Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm lớp Tống

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm lớp Tống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm lớp Tống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> 'Gót chân Asin' của Hải quân Trung Quốc



Dù Trung Quốc có thể tự hào về tàu sân bay đầu tiên của mình và tiếp tục nâng cấp một loạt tên lửa hành trình chống tàu (ASCM), nhưng hải quân nước này vẫn dễ dàng bị tổn thương trước các cuộc tấn công của tàu ngầm đối phương.


Minh chứng cho sự yếu kém chủ yếu của Trung Quốc trong tác chiến chống tàu ngầm là Hải quân Trung Quốc chỉ có không quá một tá máy bay tuần tra biển (MPA) - một lực lượng tác chiến chống tàu ngầm chủ yếu của hầu hết các lực lượng hải quân tiên tiến trên thế giới.

Do vậy, các nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc đang rất quan tâm đến những thách thức mà các tàu ngầm nước ngoài có thể tạo ra đối với các lợi ích và tham vọng hàng hải của Trung Quốc.

Để lấp khoảng trống trong tác chiến chống tàu ngầm, hiện nay Hải quân Trung Quốc đang xây dựng nền tảng cho khả năng chống tàu ngầm tiên tiến hơn trong một hoặc hai thập kỷ tới.

Tác chiến chống tàu ngầm phi quy ước

Hiện nay, các phương tiện tác chiến chống ngầm hiệu quả nhất của Hải quân Trung Quốc là các phương tiện "phi quy ước", bao gồm:

- Thủy lôi: Tác chiến thủy lôi từng được coi là một sức mạnh của Hải quân Trung Quốc và là một lựa chọn chủ yếu trong các trong hoạt động phòng thủ chống tàu ngầm tại các khu vực trong vùng biển Hoàng Hải hoặc eo biển Đài Loan.

Các nhà phân tích Hải quân Trung Quốc thường xuyên thảo luận sử dụng thủy lôi tấn công tàu ngầm đối phương, thậm chí bí mật sử dụng các tàu thương mại đã chuyển đổi rải thủy lôi vào các vùng biển nơi các tàu ngầm đối phương có thể hoạt động.

Một sĩ quan hải quân cao cấp của Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Bắc Kinh gần đây đã đề xuất trong tương lai các phương tiện không người lái dưới nước có thể được sử dụng để triển khai thủy lôi nhằm tăng cường các khả năng tác chiến thủy lôi của Trung Quốc trong tác chiến chống tàu ngầm.

- Tàu đánh cá và tàu ngư chính: Một số nguồn tin cho hay Hải quân Trung Quốc dự định sử dụng các tàu đánh các và tàu ngư chính vào các cuộc chiến chống tàu ngầm tương lai.

Trên thực tế, một một tàu ngư chính đã được tái trang bị cho nhiệm vụ này. Tàu được trang bị một trực thăng chống tàu ngầm, ngư lôi chống tàu ngầm và thiết bị sonar kéo.

Trong tương lai, các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc sẽ được cải tiến theo xu hướng này để nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quôc.

Tác chiến chống ngầm quy ước

- Phát triển công nghệ sonar kéo: Từ lâu Hải quân Trung Quốc đã triển khai một hạm đội lớn tàu săn ngầm có trọng lượng giãn nước nhỏ (Type 037), nhưng vẫn thiếu một lực lượng tàu chiến mặt nước hiện đại thực hiện tác chiến chống tàu ngầm, ngay cả khi đã được trang bị hai loại tàu khu trục phòng không (Type 054) và tàu khu trục (Type 052) hiện đại.

Hải quân Trung quốc chưa ưu tiên phát triển các công nghệ sonar, mặc dù công nghệ sonar kéo đã được Pháp xuất khẩu sang Trung Quốc vào đầu những năm 1980. Các sonar gắn trên thân tàu chiến đấu mặt nước mới nhất của Trung Quốc chưa có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly xa.

Gần đây có tin lực lượng tàu chiến mặt nước mới nhất của Trung Quốc được lắp đặt giàn sonar nội địa H/SJG-206 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly khoảng 100km.

- Lực lượng tàu hộ tống: Trung Quốc sẽ triển khai một loại tàu hộ tống chống tàu ngầm hiện đại trong những năm tới. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc là tàu hộ tống Type-056, với chiều dài khoảng 90 m và lượng choán nước 1.500 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com

Hộ vệ chống ngầm tương lai của Hải quân Trung Quốc Type 056.


Trên tàu có 1 radar thủy âm ở mũi và một sân đỗ có khả năng tiếp nhận 1 trực thăng Z-9 Haitun. Vũ khí trên tàu gồm 1 pháo 76 mm ở mũi (có thể là bản sao chép pháo AK-176 của Nga), 4 tên lửa chống hạm YJ-2, YJ-3 hay YJ-83 (C-802/C-803) ở giữa tàu và một hệ thống tên lửa phòng không tầm gần FL-3000N trên phần thượng tầng ở đuôi tàu. Có thể trên cột tàu phía mũi có bố trí rađa sục sạo Type 348 (LR-66). Dự kiến Type-056 dùng để thay thế hoặc bổ trợ cho tàu Type-037.

- Trực thăng hải quân: Để tăng cường khả năng chống tàu ngầm từ trên không, Hải quân Trung Quốc đã tăng cường phát triển một số loại trực thăng tác chiến chống tàu ngầm như Z-9C và Z-8.

Tuy nhiên, các nhà phân tích hải quân Trung Quốc cho rằng, loại trực thăng Z-9C vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tác chiến chống tàu ngầm do Z-9C thiếu khả năng mang tải nặng để mang các bộ xử lý trên máy bay, phao thủy âm và vũ khí chống tàu ngầm, cho dù Z-9C được lắp một cặp giá treo ngoài để mang 1-2 quả ngư lôi chống ngầm sản xuất trong nước ET52 có tầm hoạt động tới 9,5km,

Ngoài ra, Z-9C còn được trang bị một sonar Type 605 (bản sao của AN/AQS-13 của Mỹ), một thùng chứa 12 phao thủy âm thụ động, 4 phao thủy âm chủ động, một phao thủy âm đo nhiệt độ và một phao thủy âm xác định môi trường đại dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng chống ngầm Z-9C.



Z-9C lắp một thiết bị thu vô tuyến để thu các tín hiệu của phao thủy âm ở cự ly 10 km khi bay với vận tốc 120km/h.

Trong khi đó Z-8 có kích thước quá lớn, không phù hợp với phần lớn tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc. Do vậy, Hải quân Trung Quốc phải nhập khẩu trực thăng Ka-28 Helix của Nga với số lượng lớn để tăng cường khả năng chống tàu ngầm.

- Máy bay chống ngầm cánh cố định: Máy bay tuần tra biển hiện nay trở thành một phương tiện tác chiến chống tàu ngầm rất khả thi với các ưu điểm: khả năng cơ động cao, thời gian bay lượn lâu, tải trọng lớn và ít bị tổn thương trước các vũ khí triển khai trên tàu ngầm cũng như phạm vi sục sạo rộng.

Hải quân Trung Quốc đang xem xét chế tạo loại máy bay cánh cố định Y-8 có khả năng phóng tên lửa đối hạm nhưng với chỉ số lượng ít do thiếu căn cứ ở nước ngoài để làm nhiệm vụ bay tuần tra biển ở các vùng nước xanh xa.

Theo các nhà phân tích, điều này sẽ được khắc phục một phần trong thập kỷ. Hướng đi khác trong phát triển phương tiện chống ngầm từ trên không của Hải quân Trung quốc là đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống chống tàu ngầm không người lái trên không.

- Tàu ngầm: Nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm được đặt ra cho lực lượng tàu ngầm diesel của Trung Quốc từ tương đối sớm do các tàu ngầm diesel có thể có một số lợi thế khi hoạt động trong vùng nước nông ven biển và động cơ AIP đang được hoàn thiện. Các giàn sonar kéo cũng đã được trang bị trên các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Tống (Song - Type-039G).


Tàu ngầm lớp Tống đã được trang bị ngư lôi chống tàu ngầm hạng nặng đầu tiên cũng như vũ khí chống tàu ngầm phóng bằng rocket (ASROC trong lực lượng hải quân phương Tây). Lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc cũng được trang bị các công nghệ chống tàu ngầm nhưng tốc độ tìm kiếm phát hiện tàu ngầm đối phương hiện còn tương đối chậm.

Bên cạnh đó, trình độ của các thủy thủ tàu ngầm trong tác chiến tàu ngầm chưa cao và kinh nghiệm chiến đấu hầu như không có cũng làm giảm đáng kể khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, nhưng họ lại có lợi thế nhất định như quen với điều kiện độ sâu và hải dương học ở các vùng biển gần Trung Quốc

[news]


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Khám phá các thế hệ tàu ngầm Trung Quốc




Cùng với lực lượng tàu nổi, không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ, lực lượng tàu ngầm là một trong những đơn vị chủ chốt, phát triển năng động nhất của Hải quân Trung Quốc.

Tiến trình và triển vọng đóng tàu cho lực lượng Hải quân

Đầu tiên Trung Quốc nghiên cứu và phát triển tàu ngầm là lớp diesel-điện, sau đó vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước mới phát triển loại tàu ngầm nguyên tử với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài, chủ yếu là chuyên gia Liên Xô-Nga và chuyên gia Pháp.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, những chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên của Trung Quốc dự án 033 (theo phân loại của NATO là lớp Romeo) đã được thiết kế, chế tạo dựa trên phiên bản tàu ngầm diesel-điện dự án 633 của Liên Xô.




Tàu ngầm lớp Romeo


Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1983 Trung Quốc đã đóng được tất cả 84 chiếc tàu ngầm loại này, một phần trong số đó đã được chuyển giao cho nước khác, số còn lại vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế.

Trong suốt quá trình chế tạo và sử dụng, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Pháp, những chiếc tàu ngầm loại này đã nhiều lần phải nâng cấp nhằm hoàn thiện các thiết bị điện tử, thủy âm và radar vô tuyến.

Đến nay, vẫn còn khoảng 8 chiếc tàu ngầm loại này đang được biên chế trong lực lượng Hải quân Trung Quốc, trong đó có phiên bản nâng cấp thuộc dự án 033G (mang số hiệu 351) được sử dụng để phóng thử nghiệm tên lửa đối hạm YJ-8 từ ống phóng ngư lôi.

Sau dự án 033, Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu, phát triển tàu ngầm diesel-điện lớp 035 (theo phân loại của NATO được gọi là lớp Minh) với 3 phiên bản chính: phiên bản dự án 035 trong những năm 1969-1979; biến thể của phiên bản dự án 035 mang các số hiệu 342, 352-363 vào những năm 1988-1995; phiên bản dự án 355G mang số hiệu 305-309 vào những năm 1997-2000.

Tất cả trong giai đoạn từ 1975-2000, Trung Quốc đã chế tạo thành công khoảng 25 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 035 với tất cả các biến thể, một số ít trong số này sẽ thanh lý và đưa ra khỏi biên chế trong thời gian tới, số còn lại (17 chiếc) vẫn sẽ tiếp tục hoạt động.

Tàu ngầm diesel-điện lớp Tống dự án 039/039G đã được chế tạo trong giai đoạn từ 1999 đến 2006 tại xưởng đóng tàu Vũ Hán dựa trên phiên bản tàu ngầm lớp “Agosma” của Pháp và được các chuyên gia của nước này hỗ trợ về mặt kỹ thuật.



Tàu ngầm lớp Tống


Chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 13 chiếc tàu ngầm này mang số hiệu 320 đã được hạ thủy vào tháng 5/1994 và đến tháng 8/1994 thì bắt đầu thử nghiệm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1999 chiếc tàu ngầm này mới chính thức đưa vào biên chế do gặp phải một số sự cố kỹ thuật liên quan đến tiếng ồn của động cơ.

Do vậy, những chiếc tàu ngầm tiếp theo loại này được chế tạo theo biến thể dự án 039G (sau năm 2003 là dự án 039G1). Tất cả tàu ngầm lớp này đều được trang bị động cơ diesel MTU 12V 493 của Đức, hệ thống radar quét 360 độ của Pháp và lớp thân vỏ nhẹ được làm bằng vật liệu đặc biệt có khả năng vô hiệu hóa hệ thống định vị thủy âm của đối phương.

Nếu so sánh về độ ồn của động cơ thì tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc cũng tương đương với độ ồn của tàu ngầm các nước phương Tây vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước.

Tàu ngầm loại này có khả năng phóng tên lửa hành trình đối hạm ASCM loại YJ-82 (YJ-801Q) ở trạng thái động trong phạm vi 22 dặm (40 kmg), tốc độ 0,9 M mang đầu đạn tự dẫn có trọng lượng 165 kg.

Bên cạnh đó, tàu ngầm loại này cũng có thể sử dụng ngư lôi hoặc thủy lôi hạng nặng loại 533 mm, trong đó có loại đối hạm Yu-4 tầm bắn xa 8,1 dặm (15 km), tốc độ 35 hải lý mang đầu đạn tác chiến có trọng lượng 400 kg và loại săn ngầm Yu-3 có tầm bắn xa 15 km, tốc độ 40 hải lý, trọng lượng đầu đạn 205 kg.

Tàu ngầm lớp Kilo dự án 877EKM/636 là một trong những phiên bản xuất khẩu của Nga thuộc dự án 877 và 636, do vậy, đa số hệ thống, trang thiết bị, vũ khí trên tàu đều vẫn được giữ nguyên, chỉ khác ở vũ khí ngư lôi, thiết bị vô tuyến điện tử và hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cho phép tàu có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt.




Tàu ngầm lớp Kilo


Trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2006, Nga đã cung cấp cho Hải quân Trung Quốc 12 chiếc tàu ngầm loại này. Hai chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên thuộc dự án 877EKM đã được cung cấp cho Trung Quốc vào năm 1995, tiếp đó vào các năm 1996 và 1999 Nga tiếp tục cung cấp cho Trung Quốc hai chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636 trang bị động cơ diesel-điện mạnh hơn, hệ thống vô tuyến điện hoàn thiện hơn và hệ thống bảo vệ tích cực hơn.

Tất cả 4 chiếc tàu ngầm loại này đều đã được biên chế cho Hạm đội Đông Hải. Sau một thời gian sử dụng, Trung Quốc định sẽ đưa những chiếc tàu này trở lại Nga để trang bị thêm tên lửa hành trình đối hạm 3M54E Club, song sau đó vào tháng 7/2007 Trung Quốc đã trang bị cho những chiếc tàu ngầm này loại tên lửa hành trình đối hạm YJ83 và ngư lôi Yu-6 do chính nước này sản xuất.

Cuối năm 2006 Trung Quốc tiếp tục tiếp nhận 8 chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636EM được trang bị tên lửa hành trình đối hạm 3M54E Club mang đầu đạn dẫn đường tích cực bằng vô tuyến có trọng lượng 400 kg, tầm bắn xa 148 dặm và tốc độ hành trình của đầu đạn là 0,8M.




Tàu ngầm lớp Nguyên


Tàu ngầm lớp Nguyên là chiếc tàu ngầm đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo được trang bị nhiều hệ thống, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, có khả năng tự cung cấp dưỡng khí nên thời gian hoạt động ở dưới nước lâu hơn, hiệu quả tác chiến cũng được nâng cao đáng kể.

Tàu ngầm loại này được trang bị cả tên lửa hành trình đối hạm YJ-8Q bắn qua thiết bị phóng ngư lôi. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Golf dự án 629 do Liên Xô cung cấp với số lượng 3 chiếc, trong đó 1 chiếc đã bị đắm, hai chiếc còn lại hiện nay đang được sử dụng để thử nghiệm tên lửa mới. Tàu ngầm loại này được trang bị hai ống phóng tên lửa dạng thẳng đứng để thử tên lửa đạn đạo phiên bản trên biển.

[VTC news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang