Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu hộ tống NS Satpura

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ tống NS Satpura. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ tống NS Satpura. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

>> Ấn Độ thử thành công SLBM K-15

Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển.

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ


Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển.

Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM (submarine-launched ballistic missile).

Tên lửa này được đưa vào trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant do Ấn Độ thiết kế.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình cấu tạo tên lửa K-15

K-15 là một tên lửa được thiết kế phóng từ tàu ngầm hai tầng phóng, tầng đầu tiên sử dụng nhiên liệu lỏng, tầng thứ 2 sử dụng nhiên liệu rắn.

Tên lửa có chiều dài 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng 17 tấn, tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 1000kg với tầm bắn 700km, tầm bắn của tên lửa có thể tăng lên 1000km nếu sử dụng đầu đạn nặng 500km, nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Dù tên lửa K-15 chỉ có tầm bắn khiêm tốn 700km so với tầm bắn trên 5.000km của các tên lửa SLBM Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, song đây là một bước tiến bộ quan trọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc quân sự trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa K-15 cùng với tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant mang lại một sức mạnh mới cho Ấn Độ.

Cần lưu ý, Ấn Độ gọi tên lửa K-15 thuộc loại SLBM nhưng một số chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, vai trò của nó giống như một tên lửa hành trình kiểu như Tomahawk của Mỹ.

Một điều quan trọng là tên lửa K-15 có nhiều ưu điểm, đơn giản trong vận hành và bảo trì, nó có một chế độ dẫn đường tinh vi, tên lửa được bảo quản trong các ống bảo quản riêng biệt nhằm kéo dài thời gian sử dụng và dễ dàng trong lúc vận chuyển cũng như lắp đặt vào ống phóng.

Hiện tại, chưa rõ tên lửa K-15 đã trang bị trên tàu ngầm INS Arihant hay chưa. Thử nghiệm mới nhất của tên lửa được thực hiện trong một phao đặt dưới nước.

Cho dù vai trò của K-15 là gì thì đây cũng là cột mốc quan trọng đưa tiềm lực quân sự của Ấn Độ lên một tầm cao mới.

Dự án phát triển SLBM bản địa mang mật danh K-15 hay còn gọi dự án 420 Sagarika, được DRDO khởi động vào những năm 1990 cùng thời điểm với sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân chiến lược nội địa.

Tương tự như sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân nội địa, sự phát triển của K-15 gặp khá nhiều khó khăn và chậm trễ.

Tên lửa được hoàn thành vào năm 2001, các thử nghiệm được tiến hành ngay sau đó nhưng không đạt được thành công như mong đợi.

Tháng 10/2005 các báo cáo cho biết, Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa phóng từ tàu ngầm với cự ly 300km.

Đến tháng 4/2007, Ấn Độ tiếp tục phát triển tên lửa hành trình có tầm bắn 1.000km với khả năng phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom.

Đến tháng 2/2008, sự phát triển của tên lửa đạn đạo Sagarika chính thức được xác nhận.

Trong năm 2008, tên lửa K-15 đã có tổng cộng 7 lần thử nghiệm thành công trong đó có ít nhất một lần được phóng từ một phao mang ống phóng ở độ sâu 50 mét dưới nước.

Ngày 12/11/2008 một biến thể đối đất của K-15 đã được thử nghiệm thành công.

Thử nghiệm mới nhất của K-15 được thực hiện vào ngày 11/03/2012 ngoài khơi thành phố cảng Visakhapatnam tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định ở cự ly 700km vào lúc 13h (7h30 GMT).

Sau thử nghiệm này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ hồ hởi tuyên bố: “Với thành công lần này, Ấn Độ đã gia nhập cùng với Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc có khả năng răn đe hạt nhân trên biển”.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ

Tàu hộ tống NS Satpura vừa có khả năng tàng hình, hỏa lực mạnh, vừa có tốc độ cực lớn, được cho là “át chủ bài” kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương.

>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tàng hình INS Satpura, Hải quân Ấn Độ.

Ngày 10/6, Đài truyền hình New Delhi Ấn Độ cho rằng, dư luận thế giới đã đổ dồn về khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tìm cách hợp tác với Ấn Độ để chống lại Trung Quốc.

Ấn Độ không nói không đồng ý với quan điểm của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK. Antony thậm chí còn vòng vo nhắc tới Trung Quốc và tranh chấp biển Đông, cho rằng “phần lớn khu vực của vùng biển này không thể bị một nước hay tổ chức nào tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế”.

Bài viết đặt ngược câu hỏi, “át chủ bài” bảo vệ quyền kiểm soát và địa vị ưu thế của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương là gì? Đáp án rất có thể là tàu hộ tống tàng hình NS Satpura.

“Trong việc ai phát hiện ra địch trước, công nghệ tàng hình sẽ làm cho chúng ta có thể bí mật tiếp cận kẻ thù và khi kẻ thù tìm kiếm bạn, gây nhiều khó khăn hơn cho kẻ thù” – Thiếu tá Hải quân Nitin Oberoi nói.

Ngoài ra, tàu hộ tống này còn có một số đặc điểm khác. Nó đã trang bị một khẩu pháo tầm trung, có thể ngắm chuẩn mục tiêu cự ly gần; hệ thống phòng không Shtil có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trong 30 km; tên lửa đất đối đất KLUB và tên lửa hải đối không Barak có thể tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu INS Satpura của Hải quân Ấn Độ có tốc độ cực lớn, tăng cường khả năng cơ động khi tác chiến.

Nhưng đây vẫn chưa phải là toàn bộ, tốc độ của chiếc tàu hộ tống này mới chính là thứ cải thiện sức mạnh của hải quân. Con tàu này dài gần 143 m, lượng choán nước đạt 6.200 tấn, tốc độ có thể lên tới 60 km/giờ. Điều này có nghĩa là, nó có thể bí mật tiếp cận mục tiêu, tấn công mãnh liệt và rút lui rất nhanh.

Bài viết cho rằng, có một vấn đề rất rõ, đó là Ấn Độ có lẽ không gia nhập đội ngũ lớn chống Trung Quốc của Mỹ, Ấn Độ đã xây dựng “cơ bắp” và khả năng trên biển của mình để quản lý có hiệu quả khu vực Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc cơ động.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang