Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa đường đạn

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đường đạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đường đạn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> 'Nhị pháo' Trung Quốc tập chiến thuật mới



Thời gian gần đây, lực lượng nhị pháo (*) Trung Quốc liên tục tập luyện chiến thuật mới: tấn công tiêu diệt lực lượng tên lửa đạn đạo của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com

Công nghệ dẫn đường tên lửa đạn đạo chính xác không những giúp Trung Quốc chế tạo tên lửa diệt tầu sân bay mà nó còn giúp nước này có năng lực đánh phủ đầu các lực lượng tên lửa đạn đạo đối phương.


(*) Còn gọi là lực lượng pháo binh số 2, cách Trung Quốc gọi lực lượng tên lửa mặt đất.

Phản pháo là một trong những kỹ năng cổ điển của lực lương pháo binh và tất nhiên nó cũng được áp dụng với lực lượng tên lửa đạn đạo. Gần đây Trung Quốc đang cố gắng luyện tập kỹ thuật này với khả năng cao hơn: tấn công phủ đầu các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động của đối phương.

Đây là một việc rất khó vì các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo này có kích thước nhỏ và rất cơ động. Dù vậy, Trung Quốc tin rằng họ sẽ luyện tập thành công khả năng này trong một tương lai gần.

Lực lượng pháo binh số hai của Trung Quốc đã được mở rộng rất nhiều so với trước đây. Trong đó, mới đây họ đã tăng thêm 2 lữ đoàn sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm tầm siêu xa DF-21D, nâng tổng số lữ đoàn sử dụng tên lửa DF-21 của lực lượng này lên 10 lữ đoàn, cùng với một số lữ đoàn sử dụng các loại tên lửa đạn đạo khác.

Mỗi lữ đoàn DF-21 được biên chế gồm 6 tiểu đoàn tên lửa (với 2 xe phóng tên lửa cho mỗi tiểu đoàn), 2 tiểu đoàn bảo dưỡng, sửa chữa, 1 tiểu đoàn chỉ huy, 1 tiểu đoàn trinh sát và 1 tiểu đoàn đối kháng điện tử (ECM). Tên lửa DF-21D được cho là để chống lại các hàng không mẫu hạm của quân đội Mỹ.

Các tên lửa DF-21 được sử dụng trong 8 lữ đoàn còn lại đều là các mẫu đã cũ. Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 tầng đẩy, có chiều dài 10,7m, đường kính 1,4m và khối lượng 15 tấn.

Các tên lửa này có tầm bắn từ 1.700 km đến 3.000 km tùy theo biến thể, với khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay thuốc nổ thông thường nặng từ 500 - 2.000 kg.

Tên lửa DF-21 loại này thường dùng để nhắm vào các mục tiêu quan trọng ở Đài Loan vì với tốc độ rất cao ở pha cuối, DF-21 sẽ có khả năng vượt qua tầng phòng thủ của các tên lửa Patriot-PAC3 đang bố trí trên hòn đảo này.

Dù chưa có một cuộc thử nghiệm tổng thể nào đối với tên lửa DF-21D, nhưng các cuộc thử nghiệm từng phần đã được diễn ra trong suốt 2 năm vừa qua và có vẻ chúng hoạt động tốt.

Trung Quốc cũng đã có thêm nhiều động thái khẳng định việc vận hành chính thức tên lửa DF-21D như việc phóng các vệ tinh địa tĩnh dẫn đường với quỹ đạo cao 600 km trên bầu trời Thái Bình Dương.

Mỗi vệ tinh này có trang bị các radar và camera viễn thám có độ phân giải thấp ( ích cỡ điểm ảnh 20m) có khả năng bao quát một vùng rộng 10.000km2 hay các camera độ phân giải trung bình (kích cỡ điểm ảnh 3m) có khả năng bao quát diện tích 1.600km2.


http://nghiadx.blogspot.com

Với tên lửa DF-21D, Trung Quốc có thể đe dọa phần lớn biển Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, biển Đông và eo biển Malacca.


Trong 6 năm qua, Trung Quốc đã làm việc không ngừng nghỉ để chế tạo các hệ thống dẫn đường giúp tên lửa đạn đạo có khả năng đánh trúng các mục tiêu di động. Các bộ dẫn đường này có thể sử dụng đầu dò hồng ngoại cho pha cuối tấn công.

Với các phương tiện trinh sát như vệ tinh, máy bay trinh sát, Trung Quốc có khả năng phát hiện sơ bộ vị trí của hàng không mẫu hạm hay hệ thống tên lửa đạn đạo đối phương, sau đó, các đầu đạn được dẫn đường sẽ lo nốt phần còn lại.

Hiện tại, Trung Quốc đã chế tạo thành công các bộ dẫn đường này và lắp đặt trên tên lửa DF-21D với tầm bắn 3.000 km, điều này cũng mở ra khả năng lắp đặt chúng lên các tên lửa tầm xa hơn, có khả năng vươn tới các căn cứ tên lửa của Nga, Ấn Độ hay Mỹ.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

>> Hàn Quốc phát triển tàu ngầm mang tên lửa đường đạn



Các công ty Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering và Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc sẽ hợp tác phát triển tàu ngầm lớp KSS-III.



Tàu có lượng giãn nước 3.000 tấn và sẽ được Hải quân Hàn Quốc nhận vào trang bị sau năm 2018. KSS-III sẽ được trang bị các tên lửa đường đạn phóng thẳng đứng, các giếng phóng dành cho chúng đã được chế tạo.



Tàu ngầm Type 214 của Hải quân Hàn Quốc (defencetalk.com)


Giếng phóng tên lửa do Daewoo phát triển với sự hợp tác của Cục Phát triển quốc phòng ADD của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Loại giếng phóng này dùng cho tên lửa đường đạn mới Cheonryong có tầm bắn 500 km.

Cheonryong được chế tạo dựa trên tên lửa đường đạn Hyunmoo III-A do ADD và công ty LIG Nex1 sản xuất.

Ngoài KSS-III, Cheonryong còn là vũ khí chính của các tàu ngầm lớp Type 214 do Hyundai đóng theo giấy phép của hãng Đức HDW.

Hải quân Hàn Quốc hiện có 9 tàu ngầm diesel-điện Type 209 và 3 chiếc Type 214. Hiện chưa rõ Hàn Quốc dự định nhận vào trang bị bao nhiêu chiếc tàu ngầm KSS-III. Trước đó có tin, các tàu ngầm mới sẽ sử dụng các hệ thống đạo hàng và chỉ huy chiến đấu do ADD và Samsung Thales hợp tác phát triển.

[VietnamDefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang