Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển. >> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển. Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM (submarine-launched ballistic missile). Tên lửa này được đưa vào trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant do Ấn Độ thiết kế. Mô hình cấu tạo tên lửa K-15 Tên lửa có chiều dài 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng 17 tấn, tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 1000kg với tầm bắn 700km, tầm bắn của tên lửa có thể tăng lên 1000km nếu sử dụng đầu đạn nặng 500km, nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Dù tên lửa K-15 chỉ có tầm bắn khiêm tốn 700km so với tầm bắn trên 5.000km của các tên lửa SLBM Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, song đây là một bước tiến bộ quan trọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc quân sự trên thế giới. Tên lửa K-15 cùng với tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant mang lại một sức mạnh mới cho Ấn Độ. Cần lưu ý, Ấn Độ gọi tên lửa K-15 thuộc loại SLBM nhưng một số chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, vai trò của nó giống như một tên lửa hành trình kiểu như Tomahawk của Mỹ. Một điều quan trọng là tên lửa K-15 có nhiều ưu điểm, đơn giản trong vận hành và bảo trì, nó có một chế độ dẫn đường tinh vi, tên lửa được bảo quản trong các ống bảo quản riêng biệt nhằm kéo dài thời gian sử dụng và dễ dàng trong lúc vận chuyển cũng như lắp đặt vào ống phóng. Hiện tại, chưa rõ tên lửa K-15 đã trang bị trên tàu ngầm INS Arihant hay chưa. Thử nghiệm mới nhất của tên lửa được thực hiện trong một phao đặt dưới nước. Cho dù vai trò của K-15 là gì thì đây cũng là cột mốc quan trọng đưa tiềm lực quân sự của Ấn Độ lên một tầm cao mới. Dự án phát triển SLBM bản địa mang mật danh K-15 hay còn gọi dự án 420 Sagarika, được DRDO khởi động vào những năm 1990 cùng thời điểm với sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân chiến lược nội địa. Tương tự như sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân nội địa, sự phát triển của K-15 gặp khá nhiều khó khăn và chậm trễ. Tên lửa được hoàn thành vào năm 2001, các thử nghiệm được tiến hành ngay sau đó nhưng không đạt được thành công như mong đợi. Tháng 10/2005 các báo cáo cho biết, Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa phóng từ tàu ngầm với cự ly 300km. Đến tháng 4/2007, Ấn Độ tiếp tục phát triển tên lửa hành trình có tầm bắn 1.000km với khả năng phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom. Đến tháng 2/2008, sự phát triển của tên lửa đạn đạo Sagarika chính thức được xác nhận. Trong năm 2008, tên lửa K-15 đã có tổng cộng 7 lần thử nghiệm thành công trong đó có ít nhất một lần được phóng từ một phao mang ống phóng ở độ sâu 50 mét dưới nước. Ngày 12/11/2008 một biến thể đối đất của K-15 đã được thử nghiệm thành công. Thử nghiệm mới nhất của K-15 được thực hiện vào ngày 11/03/2012 ngoài khơi thành phố cảng Visakhapatnam tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định ở cự ly 700km vào lúc 13h (7h30 GMT). Sau thử nghiệm này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ hồ hởi tuyên bố: “Với thành công lần này, Ấn Độ đã gia nhập cùng với Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc có khả năng răn đe hạt nhân trên biển”. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa SLBM K-15. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa SLBM K-15. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012
>> Ấn Độ thử thành công SLBM K-15
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)