Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu khu trục lớp Sovremenny

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu khu trục lớp Sovremenny. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu khu trục lớp Sovremenny. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Hạm đội Đông Hải Trung Quốc



Trong 3 hạm đội của Hải quân Trung Quốc thì Hạm đội Đông Hải là lực lượng ra đời đầu tiên.


Ngày 23/4/1949, hạm đội chính thức thành lập ở căn cứ Thượng Hải với tên gọi Hải quân Hoa Đông. Đến ngày 23/9/1955 đổi tên thành Hạm đội Đông Hải do trung tướng Đào Dũng làm tư lệnh.

Trong 2 ngày 8 và 9/6/2011, 11 tàu chiến trong đó có toàn bộ lớp tàu khu trục hiện đại (Sovremennyi) 4 chiếc, đã di chuyển gần đảo Ryukyu (Nhật) theo đội hình 3 nhóm trong cuộc tập trận lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Các tàu khu trục trên đều thuộc Hạm đội Đông Hải.

Nhiệm vụ, khu vực đảm trách

Lúc mới thành lập, hạm đội Đông Hải có nhiệm vụ ngăn chặn sự phản công của Đài Loan, nếu nổ ra chiến tranh tiến hành việc phong tỏa toàn bộ Đài Loan, hoặc tấn công các đảo Đài Loan, Kim Môn, Bành Hồ... Xa hơn, sẽ là lực lượng chủ yếu giải phóng Đài loan bằng quân sự.

Quản lý vùng biển từ Nam cảng Liên Vân (tỉnh Giang Tô) xuống phía Bắc Nam Thụy (khu vực từ đảo Nam Áo tỉnh Quảng Đông đến Mũi Mèo của Đài Loan), phủ kín eo biển Đài Loan, bao gồm bờ biển các tỉnh thành ở nội địa là Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang và Phúc Kiến.

Hạm đội này đã tham gia đánh đảo Nhất Giang Sơn hỗ trợ lục quân 1955 và nhiều trận khác với Đài Loan. Từ năm 1970, Bộ tư lệnh Hạm đội chuyển từ Thượng Hải đến Ninh Ba.

Lực lượng, bố trí

Hạm đội được biên chế 2 lữ tàu ngầm, 1 lữ tàu khu trục, 1 lữ tàu hộ vệ, 3 lữ tuần tiễu, phóng lôi và 1 lữ tàu đổ bộ.

Không quân Hạm đội có 1 sư ném bom, 2 sư tiêm kích, 1 trung đoàn vận tải, 1 trung đoàn trinh sát, 1 trung đoàn huấn luyện, 1 trung đoàn máy bay tiếp dầu. Ngoài ra, Hạm đội còn có các trung đoàn tên lửa, pháo bờ biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ tàu ngầm ở Ninh Ba (vòng tròn đỏ chỉ vị trí neo đậu tàu).


Ba căn cứ hải quân lớn của Hạm đội là căn cứ Thượng hải, có lữ tàu ngầm 42 với các tàu lớp Kilo, Minh, 1 lữ tàu đổ bộ, 1 lữ tuàn tiễu, trung đoàn Không quân vận tải số 6...

Căn cứ hải quân này đảm trách từ cảng Liên Vân đến Ngô Tùng. Căn cứ Châu Sơn nằm trên đảo, đảm trách từ Định Hải đến Ôn Châu. Căn cứ Phúc Kiến đảm trách Phúc Kiến đến Hạ Môn.

Ở căn cứ chính của hạm đội là Ninh Ba có lữ tàu ngầm 22 lớp Romeo, một số tàu khu trục, sư đoàn tiêm kích số 4, trung đoàn máy bay trinh sát số 8...

Sư đoàn không quân ném bom ở Đan Dương (Giang Tô), sư tiêm kích 6 ở Đại Sơn...

Vũ khí, trang bị

- Tàu ngầm: loại Kilo mua từ Nga là 364 (Viễn chinh 64), 365 (Viễn Chinh 65), 366 (Viễn Chinh 366) và 367 (Viễn Chinh 67). Loại do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo đời mới là loại 039 lớp Tống có tàu 320 (Viễn Chinh 20), 321 (Viễn Chinh 21); lớp tàu ngầm tương đối cũ là 12 tàu ngầm 035 lớp Minh và lớp Romeo.

- Tàu khu trục:

+ Lớp Hiện đại 4 chiếc mua của Nga, chiếc đầu biên chế ngày 25.12.1999 Hàng Châu 136, chiếc thứ hai ngày 16.1.2001, Phúc Châu 137, chiếc thứ ba Thái Châu 138.

+ Tàu hộ vệ: tàng hình loại 053H3 lớp Giang Vệ II do nhà máy đóng tàu Hộ Đông Thượng Hải chế tạo là tàu 521 (Hạ Tân) và tàu 522 (Liên Vân Cảng), 4 chiếc loại 053H2G lớp Giang Vệ I là tàu 539 (An Khánh), tàu 540 (Hoài Hải), tàu 541 (Hoài Bắc) và 542 (Đồng Lăng); 9 chiếc loại 053H lớp Giang Hồ là tàu 510 (Thiệu Hưng), tàu 512 (Vô Tích), 513 (Hoài Âm), tàu 514 (Tấn Giang), tàu 515 (Hạ Môn), 516 (Cửu Giang), tàu 517 (Nam Bình), tàu 518 (Cát An), 2 chiếc loại 053H1 lớp Giang Hồ II gồm 533 (Ninh Ba), 534 (Kim Hoa).

Máy bay của Hạm đội là ném bom H-5, H-6, tiêm kích J-7, Báo bay, máy bay tiếp dầu cải tiến từ H-6....

Tính năng một số máy bay, tàu

- “Báo bay” chính là FBC-1: là máy bay siêu âm 2 chỗ ngồi đa năng mới, hoàn toàn do Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc thiết kế, tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An sản xuất, Viện nghiên cứu bay thí nghiệm Trung Quốc kiểm định.

Chiều dài 23,32m, sải cánh 12,7m, cao 6,57m, trọng lượng cất cánh tối đa 28.475kg, trọng lượng vũ khí gắn ngoài tối đa 6.500kg. Vũ khí có tên lửa đối không, đối đất, đối hạm và pháo 23mm 2 nòng, đánh gần hoặc đánh chặn từ xa. Nhiệm vụ chủ yếu của FBC-1: đánh căn cứ, nút giao thông, tàu trên biển, trận địa tập kết....tốc độ hành trình 1,7M. Bán kính hoạt động 1.488km (máy bay thế hệ 3).


http://nghiadx.blogspot.com
Ba trong số bốn tàu khu trục lớp Sovermenny trang bị cho Hạm đội Đông Hải.


- Tàu khu trục lớp hiện đại Sovermenny

Lượng giãn nước 7.900 đến 8.480 tấn, kích thước 156,37x17,19x7,85m, quân số 296 người (25 sĩ quan), hành trinh liên tục 14.000 hải lý. Vũ khí có 2 bệ tên lửa đối hạm siêu âm Moskit SS-N-22 với 8 tên lửa tầm bắn 160km, 2 bệ tên lửa đối không SA-N-7 tầm bắn xa 25km và độ cao 15.000m, 2 khẩu pháo phòng không 130mm, 4 khẩu 30mm loại 6 nòng, 4 ống phóng ngư lôi ASW 324mm, 2 trực thăng chống ngầm Z-9A hoặc K-28. Trực thăng Z-9 có tên lửa Hồng Tiễn-8, pháo 23mm và hệ thống phóng tên lửa nhiều nòng.

- Tàu ngầm lớp Romeo loại 033

Là tàu ngầm mua của Liên Xô, lượng giãn nước 1.475 tấn khi nổi, 1.830 tấn khi lặn, kích thước 76,6x6,7x5,2m. Tốc độ 15 hải lý/h khi nổi, 13 hải lý/h khi lặn, tầm hoạt động 9.000 hải lý với vận tốc 9 hải lý/h, nổi; quân số 54 người (10 sĩ quan). Vũ khí có 8 ống phóng lôi 533mm kiểu Yu-4 tầm bắn 15km và Yu-1 tầm bắn 9,2km, 24 quả thủy lôi.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ cuối)



Là tên lửa chống hạm tốt nhất trên thế giới, Moskit luôn khiến các hạm đội tàu chiến phương Tây lo lắng bởi khả năng tấn công chính xác và sức mạnh hỏa lực kinh hoàng.



http://nghiadx.blogspot.com
Moskit được xem là tên lửa chống hạm không có đối thủ của Nga

Sau một số trận giao tranh trên biển giữa hải quân Israel với Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Li Băng (đầu thập kỷ 1970), nhận thấy họ tên lửa P-15 Termit không còn đáp ứng được những yêu cầu mới của hải chiến, Viện MKB Raduga bắt đầu tiến hành nghiên cứu một thế hệ tên lửa chống hạm mới, có hỏa lực mạnh hơn và tầm bắn xa hơn.

SS-N-22 Moskit vượt trội so với Harpoon của Mỹ

Họ tên lửa mới do Raduga phát triển được đặt tên là 3M80 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn). Họ tên lửa này còn được Nga đặt ký hiệu P-270. Đây là họ tên lửa được thiết kế với nhiều tính năng hiện đại, vượt trội so với họ tên lửa Harpoon của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com

Là tên lửa chống hạm có tốc độ cao nhất hiện nay, các hệ thống phòng vệ trên tàu đối phương gặp nhiều khó khăn khi bị Moskit tấn công


Công tác nghiên cứu và thiết kế Moskit được bắt đầu từ năm 1973-1981, biến thể 3M80/P-80 đầu tiên được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga có tầm bắn 93km.

Năm 1984, phiên bản 3M80M/P-80M (3M80E để xuất khẩu) ra đời với tầm bắn 120km. Biến thể cuối cùng 3M82 Moskit-M/P-270 có tầm bắn xa hơn - từ 150-160km, được phóng từ ống phóng KT-190M. Toàn bộ các đời tên lửa Moskit đều được sản xuất tại Nhà máy Tiến bộ AKK tại vùng Arsenyev.

Đánh chặn Moskit là vô cùng khó khăn

Moskit được trang bị cánh đuôi hình chữ thập, động cơ hành trình phản lực nhiên liệu lỏng, động cơ khởi tốc phản lực nhiên liệu rắn. Tên lửa có chiều dài 9,745m, trọng lượng 4.500 kg, có thể mang đầu đạn thông thường nặng 320kg hoặc đầu đạn hạt nhân 120kT.

Moskit được trang bị hệ dẫn radar 2 chế độ (thụ động và chủ động) thế hệ mới của hãng GosNPO Altair, có khả năng đối phó tốt với hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com

Moskit tấn công đối phương với độ chính cao và sức mạnh hỏa lực kinh hoàng.
Trên ảnh là cảnh một quả Moskit được phóng từ tàu khu trục lớp Sovremenny.


Trong các loại tên lửa chống hạm hiện nay trên thế giới, Moskit là tên lửa có tốc độ bay lớn nhất, gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Harpoon (Mỹ). Moskit đạt tốc độ 3M khi bay ở độ cao lớn và 2,2M khi bay sát mặt biển.

Sau khi được phóng đi, Moskit chỉ cần 2 phút để bay tới mục tiêu và chỉ cần từ 1-2 tên lửa để đánh chìm một tàu hàng trọng tải 20.000 tấn.
Từ khoảng cách 10km đến mục tiêu, tên lửa chỉ cần 20 giây là chạm mục tiêu, do đó đối phương ít có cơ hội chống đỡ. Ngoài ra, khi tiếp cận mục tiêu, đầu tìm radar chuyển sang chế độ thụ động, cho phép tên lửa phát hiện các nguồn gây nhiễu, đồng thời truyền toàn bộ các thông tin này về trung tâm chỉ huy bắn. Chính nhờ tính năng này và một số tính năng khác, hệ dẫn của Moskit đối phó rất hiệu quả với các hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương.

So với tên lửa Exocet của Pháp, việc gây nhiễu và triển khai tên lửa và pháo đánh chặn Moskit là vô cùng khó khăn. Vì thời gian cần thiết để hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu kích hoạt đối phó hiệu quả với Exocet là khoảng từ 120-150 giây. Trong khi đó, đối phương chỉ có từ 30 giây để đối phó với Moskit.

Hiện, Mỹ triển khai nghiên cứu một hệ thống tên lửa có khả năng đánh chặn Moskit, tuy nhiên, đến nay, hệ thống mới vẫn chưa được đưa vào trang bị cho hải quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com

Moskit được trang bị cho tàu khu trục lớp Sovremenny, với cơ số 8 quả.
Ảnh là một chiếc tàu khu trục Sovremenny của hải quân Nga.


Các thế hệ tên lửa 3M80 và 3M80M được trang bị cho tàu khu trục lớp Sovremenny, còn 3M82 được trang bị cho các tàu khu trục và tàu tên lửa thế hệ sau.

Trong các thập niên 1980-1990, hải quân Liên Xô và Nga đã đóng thêm tổng cộng 34 tàu tên lửa thuộc lớp Molnya-M, trong đó 28 tàu đang phục vụ trong hải quân Nga. Mỗi tàu Molnya-M được trang bị 2 bệ phóng x 2 quả Moskit cùng hệ thống radar điều khiển bắn hai chế độ (chủ động/thụ động).

Tổng cộng có 18 tàu khu trục của hải quân Nga được trang bị tên lửa Moskit. Mỗi tàu khu trục được trang bị 8 quả Moskit. Trung Quốc cũng đã đóng 2 tàu chiến trang bị hệ thống 3M80E và đưa vào trang bị trong năm 2000 và 2001 .

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu đệm khí hộ vệ tên lửa lớp Bora được trang bị 8 quả 3M80 Moskit


Thế hệ tàu chiến mới nhất được trang bị 3M80 Moskit là lớp Bora/Dergach. Mỗi chiếc Bora được trang bị 8 ống phóng, giống như tàu khu trục Sovremenny.
Theo các chuyên gia, 3M80/82 Moskit là một trong những họ tên lửa chống hạm thành công nhất của Nga. Moskit có thể tấn công hiệu quả các loại tàu chiến lớn, nhỏ, các cụm tàu đổ bộ và đặc biệt là tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com

Kh-41 là biến thể tên lửa không-đối-hạm trang bị cho các máy bay Su-27, Su-30 và Su-33.


http://nghiadx.blogspot.com


Một quả Kh-41 đặt dưới bụng máy bay Su-27K.


Ngoài biến thể trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo biến thể Moskit trang bị cho lực lượng không quân hải quân có tên gọi Kh-41 để lắp trên các máy bay Su-27K, Su-30 và Su-33. Kh-41 sử dụng động cơ phản lực 2 chế độ, hoạt động giống như tên lửa Kh-31. Tên lửa Kh-41 được treo dưới thân máy bay với các cánh tên lửa được gập lại.

Khi được phóng khỏi máy bay, tên lửa tự bay đến mục tiêu, có thể có sự can thiệp của phi công. Khi đến gần mục tiêu, đầu tìm radar chủ động được kích hoạt giúp phi công xác định chính xácvà tiêu diệt mục tiêu.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang