Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay trinh sát điện tử

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay trinh sát điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay trinh sát điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

>> Sự phát triển của Hawkeye



Đối với tàu sân bay Mỹ, "con mắt nối dài" giúp quan sát khoảng không gian rộng lớn xung quanh chính là thế hệ máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm E-2 Hawkeye.

Hiện tại hải quân Mỹ tiếp tục phát triển thế hệ thứ 2 của họ máy bay đa năng này.

E-2C Hawkeye là mẫu máy bay mini-AWACS được trang bị trên các tàu sân bay, được thiết kế để cảnh báo từ ca các mối đe dọa từ trên không, bên cạnh đó còn được dùng để chỉ huy tấn công, quan sát mặt biển và mặt đất, tìm kiếm cứu nạn, chuyển tiếp thông tin liên lạc hoặc thâm chí làm “đài không lưu” di động cho các máy bay dân sự trong trường hợp khẩn cấp.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc E-2 Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay


Biến thể E-2C bắt đầu được trang bị trên các tàu sân bay của Mỹ và Pháp từ năm 1973 để thay thế cho phiên bản Hawkeye đời cũ, bên cạnh đó các quốc gia có bờ biển cũng sử dụng E-2C tại căn cứ không quân trên bộ như Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, tổng cộng hơn 200 chiếc E-2C Hawkeye đã được sản xuất.

Hiện tại, Hải quân Mỹ đặt một hợp đồng trị giá 17,5 tỉ USD cho chương trình E-2D đời mới nhất với 75 chiếc máy bay mới trang bị radar, động cơ và hệ thống điện tử nâng cấp đã đủ khả năng tác chiến trong thời đại của những quả tên lửa hành trình tàng hình, những đợt tấn công cấp tập và phát triển khả năng quan sát mặt đất cũng như trên không.

Về cơ bản, mẫu E-2D này có vẻ ngoài khá giống với mẫu E-2C Hawkeye 2000 nâng cấp mới nhất, nhưng bên trong nó thì thực sự là một chiếc máy bay mới hoàn toàn, những chiếc E-2D đầu tiên đã gia nhập Hải quân Mỹ cuối nằm 2010.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
E-2D mới lúc trong giai đoạn thử tập hạ cánh trên tàu sân bay



Từ E-2A Hawkeye tới E-2D Advanced Hawkeye

Chiếc Hawkeye được phát triển dựa trên cùng khung thân với loại máy bay vận tải C-2 Greyhound thường được sử dụng trên tàu sân bay, với sự khác biệt là E-2 có đường kính rộng hơn chừng 7,3m, một cái “đĩa tròn” xuay trên thân. Tổ lái của Hawkeye gồm 5 người, phi công chính, phụ và tổ tác chiến điện tử 3 người.

Chiếc E-2A đầu tiên gia nhập biên chế năm 1964, sau đó là chiếc E-2B nâng nấp ra đời năm 1969, chúng đều đã tham gia chiến tranh Việt Nam với mục đich gây nhiễu hệ thống radar tên lửa lẫn điều phối không lưu trên vùng trời và hải phận Bắc Việt Nam.

Thế hệ 2 của dòng máy bay này chính là chiếc E-2C ra đời năm 1973, những chiếc E-2C này sau đó đã tham gia tích cực trong việc điều khiển khả năng không kích hỗ trợ bộ binh liên quân trong chiến tranh Vùng Vịnh.

Sức mạnh công nghệ phát triển không ngừng đã cho ra chiếc E-2C 2000 Hawkeye với những cải tiến như động cơ cánh quạt 8 lá NP2000, thay thế hệ thống vi tính cũ bằng hệ thống vi tính mới với những thiết bị tiêu chuẩn thương mại, hệ thống thong tin điện tử hỗ trợ cũng như tích hợp khả năng kết nối với vệ tinh, nhưng cải tiến lớn nhất chính là tích hợp hệ thống đồng bộ tác chiến CEC.

Với CEC, Hawkeye có thể tham gia và chia sẻ điểu khiển sức mạnh của tất cả tàu chiến trong biên đội của nó, và ngược lại, biến chiếc AWACS này vào một trong những “thiết bị hỗ trợ” của các tàu, kể cả kích hoạt chức năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng kết nối cực cao của E-2D


Hawkeye 2000 được biên chế chiếc đẩu tiên năm 2003 trên tàu sân bay USS Nimitz, hiện tại khách hàng của nó còn là Ai Cập, Pháp, Nhật và Đài Loan.

Hiện tại, chiếc Hawkeye thế hệ thứ 3 E-2D được phát triển như một thế hệ mới hoàn toàn, chứ không chỉ là những nâng cấp như E-2C 2000.

Tên lửa hành trình đã trở nên “tàng hình” hơn, những mục tiêu nhỏ hơn trở nên quan trọng và khả năng cảnh giới ven biển lẫn mặt đất cũng trở nên quan trọng không kém cảnh giới trên không.

Tính năng hiện đại của “Mắt diều hâu” thế hệ mới

Cải tiến quan trọng nhất của E-2D là radar mảng pha quét chủ động APY-9 mới có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu nhỏ hơn (cũng có nghĩa là “tàng hình” hơn) với số lượng lớn hơn và khoảng cách cách hơn. Các màn hình quét sẽ liên tục hiển thị các mục tiêu trên không và trên biển, đồng thời cũng giảm đến mức thấp nhất bỏ sót các mục tiêu có độ phản xạ radar nhỏ.

Ngoài ra, hệ thống mới cũng cải thiện sự lộn xộn hay bị nhiễu khi theo dõi các mục tiêu nhỏ trên không hay trên mặt biển, đồng thời giảm thiểu khả năng bị đối phương gây nhiễu điện tử. Hệ thống “đĩa xoay” cũng có thể chuyển trạng thái từ quét 360 độ sang lệch 45 độ để đảm bảo không bị mất dấu mục tiêu.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện tại E-2D đã đi vào hoạt động torng hải quân Mỹ



Hệ thống thiết bị bên trong của E-2D cũng có những thay đổi, hệ thống đo sai điện tử ESM và hệ thống nhận diện địch ta IFF nâng lên chuẩn mới với tầm hữu dụng xa hơn. Thông tin liên lạc được hiện đại hóa gồm hệ thống thông tin kênh đôi SATCOM (liên kết với cả vệ tinh) cũng như cải tiến kết nối dữ liệu.

Và cũng như bất kì hệ thống điện tử khác, việc ứng dụng những tính năng công nghệ mới cũng đi kèm với chế độ giao diện điện tử than thiện để người sử dụng có thể tối ưu hóa các khí tài hiện đại trên. Máy tính tác chiến mới và máy trạm chiến thuật tổng hợp các dữ liệu một cách rõ ràng và có thể được nâng cấp trong tương lai.

Một điểm nữa là giao diện sử dụng cực kì thân thiện với những màn hình lớn thể hiện các thông tin một cách rõ ràng ở ghế trước của phi công cho phép các phị công có thể truy nhập hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay, giờ đây khoang lái sẽ chủ yếu sử dụng các màn hình thay cho các nút bấm hay công tắc cổ lỗ.


http://nghiadx.blogspot.com
Khoang lái với các màn hình sử dụng rất tiện lợi với phi công


Kết quả của những thay đổi trên là một chiếc AWACS có hình dáng khá giống với E-2C Hawkeye 2000 nhưng có thể bao quát một diện tích rộng lớn hơn và phát hiện những mục tiêu có tiết diện nhỏ hơn, cung cấp một khả năng bao phủ mới bao gồm cả mặt đất, trên biển, trên không và ven bờ, có thể tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo và cho phép chỉ huy sử dụng tối ưu những tính năng trang bị.


http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bao quát của E-2D gần gấp rưỡi các phiên bản trước


>> Obama có thể bán máy bay do thám Global Hawk cho Hàn Quốc



Hàn Quốc đang phải chịu sức ép phải nâng cao năng lực trinh sát, phát hiện từ xa, đặc biệt là sau khi xảy ra hai sự cố va chạm với TT.

Tờ Bussinesslive cho biết nhiều khả năng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ cho phép hãng sản xuất quốc phòng Northrop Grumman của nước này bán máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk cho Hàn Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk.


Theo viện dẫn của Bussinesslive, chính quyền của Tổng thống Obama đã bắt đầu tham vấn cơ quan quốc hội Mỹ về kế hoạch bán máy bay do thám cỡ lớn, tầm xa Global Hawk cho quân đội Hàn Quốc.

Các kế hoạch này cũng đã được đệ trình lên uỷ ban đối ngoại thượng viện Mỹ, nơi có trách nhiệm phê chuẩn các hợp đồng bán vũ khí hiện đại của Mỹ cho các nước đối tác.

Tuy nhiên, hiện cũng chưa thể phán đoán được rằng các thoả thuận bán vũ khí công nghệ cao cho Hàn Quốc có được nhà chức trách Mỹ phê chuẩn hay không.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk.


Tổng giá trị của các hợp đồng bán vũ cho Hàn Quốc có giá trị báo nhiêu cũng chưa có nguồn tin nào đề cập đến.

Việc có thông tin Mỹ đang xem xét khẳ năng bán bay nay do thám cho Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh quân đội Hàn Quốc đang phải chịu sức ép phải nâng cao năng lực trinh sát, phát hiện từ xa, đặc biệt là sau khi xảy ra hai sự cố va chạm với lực lượng của Triều Tiên khiến 50 người thiệt mạng vào năm 2010.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 3)



Trong biên chế hoạt động một nhóm tác chiến tàu sân bay, không thể thiếu vai trò của trinh sát, tác chiến điện tử và công tác hậu cần.

Trinh sát và tác chiến điện tử

Trong bối cảnh bùng nỗ của khoa học công nghệ, tác chiến công nghệ cao đang trở thành một phương hướng chủ đạo của chiến tranh hiện đại. Ưu thế luôn nghiêng về bên nào sở hữu được nhiều công nghệ cao hơn.

Ngày nay, vũ khí công nghệ cao luôn được các cường quốc sử dụng làm đòn đánh đầu tiên trong tác chiến hiện đại, để phát huy tối đa năng lực của vũ khí. Trong đó, bộ phận tác chiến điện tử có một vai trò cực kỳ quan trọng và luôn là lực lượng đi tiên phong.


http://nghiadx.blogspot.com
Cụm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc thiếu vai trò của một máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-18G của Hải quân Mỹ.

Khi bộ phận tác chiến điện tử "ra đòn" có thể làm “mù” các hệ thống trinh sát điện tử của đối phương, vừa tăng cường năng lực phòng thủ, phát hiện, ngăn chặn sớm sự xuất hiện, cũng như chống trả những đòn phản công điện tử của đối phương. Làm suy yếu và mất tính chính xác của các hệ thống vũ khí có dẫn đường của đối phương.

Trong biên chế nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ luôn có một phi đội chuyên đảm đương nhiệm vụ trinh sát và tác chiến điện tử, bao gồm các máy bay trinh sát P-3C Orion, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm AEW&C E-2C/D Harkeyes, máy bay tác chiến điện tử E/A-6B và E/A-18G.

http://nghiadx.blogspot.com
Việc không thể triển khai hoạt động máy bay AWACS KJ-2000 là một bất lợi lớn của tàu sân bay Thi Lang và cụm tác chiến của nó.


Cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc sẽ không nằm ngoài ngoại lệ này. Do đó, Trung Quốc cũng đã có những bước chuẩn bị tích cực cho việc xây dựng và hình thành lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử.

Điển hình là Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không KJ-2000. Đây là loại máy bay AWACS được phát triển trên cở sở bộ khung của máy bay vận tải IL-76 của Nga.

Ngày 7/6/2006, một chiếc KJ-2000 đã bị rơi trong khi đang thử nghiệm làm toàn bộ phi hành đoàn 40 người thiệt mạng, vụ tại nạn này đã làm gián đoạn nỗ lực xây dựng lực lượng AWACS của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn trong việc xây dựng năng lực trinh sát và tác chiến điện tử cho cụm tác chiến tàu sân bay tương lai.

Trung Quốc chưa có máy bay nào được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-6B hay E/A-18G của Hải quân Mỹ và thiếu máy bay trinh sát điện tử chuyên dụng như P-3C Orion của Mỹ.

Một khó khăn nữa là tàu sân bay đang được cải tạo Thi Lang với đường băng kiểu nhảy cầu không cho phép triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn.

Do đó, tàu sân bay này không có khả năng triển khai hoạt động các máy bay trinh sát, chỉ huy và cảnh báo trên không như Y-8X hay KJ-2000.

Để bù lại khuyết điểm này, Trung Quốc đã phát triển một trực thăng đảm đương nhiệm vụ chỉ huy và cảnh báo sớm trên không cho tàu sân bay Thi Lang là Z-8AEW, tương tự như trực thăng Ka-31 của Nga.

Tuy nhiên sự hạn chế về trần bay, tầm bay năng lực của radar so với các máy bay AEW&C cánh cố định là điều không phải bàn cãi. Loại trực thăng này phát huy vai trò cảnh báo sớm đường biển và dẫn đường cho tên lửa chống hạm hiệu quả hơn là cảnh báo sớm và chỉ huy tác chiến đường không. Như vậy, trong tương lai gần, cụm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề vừa thiếu, vừa yếu về năng lực trinh sát và tác chiến điện tử.

Trong bối cảnh tại châu Á xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống tên lửa chống hạm hiện đại của Nga và một số nước khác, nếu không có một hệ thống tác chiến điện tử đủ mạnh. Cụm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất lợi nếu có một cuộc đụng độ xảy ra.

Dịch vụ hậu cần

Để đảm đương công tác hậu cần phục vụ nhu yếu phẩm, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí đạn được cho cụm tác chiến tàu sân bay này là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Đặc biệt, trong trường hợp tác chiến xa bờ ở những nơi không có các căn cứ thường trực.

Tuy nhiên có vẻ đây không phải là vấn đề quá lớn, công nghiệp hàng hải Trung Quốc đủ khả năng để phát triển một đội tàu hậu cần hùng hậu cho cụm tác chiến này. Nhưng có một khó khăn khác, hiện nay Trung Quốc gần như không có căn cứ hoặc cơ sở hải quân nào ở nước ngoài.

Nếu nhìn vào những vấn đề hiện tại của tàu sân bay Thi Lang, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc chỉ có thể "lởn vởn" ở các vùng biển gần Trung Quốc. Chừng nào vấn đề động cơ cho tàu sân bay Thi Lang chưa được giải quyết, con tàu này sẽ khó lòng mà thực hiện được những chuyến công du xa bờ.

Tóm lại với 3 trở ngại lớn đang gặp phải về hệ thống động lực cho tàu sân bay, tiêm kích trên hạm, năng lực trinh sát và tác chiến điện tử, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc còn quá nhiều điểm yếu cần phải khắc phục.

Chẳng vậy mà Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen tỏ ý nghi ngờ khả năng triển khai hoạt động một cách hiệu quả của tàu sân bay Thi Lang cùng với cụm tác chiến của nó.

Tuy rằng, cụm chiến đấu tàu sân bay của Trung Quốc chỉ yếu khi đem so sánh với cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Mỹ.



[BDV news]


Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> Việt Nam sắp có máy bay trinh sát, tuần tra biển



Tuần tra hàng hải đường không có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp.


Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới.

Đối với các nước lớn trên thế giới, từ lâu tuần tra hàng hải đường không có vai trò mang tầm chiến lược. Các nước như Nga, Mỹ liên tục phát triển những năng lực mới cho các loại máy bay tuần tra hàng hải.

Theo đó, các máy bay này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, phát hiện và xử lý sớm các tàu thuyền lạ xâm nhập lãnh hải.

Các máy bay trinh sát thực hiện phát hiện, định vị và tiêu diệt tàu chiến của đối phương điển hình có máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, P-3 Orion của Mỹ, IL-38, Tu-142F của Nga.

Đây là các loại máy bay có tầm hoạt động xa, khả năng bao phủ một vùng rộng lớn từ trên cao, nhanh chóng có mặt tại các điểm nóng, đối phó hiệu quả với các tình huống bất ngờ.

Hiểu rõ được vai trò của tuần tra hàng hải đường không trong tình hình biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từng bước phát triển lực lượng tuần tra hàng hải đường không.

Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada.



DCH-6 có khả năng hoạt động linh hoạt cả trên biển lẫn trên đất liền. Việc trang bị loại máy bay này sẽ mở ra năng lực mới cho đảm bảo an ninh hàng hải của nước ta.


Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải CASA C-212 từ Tây Ban Nha.

Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình thành lập lực lượng Không quân Hải quân Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung, không chỉ thể hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có trang bị kỹ thuật đa dạng mà còn mở ra một hướng xây dựng lực lượng tác chiến đa dạng, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế ngày một phức tạp.

Đặc điểm kỹ thuật DHC-6

DHC-6 một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.

Máy bay này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Đặc biệt hữu ích trong các tình huống cứu hộ hay chi viện lực lượng cho các đảo, nơi có đường băng thường rất ngắn.

Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.



Buồng lái của DCH-6 được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.


Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng.

Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.

Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.

Phi hành đoàn của DCH-6 gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ

Thông số cơ bản: Dài 15,77 mét, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.
[BDV news]


Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

>>'Sentinel R1 ' - 'Cú vọ' soi mói' Libya



Khi Mỹ ít can dự vào cuộc không kích Libya, các máy bay trinh sát của Anh được dịp thể hiện vai trò của mình.

Trong các chiến dịch không kích Libya, đảm trách nhiệm vụ trinh sát cho Không quân Hoàng gia Anh (RAF) là những chiếc máy bay trinh sát Sentinel R1.

Trước những chỉ trích của dư luận Libya và quốc tế về việc Liên quân lạm dụng Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc xa rời nhiệm vụ bảo vệ dân thường mà chỉ tập trung truy sát ông Gaddafi hoặc bắn giết bừa bãi, hãng BCC đã cử một nhóm phóng viên tác nghiệp trên một chuyến bay Sentinel R1 của Không quân Hoàng gia Anh, nhằm chứng tỏ, NATO đã "cân nhắc" và rất chắc chắn trước khi quyết định tấn công một mục tiêu nào đó ở Libya.

Dưới đây là bài viết của BBC quảng bá cho năng lực của máy bay trinh sát Sentinel R1 và cơ sở cho các quyết định không kích các mục tiêu ở Libya của NATO:

Đây là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại và có khả năng cung cấp những bức ảnh thời gian thực từ chiến trường với độ chính xác cao.

Trong tình hình chiến sự phức tạp giữa hai phe trung thành và đối lập với Đại tá Gaddafi hiện nay tại Libya, không có bộ binh tham chiến, làm thế nào để NATO có thể lựa chọn chính xác mục tiêu và đảm bảo không vi phạm các điều luật tham chiến của Liên Hợp Quốc? Câu hỏi được giải đáp bởi cách mà họ thu thập tin tức tình báo.

Một buổi chiều muộn tại căn cứ không quân RAF Akrotiri, đảo Cyprus trên biển địa Trung Hải, các nhân viên mặt đất đang kiểm tra lần cuối chiếc máy bay.

Họ được chuyển đến đây từ phi đội 5 đóng tại căn cứ Waddington khi NATO quyết định thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya.

Nhiệm vụ của những người này là đảm bảo cho chiếc máy bay thuộc loại máy bay trinh sát duy nhất của nước Anh - Sentinel R1 có thể hoạt động hoàn hảo.



Máy bay R1 Sentinel tại căn cứ

Phía dưới thân của chiếc máy bay là các thiết bị radar có thể rà soát hàng ngàn km2 trong một phút. Vì giống như một chiếc xuồng nên bộ phận chứa radar này được đặt tên là “canoe”, có nghĩa là chiếc xuồng.

Nguyên mẫu của chiếc máy bay trinh sát này là loại máy bay thương mại, có khả năng tùy chỉnh nội thất dễ dàng thường được các chính trị giá hay các siêu sao mua dưới dạng máy bay cá nhân.

Bên trong chiếc máy bay này được trang bị 3 bộ bàn ghế quay về phía cánh máy bay. Ngoài ra, còn có hàng loạt máy vi tính, một chiếc bàn nhỏ và ghế dành cho 4 hành khách.



Bố trí máy móc bên trong một chiếc R1 Sentinel

Truy tìm vũ khí hạng nặng

Trong thông báo lần chót, phi đội bay được nghe lại về nhiệm vụ của mình. Họ sẽ bay qua bầu trời Libya, tập trung vào các vùng bờ biển và các thành phố như Brega hay Sirte.

Công việc của họ là thu thập thông tin về nhất cử nhất động của Quân đội Libya, bất kỳ vũ khí hạng nặng nào cũng như việc di chuyển của những thường dân và các thay đổi trong cảnh quan.



Ảnh chụp từ độ cao 15 km của máy bay trinh sát R1 Sentinel

Sau khi họ đã xây dựng được bức tranh toàn cảnh về tình hình dưới mặt đất, thông tin sẽ được chuyển qua cho chỉ huy NATO đảm bảo an ninh vùng cấm bay.

Trung tá Anne-Marie Houghton, sĩ quan chỉ huy phi đội A, phi đoàn viễn chinh số 907 đóng tại đảo Cyprus giải thích: “Toàn bộ các chiến dịch phụ thuộc rất nhiều vào các ảnh chụp về từ máy bay trinh sát. Dựa vào các bức ảnh của chúng tôi cung cấp, họ sẽ biết tiếp theo phải làm gì và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Quân đội Mỹ cũng có năng lực không kém nhưng chỉ quân đội Anh mới có những chiếc R1 Sentinel”.

'Bay theo' Sentinel R1 trinh sát Libya

Khi màn đêm buông xuống, nhóm phóng viên và toàn thể phi đội chiếc R1 cất cánh từ căn cứ Akrotiri, từng thành viên trong phi đội nhanh chóng về chỗ của mình, ngay phía dưới một ngăn bếp nhỏ được đánh số đang hâm nóng bữa ăn của họ.

Ngoài ra, họ cũng được phục vụ chè và cà phê trong suốt chuyến bay dài, có thể kéo dài đến 11 giờ. Toàn bộ phi đội chỉ dùng tên không kèm họ để gọi nhau vì các lý do an ninh.

Theo cơ trưởng James, đây là một chiếc máy bay có khả năng bay rất tốt. Vị cơ trưởng cho biết phi đội của anh có những chiến thuật và phương pháp đặc biệt để đối phó với các hệ thống phòng không. Chỉ cần có mối nguy hiểm xuất hiện trên màn hình, phi công sẽ biết cách đối phó với nó.

“Giá như chúng tôi có những chiếc bàn nạm vàng và ghế bành da thì tốt hơn, tuy nhiên thế này cũng đủ cho chúng tôi làm việc rồi” - James đùa. Sau vài giờ, ánh đèn từ thành phố Benghazi đã rõ ràng phía dưới chúng tôi và radar liên tục quét từ trên xuống dưới khu bờ biển.

Giải mã các bức ảnh

Trong toàn bộ khối NATO, chỉ có Mỹ và Anh mới có khả năng cần thiết để thực hiện các vụ trinh sát không ảnh này, và giá cả của nó cũng không rẻ chút nào.

Riêng tiền trang bị radar ASTOR cho năm chiếc Sentinel đã ngốn của nước Anh 1 tỷ bảng (1,64 tỷ USD). Số tiền này bao gồm mua mới và bảo trì chúng trong suốt 10 năm hoạt động.

Thực ra vẫn có rất nhiều vấn đề an ninh nhạy cảm nên nhóm phóng viên BBC không được xem các bức ảnh chụp mặt đất đang được "giải mã" ngay tại chỗ trên 2 máy phân tích đặt trên máy bay.

Tuy nhiên, từ khoảng cách hơn 11 km phía trước, chiếc radar vẫn đang thu thập các bức ảnh để máy phân tích so sánh với những bức ảnh đã được chụp trước đó để phát hiện các dấu hiệu chuyển động.

Thông tin này sẽ được chuyển đến cho chỉ huy chiến trường để quyết định chọn mục tiêu nào, hay không chọn mục tiêu nào nhằm tránh thương vong cho dân thường.

Đại úy Jim, chỉ huy nhiệm vụ nàny cho biết họ đang tìm các dấu hiệu chuyển quân của lực lượng trung thành với ông Gaddafi tại phía đông đất nước: “Chúng tôi liên tục phân tích cập nhật tình hình trong thời gian thực, tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm mục đích bảo vệ tính mạng dân thường dưới mặt đất”.

Chris, một chỉ huy nhiệm vụ khác cho biết thông tin họ thu thập được là tối cần thiết cho chiến dịch: “Nhằm đảm bảo an ninh vùng cấm bay, chúng tôi phải chắc chắn hiểu khu vực mà chung tôi đang phải tác chiến.

Mặc dù không thể tránh khỏi nguy cơ cho phi đội từ các bệ phóng tên lửa phòng không của Libya, nhưng mọi người đều cho rằng các chuyến bay trinh sát này đều xứng đáng vì thông tin mà chúng thu thập được.

Sau 10 tiếng trinh sát, chiếc máy bay quay đầu trở về căn cứ trên đảo Cyprus.

Máy bay R1 Sentinel có khả năng hoạt động đến hơn 10 giờ đồng hồ liên tục.
Những bức ảnh do radar thu được sẽ được so sánh với những bức ảnh chụp bằng vệ tinh.

Tuy hiện đại và được việc nhưng những chiếc Sentinel R1 sẽ ngừng phục vụ sớm từ năm 2015 để tiết kiệm tiền, tính ra, thời gian phục vụ của chúng chỉ vỏn vẹn 8 năm.

Loại máy bay này vẫn hàng ngày bay lượn trên bầu trời Libya và Afghanistan, cung cấp thông tin tình báo giúp bảo vệ sinh mạng của nhiều binh lính trên chiến trường.

R1 Sentinel là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại Global Express. Chúng có chiều dài 30,3m, sải cánh 28,5m và cao 8,2m. Máy bay này có thể đạt tốc độ tới 1.100 km/h, bay liên tục hơn 10 giờ, có tầm hoạt động 9.250 km và có trần bay 15 km.

Máy bay được trang bị hệ thống trinh sát không ảnh ASTOR, radar SAR/MTI phát hiện chuyển động. Phi hành đoàn trên máy bay có năm người bao gồm một phi công chính, một phi công phụ, một chỉ huy nhiệm vụ và hai nhân viên phân tích ảnh.

Giá thành cả phi đội 5 chiếc R1 Sentinel và hệ thống các xe tiếp sóng mặt đất lên tới 1,56 tỷ USD.
[BDV news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Xu hướng tiến công tầm xa của Mỹ



Không quân Mỹ đang phát triển về chất và lượng nhằm thực hiện các đòn tiến công tầm xa trong thời gian vỏn vẹn 10 phút.



Không quân Mỹ (USAF) đã đề ra các kế hoạch xây dựng lực lượng tiến công chiến lược tầm xa có đủ khả năng:

+ Giành quyền chủ động, là lực lượng tham chiến đầu tiên;

+ Lựa chọn mục tiêu kỹ, tiến công có trọng điểm;

+ Đảm trách nhiều loại hình tiến công;

+ Chi viện hỏa lực cho lực lượng mặt đất.

Mục đích là đáp ứng với yêu cầu tác chiến hiện đại, ứng phó với mọi mối đe doạ đến an ninh quốc gia và đảm bảo khả năng tiến công mục tiêu di động và mục tiêu kiên cố dưới mặt đất, rút ngắn thời gian chu kỳ bình quân tiến công và tiêu diệt mục tiêu hiện nay từ 45 phút xuống trong vòng 10 phút, đặc biệt là các mục tiêu quan trọng có tính nhạy cảm mạnh về thời gian của đối phương,




Minh họa nguyên lý làm việc của Radar khẩu độ tổng hợp.



Máy bay tấn công không người lái X-45.


Phát triển phương tiện tiến công tầm xa
USAF sẽ đẩy mạnh phát triển nhiều loại phương tiện tiến công tầm xa, nâng cao khả năng sống sót và uy lực tiến công, với những biện pháp chủ yếu sau:

Nâng cấp máy bay tiến công:

Các máy bay tiến công sẽ được trang bị radar khẩu độ tổng hợp (SAR) và thiết bị chỉ thị mục tiêu di động, máy tính thế hệ mới và hệ thống điều khiển hoả lực.

Trong năm 2011, công tác nâng cấp radar và hệ thống vũ khí mới sẽ hoàn thành, nâng cao hơn nữa độ chính xác và tốc độ tiến công của máy bay.

Dự kiến, đến năm 2015, khả năng tình báo, giám sát và trinh sát của máy bay Mỹ sẽ được cải thiện toàn diện, trở thành phương tiện tác chiến tích hợp tình báo, trinh sát và tiến công thành một thể thống nhất.

Phát triển máy bay tiến công tầm xa mới:

Loại máy bay mới này là một bộ phận của kế hoạch phát triển lực lượng tiến công tầm xa, tới 2.700km, có thể mang hơn 30 quả bom đường kính nhỏ (SDB) được dẫn đường chính xác; USAF dự kiến sẽ đưa vào trang bị 150 chiếc.

Ngoài ra, Mỹ còn có ý định phát triển máy bay chiến đấu liên quân không người lái (J-UCAV) trên cơ sở của máy bay chiến đấu không người lái X-45, X-47.

Máy bay J-UCAV hãng Boeing sẽ được dùng cho các nhiệm vụ tiến công như chế áp phòng không đối phương (SEAD), tác chiến điện tử và các chiến dịch liên hợp. Đây là sự kết hợp các chương trình trước đây do DARPA, USAF, Boeing, Hải quân Mỹ, Northrop Grumman tiến hành.

Phát triển máy bay vũ trụ ngoài tầng khí quyển

Máy bay vũ trụ có tốc độ phản ứng nhanh, có thể tiến công bất cứ mục tiêu nào trên trái đất sau khi nhận lệnh 2 giờ, vì thế USAF luôn chú trọng phát triển máy bay vũ trụ.

Để đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố, USAF đang thực hiện chương trình Triển khai và tung phóng sức mạnh từ đất Mỹ - FALCON (Force Application and Launch from Continental United States).


Minh hoạt phương tiện bay của chương trình FALCON.


Phát triển hệ thống trinh sát, giám sát, giành và giữ vững ưu thế thông tin trên chiến trường

Tập trung phát triển hệ thống trinh sát vệ tinh hình ảnh, vệ tinh của USAF sẽ phát triển theo hướng tiểu hình hóa, ứng dụng kỹ thật đa tần và siêu cao tần, có thể thám sát được mục tiêu di động trên mặt đất.

Vệ tinh hình ảnh thế hệ thứ 6 là vệ tinh hình ảnh radar Lacrosse, trên vệ tinh có lắp radar khẩu độ tổng hợp SAR có độ phân giải 0,3-1 m, có thể trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.


Bản thiết kế Radar Lacrosse.


Để thích ứng với nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố, xu thế phát triển trong tương lai của vệ tinh USAF là:

Phát triển vệ tinh radar vũ trụ nhằm phát hiện và theo dõi mục tiêu di động trên mặt đất có tốc độ 4-100 km/h, trong phạm vi toàn cầu, cả ngày lẫn đêm.

USAF có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD để phát triển loại vệ tinh này, đến năm 2021 bố trí các radar vũ trụ cải tiến, cuối cùng bố trí 8-12 vệ tinh này trên vũ trụ, để giám sát toàn cầu.

Phát triển vệ tinh trinh sát hình ảnh đa tần và siêu cao tần chủ yếu dùng để thám sát mục tiêu được ngụy trang, trên mặt đất, bao gồm vũ khí sát thương hàng loạt (vũ khí hạt nhân, sinh học, và hóa học).

USAF cho biết, trong 5 năm tới sẽ nghiên cứu chế tạo thành công vệ tinh trinh sát đa tần và trong 10 năm tới sẽ nghiên cứu chế tạo thành công vệ tinh trinh sát siêu cao tần, kế hoạch đến trước năm 2024 bố trí vệ tinh giám sát siêu cao tần.

Phát triển “vệ tinh công nghệ thế kỷ 21”: USAF cho biết loại vệ tinh này là “vệ tinh mini” hoặc “vệ tinh ảo”. Trên mỗi vệ tinh được lắp một máy thu kép ổn định hình ảnh, không những có thể thu được tín hiệu phản hồi do nó tự phát ra mà còn có thể thu được tín hiệu từ các vệ tinh mini khác, để có được độ phân giải cao.

Tăng cường năng lực thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát, cải thiện năng lực tiến công tức thời

Năng lực thông tin liên lạc chỉ huy kiểm soát mạnh hay yếu quyết định trực tiếp đến năng lực tiến công tức thời. Để nâng cao hơn năng lực này, USAF sẽ chú trọng tăng cường xây dựng năng lực thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát.

Cải tạo đường link dữ liệu L-16 cho tất cả các máy bay chiến đấu chủ yếu: Đường truyền dữ liệu L-16 là thiết bị quan trọng thực hiện kết nối giữa các nguồn thông tin, trung tâm chỉ huy, kiểm soát, máy bay và tên lửa, là phương thức quan trọng để cải thiện năng lực tiến công tức thì. Để nâng cao năng lực này trong tương lai, Mỹ sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi sử dụng đường truyền dữ liệu này.


Máy bay trinh sát điện tử RC-135.



Bên trong máy bay RC-135.


Phát triển “máy bay chỉ huy kiểm soát có nhiều thiết bị cảm biến” E-10: Loại máy bay này sẽ trở thành máy bay chỉ huy kiểm soát thế hệ sau, tích hợp được tính năng của các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm E-3, JSTAR E-8 và máy bay trinh sát điện tử RC-135.

Theo ý tưởng của USAF, ngoài những tính năng trên, E-10 còn có khả năng chỉ huy, kiểm soát máy bay không người lái, phối hợp với radar trên vũ trụ và hệ thống tình báo, trinh sát giám sát.


Tên lửa không đối đất JASSM AGM-158.



Bom đường kính nhỏ SDB.



Bom xuyên hạng nặng EGBU-28.


Đẩy nhanh phát triển các hệ thống vũ khí hàng không, cải thiện hiệu quả tiến công Hệ thống vũ khí trên máy bay là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả tác chiến nên được USAF hết sức coi trọng. Tư duy cơ bản là phát triển theo hướng độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm bắn xa, tác chiến trong mọi thời tiết và tiểu hình hóa, cụ thể:

Phát triển tên lửa hành trình không-đối-đất tàng hình tầm xa, tăng cường năng lực đột kích tầm xa. Tên lửa hành trình mà USAF phát triển chủ yếu là JASSM AGM-158.

Cải tiến vũ khí có điều khiển chính xác bằng vệ tinh, nâng cao khả năng chống nhiễu. Hiện nay, USAF chủ yếu sử dụng 2 biện pháp là cải tạo thiết bị chống nhiễu và lắp thêm hệ dẫn dự bị.

Phát triển vệ tinh dẫn đường thế hệ mới: USAF đang phát triển vệ tinh dẫn đường kiểu GPS III có tính năng ưu việt hơn là Pathfinder, có khả năng chống nhiễu cao gấp 100 lần, dự kiến đến năm 2014 sẽ vào sử dụng.

Phát triển bom đường kính nhỏ (SDB), tăng số lượng bom trên máy bay. Trọng lượng của bom SDB là 125kg, nhưng uy lực có thể bằng, thậm chí còn vượt cả bom JDAM có trọng lượng 908kg; dự kiến trang bị cho các loại máy bay chiến đấu thông thường F-15E, F-16, máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 và máy bay không người lái, trở thành vũ khí có điều khiển chính xác chủ yếu của USAF trong tương lai.

Phát triển bom xuyên có điều khiển chính xác hạng nặng EGBU-28, nâng cao năng lực tiến công mục tiêu kiên cố ngầm dưới đất. Do đối thủ tác chiến ngày càng chú trọng phòng vệ các công trình trọng yếu như sở chỉ huy kiểm soát ngầm dưới đất nên USAF phát triển loại bom xuyên hạng nặng EGBU-28 để tiến công hủy diệt công sự kiên cố của đối phương.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang