể dùng để tăng cường vỏ giáp. Tuy vậy, về mặt độ tin cậy, thiết kế này có mức độ rủi ro cao hơn. Xe tăng sẽ được trang bị động cơ diesel, công suất khoảng 1.400-1.600 mã lực.

Với các “đồ nghề” như thế, Armata có thể trở thành loại tăng tốt nhất thế giới, một vị trí xứng đáng đối với nước Nga. Tất cả các điều kiện tiền đề để làm việc đó đã có. Cái khó hơn vẫn là giá cả. Còn khó hơn nữa là quan điểm của Bộ Quốc phòng Nga. Ngộ nhỡ vào năm 2015, ai đó đột nhiên lại phát sinh ý tưởng “thay đổi khái niệm” xe tăng thế hệ mới thì sao?

[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Lực lượng tên lửa chiến lược Nga bị đe dọa



Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ không còn duy trì được lợi thế và khả năng răn đe cũng như đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân vào năm 2015.

Cuộc hội đàm song phương giữa Bộ quốc phòng Nga và NATO đã không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về lá chắn tên lửa mà khối quân sự này đang xây dựng tại châu Âu.

NATO đã bác bỏ đề xuất của Moscow về xây dựng một lá chắn tên lửa chung châu Âu, cũng như từ chối đưa ra đảm bảo bằng văn bản đối với lá chắn này không đe dọa đến Nga.

Về nguyên tắc cho dù có một sự đảm bảo bằng văn bản cũng không thể cho Nga một sự tin tưởng rằng lá chắn tên lửa này không đe dọa an ninh Nga.

Mỹ và NATO có thể cung cấp các bảo lãnh nhưng đảm bảo lợi ích cốt lõi của họ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Không có gì để đảm bảo một cuộc tấn công nhằm vào Nga sẽ không xảy ra.


Việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu đang gây ra mối lo ngại sâu sắc cho Nga.


Trong tình hình như vậy, sự đảm bảo chỉ có thể đến từ quân đội Nga, họcó đủ khả năng để đáp trả và gây tổn thất không thể chấp nhận được cho kẽ thù hay không.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov phát biểu một cách đầy thất vọng sau cuộc hội đàm “Chúng tôi chưa nhận được một câu trả lời tích cực và rõ ràng, sự lo ngại của chúng tôi với lá chắn tên lửa này không hề giảm đi chút nào, NATO đã không quan tâm đến đề nghị của chúng tôi. NATO nhấn mạnh đến việc tạo ra 2 hệ thống phòng thủ tên lửa độc lập, nếu như vậy, đến năm 2020 hệ thống này sẽ loại bỏ khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược Nga”.



Mỹ và NATO sẽ triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, trong ảnh hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD.


Trong trường hợp thỏa thuận với NATO không đạt được, Nga sẽ buộc phải cải thiện khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược của mình lên một tầm cao mới, với khả năng đột phá lá chắn tên lửa của NATO, đó là nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, họ không đồng ý với ý kiến xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung giữa châu Âu và Nga.

Mặc dù tình hình khá bế tắc song cả hai bên đều nhất trí sẳn sàng đàm phán tiếp về vấn đề này.

Nhận định của giới chuyên môn Nga

Theo chuyên gia quân sự Constantine Sivkova, Phó Chủ tịch Học viện Chính trị Nga cho rằng: “Phát biểu của Tổng thư ký NATO Rasmussen về lá chắn tên lửa là muốn nhắc nhở Nga không nên chuẩn bị cho một cuộc chay đua vũ trang hay các hành động làm nóng thêm tình hình. Đó là sự lựa chọn của Mỹ bằng cách sử dụng một cuộc chiến tranh để làm thế giới quên đi các vấn đề về tài chính của họ và có được một sự đảm bảo an ninh”.



Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ mất khả năng răn đe và đáp trả hạt nhân nếu lá chắn tên lửa tại châu Âu được hoàn thành.


Trong khi đó giáo sư Pavel S. Zolotarev phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada của Viện Hàn Lâm khoa học Nga, giáo sư của Học viện Khoa học Quân sự Nga cho rằng: “Hãy nhớ rằng, nhiều lực lượng đang muốn kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn nhằm làm suy yếu nền kinh tế của chúng tôi.

Đáp ứng các nhu cầu trên mặt trận ngoại giao, trì hoãn việc triển khai lá chắn tên lửa, cố gắng hợp tác sâu rộng hơn với NATO. Mặc khác, Nga cần phải đặt cược vào sự phát triển của một hệ thống vũ khí hiện đại chính xác”.

Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại nhà nước của Duma quốc gia Lev Kalashnikov cho biết: “Việc xây dựng lá chắn tên lửa sẽ được hoàn thành vào năm 2015, lúc đó Mỹ sẽ triển khai tới 900 tên lửa đánh chặn, trong đó có tới 400 tên lửa SM-3. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, hệ thống này sẽ cho phép vô hiệu hóa khả năng đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân của lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Đối tượng của lá chắn tên lửa này là ai?

Rõ ràng Mỹ và NATO đang thổi phòng mối đe dọa về tên lửa từ Triều Tiên và Iran, thực tế Iran chưa có vũ khí hạt nhân, không có tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.

Triều Tiên chỉ có hạn chế một vài tên lửa tầm trung, ngay cả khi Bình Nhưỡng và Tehran hợp tác cùng nhau để tạo ra từ 15-30 tên lửa ICBM để đe dọa Israel châu Âu và Mỹ, 2 quốc gia này cũng chẳng dại gì mà bắn các tên lửa này vào Israel hay Mỹ. Điều đó sẽ khiến họ tự tay tiêu diệt đất nước mình. Khả năng của những tên lửa này là không đủ mạnh để có thể vượt qua được lá chắn tên lửa trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ và NATO đang dự định triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, vậy hệ thống đánh chặn khổng lồ này sẽ nhắm vào ai? Không còn nghi ngờ gì nữa, hệ thống này được tạo ra để ngăn chặn lực lượng tên lửa chiến lược của Nga và một phần của Trung Quốc.

Đây là hệ thống đánh chặn tên lửa với khả năng cơ động rất cao. Đơn cử như hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD có khả năng kiểm soát đến một nửa khu vực của lá chắn tên lửa phức hợp này. Chúng có thể nhanh chóng được triển khai đến gần biên giới, bờ biển hoặc các căn cứ quân sự của Mỹ và đủ khả năng để can thiệp sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương.

Ngoài ra, Mỹ liên tục trau chuốt khả năng đánh chặn của các tên lửa, tuy rằng hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD chỉ có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở tầm trung, nhưng các tên lửa SM-3 của hệ thống chiến đấu Aegis không ngừng được mở rộng tầm bắn và nâng cao độ chính xác.

Trong một kịch bản xấu nhất, hệ thống đánh chặn khổng lồ này đủ khả năng để vô hiệu hóa các ICBM của Nga ngay bên trong lãnh thổ để tạo điều kiện cho các tên lửa hạt nhân của họ tấn công.

Ngoài ra, cần phải xét đến khả năng to lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công chính xác như Tomahawk của Mỹ hay Storm Shadow của NATO, một cuộc tấn công đầu tiên bằng các tên lửa hành trình này có thể phá hủy một phần của hệ thống đánh chặn tên lửa của Nga.

Cho dù có đạt được sự đồng thuận với NATO hay không, Nga vẫn phải đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí tinh vi hơn để loại bỏ mối đe dọa từ lá chắn tên lửa này.


[BDV news]



Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

>> Nga điều trực thăng Ka-52 tới vùng Viễn đông



Thông tin trên được Giám đốc Thông tin Không quân Nga ở Viễn Đông, ông Sergei Posa thông báo với hãng thông tấn Novosti.


Các chuyến bay đầu tiên của máy bay trực thăng “Alligator” của chương trình huấn luyện chiến đấu được bắt đầu vào ngày 14/6/2011.

Chuyến bay đầu tiên của tất cả các máy bay mới diễn ra ở sân bay Chergigovka đều do tổ lái của thiếu tá Andrei Volkov và hoa tiêu là thượng úy Sergei Kolesnikov thực hiện, một phát ngôn viên thông báo.



Trực thăng Ka-52.


Người này còn cho biết thêm, tới cuối năm 2012, căn cứ không quân Chergigovka sẽ nhận đầy đủ số trực thăng Ka-52 “Alligator”.

Chỉ huy đơn vị, Đại tá Dmitry Demiakov cho biết, phi công ở căn cứ có nhiều kinh nghiệm trong việc bay thử nghiệm các trực thăng chiến đấu trước kia như Mi-24 và Mi-8. Họ được huấn luyện để nắm rõ lý thuyết, thuần thục tính năng điều khiển của trực thăng ở trung tâm đào tạo chuyển loại.

Trực thăng Ka-52 vừa đưa đến căn cứ không quân ở Chernigovka được sản xuất từ nhà máy Tiến bộ, Thành phố Arseniev, thuộc vùng duyên hải.

Ka-52 “Alligator” là trực thăng chiến đấu đa năng được phát triển dựa trên trên nền tảng của trực thăng Ka-50.

Ka-52 được sử dụng cho nhiệm vụ chỉ huy phi đội, thực hiện nhiệm vụ trinh sát, chỉ dẫn và điều phối mục tiêu cho một nhóm trực thăng chiến đấu, có khả năng tiêu diệt các xe cơ giới có vũ trang của đối phương. Trực thăng có khả năng tác chiến cả ban ngày bay đêm.

Ka-52 sử dụng 2 động cơ nâng cấp VK-2500, có công suất 2.400 mã lực/chiếc, tốc độ tối đa là 350 km/giờ, tầm hoạt động đến 1.200 km, trần bay 5.500m, tốc độ bay lên cao -10 m/giây. Tổ lái gồm phi công và hoa tiêu.

Máy bay được sản xuất từ tháng 10/2008 với số lượng hạn chế.
[BDV news]


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> 'NATO đẩy Nga quay lại thời Chiến tranh Lạnh'



Thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mới nếu Mỹ quyết định theo đuổi kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu.


Đây là lời khẳng định của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Nikolai Makarov trong cuộc gặp gỡ với các nhà quân sự nước ngoài vào ngày 20/5 vừa qua.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ không lấy gì làm mặn nồng sau khi nỗ lực của cả hai bên trong việc giải quyết vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu không có tiến triển.



Câu trả lời cho những nỗ lực của Nga và NATO vẫn đang bỏ ngỏ.

Tướng Nikolai Makarov kêu gọi Washington nên thay đổi kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO tại châu Âu để không đe dọa đến lực lượng hạt nhân của Nga. “Nếu Mỹ cứ khăng khăng thực hiện kế hoạch của mình thì Nga buộc phải dùng các biện pháp đối phó và tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang mới”, ông Makarov nói.

Theo ông Makarov, vào năm 2015, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ càng có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của Nga và đến 2020, thế cân bằng hạt nhân bị phá vỡ. Đương nhiên, Nga sẽ tìm cách chống lại hệ thống đó. Vì vậy, các quốc gia châu Âu sẽ phải tăng chi tiêu cho quốc phòng.

Tướng Makarov cũng khẳng định, khoảng 5-6 năm nữa, một cuộc chạy đua vũ trang tồi tệ sẽ bắt đầu và cuộc đua này có thể sẽ không có điểm dừng, không xác định kẻ thắng người thua.

Cảnh báo của ông Makarov có nội dung tương tự như những lời cảnh báo được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố nhiều lần. Theo ông Medvedev, thế giới có thể quay lại thời Chiến tranh Lạnh nếu NATO không “mềm mỏng” trong việc hợp tác với Nga về vấn đề lá chắn tên lửa.

Nga coi kế hoạch lá chắn phòng thủ tên tên lửa của NATO do Mỹ khởi xướng là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của nước này.

Mùa thu năm 2010, Nga đã chấp thuận xem xét đề xuất của NATO về việc hợp tác xây dựng lá chắn tên lửa chung, nhưng yêu cầu trong việc quản lý hệ thống này hai bên phải có quyền như nhau, nghĩa là có thể sử dụng chung.

Trước yêu cầu của Nga, NATO đã ngay lập tức bác bỏ và hiện nay thoả hiệp về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ.
[BDV news]


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> Nga phóng tên lửa 'dằn mặt' NATO



Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong bối cảnh có những bất đồng với NATO.


Đây là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng. Giới quân sự phương Tây cho rằng, đây là một động thái “dằn mặt” NATO xung quanh vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa tại Đông Âu.

Theo Defence News, tên lửa Sineva được phóng từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược ngoài khơi biển Barent và đã đánh trúng mục tiêu giả định trên bán đảo Kamchatka nằm trong vùng Viễn Đông của Nga.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov cho biết: “Tên lửa được phóng đi từ một tàu ngầm dưới mặt nước, đầu đạn đã đánh trúng mục tiêu giả định theo kế hoạch thử nghiệm”.



Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva đang được phóng lên từ tàu ngầm dưới mặt nước.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva là một bổ sung mới cho kho vũ khí hạt nhân chiến lược phóng từ tàu ngầm của Quân đội Nga.

Tên lửa đã hoàn thành các công tác thử nghiệm vào năm 2008, mỗi tên lửa Sineva có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, tên lửa có tầm bắn 10.880 km.

Quân đội Nga cho biết, các vụ thử nghiệm tên lửa hạt nhân hạng nặng là để nâng cấp các hệ thống đã lạc hậu, đồng thời bổ sung và thử nghiệm các tính năng mới cho hệ thống tên lửa chiến lược này.

Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm tên lửa này lại diễn ra trùng hợp với những căng thẳng ngoại giao với phương Tây. Trước đó, Nga đã thu hẹp quy mô của các thử nghiệm như là một phần trong hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Start-2.

Hiện tại, Moscow bày tỏ sự giận dữ đối với Washington xung quanh việc xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu.


Việc xây dựng lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu đang gây ra những quan ngại sâu sắc đối với an ninh của Nga.


Nga cho rằng, họ phải được quyền tiếp cận việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu, các biện pháp bảo vệ an ninh cũng như cách mà Mỹ xác nhận hệ thống này là vì hòa bình và ổn định lâu dài. Song cả Washington và NATO đều từ chối cho Nga tiếp cận việc xây dựng này, cũng như từ chối các biện pháp để bảo vệ Nga.

Theo giới quân sự Nga, việc xây dựng lá chắn tên lửa này đang đe dọa an ninh của nước này, đích thân Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố: “Nếu Washington không giải quyết thỏa đáng mối quan tâm của Nga về lá chắn tên lửa, điều này có thể kích động một cuộc chiến tranh lạnh mới”.

Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga tướng Nikolai Makarov nhấn mạnh: “Hệ thống lá chắn tên lửa này đặt ra một thách thức trực tiếp đối với an ninh của Nga khi nó được hoàn thành vào năm 2015. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang dữ dội, và một cuộc chạy đua vũ trang mới là điều không cần thiết cho đôi bên”.
[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Việt Nam: Ứng viên số 1 cho tiêm kích thế hệ 5 T-50



Theo dự báo của chuyên gia quân sự Nga Konstantin Makienko, trong tương lai Việt Nam có thể mua 24-36 máy bay tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50.

Sự kiện chính của công nghiệp hàng không Nga năm 2010 là việc bắt đầu bay thử nghiệm mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5. Tuy nhiên, thành tựu kỹ thuật tuyệt vời này của các công trình sư, kỹ sư và công nhân Nga bản thân nó không bảo đảm sự thành công của chương trình.



Bộ Quốc phòng Nga đã công bố ý định mua khoảng 50-70 tiêm kích thế hệ 5 trong giai đoạn đến năm 2020. Có lẽ, trong tương lai, số lượng này sẽ tăng lên và con số 150 hay thậm chí 200 chiếc. Nhưng việc mua sắm một số lượng tương đối ít Т-50 không lý giải thỏa đáng cho những khoản đầu tư hàng tỷ của nhà nước và công ty sản xuất vào công tác nghiên cứu phát triển, hiện đại hóa công nghệ và chuẩn bị sản xuất loạt máy bay này. Và vấn đề ở đây không chỉ là ở quan điểm của giới quân sự, vốn ưa thích các giải pháp rẻ tối đa.

Hạn chế cơ bản đối với việc mua sắm cho quân đội Nga là quy mô khiêm tốn của nền kinh tế Nga. Vì thế, yếu tố có tầm cực kỳ quan trọng để phát triển dự án là tìm kiếm một đối tác quốc tế, có đối tác đó sẽ cho phép chia xẻ gánh nặng tài chính của việc phát triển máy bay và tăng khối lượng hợp đồng chắc chắn. Ngoài ra, việc xúc tiến xuất khẩu máy bay T-50 cũng có tầm quan trọng lớn.

Ấn Độ

Yếu tố đảm bảo không thể đảo ngược chương trình Т-50 là việc Ấn Độ, đối tác kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng chiến lược của Nga tham gia chương trình. Ngày 21.12.2010, trong chuyến thăm Ấn Độ của TT Nga Dmitri Medvedev, hai bên đã ký hợp đồng trị giá 295 triệu USD để thiết kế phác thảo biến thể máy bay tiêm kích thế hệ 5 dành cho Ấn Độ. Sự kiện này có thể coi là dấu hiệu chính thức về sự tham gia dự án của Ấn Độ. Ý nghĩa của nó có thể thậm chí còn lớn hơn chuyến bay ra mắt vào tháng 1.2010 của T-50. Nếu ngày 29.1 là bằng chứng thuyết phục về sự chín muồi về kỹ thuật của chương trình thì ngày 21.12 bảo đảm tương lai thương mại và công nghiệp của nó.

Tồn tại sự phụ thuộc giữa sức mạnh kinh tế của một nước và khả năng của quốc gia đó thực hiện một dự án tiêm kích thế hệ 5. Hiện nay, đang thực hiện các chương trình này có Mỹ với GDP 14,3 ngàn tỷ USD, Trung Quốc (8 ngàn tỷ USD), Nhật Bản (4,4 ngàn tỷ USD) và Nga (2,3 ngàn tỷ USD). Ngoài ra, Hàn Quốc cũng tuyên bố tiến hành dự án chế tạo tiêm kích thế hệ 5, hơn nữa còn có tin Indonesia cũng tham gia chương trình của Hàn Quốc. Tổng GDP của hai nước này là 2,3-2,4 ngàn tỷ USD.

Điều rất đáng chú ý là Pháp (GDP 2,1 ngàn tỷ USD) và Thụy Điển (300 tỷ USD), những nước có các trường phái chế tạo máy bay mạnh và độc đáo, cũng như các tiêm kích thế hệ 4 tuyệt vời lại từ bỏ tham vọng chế tạo máy bay thế hệ 5, điều sẽ dẫn tới việc hai đấu thủ này rời khỏi thị trường trong 15-120 năm tới. Dĩ nhiên, điều đó được lý giải một phần ở việc không có nguy cơ quân sự-chính trị, nhưng nguyên nhân chủ yếu việc từ bỏ tham vọng chế tạo máy bay thế hệ 5 là những hạn chế về tài chính và kinh tế. Nói một cách thẳng thắn thì quy mô nền kinh tế hai nước này không đủ lớn để thực hiện những dự án tốn kém đến thế.

Vị thế chính trị-quân sự của Nga đòi hỏi phải có hệ thống máy bay chiến đấu thế hệ 5 của mình. Cần lưu ý là ở Viễn Đông, Nga tiếp giáp với các nước có yêu sách lãnh thổ chính thức (Nhật Bản) hay tiềm ẩn (Trung Quốc) đối với Nga, hơn nữa cả Trung Quốc và Nhật Bản chắc chắn sẽ có tiêm kích thế hệ 5, có thể cả loại hạng nặng. Ở hướng Tây và Nam, một số nước như Ba Lan hay Gruzia đang thi hành chính sách đối ngoại bài Nga, hoàn toàn có thể sẽ được Mỹ cung cấp tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Tuy nhiên trong khi có những đòi hỏi bắt buộc về quân sự rõ ràng để chế tạo Т-50, quy mô GDP của Nga lại đang ở ngưỡng thấp nhất cần thiết được xác định để làm việc đó. Quy mô nền kinh tế Nga xét về sức mua hầu như bằng GDP của Pháp, nước vốn gặp rất nhiều khó khăn khi mua sắm ngay cả tiêm kích thế hệ 4 và hơn nữa là không đặt ra nhiệm vụ chế tạo máy bay thế hệ 5. Điều đó thực tế có nghĩa là đơn thương độc mã Nga chắc chắn có khả năng phát triển tiêm kích thế hệ 5, song chưa chắc có thể mua sắm một số lượng đáng kể máy bay này.

Trong khi đó, tổng GDP của Nga và Ấn Độ là gần 6 ngàn tỷ USD và trên nền tảng kinh tế đó thì việc thực hiện dự án chẳng còn khiến ai phải nghi ngờ. Tham vọng quân sự của Ấn Độ tăng thậm chí nhanh hơn khả năng kinh tế và tài chính của họ. Ngay đánh giá bảo thủ nhất về nhu cầu tiêm kích thế hệ 5 của Không quân Ấn Độ cũng là 300 chiếc. Nhưng chắc chắn, số lượng mua sắm thực tế sẽ vượt đáng kể con số này. Xét tới nhu cầu duy trì ưu thế đối với không quân Pakistan và tạo lập sự cân bằng dù là tối thiểu với không quân Trung Quốc, cũng như việc mua sắm biến thể trên hạm của tiêm kích thế hệ 5 FGFA, tổng số các máy bay này trong Không quân và Hải quân Ấn Độ trong suốt vòng đời của chương trình sẽ lên tới 400-450 chiếc.

Các yếu tố thị trường cơ bản

Т-50/FGFA sẽ được đưa ra thị trường không sớm hơn năm 2018-2020. Điều đó có nghĩa là mọi dự báo về triển vọng xuất khẩu máy bay này sang các nước thứ ba, ngoài Nga và Ấn Độ chắc chắn sẽ không chính xác do không thể tiên lượng thế giới lúc đó sẽ ra sao. Nhưng ngay hôm nay đã hoàn toàn có thể nêu ra những yếu tố then chốt quyết định tiềm năng xuất khẩu Т-50/FGFA.

Những yếu tố quan trọng nhất trong số đó sẽ là:

• giá cả của máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga-Ấn Độ;

• tiến triển của dự án tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc;

• tiến triển của các hệ thống máy bay không người lái;

• các yếu tố cơ bản đối với thị trường vũ khí nói chung, như mức độ xung đột và trạng thái của nền kinh tế thế giới.

Giá cả của máy bay tiêm kích sẽ quyết định khả năng của các nước tương đối nhỏ mua sắm các máy bay này. Hiện nay, dự kiến theo thời giá năm 2010, đơn giá của Т-50 sẽ là 80-100 triệu USD. Trong trường hợp này, máy bay tiêm kích sẽ vừa túi tiền của tất cả các khách hàng hiện nay mua Su-30, sẽ có ưu thế về giá so với F-35 của Mỹ và vẫn có khả năng cạnh tranh đối với máy bay giả định của Trung Quốc. Điều có ý nghĩa nguyên tắc là phải kiểm soát sự tăng giá không tránh khỏi, đây rõ ràng là sẽ là một trong những thách thức chính đối với các nhà thiết kế máy bay. Xét tới yếu tố trang thiết bị điện tử, cụ thể là hệ thống vô tuyến điện tử đa năng tích hợp, sẽ chiếm phần lớn giá cả của máy bay, nên một trong những phương cách giảm giá có thể là chào bán ra thị trường một biến thể tiêm kích với hệ thống avionics giản lược. Ví dụ như một biến thể với một radar ở mũi, không có các anten lưới ở sườn và cánh.

Khối lượng xuất khẩu Т-50 cũng sẽ phụ thuộc vào tiến độ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Máy bay của Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh thậm chí nguy hiểm hơn là F-35 của Mỹ. Vũ khí Nga chủ yếu đang bán cho các nước có đường lối đối ngoại và quốc phòng độc lập, những nước thường thích mua vũ khí trang bị không phải của Mỹ. Chừng nào Trung Quốc không có các máy bay đáng nể chào bán thì trên thị trường các quốc gia đó, Nga sẽ vẫn có thế gần như độc quyền hoặc chỉ cạnh tranh với châu Âu. Điều dễ hiểu là sự xuất hiện của máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự cạnh tranh trực tiếp, thẳng thừng giữa Т-50 và máy bay tương lai của Trung Quốc.

Cuối cùng, quy mô thị trường sẽ được quy định bởi những xu hướng công nghệ mới mà việc phát triển chúng có thể sẽ làm mất vai trò của máy bay chiến đấu có người lái. Hiện nay, rủi ro chủ yếu kiểu này là sự tiến bộ trong lĩnh vực các hệ thống máy bay tiến công không người lái. Hy vọng là đến năm 2020, yếu tố này sẽ không kịp gây ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường tiêm kích có người lái.

Những khách hàng mua sắm Т-50 nhiều khả năng nhất là các nước sở hữu các tiêm kích hạng nặng Su-27/30 của Nga (hiển nhiên là loại trừ Trung Quốc). Nhưng một tin xấu là khi thay thế Su-30, các nước đó sẽ mua Т-50 chắc chắn không phải với tỷ lệ 1 đổi 1 mà may lắm là 1 đổi 1,5.

Các thị trường triển vọng nhất là các nước Đông Nam Á, những quốc gia mà vì lý do chính trị sẽ không thể xem xét mua sắm máy bay Trung Quốc. Trước hết đó là Việt Nam, cũng như Malaysia và Indonesia. Ngoài ra, trên thị trường Malaysia vẫn có khả năng có cạnh tranh với Mỹ, còn Indonesia ngoài khả năng mua sắm máy bay Mỹ còn có kế hoạch tham gia dự án tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc. Bất chấp những rủi ro đó, xác suất mua máy bay Nga-Ấn của cả hai nước này vẫn rất cao.

Với độ chắc chắn cao, có thể dự đoán rằng, cả Algeria cũng sẽ trung thành với máy bay Nga. Liên quan đến một khách hàng truyền thống của vũ khí Liên Xô là Libya thì có sự bất định liên quan đến triển vọng định hướng chính trị không rõ ràng của nước này. Do rủi ro cao về thay đổi chế độ chính trị và hủy bỏ dự án cách mạng Bolivar của TT đương nhiệm Hugo Chavez của Venezuela, cũng rất khó dự báo các đơn đặt hàng của nước này sau năm 2020. Trong trường hợp duy trì chính phủ cánh tả ở nước này, Nga sẽ đụng đầu với công nghiệp hàng không Trung Quốc vốn đã giành nhiều thắng lợi ở đây. Cuối cùng, có thể hy vọng rằng, thị trường tự nhiên đối với máy bay Nga sẽ là một số nước cộng hòa hậu Xô-viết, trước hết là Kazakhstan và Belarus.

Các thị trường tiềm năng của Nga như iran và Sirya nhiều khả năng sẽ bị Trung Quốc chi phối. Đáng tiếc là ban lãnh đạo chính trị Nga sau khi hủy bỏ các hợp đồng bán tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-E cho Sirya và hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 cho Iran lại đang tích cực tiếp tay cho kịch bản đó.

Mặt khác, có thể có những thị trường hôm nay xem ra không thể sẽ mở ra cho Nga sau 10-20 năm nữa. Thái Lan từng suýt nữa mua Su-30. Sau 20-30 năm nữa, tiềm lực kinh tế khổng lồ đang ngủ yên của Myanmar có thể sẽ thức dậy. Đối với Argentina thì việc mua sắm Т-50 sẽ là giải pháp đối phó phi đối xứng tuyệt vời đối với kế hoạch của Brazil mua sắm 36 và trong tương lai là 120 chiếc Rafale của Pháp. Có thể phỏng đoán mãi như thế. Hiện nay, có một điều rõ ràng là liên minh Nga-Ấn nhất định sẽ là một trong 3 đối thủ trên thị trường máy bay tiêm kích thế hệ 5 của thế giới. Điều đó có nghĩa là Nga bảo đảm được vị thế cường quốc công nghiệp hàng không thế giới trong suốt nửa cuối thế kỷ XXI.




[Vietnamdefence news]


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> 'Nga mua vũ khí nước ngoài vì tham nhũng' ?



Dù hệ thống vũ khí của Nga được các nước trên thế giới đánh giá rất cao, tuy nhiên Bộ Quốc phòng nước này vẫn lên kế hoạch mua vũ khí ở nước ngoài.


Những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga đã chi những khoản tiền lớn để nhập khẩu mua sắm vũ khí. Trong khi đó, số tiền này có thể đầu tư phát triển cho công nghiệp quân sự hiện đại trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các doanh nghiệp quốc phòng, tạo động lực cho việc đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí tối tân hơn,

Đồng thời, chiến lược này có thể đẩy nền công nghiệp quốc phòng của Nga thụt lùi, Quân đội Nga phụ thuộc vào nguồn cung từ đối thủ là NATO. Nếu xảy ra chiến tranh, điều này quả là vô cùng nguy hiểm.

Những hợp đồng hớ

Hiện Hải quân Nga muốn đặt hàng hệ thống pháo hạm cho các tàu khu trục nhỏ trong nước, mua sắm hệ thống động cơ diesel, máy phát điện diesel, hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho tàu ngầm...

Tuy nhiên, các hệ thống vũ khí mà quân đội cho là hiện đại đó đều là các mẫu lỗi thời và kém chất lượng. Đơn cử hợp đồng mua pháo hạm OTO Melara 127mm khi nhận được hàng hóa ra đây là mẫu của những năm 1968.



Chút nữa thì Bộ Quốc phòng Nga mua "hớ" tàu đổ bộ trực thăng Mistral.
Ảnh: Topwar


Hợp đồng mua máy bay không người lái của Israel cũng là mang về một thiết kế lỗi thời. Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Nga suýt “dính quả lừa” trong hợp đồng mua tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp.

Khi bước vào đàm phán chính thức công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport mới “té ngửa” nhận ra, công nghệ để đóng tàu Mistral cho Nga đã quá lỗi thời và tàu sẽ không được trang bị các hệ thống vũ khí và điện tử hiện đại.

Đầu năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã ký một thỏa thuận mua một dây chuyền sản xuất xe bọc thép Iveco của Italy tại nhà máy KAMAZ. Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 1.700 xe được sản xuất cho Bộ Nội Vụ và Bộ Quốc phòng Nga. Chiếc xe sẽ được bọc thép chế tạo theo công nghệ luyện kim Đức.

Bộ Nội Vụ Nga cũng đã lên kế hoạch mua 1.000 xe bọc thép Panhard của Pháp, một phần trong hợp đồng này sẽ sản xuất tại Nga. Thậm chí, đã có những đề xuất loại bỏ dòng súng AK huyền thoại khỏi trang bị cho quân đội Nga, thay vào đó là một loạt súng trường tấn công khác từ nước ngoài.



Xe tăng T-90 được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao.

Trong khi Nga tìm mua vũ khí từ nước ngoài thì nước khác, hình là Trung Quốc tìm mọi cách để “moi công nghệ” của Nga.

Nhiều hệ thống vũ khí của Nga được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao, được xếp vào loại hàng đầu thế giới. Điển hình như máy bay chiến đấu như Su-27, Su-30 đang là những sản phẩm đắt hàng trên thị trường thế giới. Hay như tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35 đang là niềm mơ ước của nhiều quốc gia.

Hệ thống phòng không tầm xa như S-300, S-400 được xem là những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới. Rất nhiều quốc gia “thèm khát” nó. Có nguồn tin cho rằng, Mỹ đã bí mật mua về một khẩu đội S-300 để mổ xe, "moi" bí quyết công nghệ để cải tiến PAC-2 thành PAC-3.

Mỗi lần hệ thống S-300 được bán đi là một lần thị trường vũ khí lại xôn xao. Thậm chí, hợp đồng S-300 của Nga với các nước Trung Đông bị biến thành quân cờ mặc cả với các nước lớn.

Những loại xe bọc thép của Nga được đánh giá rất cao, như xe tăng T-90, các loại xe bọc thép như Tiger đang có doanh số bán hàng ra thế giới ngày một gia tăng.



Hệ thống phòng không S-300 của Nga.


Ngay cả các nước NATO cũng công nhận một số công nghệ của Nga thuộc hàng đầu thế giới như công nghệ sản xuất máy bay trực thăng. Trực thăng Mi-17 của Nga được NATO chứng nhận là an toàn và hiệu quả tại độ cao lớn. Lầu Năm Góc đã làm phật ý Thượng viện Mỹ bằng quyết định “xưa nay hiếm” đó là mua trực thăng vận tải quân sự Mi-17 của Nga để hoạt động tại Afghanistan.

Lý giải nào cho vấn đề này?

Alexander Samsonov, một nhà phân tích quân sự của Nga đã bày tỏ ý kiến thẳng thắng của mình về vấn đề này trong một bài viết đăng tải trên trang Topwar rằng: “Sự tham nhũng, lũng đoạn của các quan chức quốc phòng là lý do để Bộ Quốc phòng Nga săn lùng những công nghệ đã lạc hậu từ nước ngoài”.

Lý do nữa được Alexander Samsonov nhận định đó là sự phá hoại của các “kẻ thù trong nội bộ”, những người luôn tìm mọi cách để loại bỏ sự liên kết và làm suy yếu nền công nghiệp quốc phòng Nga, tạo ra sự phụ thuộc của quân đội Nga vào hàng hóa nước ngoài, ngăn cản sự hồi sinh của công nghiệp quốc phòng Nga, đặc biệt là công nghệ cao và công nghệ không gian. Qua đó ngăn chặn sự hồi sinh, tìm lại vinh quang quyền lực của Nga trên toàn thế giới.

Ông Samsonov kết luận lại vấn đề rằng: Cần có một cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất từ cấp độ chính phủ. Hơn ai hết, Quân đội Nga cần phải hiểu được giá trị của các hệ thống vũ khí trong nước đối với đảm bảo an ninh quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ.

Bên cạnh đó, ông Samsonov cũng đưa ra kiến nghị đó là các thương nhân không được tham gia vào công tác quản lý nhà nước ở mọi cấp độ. Bởi đối với họ lợi ích kinh tế là trên hết.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang