Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu sân bay Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

>> Bài học từ cuộc chiến Falklands


“Trung Quốc có thể dùng nhiều tên lửa hành trình, chiến thuật “tấn công bão hòa” để phá vỡ mạng lưới phòng thủ của tàu chiến Mỹ” – theo chuyên gia Mỹ.


Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Ngày 21/2, trang mạng “Nhà ngoại giao” Nhật Bản đã đăng bài viết của James Holmes – phó giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, hiện nay Trung Quốc có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh quần đảo Falkland (Argentina gọi là Malvinas), trong xung đột trên biển tương lai ở Thái Bình Dương, sử dụng rất nhiều tên lửa hành trình, dùng chiến thuật “tấn công bão hòa”, phá vỡ mạng lưới phòng thủ cùa tàu chiến Mỹ và có thể tiến hành đánh chặn giữa đường đối với tàu tiếp tế của quân Mỹ, ngăn chặn quân Mỹ tiếp viện cho Đài Loan hoặc khu vực bùng phát xung đột khác.

Bài viết cho rằng, trong dịp tròn 30 năm Chiến tranh quần đảo Falkland, cựu Tham mưu trưởng Lục quân Anh Michael Jachson tuyên bố, do ảnh hưởng của cắt giảm ngân sách quốc phòng, nếu Argentina tiếp tục chiếm đóng đảo Falkland, Hải quân Anh “hầu như không thể” tiếp tục đoạt lại.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh trong tương lai, áp dụng phương án cất cánh kiểu nhảy cầu.


Mọi người đều biết, năm 2011, tàu sân bay Ark Royal của Hải quân Anh đã về hưu, khiến cho khả năng điều động máy bay cánh cố định bị thiếu hụt, trước khi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đi vào hoạt động vào trước sau năm 2019, sẽ không có năng lực điều động này.

Hơn nữa, London còn bán máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, khiến cho trước khi trang bị máy bay tấn công liên hợp F-35 (trước sau năm 2019), Hải quân Anh sẽ không có lực lượng trên không có thể điều động.

Bài báo cho biết, trong tình hình khả năng đoạt lại đảo Falkland của Anh giảm xuống, Argentina lại đang tăng cường đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo này, nó có thể không phải hoàn toàn trùng hợp.

Argentina với sự suy thoái về kinh tế, rất khát khao khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển và đáy biển khu vực xung quanh quần đảo Falkland.

Gần đây một loạt phát hiện về dầu mỏ như mỏ dầu “Sư tử biển” cách đảo Falkland 80 km về phía bắc, ở nam Thái Bình Dương đã xảy ra một cuộc tranh luận về “cơn sốt vàng đen”.

Tổng thống Argentina Cristina lên án Anh đã làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên của Argentina và tuyên bố sẽ chiếm lại Falklands.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội quân Anh trong chiến tranh quần đảo Falkland có thực lực mạnh, nhưng tiếp tế kém.


Đồng thời, sự suy yếu khả năng viễn chinh của Anh cũng làm cho số lượng các quan chức Anh có giữ thái độ lạc quan như chỉ huy quân Anh ở nam Thái Bình Dương để làm như Bill Aldridge liên tục giảm xuống.

Những quan chức này cho rằng, vấn đề Anh có thể đoạt lại Falklands hay không không phải nói đến, hơn nữa Anh cơ bản không thể mất được Falklands.

Aldridge từng nói: “Tôi cho rằng, Anh sẽ không để Falklands cho người khác, và do đó đặt chúng ta vào tình huống buộc phải chiếm lại nó”.

Bài viết cho rằng, tranh chấp quần đảo Falkland giữa Anh và Argentina gần đây đã gây sự chú ý của các nước khác. Chắc chắn rằng, các nhà chiến lược Trung Quốc đang quan tâm chặt chẽ tới tình hình xảy ra ở nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc từng nghiên cứu kỹ lưỡng cuộc chiến tranh quần đảo Falkland năm 1982, phát hiện cả Anh và Argentina đều có rất nhiều chỗ để khen và chê, đồng thời từ đó rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm. Điều này cho thấy, Bắc Kinh cho rằng, chiến tranh quần đảo Falkland có ý nghĩa định hướng cho chiến lược hiện đại của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Sheffield của Anh bị tên lửa Exocet của Argentina bắn chìm trong chiến tranh quần đảo Falkland năm 1982.


Nhìn vào bản đồ có thể phát hiện: một cường quốc biển phương Tây đã phát động một cuộc chiến tranh trong thời gian ngắn, đã chiếm được hòn đảo từ một nước tương đối yếu trong khu vực. Do bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa lý, cường quốc ngoài khu vực này phải đi qua đại dương hàng nghìn dặm Anh, phát động các chiến dịch quân sự nhằm vào mục tiêu của họ, trong khi đối phương có các ưu thế về chiến trường, nhân lực vật lực đầy đủ và hiểu rõ môi trường xung quanh.

Từ trong hoàn cảnh lúc đó và hiện nay của Anh, Trung Quốc rút ra được kinh nghiệm như thế nào về các phương diện chiến lược, chiến thuật và cơ cấu lực lượng?

Đáp án này là: nếu các nước trong khu vực sẵn sàng hơn trả giá cho rủi ro chiến tranh, sử dụng đầy đủ ưu thế “sân nhà”, đồng thời có đầy đủ vũ khí chuyên dụng, thì các nước trong khu vực có thể chiến thắng cường quốc đến từ bên ngoài.

Chẳng hạn, nhà bình luận Trung Quốc đã nhấn mạnh đến những biểu hiện của tên lửa hành trình chống hạm Exocet trong chiến tranh, được phóng từ máy bay chiến đấu phản lực Super Etendard của Argentina.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng của dân mạng về tên lửa hành trình của Trung Quốc trong tương lai.


Trong chiến tranh quần đảo Falkland, tên lửa hành trình chống hạm Exocet đã đánh chìm thành công tàu khu trục Sheffield của Anh, cho thấy các tên lửa lướt biển có thể tránh được hệ thống phòng không của tàu chiến hiện đại, gây ra tổn thất chí tử cho tàu nổi.

Chiến tranh quần đảo Falkland phải chăng là nguồn cảm hứng cho Hải quân Trung Quốc đưa ra chiến thuật “tấn công bão hòa” có thể công phá mạng lưới phòng thủ của tàu chiến đối phương? Vấn đề này vẫn chưa biết được.

Điều có khả năng hơn là, kết quả chiến đấu của tên lửa Exocet đã tiếp tục khẳng định quan điểm của các nhà chiến thuật Trung Quốc về sử dụng tên lửa hành trình trong các cuộc xung đột trên biển.

Các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng, nếu trước đây phi công Argentina có khả năng điều động nhiều hơn tên lửa Exocet, thì kết cục của chiến trường có thể sẽ khác rất nhiều.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới hiện nay của Trung Quốc có tầm phóng xa.


Bài báo viết, ngoài ra, cuộc chiến dưới nước trong chiến tranh quần đảo Falkland cũng không thể xem thường. Hai bên Anh và Argentina coi tàu ngầm là vũ khí tấn công hiệu quả, đưa vào chiến trường, nhưng đều có hiệu quả rất kém trong việc tìm kiếm và bắn chìm tàu chiến đối phương.

Tuy nhiên, sau khi một chiếc tàu ngầm của Hải quân Anh nhanh chóng bắn chìm được tàu tuần dương ARA General Belgrano của Argentina, hạm đội tàu nổi của Argentina sau đó đã cố thủ ở khu vực an toàn.

Do không thể phân biệt rõ tín hiệu giữa sona (máy định vị bằng sóng âm thanh) và địa từ, cho nên binh sĩ Anh đã phóng đạn chống tàu ngầm đối với tất cả các mục tiêu có tín hiệu hơi giống với tàu chiến của Argentina.

Cách làm sai lầm này đã làm nảy sinh hiệu quả chiến lược tiêu cực: Khi đó đúng vào giai đoạn giữa của cuộc Chiến tranh Lạnh, Hải quân Anh gần như tiêu hao hết dự trữ vũ khí trang bị cho cuộc chiến tranh quần đảo Falkland.

Là một thành viên trong hạm đội của NATO, Hải quân Anh có nhiệm vụ giám sát tàu chiến của Liên Xô ở vùng biển bắc Đại Tây Dương. Một khi tiêu hao hết dự trữ đạn dược chống tàu ngầm trong chiến tranh quần đảo Falkland, thì Hải quân Anh rất khó hoàn thành được nhiệm vụ này. Do đó, cho dù là lực lượng hải quân tiên tiến nhất trên thế giới, chiến tranh chống tàu ngầm cũng là một vấn đề nan giải.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Mỹ nhận tiếp tế trên biển Đông.


Bài viết cho rằng, trong các cuộc xung đột tương lai, lực lượng trên biển của Trung Quốc làm thế nào áp dụng bài học kinh nghiệm này?

Các sĩ quan chỉ huy giỏi có thể lựa chọn vùng biển cách xa duyên hải châu Á để giao chiến, nửa đường đánh tan lực lượng tiếp viện của Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương.

Argentina đã bỏ lỡ cơ hội, không nắm được tình hình chiến tranh trước khi lực lượng đặc nhiệm Anh đến khu vực giao chiến. Trung Quốc phải chăng giẫm lên vết xe đổ này là điều đáng nghi ngờ.

Chẳng hạn, tấn công tàu tiếp tế hỗ trợ cho tàu sân bay và lực lượng đổ bộ Mỹ sẽ có thể dễ dàng ngăn chặn quân Mỹ tiếp viện cho Đài Loan hoặc khu vực xảy ra xung đột khác.

Số lượng tàu tiếp tế ít đi, bố trí trang bị phòng thủ không nhiều, và thông thường cũng không có tàu hộ tống. Vì vậy, những tàu chiến này rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của Trung Quốc.

Sau khi loại bỏ được tàu chở dầu, tàu đông lạnh và tàu đạn dược, thực lực của hạm đội Mỹ sẽ dần dần bị thu nhỏ lại.

Vì vậy, các nhà chiến lược Mỹ đang xem xét làm thế nào để vượt qua được phòng thủ “chống can dự” của Trung Quốc, đồng thời triển khai nghiên cứu những nhận xét của Trung Quốc về cuộc chiến tranh Falklands.

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

>> Sự phát triển của Hawkeye



Đối với tàu sân bay Mỹ, "con mắt nối dài" giúp quan sát khoảng không gian rộng lớn xung quanh chính là thế hệ máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm E-2 Hawkeye.

Hiện tại hải quân Mỹ tiếp tục phát triển thế hệ thứ 2 của họ máy bay đa năng này.

E-2C Hawkeye là mẫu máy bay mini-AWACS được trang bị trên các tàu sân bay, được thiết kế để cảnh báo từ ca các mối đe dọa từ trên không, bên cạnh đó còn được dùng để chỉ huy tấn công, quan sát mặt biển và mặt đất, tìm kiếm cứu nạn, chuyển tiếp thông tin liên lạc hoặc thâm chí làm “đài không lưu” di động cho các máy bay dân sự trong trường hợp khẩn cấp.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc E-2 Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay


Biến thể E-2C bắt đầu được trang bị trên các tàu sân bay của Mỹ và Pháp từ năm 1973 để thay thế cho phiên bản Hawkeye đời cũ, bên cạnh đó các quốc gia có bờ biển cũng sử dụng E-2C tại căn cứ không quân trên bộ như Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, tổng cộng hơn 200 chiếc E-2C Hawkeye đã được sản xuất.

Hiện tại, Hải quân Mỹ đặt một hợp đồng trị giá 17,5 tỉ USD cho chương trình E-2D đời mới nhất với 75 chiếc máy bay mới trang bị radar, động cơ và hệ thống điện tử nâng cấp đã đủ khả năng tác chiến trong thời đại của những quả tên lửa hành trình tàng hình, những đợt tấn công cấp tập và phát triển khả năng quan sát mặt đất cũng như trên không.

Về cơ bản, mẫu E-2D này có vẻ ngoài khá giống với mẫu E-2C Hawkeye 2000 nâng cấp mới nhất, nhưng bên trong nó thì thực sự là một chiếc máy bay mới hoàn toàn, những chiếc E-2D đầu tiên đã gia nhập Hải quân Mỹ cuối nằm 2010.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
E-2D mới lúc trong giai đoạn thử tập hạ cánh trên tàu sân bay



Từ E-2A Hawkeye tới E-2D Advanced Hawkeye

Chiếc Hawkeye được phát triển dựa trên cùng khung thân với loại máy bay vận tải C-2 Greyhound thường được sử dụng trên tàu sân bay, với sự khác biệt là E-2 có đường kính rộng hơn chừng 7,3m, một cái “đĩa tròn” xuay trên thân. Tổ lái của Hawkeye gồm 5 người, phi công chính, phụ và tổ tác chiến điện tử 3 người.

Chiếc E-2A đầu tiên gia nhập biên chế năm 1964, sau đó là chiếc E-2B nâng nấp ra đời năm 1969, chúng đều đã tham gia chiến tranh Việt Nam với mục đich gây nhiễu hệ thống radar tên lửa lẫn điều phối không lưu trên vùng trời và hải phận Bắc Việt Nam.

Thế hệ 2 của dòng máy bay này chính là chiếc E-2C ra đời năm 1973, những chiếc E-2C này sau đó đã tham gia tích cực trong việc điều khiển khả năng không kích hỗ trợ bộ binh liên quân trong chiến tranh Vùng Vịnh.

Sức mạnh công nghệ phát triển không ngừng đã cho ra chiếc E-2C 2000 Hawkeye với những cải tiến như động cơ cánh quạt 8 lá NP2000, thay thế hệ thống vi tính cũ bằng hệ thống vi tính mới với những thiết bị tiêu chuẩn thương mại, hệ thống thong tin điện tử hỗ trợ cũng như tích hợp khả năng kết nối với vệ tinh, nhưng cải tiến lớn nhất chính là tích hợp hệ thống đồng bộ tác chiến CEC.

Với CEC, Hawkeye có thể tham gia và chia sẻ điểu khiển sức mạnh của tất cả tàu chiến trong biên đội của nó, và ngược lại, biến chiếc AWACS này vào một trong những “thiết bị hỗ trợ” của các tàu, kể cả kích hoạt chức năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng kết nối cực cao của E-2D


Hawkeye 2000 được biên chế chiếc đẩu tiên năm 2003 trên tàu sân bay USS Nimitz, hiện tại khách hàng của nó còn là Ai Cập, Pháp, Nhật và Đài Loan.

Hiện tại, chiếc Hawkeye thế hệ thứ 3 E-2D được phát triển như một thế hệ mới hoàn toàn, chứ không chỉ là những nâng cấp như E-2C 2000.

Tên lửa hành trình đã trở nên “tàng hình” hơn, những mục tiêu nhỏ hơn trở nên quan trọng và khả năng cảnh giới ven biển lẫn mặt đất cũng trở nên quan trọng không kém cảnh giới trên không.

Tính năng hiện đại của “Mắt diều hâu” thế hệ mới

Cải tiến quan trọng nhất của E-2D là radar mảng pha quét chủ động APY-9 mới có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu nhỏ hơn (cũng có nghĩa là “tàng hình” hơn) với số lượng lớn hơn và khoảng cách cách hơn. Các màn hình quét sẽ liên tục hiển thị các mục tiêu trên không và trên biển, đồng thời cũng giảm đến mức thấp nhất bỏ sót các mục tiêu có độ phản xạ radar nhỏ.

Ngoài ra, hệ thống mới cũng cải thiện sự lộn xộn hay bị nhiễu khi theo dõi các mục tiêu nhỏ trên không hay trên mặt biển, đồng thời giảm thiểu khả năng bị đối phương gây nhiễu điện tử. Hệ thống “đĩa xoay” cũng có thể chuyển trạng thái từ quét 360 độ sang lệch 45 độ để đảm bảo không bị mất dấu mục tiêu.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện tại E-2D đã đi vào hoạt động torng hải quân Mỹ



Hệ thống thiết bị bên trong của E-2D cũng có những thay đổi, hệ thống đo sai điện tử ESM và hệ thống nhận diện địch ta IFF nâng lên chuẩn mới với tầm hữu dụng xa hơn. Thông tin liên lạc được hiện đại hóa gồm hệ thống thông tin kênh đôi SATCOM (liên kết với cả vệ tinh) cũng như cải tiến kết nối dữ liệu.

Và cũng như bất kì hệ thống điện tử khác, việc ứng dụng những tính năng công nghệ mới cũng đi kèm với chế độ giao diện điện tử than thiện để người sử dụng có thể tối ưu hóa các khí tài hiện đại trên. Máy tính tác chiến mới và máy trạm chiến thuật tổng hợp các dữ liệu một cách rõ ràng và có thể được nâng cấp trong tương lai.

Một điểm nữa là giao diện sử dụng cực kì thân thiện với những màn hình lớn thể hiện các thông tin một cách rõ ràng ở ghế trước của phi công cho phép các phị công có thể truy nhập hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay, giờ đây khoang lái sẽ chủ yếu sử dụng các màn hình thay cho các nút bấm hay công tắc cổ lỗ.


http://nghiadx.blogspot.com
Khoang lái với các màn hình sử dụng rất tiện lợi với phi công


Kết quả của những thay đổi trên là một chiếc AWACS có hình dáng khá giống với E-2C Hawkeye 2000 nhưng có thể bao quát một diện tích rộng lớn hơn và phát hiện những mục tiêu có tiết diện nhỏ hơn, cung cấp một khả năng bao phủ mới bao gồm cả mặt đất, trên biển, trên không và ven bờ, có thể tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo và cho phép chỉ huy sử dụng tối ưu những tính năng trang bị.


http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bao quát của E-2D gần gấp rưỡi các phiên bản trước


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang