Hạm đội Bắc Hải ra đời muộn nhất trong 3 hạm đội Trung Quốc đáng gờm, có trách nhiệm bảo vệ Bắc Kinh và ứng phó tình huống trên bán đảo Triều Tiên. Khu vực phòng thủ Ngoài bảo vệ cửa ngõ Bắc Kinh, đảm nhiệm phòng thủ trên biển từ cảng Liên Vân trở lên phía Bắc và khu vực biển Bột Hải, bao gồm 3 tỉnh bờ biển là Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh và thành phố cảng Thiên Tân. ở ven bờ chia làm 9 vùng phòng thủ. Bộ tư lệnh hạm đội đóng ở Thanh Đảo. Biên chế và căn cứ Hạm đội Bắc Hải có 115 lữ đoàn tàu và 3 sư đoàn cùng 1 trung đoàn Không quân Hải quân, các trung đoàn tên lửa – pháo bờ biển. - Các lữ đoàn tàu ngầm: 4 lữ, lữ 1 ở cửa Loan Hà (tỉnh Hà Bắc) là lữ tàu ngầm hạt nhân với 3 chiếc lớp Hán, 3 lớp Hạ, 2 lớp Tống. Ba lữ tàu ngầm thông thường gồm lữ 2 ở Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) có loại Tống, lữ 12 ở Lữ Thuận (tỉnh Liêu Ninh) có loại Minh, lữ 62 ở Ngũ Đảo (Tây bán đảo Liêu Đông, tỉnh liêu Ninh) là lữ tàu thử nghiệm. - Các lữ đoàn tàu mặt nước: 7 lữ gồm lữ tàu khu trục ở Thanh Đảo; 3 lữ phóng lôi ở Thanh Đảo, Lữ Thuận, Uy Hải; 3 lữ tuần tiễu bảo vệ căn cứ ở Thanh Đảo, Đại Liên, Lữ Thuận. - Các sư đoàn không quân: sư đoàn ném bom – rải lôi số 2 (loại H-5, H-6) ở Sơn Hải Quan (tỉnh Hà Bắc), sư đoàn tiêm kích số 5 (loại J-8II, J-7, J-6) ở Lưu Bình (tỉnh Sơn Đông), sư đoàn tiêm kích số 7 (trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân) ở Yên Đài (Thanh Đảo), trung đoàn độc lập số 3 ở Thanh Đảo. Các vị trí neo đậu tàu ngầm ở căn cứ Thanh Đảo. - Các căn cứ hải quân: có 3 căn cứ tương đương cấp quân đoàn gồm: + Căn cứ Lữ Thuận quản lý hải phận từ Đại Liên đến Danh Khẩu, là căn cứ nước sâu tốt nhất ở miền bắc Trung Quốc. Đa số tàu khu trục, hộ vệ của Hạm đội Bắc Hải bố trí ở căn cứ này. + Căn cứ đảo Hồ Lô quản lý từ Tần Hoàng Đảo tới Thiên Tân, là nơi trú ngụ cho các tàu ngầm thông thường. + Căn cứ Thanh Đảo quản lý từ Uy Hải đến Giao Nam, nơi ẩn náu của tàu ngầm hạt nhân, là nơi thường đón tiếp tàu hải quân nước ngoài đến thăm. Vũ khí, trang bị - Máy bay chiến đấu J-8II: Kích thước dài 21,59m, sải cánh 9,34m, cao 5,41m. Trọng lượng cất cánh tối đa 18.322kg, tốc độ bay ngang tối đa 2,2M, độ cao giới hạn 18.500m, bán kính hoạt động 800km. Có tên lửa tầm trung không đối không PL-2, PL-5, PL-7, PL-9, PL-10, 2 bệ pháo nòng kép 23mm. - Tàu ngầm hạt nhân: + Lớp Hạ (loại 092), do nàh máy đóng tàu đảo Hồ Lô chế tạo, lượng giãn nước 6.500 tấn (lặn), chiều dài 120m, rộng 10m, động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, quân số 84, vũ khí 12 quả tên lửa đạn đạo Cự Lãng – 1 (CSS-N-3) tầm bắn 2-700km, 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Ba tàu lớp Hạ của Hạm đội Bắc Hải mang số hiệu 406A (Trường Chinh 6A), 406B (Trường Chinh 6B) và 406 (Trường Chinh 6C). + Lớp Tấn có 12 tên lửa JL-2 (CSS-NX-4) loại chiến lược. Lớp Tấn và Hạ là tàu ngầm hạt nhân chiến lược, lớp Hán là chiến thuật. Diểm mạnh nhất của tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn là mang tên lửa JL-2 có tầm bắn đến 8.000km. + Lớp Hán (loại 091) là loại tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên Trung Quốc tự đóng ở nhà máy đóng tàu đảo Hồ Lô, lượng giãn nước 4.500 tấn (nổi), 5.500 tấn (lặn) dài 106m, rộng 10m, tốc độ khi nổi 12 hải lý/h, lặng 25 hải lý/ giờ, quân số 75, vũ khí có 1 tên lửa YJ-82 (hoặc C-801) tầm bắn 40km, 6 ống phóng lôi 533mm kiểu Yu-3 tầm 15km và Yu-1 tầm 9,2km (18 quả), 36 thủy lôi. Ba tàu lớp Hán của Hạm đội Bắc Hải mang số hiệu 401 (Trường Chinh 1), 402 (Trường Chinh 2) và 403 (Trường Chinh 3). Tàu khu trục Thanh Đảo (số hiệu 113). - Tàu khu trục: + Lớp Lữ Hộ: có 2 chiếc 052 (số 112 – Cáp Nhĩ Tân, 113 Thanh Đảo) có 4 bệ 16 tên lửa đối hải Yj-83, 1 bệ tên lửa phòng không HQ-7 có 8 quả, 2 ống phóng 324mm có 6 quả, 1 pháo 100mm, 2 máy bay Z-9C chống ngầm. + Lớp Lữ Đại II có 4 chiếc 051 là 106 (Tây An), 107 (Ngân Xuyên), 108 (Tây Ninh) và 109 (Khai Phong), lượng giãn nước 3.800 tấn, kích thước 130x13,7x4,6m, đi liên tục 4.000 hải lý, vũ khí 2 bệ tên lửa chống hạm HY-2 gồm 6 quả, tầm 100km tốc độ 0,9M, 1 pháo 130mm nòng kép, 3 pháo 37mm nòng kép, 4 pháo 25mm nòng kép, vũ khí chống ngầm 2 giá phóng lôi tên lửa FQF-2500 12 nòng, 2 trực thăng Z-9A. - Tàu hộ vệ: có Giang Vệ II, Giang Hồ I và Giang Hồ II. + Giang Vệ II có lượng giãn nước 2.250 tấn, quân số 180, 4 tên lửa đối hải C-802, 8 tên lửa phòng không HQ-7/FM80 tầm tối đa 12km, 1 pháo 100mm nòng kép, 4 pháo 37mm nòng kép... + Giang Hồ có lượng giãn nước 1.425 tấn đến 1.700 tấn, 4 tên lửa HY-2, 2 pháo 100mm, 4 pháo 37mm nòng kép, ngư lôi 324mm. Tag: Hải quân các nước trên thế giới |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Đảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Đảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
>> Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc
Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011
>> Tiềm năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc ?
Hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về số lượng tàu ngầm diesel-điện và đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nga) về tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm. Theo ước tính, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang có khoảng 75 chiếc tàu ngầm (tính cả những chiếc vừa hòan thành trong năm 2010), trong đó có: 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (1 chiếc lớp Hạ và 3-4 chiếc lớp Tấn); 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử (4 chiếc lớp Hán và 3-4 chiếc lớp Đường); 60 chiếc tàu ngầm diesel-điện (10 chiếc lớp Nguyên, 13 chiếc lớp Tống, 17 chiếc lớp Minh, 12 chiếc lớp “Kilo” và 8 chiếc lớp Romeo). Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn đang sở hữu 2 chiếc tàu ngầm lớp Golf và Vũ Hán để sử dụng cho mục đích thử nghiệm (thử các loại vũ khí tên lửa mới trước khi chính thức trang bị cho các lớp tàu ngầm khác trong biên chế hoặc trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt). Tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được đánh giá theo tỷ lệ số vũ khí trang bị trên tàu ngầm so với tổng số vũ khí dự bị hiện có. Cụ thể, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị 36 quả tên lửa đạn đạo chống ngầm (chiếm 3,3% nguồn dự trữ tên lửa hạt nhân chiến lược), 146 tên lửa đối hạm (chiếm 9,9% nguồn dự trữ tác chiến của loại tên lửa này trong Hải quân Trung Quốc), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.068 thủy lôi (chiếm 31,5% nguồn dữ trữ tác chiến của các loại vũ khí này trong Hải quân Trung Quốc).Trong biên chế thời chiến, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc được tổ chức và biên chế thành 6 cụm tàu tác chiến chia đều cho 3 Hạm đội: Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải. Trong đó tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo được biên chế cho lực lượng hạt nhân chiến lược, các tàu ngầm đa nhiệm như tàu ngầm nguyên tử và tàu ngầm diesel-điện được biên chế cho lực lượng thông thường. Trong biên chế thời bình, tất cả số tàu ngầm này đều được tổ chức và biên chế thành các cụm và lữ đoàn tàu ngầm, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Chỉ huy các Hạm đội. Hạm đội Bắc Hải đảm nhiệm tác chiến ở khu vực Hoàng Hải và vịnh Bột Hải với biên chế tác chiến gồm: 2 đội tàu ngầm nguyên tử (1 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ, 2 chiếc lớp Tấn, 4 chiếc lớp Hán mang số hiệu từ 402 đến 405; 4 chiếc lớp Thượng đang triển khai tại căn cứ hải quân Syaopindao và Nanyang; 2 lữ đòan tàu ngầm diesel-điện (13 chiếc lớp Tống, Minh và Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Qingdao và Lushun. Ngoài ra, tại căn cứ hải quân Syaopindao hiện nay còn triển khai cả tàu ngầm thử nghiệm mang tên lửa đối hạm Vũ Hán mang số hiệu 351 và tàu ngầm mang tên lửa lớp Golf mang số hiệu 200. Hạm đội Đông Hải đảm nhiệm tác chiến ở vùng biển phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả eo biển Đài Loan với biên chế tác chiến gồm: 1 lữ đoàn tàu ngầm (4 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 877/636, 6 chiếc lớp Tống, một vài chiếc dự án 636 EM và lớp Minh, lớp Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Sichugan. Hạm đội này khi cần thiết cũng có thể sử dụng cả căn cứ hải quân ở Thượng Hải và Ninbo để bố trí và triển khai lực lượng tác chiến nhanh, kịp thời ngăn chặn mọi nguy cơ tiềm năng có thể xảy ra. Hạm đội Nam Hải. Đây là một trong những Hạm đội được Trung Quốc tập trung đầu tư nhiều kinh phí, vũ khí, trang thiết bị quân sự nhất bởi vì nó đảm nhiệm khu vực tác chiến trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và vịnh Tonkin (vịnh Bắc Bộ). Theo đánh giá sơ bộ của ngành hải dương Trung Quốc, trữ lượng dầu khí dưới Biển Đông là hơn 50 tỷ tấn, chủ yếu nằm ở độ sâu từ 500 mét đến 2.000 mét. Gần đây, người ta tiếp tục phát hiện ở Biển Đông còn có một trữ lượng băng cháy (một loại năng lượng sạch cho tương lai) khổng lồ. Bên cạnh đó, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Do vậy, bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, “chiến lược biển xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bên cạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng “Hạm đội tác nghiệp biển sâu” Trung Quốc nhận thấy cần tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải để bảo vệ vững chắc nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ và vị trí địa-chiến lược ở khu vực này. Hiện nay, trong biên chế tác chiến của Hạm đội Nam Hải gồm 1 chiến đoàn tàu ngầm (tàu ngầm diesel-điện lớp Tống, Minh, Romeo) và một vài chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636EM triển khai tại căn cứ hải quân Lushun. [VTC news] |
Nhãn:
biển đông,
Căn cứ tàu ngầm Du Lâm,
Hải quân Trung Quốc,
Hải quân Việt Nam,
hạm đội Nam Hải,
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông,
Tàu ngầm diesel-điện,
Thanh Đảo
>> Khám phá các thế hệ tàu ngầm Trung Quốc
Cùng với lực lượng tàu nổi, không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ, lực lượng tàu ngầm là một trong những đơn vị chủ chốt, phát triển năng động nhất của Hải quân Trung Quốc. Tiến trình và triển vọng đóng tàu cho lực lượng Hải quân Đầu tiên Trung Quốc nghiên cứu và phát triển tàu ngầm là lớp diesel-điện, sau đó vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước mới phát triển loại tàu ngầm nguyên tử với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài, chủ yếu là chuyên gia Liên Xô-Nga và chuyên gia Pháp. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, những chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên của Trung Quốc dự án 033 (theo phân loại của NATO là lớp Romeo) đã được thiết kế, chế tạo dựa trên phiên bản tàu ngầm diesel-điện dự án 633 của Liên Xô. Tàu ngầm lớp Romeo Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1983 Trung Quốc đã đóng được tất cả 84 chiếc tàu ngầm loại này, một phần trong số đó đã được chuyển giao cho nước khác, số còn lại vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế. Trong suốt quá trình chế tạo và sử dụng, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Pháp, những chiếc tàu ngầm loại này đã nhiều lần phải nâng cấp nhằm hoàn thiện các thiết bị điện tử, thủy âm và radar vô tuyến. Đến nay, vẫn còn khoảng 8 chiếc tàu ngầm loại này đang được biên chế trong lực lượng Hải quân Trung Quốc, trong đó có phiên bản nâng cấp thuộc dự án 033G (mang số hiệu 351) được sử dụng để phóng thử nghiệm tên lửa đối hạm YJ-8 từ ống phóng ngư lôi. Sau dự án 033, Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu, phát triển tàu ngầm diesel-điện lớp 035 (theo phân loại của NATO được gọi là lớp Minh) với 3 phiên bản chính: phiên bản dự án 035 trong những năm 1969-1979; biến thể của phiên bản dự án 035 mang các số hiệu 342, 352-363 vào những năm 1988-1995; phiên bản dự án 355G mang số hiệu 305-309 vào những năm 1997-2000. Tất cả trong giai đoạn từ 1975-2000, Trung Quốc đã chế tạo thành công khoảng 25 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 035 với tất cả các biến thể, một số ít trong số này sẽ thanh lý và đưa ra khỏi biên chế trong thời gian tới, số còn lại (17 chiếc) vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Tàu ngầm diesel-điện lớp Tống dự án 039/039G đã được chế tạo trong giai đoạn từ 1999 đến 2006 tại xưởng đóng tàu Vũ Hán dựa trên phiên bản tàu ngầm lớp “Agosma” của Pháp và được các chuyên gia của nước này hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Tàu ngầm lớp Tống Chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 13 chiếc tàu ngầm này mang số hiệu 320 đã được hạ thủy vào tháng 5/1994 và đến tháng 8/1994 thì bắt đầu thử nghiệm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1999 chiếc tàu ngầm này mới chính thức đưa vào biên chế do gặp phải một số sự cố kỹ thuật liên quan đến tiếng ồn của động cơ. Do vậy, những chiếc tàu ngầm tiếp theo loại này được chế tạo theo biến thể dự án 039G (sau năm 2003 là dự án 039G1). Tất cả tàu ngầm lớp này đều được trang bị động cơ diesel MTU 12V 493 của Đức, hệ thống radar quét 360 độ của Pháp và lớp thân vỏ nhẹ được làm bằng vật liệu đặc biệt có khả năng vô hiệu hóa hệ thống định vị thủy âm của đối phương. Nếu so sánh về độ ồn của động cơ thì tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc cũng tương đương với độ ồn của tàu ngầm các nước phương Tây vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Tàu ngầm loại này có khả năng phóng tên lửa hành trình đối hạm ASCM loại YJ-82 (YJ-801Q) ở trạng thái động trong phạm vi 22 dặm (40 kmg), tốc độ 0,9 M mang đầu đạn tự dẫn có trọng lượng 165 kg. Bên cạnh đó, tàu ngầm loại này cũng có thể sử dụng ngư lôi hoặc thủy lôi hạng nặng loại 533 mm, trong đó có loại đối hạm Yu-4 tầm bắn xa 8,1 dặm (15 km), tốc độ 35 hải lý mang đầu đạn tác chiến có trọng lượng 400 kg và loại săn ngầm Yu-3 có tầm bắn xa 15 km, tốc độ 40 hải lý, trọng lượng đầu đạn 205 kg. Tàu ngầm lớp Kilo dự án 877EKM/636 là một trong những phiên bản xuất khẩu của Nga thuộc dự án 877 và 636, do vậy, đa số hệ thống, trang thiết bị, vũ khí trên tàu đều vẫn được giữ nguyên, chỉ khác ở vũ khí ngư lôi, thiết bị vô tuyến điện tử và hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cho phép tàu có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt. Tàu ngầm lớp Kilo Trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2006, Nga đã cung cấp cho Hải quân Trung Quốc 12 chiếc tàu ngầm loại này. Hai chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên thuộc dự án 877EKM đã được cung cấp cho Trung Quốc vào năm 1995, tiếp đó vào các năm 1996 và 1999 Nga tiếp tục cung cấp cho Trung Quốc hai chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636 trang bị động cơ diesel-điện mạnh hơn, hệ thống vô tuyến điện hoàn thiện hơn và hệ thống bảo vệ tích cực hơn. Tất cả 4 chiếc tàu ngầm loại này đều đã được biên chế cho Hạm đội Đông Hải. Sau một thời gian sử dụng, Trung Quốc định sẽ đưa những chiếc tàu này trở lại Nga để trang bị thêm tên lửa hành trình đối hạm 3M54E Club, song sau đó vào tháng 7/2007 Trung Quốc đã trang bị cho những chiếc tàu ngầm này loại tên lửa hành trình đối hạm YJ83 và ngư lôi Yu-6 do chính nước này sản xuất. Cuối năm 2006 Trung Quốc tiếp tục tiếp nhận 8 chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636EM được trang bị tên lửa hành trình đối hạm 3M54E Club mang đầu đạn dẫn đường tích cực bằng vô tuyến có trọng lượng 400 kg, tầm bắn xa 148 dặm và tốc độ hành trình của đầu đạn là 0,8M. Tàu ngầm lớp Nguyên Tàu ngầm lớp Nguyên là chiếc tàu ngầm đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo được trang bị nhiều hệ thống, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, có khả năng tự cung cấp dưỡng khí nên thời gian hoạt động ở dưới nước lâu hơn, hiệu quả tác chiến cũng được nâng cao đáng kể. Tàu ngầm loại này được trang bị cả tên lửa hành trình đối hạm YJ-8Q bắn qua thiết bị phóng ngư lôi. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Golf dự án 629 do Liên Xô cung cấp với số lượng 3 chiếc, trong đó 1 chiếc đã bị đắm, hai chiếc còn lại hiện nay đang được sử dụng để thử nghiệm tên lửa mới. Tàu ngầm loại này được trang bị hai ống phóng tên lửa dạng thẳng đứng để thử tên lửa đạn đạo phiên bản trên biển. [VTC news] |
Nhãn:
Căn cứ tàu ngầm Du Lâm,
Hải quân Trung Quốc,
hạm đội Nam Hải,
Quân đội Trung Quốc,
Tàu ngầm lớp Kilo,
Tàu ngầm lớp Romeo,
Tàu ngầm lớp Tống,
Thanh Đảo
Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011
>> Hải quân Trung Quốc với tới đâu thế giới bất an tới đó
Những hình ảnh về các tàu chiến Trung Quốc tăng tốc giữa các đảo Nhật Bản tại Thái Bình Dương cho cuộc diễn tập nhanh chóng được lưu hành vào tuần trước, và nhấn mạnh những gì mà Bộ trưởng Quốc phòng Nhật gọi là "lo ngại nghiêm trọng". Việt Nam và Philippines liên tiếp đưa ra cáo buộc với các tàu thuyền Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Những vụ việc riêng biệt phản ánh một thực trạng mới và có khả năng bất ổn. Khi chính phủ và lực lượng hải quân đang hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc mở rộng "tầm với" trên biển, các nước láng giềng bất an đã phải dõi theo hoạt động của các tàu Trung Quốc gồm tàu quân sự và tàu giám sát, tàu của lực lượng ngư chính và thậm chí là cả tàu cá, đồng thời phản ứng với bất kể hành động nào gây hấn. Trong vài tuần nay, Việt Nam, Philippines và Nhật Bản đều thể hiện sự quan ngại hay chính thức phản đối các động thái hàng hải của Trung Quốc. Một số bên đã triển khai tau và máy bay tới vùng biển tranh chấp. Mỹ, lực lượng quân sự chiếm ưu thế ở Thái Bình Dương cũng đang chăm chú theo dõi tình hình và tìm cách củng cổ liên minh của mình trong khu vực. Sự tự tin ngày càng lớn của Hải quân Trung Quốc được thể hiện một cách công khai. Tại cảng Thanh Đảo, nơi diễn ra cuộc thao diễn hải quân đầy ấn tượng năm 2009, các tàu khu trục và một tàu ngầm đã neo đậu lại để người dân được chứng kiến tận mắt sức mạnh của hải quân. Và tại thành phố ven biển xa hơn ở phía bắc, Đại Liên, hải quân đang gấp rút nâng cấp và hoàn thành tàu sân bay thời Liên Xô mang tên Varyag, với hy vọng hạ thủy trong năm nay. Các quan chức Mỹ nói rằng, một trong những mục tiêu chính của Hải quân Trung Quốc trong nỗ lực hiện đại hóa là hoạt động ở khu vực mà Mỹ chiếm ưu thế về hải quân: vùng biển phía tây Thái Bình Dương thường gọi là "chuỗi đảo thứ nhất". "Ở một mức độ nào đó, đây là động thái mới một cách bình thường", Lyle Goldstein, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Trường Hải quân Mỹ viết trong thư điện tử. "Nó đặc biệt đúng đối với nhóm tàu hải quân của quân đội Trung Quốc khi đi qua chuỗi đảo đầu tiên để tiến hành cuộc tập trận quy mô trung bình". Những cuộc diễn tập như thế sẽ trở nên thông thường hơn, và thậm chí là lớn hơn, ông nhất mạnh, "đặc biệt là khi Trung Quốc đưa thêm tàu sân bay vào đội tàu này". Tuần trước, bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, các tàu nước này xuất hiện ở khu vực giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật là phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu là tiến hành "cuộc tập trận thông thường" và "theo kế hoạch hàng năm" của quân đội Trung Quốc. Theo Kyodo, thứ Sáu trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa, cho hay, hành động của các tàu Trung Quốc ngày càng gia tăng ở vùng biển gần Okinawa kể từ năm 2008. "Chúng ta nên quan tâm tới việc liệu họ có đi xa hơn nữa hay không", ông nói. Tháng 4/2010, một đội tàu của Trung Quốc đã đi qua vùng biển Okinawa, và một trực thăng nước này đã lượn sát một trong hai tàu khu trục Nhật. Tháng 9 năm ngoái, cuộc khủng hoảng ngoại giao đã xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản khi phía Nhật bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Vị này bị cáo buộc đã cố tình đâm vào hai tàu tuần tra của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật khi tàu tuần tra các đảo tranh chấp dưới sự quản lý của Nhật. Không có bằng chứng nào xác thực việc có liên quan giữa vị thuyền trưởng tàu cá và Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, các tàu dân sự Trung Quốc ngày càng hành động như được sự "ủy nhiệm" của hải quân để cố gắng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp. Bernard D. Cole, cựu quan chức Hải quân Mỹ giảng dạy tại trường hải quân nói rằng, ông đã nghe về việc Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng sự kiểm soát thông qua Ngư chính và các tổ chức khác kiểu như phòng vệ bờ biển. Các kiểu tàu nói trên cũng là trung tâm tranh cãi trong những năm gần đây ở Biển Đông - vùng biển giàu tài nguyên mà Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á đều tuyên bố chủ quyền với một phần hay toàn thể. Các quan chức ngoại giao và giới phân tích cho rằng, những vụ đụng chạm năm nay rất có khả năng trở thành một xung đột quân sự. "Tình hình dường như đang leo thang theo những cách nguy hiểm", ông Goldstein nói. Ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Việt Nam đã chính thức phản đối việc này, với tuyên bố các tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Trung Quốc thì nói tàu ở bên ngoài phạm vi ấy. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 7/6 đã quả quyết rằng: "Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi với các đảo và vùng biển lân cận tại Biển Đông". Mặc dù Trung Quốc không khoanh định rõ ràng về tuyên bố chủ quyền của họ, nhưng các nhà chỉ trích trong khu vực nói rằng, họ trông cậy vào một bản đồ, vẽ ra từ thời chính phủ cũ Quốc dân đảng và được chính phủ Trung Quốc hiện tại ủng hộ. Bản đồ này thể hiện hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi phát ngôn, ông Hồng nói, quan điểm Trung Quốc về vùng biển này "vẫn không thay đổi trong nhiều thế kỷ" và cảnh báo Việt Nam, Philippines ngừng thăm dò dầu khí tại đây. Quan chức Philippines cho hay, Trung Quốc đã tạo ra năm đến bảy sự cố với nước họ trong năm nay, ông Carlyle A. Thayer - giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói. Một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất là vào ngày 2/3, khi hai tàu hải giám Trung Quốc "lệnh" cho một tàu thăm dò Philippines rời khỏi khu vực gần Reed Bank và đe dọa con tàu. Philippines sau đó đã điều động máy bay quân sự tới khu vực. Và người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố, Philippines nên "ngừng các hoạt động đơn phương ảnh hưởng tới chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc". Nhưng theo ông Thayer, trách nhiệm thuộc về Trung Quốc. Ông nói: "hàng loạt hành động đơn phương của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng nghiêm trọng và có thể đặt Trung Quốc vào một quá trình dẫn tới va chạm với Việt Nam và Philippines". Giới phân tích bình luận, căng thẳng sẽ là một phép thử với Mỹ. Năm ngoái, Mỹ đã đứng về phía các quốc gia Đông Nam Á trong một hội nghị khu vực khi Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton khẳng định về một "lợi ích quốc gia" ở Biển Đông và thúc giục giải pháp cho các tranh chấp. [BDV news] |
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011
>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa
Từ Somalia (châu Phi) đến vịnh Ba Tư hay eo biển Malacca, Bắc Kinh đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của sức mạnh hải quân trên khắp thế giới. Đây là bước đột phá khỏi truyền thống duy trì hạm đội chỉ để tuần tra duyên hải Trung Hoa. Các tướng lĩnh Trung Quốc một mực khẳng định Hải quân Trung Quốc là lực lượng thuần túy để tự vệ, thế nhưng gần đây, lực lượng này đã được giao thêm nhiệm vụ phục cho các lợi ích hàng hải và kinh tế của Trung Quốc trên khắp thế giới. “Với sự thay đổi chiến lược hải quân, chúng tôi đang chuyển từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ từ ngoài khơi xa”, phó tư lệnh Hạm đội Đông hải Trương Hoa Sâm trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã. Theo các chuyên gia, Hải quân Trung Quốc mỗi năm nhận được hơn 1/3 tổng ngân sách dành cho quân sự nước này. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn nắm quyền kiểm soát các tuyến hàng hải mang nhiều giá trị về sản xuất và tài nguyên. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn sự gia tăng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, Đất Việt xin giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng này, tổng hợp từ trang Foreign Policy: Chiến hạm Châu Sơn hướng về vịnh Aden (Somalia) ngày 21/2/2011. Hạm đội hộ tống số 8 của hải quân Trung Quốc với hai hộ tống hạm tên lửa là Mã Yên Sơn và Ôn Châu có nhiệm vụ chống cướp biển Somalia, sẽ được tàu tiếp vận Vạn Đảo Hồ hỗ trợ. Thủy thủ trên hộ tống hạm tên lửa Mã Yên Sơn tại cảng Manila (Philippines) tháng 4/2010. Các chuyên gia cho rằng những chiến dịch như thế này sẽ giúp cải thiện khả năng tác chiến từ xa của Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm Varyag được Trung Quốc mua lại từ Ukraine. Được đặt tên là Thi Lang và trang bị radar mảng pha và tên lửa hạm đối không. Giới quân sự Trung Điều đánh giá sự trang bị này giúp Thi Lang có khả năng tác chiến độc lập cao hơn các hàng không mẫu hạm Mỹ, vốn phụ thuộc chặt chẽ vào các hộ tống hạm mang tên lửa Aegis. Hải quân đánh bộ Trung Quốc trong đợt tập trận chung với hải quân Nga ở Thanh Đảo năm 2005. Tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận năm 2005, Cuộc tập trận tại Thanh Đảo điều động 7.000 binh sĩ cùng nhiều tàu ngầm, tàu chiến và khu trục hạm. Tháng 3/2010, tàu chiến Trung Quốc có mặt tại cảng Abu Dhabi (UAE), đánh dấu việc lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cập cảng một nước Trung Đông. Tàu ngầm Trung Quốc tham gia biểu dương lực lượng tại Thanh Đảo năm 2009, chỉ vài tuần sau một vụ va chạm với hải quân Mỹ. Trung Quốc đã cho xây một căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam. Từ đây tàu ngầm Trung Quốc có thể lặn sâu trong vòng 20 phút để có mặt tại biển Đông. Hải quân Mỹ luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động của căn cứ bằng cách cử tàu ngầm tuần tra gần đảo Hải Nam. Dù không chính thức tuyên bố Hải quân Trung Quốc là đối thủ, nhưng hầu hết các tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Mỹ đã có mặt tại Thái Bình Dương. Tàu chiến Trung Quốc đi qua cảng Hong Kong. Đặc nhiệm biển Trung Quốc diễn tập chống khủng bố trên khu trục hạm Hải Khẩu, tháng 12/2008. Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc ở căn cứ Thanh Đảo. Trung Quốc đã mua nhiều tàu ngầm của Nga. Tàu ngầm Trung Quốc tại Hong Kong, tháng 4/2004. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)