Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tác chiến không - biển

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác chiến không - biển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác chiến không - biển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

>> Không quân - Hải quân và bài học cho Biển Đông

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa...

>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông
>> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa...

Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, song song với việc nhanh chóng đưa 3 quân binh chủng là hải quân, phòng không - không quân và thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại, Việt Nam đã bắt đầu tính tới việc đặt nền móng xây dựng lực lượng không quân hải quân riêng.

Đây là một xu thế phù hợp với chiến lược phát triển lực lượng hải quân trên thế giới hiện nay, nhằm nâng cao tính chủ động trong chiến đấu và sức mạnh phòng thủ. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng cả triệu km2, nếu xây dựng được lực lượng không quân hải quân hiện đại, đủ mạnh sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.
Chiến thuật và nghệ thuật tác chiến hải quân

Chiến thuật bao gồm nghiên cứu, phát triển, huấn luyện và triển khai các hoạt động tác chiến: tiến công, phòng ngự, phản công, đánh chặn và tổ chức biên chế các đơn vị tham gia tác chiến.v..v.

Trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, chiến thuật đứng ở vị trí quan hệ phụ thuộc đối với nghệ thuật chiến dịch và chiến lược. Nghệ thuật chiến dịch xác định nhiệm vụ và hướng phát triển của chiến thuật, trên cơ sở năng lực tác chiến của các đơn vị hợp thành và các phân đội, tính chất và đặc thù các hoạt động tác chiến của các đơn vị.

Căn cứ vào thực tế yêu cầu nhiệm vụ, căn cứ vào sự phát triển của các hoạt động tác chiến cụ thể trên chiến trường, nghệ thuật tác chiến sẽ đề xuất những yêu cầu biên chế các phương tiện, bao gồm phát triển vũ khí hạt nhân, hoàn thiện và phát triển vũ khí trang bị công nghệ hiện đại, liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Mối quan hệ giữa nghệ thuật chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trở lên đa phương, đa chiều và biến động không ngừng.

Nghệ thuật tác chiến bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí công nghệ hiện đại cho phép các chỉ huy trưởng đơn vị, mặt trận phát huy tính độc lập, sáng tạo và nhanh chóng hoàn thành được những mục tiêu được giao trong chiến đấu. Những thành công của hoạt động tác chiến chiến thuật trên thực tế là những kết quả đặt ra của yêu cầu chiến dịch.

Đồng thời, khi các bộ tư lệnh cấp chiến lược và chiến dịch ra những đòn tấn công quyết định (hạt nhân, vũ khí công nghệ cao) mang tính chiến lược hoặc chiến dịch vào nhưng mục tiêu quan trọng như các trung tâm quân sự, kinh tế hoặc các đòn tấn công vào các cụm tập trung binh lực quan trọng của đối phương nhằm giải quyết các nhiệm vụ mang tính chiến lược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị binh chủng hợp thành, các phân đội binh chủng thực hiện tốt nhiệm vụ cấp chiến thuật.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm phóng từ tầu tuần duyên Slam

Nhiệm vụ của chiến thuật là nghiên cứu những hoạt động có tính quy luật, tính chất và nội dung của một trận đánh, nghiên cứu phát triển phương pháp huấn luyện tác chiến và tác chiến, nghiên cứu xác định những giải pháp sử dụng vũ khí trang bị tấn công tiêu diệt, phòng ngự và bảo vệ; nghiên cứu những tính chất kỹ chiến thuật của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các đơn vị có tổ chức biên chế phối hợp quân binh chủng, xác định rõ nhiệm vụ của các đơn vị và tổ chức đội hình tác chiến khi tiến hành các trận đánh và những phương pháp liên kết phối hợp giữa các đơn vị tham gia chiến đấu.

Nghiên cứu mục đích, vai trò của hỏa lực, phát triển những tư duy mới về điều hành tác chiếc các binh đoàn, các đơn vị hợp đồng chiến đấu, tính năng và khả năng tác chiến của các đơn vị quân binh chủng liên kết phối hợp, bảo đảm hậu phương chiến trường và bảo đảm hậu cần kỹ thuật; nghiên cứu binh lực và vũ khí trang bị và những phương pháp tiến hành tác chiến của đối phương.

Các lực lượng (Lục quân) (Không quân) (Hải quân), các đơn vị hợp thành, các binh chủng (hải quân trên tầu, hải quân đánh bộ, không quân hải quân) ; các đơn vị đặc nhiệm (thực hiện nhiệm vụ đặc biệt) những đơn vị hậu cần kỹ thuật (các đơn vị bảo đảm của hậu phương hoặc công binh, kỹ thuật quân binh chủng) giao thông vận tải đường bộ và đường sắt cũng có những chiến thuật riêng biệt, nghệ thuật tác chiến các đơn vị chuyên ngành đi sâu nghiên cứu những tính chất chiến thuật, năng lực chiến đấu của các đơn vị hợp thành, các đơn vị binh chủng và các chiến hạm, các phân đội của các binh chủng (hải quân đánh bộ, không quân hải quân), các lực lượng đặc nhiệm (đặc công thủy, lính thủy đánh bộ), khả năng sử dụng các lực lượng cụ thể trong tác chiến độc lập và tác chiến hợp đồng quân chủng, binh chủng.

Những quy luật chung và những quan điểm huấn luyện tác chiến và tác chiến của các binh đoàn hợp đồng tác chiến quân binh chủng, các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các phân đội độc lập và các lực lượng đặc nhiệm hình thành những cơ sở lý luận cơ bản của chiến thuật. Nghiên cứu những điều kiện đa dạng, phức tạp của chiến trường, chiến thuật không đưa ra những chiến lệ có sẵn. Chiến thuật chỉ đưa ra những quan điểm và nguyên tắc quan trọng nhất, tuân thủ theo những nguyên tắc và quan điểm chiến thuật đó, người chỉ huy ra những quyết tâm chiến đấu độc lập, năng động và sáng tạo, căn cứ vào những điều kiện thực tế của chiến trường tại thời điểm xác định.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm nguyên tử phóng tên lửa đạn đạo

Những thay đổi trong chiến thuật thông thường liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của công nghiệp quốc phòng, những phát minh mới về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, sự phát triển của chung của xã hội và trạng thái tư tưởng chính trị tinh thần và tri thức của lực lượng vũ trang, sự phát triển của tư tưởng chiến lược và nghệ thuật chiến dịch, cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nói chung và các quân binh chủng nói riêng. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là con người và vũ khí trang bị.

Chiến thuật là thành phần năng động, liên tục thay đổi của nghệ thuật quân sự. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là tình hình phát triển và huấn luyện chiến đấu của đối phương (dự kiến), năng lực và phương thức tiến hành các hoạt động tác chiến của đối phương, vũ khí trang bị và những yếu tố quan trọng khác…. Những phương án tác chiến mới, được xây dựng trên cơ sở sử dụng vũ khí trang thiết bị hiện đại luôn luôn trong trạng thái đối kháng, mâu thuẫn với các phương thức tác chiến cũ hơn, mặc dù các phương thức tác chiến cũ đã không đáp ứng được yêu câu nhiệm vụ trong giai đoạn mơi, nhưng đã trở thành thói quen hoặc nếp suy nghĩ cũ, in sâu trong lý luận và thực tiễn chiến trường.

Chiến thuật không quân hải quân

Chiến thuật không quân hải quân, là một phần của chiến thuật lực lượng không quân, bao gồm lý luận và thực tế huấn luyện tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị không quân binh chủng, các phi đoàn, phi đội và máy bay tác chiến độc lập (trực thăng chiến đấu) Chiến thuật không quân hình thành và phát triển vào đầu thế kỷ 20, khi hình thành lực lượng không quân quân sự. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, không quân thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, tiêm kích, cường kích ném bom, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của từng binh chủng không quân, nghệ thuật quân sự phát triển nghệ thuật tác chiến không quân.

Nghệ thuật quân sự không quân Xô Viết hình thành và phát triển vào thời gian nội chiến chống bạch vệ và can thiệp nước ngoài. Những nguyên tắc sử dụng không quân được ghi lại trong điều lệnh chiến trướng năm 1919 và các văn kiện quân sự khác. Lực lượng máy bay cường kích đánh chặn của Xô Viết phát triển năm 1926, lực lượng ném bom chiến lượng hạng nặng 1933. Không quân Xô Viết đã phát chiến nghệ thuật tác chiến không quân và phương thức sử dụng lực lượng không quân cho tác chiến các không gian chiến trường khác nhau.

Đến thời điểm đầu tiên của của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã phát triển các phương án và kỹ thuật tác chiến độc lập và tác chiên không đoàn, tổ chức và triển khai các hoạt động phối hợp tác chiến, yểm trợ hỏa lực với Hải quân và Lục quân, đông thời tác chiến liên kết phối hợp các binh chủng của lực lượng không quân. Những lý luận và nghiên cứu thực tiễn cơ bản được thể hiện cụ thể trong điều lệnh tác chiến của binh chủng không quân tiêm kích (BUBA – 1940)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tác chiến của phi đoàn máy bay IL2 tấn công đoàn congvoa quân sự của Đức trên vịnh Phần Lan.

Trong chiến tranh thế giới thứ II và cuộc chiến tranh vệ quốc, chiến thuật của không quân đã có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Đã xây dựng hệ thống dẫn đường cho máy bay tiêm kích dến mục tiêu. Để điều hành tác chiến, không quân đã sử dụng rộng rãi các đài ra đa, sân bay dã chiễn và các trạm chỉ huy không quân gần chiến trường.

Nhiệm vụ cơ bản của không quân tiêm kích là các phi đội, phi đoàn tham gia không chiến. Một đơn vị chiến đấu nhỏ nhất cũng bao gồm 2 máy bay tiêm kích, tác chiến trong đội hình chiến đấu chung của phi đội, phi đoàn, tác chiến độc lập của một máy bay tiêm kích rất hiếm sử dụng. Sử dụng radar dẫn đường cho phép giảm thiểu rất nhiều số lượng máy bay tiêm kích bay trực chiến trên bầu trời, thay bằng phương pháp trực sẵn sàng chiến đấu trên sân bay.

Tác chiến với các máy bay đơn lẻ hoặc các phi đội nhỏ của đối phương trên địa bàn hoạt động của địch thông thường sử dụng phương pháp " đi săn tự do". Máy bay cường kích ném bom tấn công các mục tiêu trên biển, trên đất liền theo phương pháp bổ nhào với góc phóng là 25 - 30° hoặc theo phương pháp thả rơi tự do. Đội hình tác chiến cơ bản nhất là đội hình 2 máy bay 1 trước, một yểm trợ. Để tăng cường thời gian chế áp đối phương, lực lượng máy bay cường kích thường tấn công nhiều đợt các mục tiêu được giao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tấn công của phi đoàn máy bay cường kích đánh chăn tấn công mục tiêu trong đại chiến thế giới lần thứ 2.

Trong chiến thuật tấn công bằng bom và ngư lôi của binh chủng không quân hải quân, phương thức tác chiến được áp dụng là sử dụng các đòn tấn công tập trung của các trung đoàn và phi đoàn máy bay ném bom, ngư lôi vào các mục tiêu quan trọng (các trung tâm chỉ huy, căn cứ quân sự, các chiến hạm lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm, trong điều kiện thời tiết rất xấu và ban đêm. Các đòn tấn công theo từng đợt liên tiếp của các phi đội ( 8 – 12 máy bay ném bom), theo dây chuyền và từng chiếc máy bay ném bom. Phương án ném bom mới là tấn công bổ nhào với góc rơi là 50 - 60° từ chiều cao 2.000 đến 3.000m.

Trong chiến thuật, phương pháp trinh sát không ảnh đóng vai trò quan trọng trên chiến trường. không ảnh do máy bay trinh sát các loại thực hiện, từ trinh sát tầm cao đến trinh sát của máy bay không người lái. Không ảnh giúp cho người chỉ huy tác chiến nắm được thực địa vào thời điểm chuẩn bị tiến công, các mục tiêu trong ảnh và các mục tiêu trên bản đồ tác chiến. Đồng thời, máy bay trinh sát được che chắn và bảo vệ bởi máy bay tiêm kích.

Nửa cuối thế kỷ 20, không quân nói chung và không quân Hải quân nói riêng được trang bị các máy bay phản lực, có tốc độ cao (máy bay siêu thanh) tầm bay cao hơn, xuất hiện nhiều loại vũ khí của không quân có sức công phá và hủy diệt lớn hơn nhiều lần. Sự thay đổi phương tiện chiến tranh và vũ khí trang bị đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức tác chiến không quân và phương thức tác chiến của binh chủng không quân Hải quân, các đơn vị trực thuộc binh chủng.

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa, không bay vào khu vực phòng không bảo vệ mục tiêu của đối phương. Trinh sát không quân cũng có những thay đổi to lớn nhờ công nghệ hiện đại, tốc độ bay rất cao và trần bay tới của máy bay cũng rất lớn. Máy bay được trang bị các thiết bị chụp ảnh ngày đêm, thiết bị radar dạng pha tìm kiếm mục tiêu rất mạnh và công suất lớn, sử dụng công nghệ tàng hình (strealth) máy bay trinh sát có thể đơn độc bay vào khu vực phòng không bảo vệ của mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ đội hình tấn công của máy bay tàng hình F117.

Chiến thuật không quân hải quân bao gồm các nhóm chiến thuật nói chung gồm:

Tiêm kích hải quân, lực lượng các đơn vị máy bay tiêm kích có căn cứ bên bờ biển, trên hạm đội hoặc tiếm kích hải quân được hỗ trợ bằng lực lượng tiếp dầu trên không.

Cường kích chống hạm, lực lượng không quân đảm nhiệm những nhiệm vụ tấn công các hạm tầu của đối phương, sử dụng ngư lôi chống tầu ngầm và tầu nổi.

Cường kích đánh chặn: Các phi đoàn có nhiệm vụ tấn công các hạm đội, các đoàn congvoa quân sự trên biển, đảm nhiệm cả 2 nhiệm vụ chống tầu và không chiến. Được trang bị tên lửa chống tầu, tên lửa không đối không, bom điều khiển laser.
Cường kích tầm xa: Là những phi đội thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa, khí liên bang phát triển hệ thống tầu sân bay, lực lượng cường kích tầm xa có thể phối hợp với máy bay ném bom chiến lược thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực chiến trường xa căn cứ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng săn ngầm KA-28 của Hải quân Nga

Máy bay trinh sát đa nhiệm (hệ thống các máy bay trực thăng trên boong tầu) có nhiệm vụ trinh sát quản lý vùng biển, tìm kiếm săn ngầm, thả bom chìm, bố trí bãi thủy lôi, đổ bộ các hải đoàn lính đặc nhiệm, chống khủng bố, biệt kích và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.v..v. Lực lượng trực thăng chiến đấu trên boong tầu tuần duyên, tuần biển thường được bố trí rất nhiều nhiệm vụ đa dạng, phức tạp. Được yểm trợ hỏa lực của chính tầu chở nó.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tác chiến của máy bay tiêm kích Mig 29.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 01.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 02.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng ngư lôi

Về cơ bản, chiến thuật tác chiến của không quân hải quân cũng tương tự như chiến thuật của không quân tiêm kích và cường kích của lực lượng Không quân Liên bang, nhưng được bổ sung bằng những yếu tố đặc thù của không gian chiến trường. Nếu so với chiến trường mặt đất, chiến trường mặt biển có đặc thù phức tạp hơn về thời tiết, hướng gió, khí hậu và luồng hải lưu.

Không gian chiến trường rộng mở, khó có khả năng ẩn nấp trước hệ thống trinh sát đối phương. Đồng thời, bay trên biển gặp nhiều khó khăn do khi bay thấp tránh sự truy quét của radar và phương tiện quan sát đối phương, phi công gặp tâm lý khi bay sát mặt biển, trong quá trình tiếp cận mục tiêu với tốc độ cao, phi công phải đối phó với nhiều vũ khí phòng không đa dạng, có tốc độ tấn công rất cao, từ tên lửa phòng không tầm xa, tầm gần đến các loại hỏa lực như pháo phòng không đa nòng có tốc độ bắn rất cao, được điều khiển bằng radar và quang ảnh nhiệt.

Do đó, kỹ thuật bay biển và kỹ thuật tấn công ngấn tàu là kỹ thuật chiến đấu rất phức tạp, máy bay sẽ bay sát mặt biển với độ cao 50m so với mặt nước biển, tấn công bằng ngư lôi, tên lửa và bay thoát khỏi vùng bảo vệ của mục tiêu. Trong điều kiện công nghệ hiện đại, máy bay trên boong tầu phải là máy bay tàng hình sử dụng công nghệ (stealth) mới có khả năng thực hiện tác chiến ban đêm.

Không quân hải quân tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được các máy bay tiêm kích của đối phương và tránh được hỏa lực phòng không cần đảm bảo làm được: Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm; thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển, thứ ba: Các đòn tấn công phải có tầm gần để tránh được khả năng cơ động tránh đòn và sử dụng tên lửa tầm gần, tên lửa cá nhân chống máy bay.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải

Mỹ đưa ra chiến lược tác chiến mới - "Tác chiến không - biển" để vô hiệu hóa chiến lược "chống tiếp cận, phong tỏa khu vực" của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay - Hải quân Mỹ

Lầu Năm góc đã hé mở tấm màn bí mật về khái niệm tác chiến mới nhằm đối phó với các nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiếp cận các khu vực gần lãnh thổ của họ và trong không gian điều khiển học.

>> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam
>> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21
>> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột

Khái niệm tác chiến không-biển (Air Sea Battle) là sự khởi đầu của cái mà các quan chức quốc phòng Mỹ nói là giai đoạn đầu của một đối pháp quân sự kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

Kế hoạch trù tính việc chuẩn bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhằm đánh bại “các vũ khí chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial weapons) của Trung Quốc, gồm vũ khí chống vệ tinh, vũ khí điều khiển học, tàu ngầm, máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa có thể tấn công tàu sân bay trên biển.

Các quan chức quân sự từ 3 quân chủng Mỹ nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng, khái niệm mới không nhằm vào một quốc gia duy nhất nào. Nhưng họ đã không trả lời câu hỏi vậy nước nào ngoài Trung Quốc đã phát triển các vũ khí chống tiếp cận tiên tiến.

Một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama thẳng thắn hơn khi nói rằng, khái niệm mới là một sự kiện quan trọng báo hiệu một cách tiếp cận mới, kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

“Tác chiến không-biển có ý nghĩa đối với Trung Quốc cũng giống như chiến lược hải quân của Mỹ đối với Liên Xô”, quan chức này nói.

Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lạnh mới nhằm hạ gục Trung Quốc trên chiến trường chính châu Á-Thái Bình Dương.

Thời chiến tranh lạnh, các lực lượng hải quân Mỹ trên khắp thế giới đã sử dụng chiến lược hiện diện toàn cầu và phô trương sức mạnh để răn đe, kiềm chế bước tiến của Moskva.

“Đó chính là chiến lược triển khai phía trước quả quyết, nói lên rằng chúng ta sẽ không ngồi sau để bị trừng phạt”, một quan chức cao cấp nói. “Chúng ta sẽ khởi xướng”.

Theo các quan chức quốc phòng, khái niệm bắt nguồn từ những lo ngại rằng, các vũ khí tấn công chính xác mới của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải trên những tuyến đường biển chiến lược và tuyến giao thông toàn cầu khác.

Các quan chức quốc phòng hiểu rõ khái niệm đã nói trong số các ý tưởng đang được xem xét có:

• Chế tạo một máy bay ném bom tầm xa mới.
• Tiến hành các chiến dịch hiệp đồng tàu ngầm và máy bay tàng hình.
• Một máy bay tiến công không người lái tầm xa với tầm tới 1.000 hải lý do liên quân sử dụng.
• Sử dụng Không quân Mỹ bảo vệ các căn cứ hải quân và các lực lượng hải quân được triển khai.
• Tiến hành các cuộc tiến công hiệp đồng của Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ trong nội địa Trung Quốc.
• Sử dụng máy bay của Không quân Mỹ để rải thủy lôi.
• Các cuộc tiến công hiệp đồng của Không quân và Hải quân Mỹ chống các tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
• Tăng khả năng cơ động của các vệ tinh để chúng khó bị tấn công hơn.
• Phát động các cuộc tiến công điều khiển học hiệp đồng giữa Hải quân và Không quân vào các lực lượng chống tiếp cận của Trung Quốc.

Bí thư báo chí của Lầu Năm góc George Little nói [việc thành lập] một văn phòng mới (Air Sea Battle Office - ASBO) “là sự kiện khó khăn mới có được và quan trọng về mặt tác chiến nhằm đối phó với những mối đe dọa đang nổi lên đối với sự tiếp cận toàn cầu của chúng tôi”.

“Văn phòng này sẽ giúp hướng dẫn việc tích hợp có ý nghĩa các khả năng chiến đấu không quân và hải quân của chúng tôi, tăng cường sức răn đe quân sự của chúng tôi và duy trì ưu thế của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ và khả năng quân sự tiên tiến”, ông Little nói.

Ông lưu ý rằng, đây là một ưu tiên của Lầu Năm góc để tái cân bằng các lực lượng liên quân nhằm răn đe tốt hơn và đánh bại sự gây hấn trong “các môi trường chống tiếp cận”.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta, khi thăm châu Á, đã nói rằng, các lực lượng Mỹ sẽ tái định hướng sang châu Á khi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan kết thúc. Trọng tâm mới sẽ bao gồm “các khả năng quân sự mở rộng”, ông nói mà không nêu chi tiết.

Các quan chức quân sự ở Lầu Năm góc, hôm thứ tư, đã không thảo luận các nội dung cụ thể của khái niệm mới. Ngoại trừ một sĩ quan nói rằng, một ví dụ có thể là sử dụng các máy bay cường kích A-10 tấn công mặt đất của Không quân Mỹ để phòng thủ các hạm tàu trên biển chống các cuộc tiến công ồ ạt của các “bầy” tàu nhỏ.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn ở các vùng biển gần Trung Quốc, quấy rối các tàu thám sát của Hải quân Mỹ ở Biển Đông và Hoàng Hải.

Trung Quốc cũng tuyên bố những phần lớn của Biển Đông là lãnh thổ của họ. Các quan chức Mỹ nói người Trung Quốc đòi hỏi cái là “lối vào nhà của chúng tôi”.

Lầu Năm góc cũng lo ngại đối với tên lửa đường đạn chống hạm mới của Trung Quốc DF-21D, có thể tấn công các tàu sân bay trên biển. Các tàu sân bay là năng lực tung sức mạnh then chốt ở châu Á và sẽ được sử dụng để bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

“Khái niệm “Tác chiến không-biển” sẽ h ướng dẫn các quân chủng khi họ phối hợp với nhau để duy trì ưu thế liên tục của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ quân sự và khả năng [chống tiếp cận/phong tỏa khu vực] tiên tiến, Lầu Năm góc nói trong thông báo về việc thành lập một văn phòng chương trình phụ trách khái niệm mới - Văn phòng ASBO.

Mặc dù, Văn phòng được lập ra vào tháng 8, nhưng buổi họp báo hôm thứ tư là lần đầu tiên Lầu Năm góc chính thức đưa ra khái niệm mới.

Lục quân Mỹ được trông đợi cũng tham gia Văn phòng khái niệm mới ASBO trong tương lai.

Một quan chức quốc phòng nói, Lục quân Mỹ đang tham dự các sáng kiện chiến tranh điều khiển học vốn sẽ hữu ích khi đối phó với các vũ khí chống tiếp cận.

“Nói một cách đơn giản, chúng ta đang nói về quyền tự do tiếp cận ở các tuyến giao thông toàn cầu. Tầm hỏa lực chính xác gia tăng đang đe dọa những các tuyến giao thông toàn cầu đó theo những cách thức mở rộng mới”, một quan chức quân sự giấu tên nói. “Đó là cái mà nói vắn tắt là điều khác biệt”.

Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, một số quan chức chính quyền phản đối khái niệm mới do những lo ngại là nó sẽ Trung Quốc khó chịu. Kết quả dẫn đến một sự thỏa hiệp đòi hỏi các quan chức quân sự và quốc phòng là làm mờ đi việc Trung Quốc chính là trọng tâm trung tâm của kế hoạch tác chiến mới.

Quan chức quân sự thứ hai thì nói, khái niệm mới cũng nhằm chuyển đổi điểm nhấn của quân đội Mỹ hiện nay là chống nổi dậy sang chống các mối đe dọa chống tiếp cận.

Văn phòng ASBO được tiết lộ khi Tổng thống Obama tuần này có chuyến đi châu Á nhằm củng cố các liên minh. Ông dự định gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Hawaii vào ngày thứ bảy.

Khái niệm xuất phát từ Bản đánh giá quốc phòng 4 năm một lần (Quadrennial Defense Review - QDR) năm 2010 và ở những giai đoạn đầu của nó không hề nhắc đến sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc đã được bổ sung vào báo cáo QDR sau khi có sự can thiệp của Andrew Marshall, Giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng (Office of Net Assessment) của Lầu Năm góc, và Tướng Thủy quân lục chiến James N. Mattis, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các lực lượng liên quân (Joint Forces Command).

Chuyên gia về quân sự Trung Quốc Richard Fisher nói rằng, Văn phòng ASBO là cần thiết song có thể đã “muộn trong cuộc chơi”.

“Một văn phòng của Lầu Năm góc tập trung vào những thách thức quân sự của Trung Quốc ở châu Á hoặc xa hơn nữa sẽ là không đủ”, ông Fisher thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế (International Assessment and Strategy Center). “Thách thức này sẽ đòi hỏi sự liên kết chính sách chiến lược, chính trị và kinh tế ở mức độ như chiến tranh lạnh, vượt ra ngoài tầm với của Lầu Năm góc”.

Cựu chuyên gia về Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik đánh giá: “Khái niệm mới “Tác chiến không-biển” là bằng chứng cho thấy, Washington cuối cùng đang đối mặt với mối đe dọa hiện thực là Trung Quốc đã trở nên một cường quốc quân sự, hải quân và hạt nhân thù địch ở châu Á, và cách duy nhất để cân bằng với Trung Quốc là đem sức nặng của các lực lượng không quân và hải quân Mỹ bổ sung cho các lực lượng mặt đất của các đồng minh của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương”.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang