Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa DF-21D

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa DF-21D. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa DF-21D. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc hù dọa các nước ven biển Đông

Lập Bộ chỉ huy quân sự ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tổ chức diễn tập đội tàu hải giám trên Biển Đông và đặt một lữ đoàn tên lửa mới ở Quảng Đông…Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tiếp “dương oai, diễu võ” dù dọa những nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?
>> TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm DF-21D có tầm bắn 2.000-3.000 km. Ảnh ausairpower.com


Tên lửa Trung Quốc chĩa vào Biển Đông

Trung Quốc vừa thành lập một lữ đoàn tên lửa mới trên địa bàn tỉnh Quảng Đông nhằm răn đe các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền Biển Đông, thách thức sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực.

Dẫn lời một nguồn thạo tin quen, tờ United Daily News của Đài Loan số ra ngày 2/7 cho biết Lữ đoàn tên lửa đạn đạo 827 mới có trụ sở tại thành phố Thiều Quan, Quảng Đông.

Tên lửa được triển khai tại căn cứ này có thể bao gồm các tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong DF-21D và tên lửa Đông Phong DF-16, một loại tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn 1.200 km - xa hơn bất cứ tên lửa nào khác trong kho vũ khí của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan.

Các chuyên gia quân sự cho biết tên lửa chống hạm DF-21D có tầm bắn 2.000-3.000 km và có khả năng đánh trúng các mục tiêu chuyển động với độ chính xác cao. Một số nhà phân tích địa chính trị cho rằng tên lửa DF-21D đang "thay đổi cuộc chơi", có thể đe dọa thế thượng phong của các đội tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương, đặc biệt nếu xung đột xảy ra ở Eo biển Đài Loan hoặc ở Biển Đông.
Theo giới chuyên gia quân sự, do vị trí địa lý của căn cứ Thiều Quan, Lữ đoàn tên lửa đạn đạo 827 xem ra có nhiệm vụ đe dọa Đài Loan và các nước ven Biển Đông. Thủ đô Hà Nội cách Thiều Quan chưa đầy 1.000 km và có thể nằm trong tầm bắn của tên lửa DF-16.

Kể từ khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bất chấp những áp lực của Trung Quốc, Bắc Kinh ngày càng có nhiều hành động răn đe. Hiện giờ, đây chỉ mới là chiến tranh tâm lý, nhưng những hành động nói trên khiến cho khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng con đường hòa bình càng thêm xa vời.

Dằn mặt Phillipines, nhắc nhở Campuchia

Dự đoán Philippines sẽ đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra trước Hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) 45 diễn ra tại Campuchia từ ngày 8 - 13/7 tới, tờ “Nhân dân Nhật báo”, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài bình luận hôm 3/7 với bút danh bình luận lấy bút danh “Tiếng nói Trung Hoa” đã cảnh báo, ASEAN không phải là diễn đàn thích hợp để bàn thảo chuyện Biển Đông.

“Nhân dân Nhật báo” cũng nhắc lại quan điểm của chính phủ Trung Quốc rằng các cuộc thương thảo phải diễn ra song phương giữa các nước liên quan trực tiếp và cảnh báo các “thế lực bên ngoài” không nên can thiệp vào khu vực Biển Đông. Không chỉ vậy, tờ báo này còn bóng gió đến yếu tố kinh tế trong quan hệ với Bắc Kinh của các nước trong khối ASEAN.

“Tất cả các nước, bao gồm cả Philippines, không nên quên các lợi ích kinh tế mà họ có được từ sự phát triển của Trung Quốc”, Nhân dân Nhật báo viết. Theo giới quan sát bình luận, đây là cách mà Bắc Kinh thường sử dụng trước các hội nghị của ASEAN có liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Còn nhớ, ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có chuyến thăm chính thức Campuchia từ 30.3 đến 2.4, nhằm nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh với nước đang giữ chữ chủ tịch luân phiên của ASEAN. Chuyến thăm được các chuyên gia xem là “nước cờ cản” đối với quan chức cấp cao (SOM) ASEAN bàn về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Lần này Bắc Kinh vừa muốn dằn mặt Philippines, vừa muốn nhắc nhở Campuchia về những con số liên quan đến đầu tư, viện trợ của Bắc Kinh dành cho nước này mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong chuyến thăm hồi đầu tháng 4 vừa qua.

Giới tướng tá “diều hâu” kêu gọi thực hiện chính sách bành trướng

Theo Giaoduc.net.vn, kể từ năm 2010, giới tướng lĩnh Trung Quốc bắt đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét báo cáo tác chiến đăng tải trên các phương tiện truyền thông chính thống.

Xu hướng này càng trở nên rõ nét hơn vào cuối năm ngoái, khi Chuẩn đô đốc Dương Nghị kêu gọi từ bỏ phương châm ẩn mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình.

Tháng trước đại tá Hàn Húc Đông, giáo sư thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đi xa hơn, khi cho rằng đã đến lúc Trung Quốc cần từ bỏ học thuyết “chống bành trướng”. Trong một bài báo đăng trên “Hoàn cầu Thời báo”, đại tá giáo sư Hàn Húc Đông của Đại học Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh thực hiện chính sách bành trướng về quân sự, địa chính trị và kinh tế.

Theo nhà báo kỳ cựu Willy Lam và là chuyên gia bình luận các vấn đề Trung Quốc của tờ Wall Street Journal, giới tướng lĩnh Trung Quốc có ảnh hưởng một phần trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhất là vấn đề Biển Đông là vì mâu thuẫn nội tại ngày càng tăng trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc trước Đại hội 18.

Giới tướng lĩnh quân đội Trung Quốc luôn được đảm bảo 20% số ghế của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như có ghế trong Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ chính trị - cơ quan quyền lực tối cao. Ngoài ra, cơ quan quyết định mọi chính sách, chiến lược của quân đội Trung Quốc chính là Quân ủy trung ương. Để tranh thủ sự ủng hộ tối đa của giới tướng lĩnh quân đội, Chủ tịch Quân ủy trung ương tương lai Tập Cận Bình sẵn sàng chấp nhận cho giới tướng lĩnh quân đội có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

>> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ?


Theo khẳng định của các nhà phân tích quân sự, trong thời gian rất gần, Trung Quốc có thể bắt đầu triển khai tên lửa đường đạn chống hạm DF-21, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Thực hư chuyện đó thế nào?




http://nghiadx.blogspot.com

>> 'Nhị pháo' Trung Quốc
>> Đông Phong thổi bạt “ngôi” bá chủ?

Người ta cho rằng, việc sử dụng các tên lửa đường đạn này sẽ cho phép các tàu sân bay mặc dù các cụm tàu sân bay tiến công sở hữu các phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa khác nhau.

Điều đó sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể ảnh hưởng của hạm đội của họ đối với chiến trường biển giáp với bờ biển Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng (ít ra là ở chiển trường này) đối với Hải quân Mỹ mà sức mạnh vốn dựa vào trước hết “các sân bay nổi”.

Các vấn đề còn tồn tại

Lịch sử sử dụng tên lửa chống tàu đối phương bắt đầu không phải trong thế kỷ trước mà sớm hơn nhiều. Và ở đây, người Nga thể hiện là những người sáng tạo đi đầu. Năm 1834-1838, nhà quân sự và sáng chế Nga K. A. Shilder đã nghiên cứu khả năng sử dụng tên lửa chiến đấu trong hạm đội và đề nghị phóng tên lửa từ tàu ngầm. Việc đóng một tàu ngầm kim loại do Shilder thiết kế dạng đinh tán đã được bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5.1834 ở Peterburg, tại Nhà máy đúc Aleksandrovsky. Tàu này chính là để tấn công bằng các tên lửa sử dụng thuốc súng vào tàu địch đang bỏ neo, cũng như các đoàn tàu địch đang đi qua các eo biển.

Những nghiên cứu và thử nghiệm đầu tiên với tên lửa đường đạn có điều khiển có thể sử dụng vào nhiệm vụ chống hạm đã được tiến hành ở Liên Xô trong thập niên 1960-1970, cũng với nguyên nhân mà vì thế Trung Quốc đang làm. Nhưng lúc đó, tên lửa R-27K của Liên Xô mới chỉ được khai thác thử nghiệm và không được nhận vào trang bị.

Tuy nhiên, thời thế thay đổi, nhưng các vấn đề vẫn còn đó. Đồng thời, theo các chuyên gia nước ngoài, công nghệ hiện đại cho phép chế tạo đầu đạn của tên lửa đường đạn với hệ tự dẫn radar hay hồng ngoại để bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu lớn di động dạng như tàu sân bay hay tàu chiến có lượng giãn nước lớn khác.

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới?

Dựa trên thông tin của tình báo Mỹ và phỏng đoán của các nhà phân tích Lầu Năm góc, báo chí đưa tin, Trung Quốc có thể đang phát triển một vũ khí chống hạm hoàn toàn mới.

Theo Viện Hải quân Mỹ (The United States Naval Institute, một tổ chức phi chính phủ), thông tin về vũ khí này đã được đăng tải trên một ấn phẩm chuyên ngành của Trung Quốc mà các chuyên gia Mỹ coi là nguồn tin khá tin cậy. Sau đó, bản dịch và mô tả chi tiết hơn về hệ thống tên lửa này xuất hiện trên cổng thông tin điện tử hải quân Information Dissemination.

Tính năng cơ bản của các loại tên lửa đường đạn chống hạm của Liên Xô và Trung Quốc :
http://nghiadx.blogspot.com http://nghiadx.blogspot.com http://nghiadx.blogspot.com http://nghiadx.blogspot.com


Đó là các tên lửa đường đạn dùng để tiêu diệt tàu nổi, trước hết là tàu sân bay. Vũ khí mới có cái tên ước lệ là Ship Ballistic Missile (ASBM). Người ta phỏng đoán, Trung Quốc đang phát triển ASBM dựa trên tên lửa tầm trung DF-21 (Dong Feng 21, CSS-5) tầm bắn gần 1.500 km.

Hệ thống tên lửa đường đạn với tên lửa chiến lược DF-21 bắt đầu được nhận vào trang bị của quân đội Trung Quốc từ năm 1991.

Hiện nay, tên lửa cơ động, hai tầng, cỡ nhỏ DF-21A đang thay thế DF-3 tại các căn cứ tên lửa Tianshui, Tonghua, Lianxiwang, nơi triển khai gần 50 tên lửa này. Từ đó, chúng có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm ở miền bắc Ấn Độ, nằm trên lãnh thổ các nước Trung Á, cũng như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Trên cơ sở DF-21, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm trung mới DF-21X có tầm bắn 3.000 km, mà hệ thống điều khiển của nó được cho là có sử dụng công nghệ GPS để nâng cao độ chính xác. Trung Quốc sẽ mất gần 10 năm để phát triển tên lửa này, đương lượng nổ của đầu đạn trên tên lửa sẽ là 90 kT.

ASBM được trang bị hệ dẫn phức tạp với đầu tự dẫn radar và lọc mục tiêu giai đoạn cuối giống như hệ thống điều khiển trên tên lửa đường đạn Pershing II của Mỹ. Tuy nhiên, các tên lửa này đã bị loại khỏi trang bị quân đội Mỹ và tiêu hủy theo Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn vào cuối thập kỷ 1980.

Trong khi, hệ thống tự dẫn của Pershing II dùng để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố trên mặt đất với độ chính xác đến 30 m và việc dẫn tên lửa được tiến hành bằng cách so sánh với các bức ảnh radar địa hình chuẩn. Độ chính xác đó buộc đối phương phải suy tính về khả năng bảo vệ của các sở chỉ huy của mình.

Trong hệ tự dẫn radar phỏng đoán của ASBM của Trung Quốc, các mục tiêu chính được chọn để tiêu diệt là các mục tiêu di động trên biển như tàu chiến cỡ lớn và tàu sân bay. Nhiệm vụ này không kém phần khó khăn so với nhiệm vụ đặt ra cho tên lửa Pershing II.

Bởi vậy, chắc chắn hệ tự dẫn của các tên lửa dựa trên DF-21 sẽ giống hơn với đầu tự dẫn (máy ngắm radar) của các tên lửa hành trình chống hạm, hơn nữa, một số loại tên lửa hành trình chống hạm lại có tốc độ siêu âm cao có thể sánh với tốc độ bay của đầu đạn tên lửa đường đạn tầm trung. Các tên lửa đường đạn phóng từ máy bay AGM-69 SRAM (Mỹ) và Kh-15 (Nga) là các ví dụ điển hình của tên lửa tầm trung không đối diện với hệ dẫn quán tính. Biến thể chống hạm Kh-15S được trang bị đầu tự dẫn radar giai đoạn cuối.

Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của loại vũ khí như ASBM có thể tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ Hoa lục từ hướng biển. Bằng cách loại trừ nguy cơ xuất hiện các binh đoàn tàu nổi của đối phương ở ngay biên giới Trung Quốc, ASBM có khả làm thay đổi triệt để tính chất tác chiến ở các vùng biển gần, cũng như triển vọng phát triển và các chương trình đóng tàu sân bay hiện có.

Không có phương án thay thế?

Nhận định trên đang gây tranh cãi bởi vì các nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm các phương tiện tác chiến tin cậy chống các cụm tàu sân bay tiến công của Mỹ được tiến hành ở Liên Xô đã không dẫn đến những kết quả căn bản. Và xem ra đến nay vẫn chưa tìm ra phương án thay thế cho khái niệm chỉ rõ đối thủ chủ yếu tàu sân bay chính là tàu sân bay.

Hải quân Liên Xô trước đây đã rất chú ý giải quyết vấn đề này và nhiệm vụ chống tàu sân bay đã là nhiệm vụ quan trọng thứ hai sau nhiệm vụ chiến lược là tấn công hạt nhân vào các mục tiêu trên bờ và tiêu diệt các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của đối phương tiềm tàng.

Theo nhiều chuyên gia, đối với các lực lượng Hải quân Liên Xô hoạt động trên đại dương thế giới và trên bầu trời đại dương, nhiệm vụ tác chiến chống tàu sân bay Mỹ là nhiệm vụ số 1. Nhằm mục đích đó, ngoài các tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình, các tàu tuần dương tên lửa và máy bay hải quân mang tên lửa, Liên Xô huy động cả Không quân tầm xa (không quân chiến lược).

http://nghiadx.blogspot.com
ASBM là vũ khí chủ lực trong chiến lược tác chiến phi đối xứng chống Hải quân Mỹ


Theo thông tin báo chí, ASBM có thể bay xa gần 1.800-2.000 km. Tên lửa vượt qua quãng đường này trong 12 phút. Vào giữa năm 2011, báo China Daily (Trung Quốc) đã đăng một tin ngắn dựa trên bình luận của tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức. Tin này viết rằng, tầm bắn của tên lửa đường đạn chống hạm dựa trên “các công nghệ cách mạng” DF-21D là 2.700 km.

Điều đó sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát các khu vực có khả năng xảy ra đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington do những bất đồng về số phận tương lai của Đài Loan.

Theo phỏng đoán của các nhà phân tích, nhờ khả năng năng lượng và kích thước của một tên lửa hai tầng, 15 tấn, tên lửa sẽ có thể mang đầu đạn thông thường nặng gần 500 kg uy lực đủ mạnh để gây tổn hại nghiêm trọng cho các tàu nổi cỡ lớn, kể cả tàu sân bay. Các chuyên gia đơn lẻ phỏng đoán rằng, ASBM có khả năng đánh chìm thậm chí tàu sân bay lớn nhất của Mỹ từ quả đạn đầu. Biến thể tiêu chuẩn của DF-21 được trang bị một đầu đạn hạt nhân 300 kT.

Cũng có phỏng đoán cho rằng, tên lửa đường đạn chống hạm của Trung Quốc sẽ được dẫn tới mục tiêu bằng các vệ tinh, các hệ thống radar hay nhận thông tin về mục tiêu từ các máy bay không người lái.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện chưa có hệ thống vệ tinh định vị có khả năng hoạt động đầy đủ của riêng mình. Hệ thống vệ tinh định vị BeiDou-2 đến ngày 2.12.2011 chỉ có 6 trong 30 vệ tinh định vị mà nó cần, còn BeiDou-1 chỉ gồm 3 vệ tinh định vị.

Dĩ nhiên là Trung Quốc đừng mong sử dụng hệ thống GPS của Mỹ một khi xung đột với Mỹ (còn nước nào ngoài Mỹ có hạm đội tàu sân bay mà để tiêu diệt nó phải cần đến loại vũ khí mạnh như vậy). Trong khi đó, Trung Quốc có thể tận dụng hệ thống định vị VLONASS của Nga mà gần đây đang được tăng cường đáng kể và đang được xúc tiến ra thị trường thế giới, hay hệ thống Beidou của họ.

Hiện nay, được biết, Trung Quốc đang phát triển một trạm radar ngoài đường chân trời, có thể phát hiện tàu lớn dạng tàu sân bay ở cự ly đến 3.000 km và sử dụng các thông tin này để dẫn tên lửa. Các radar tương tự đã được Mỹ và Liên Xô sử dụng để phát hiện các máy bay ném bom hạng nặng và các vụ phóng tên lửa đường đạn xuyên lục đại. Hiện nay, các kiểu radar ngoài đường chân trời có trong trang bị của Nga, Mỹ, Trung Quốc và Australia. Các radar ngoài đường chân trời đời sau này được thiết kế làm nhiệm vụ kiểm soát tình hình trên mặt biển.

Ở đây có thể nhắc đến radar mặt sóng ngoài đường chân trời triển khai trên bờ biển Podsolnukh-E dải sóng ngắn, dùng để sử dụng trong các hệ thống bờ biển kiểm soát tình hình mặt nước và trên không trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quốc gia ven biển. Radar này do công ty NPK NIIDAR của Nga chế tạo.

Các đài radar mới do Trung Quốc sản xuất có lẽ có thể được sử dụng để tác chiến chống tàu sân bay Mỹ cùng với các tên lửa chống hạm DF-21.

Có lẽ tên lửa đường đạn chống hạm ASBM có độ bộc lộ thấp (công nghệ tàng hình) đối với radar và có khả năng cơ động cao, khiến đối phương khó có thể dự đoán quỹ đạo bay của nó. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Trung Quốc có thể đã tiến hành thử nghiệm ASBM vào năm 2005-2006.

Điều vẫn còn chưa hoàn toàn rõ là biến thể chống hạm của DF-21, nếu quả thực nó tồn tại, chứ không phải là một “tin vịt” nữa, tiến bộ đến mức nào về khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Cũng chưa rõ là các nhà khoa học và công trình sư Trung Quốc đã chế tạo được đầu tự dẫn cỡ nhỏ có những tính năng độc đáo cho đầu đạn của ASBM và hệ thống điều khiển đầu đạn cơ động theo lệnh của đầu tự dẫn này hay chưa.

Ngay vào đầu thập kỷ 1980, để tiêu diệt các binh đoàn tàu sân bay và tàu đổ bộ lớn của kẻ thù tiềm tàng trên các tuyến tiếp cận bờ biển phần châu Âu của Liên Xô và các nước khối Hiệp ước Varsava, trên cơ sở tên lửa đường đạn tầm trung 15Zh45 của hệ thống tên lửa cơ động Pioner và các hệ thống chỉ thị mục tiêu của Hải quân Liên Xô hệ thống trinh sát vũ trụ và chỉ thị mục tiêu trên biển (MKRTs ) Legenda và hệ thống radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên biển MRSTs-1 Uspekh, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT) đã nghiên cứu phát triển hệ thống trinh sát-tiến công bờ biển (RUS). Dự án này đã bị đình chỉ vào giữa những năm 1980 do chi phí nghiên cứu chế tạo lớn và do việc đàm phán thủ tiêu tên lửa tầm trung. Về mặt chủng loại, ASBM của Trung Quốc tương tự dự án phát triển tên lửa này của Liên Xô.

Điều gì sẽ xảy ra với các tên lửa đường đạn chống hạm thì thời gian sẽ cho ta thấy…

* Nguyên gốc: Thực hư tên lửa đường đạn chống tàu sân bay
(Nguồn: Aleksandr Karpenko // VPK, N.9(426), 7.3.12.)

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

>> Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm


Cả Mỹ và Đài Loan đều xác nhận, Hải quân Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type-094.

Tờ Washington Times dẫn một báo cáo trực tuyến của Quốc hội Mỹ hôm 4/1 cho biết, đầu năm 2012, Trung Quốc có thể đã triển khai vụ phóng thử nghiệm bí mật của tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2, một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa mới của Trung Quốc.

Richard Fisher, một chuyên gia phân tích quân sự của quân đội Mỹ cho biết, trong những ngày đầu năm mới 2012, Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa JL-2 từ dưới nước, trong vùng cảng quân sự phía Bắc của cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nơi Trung Quốc đang bố trí ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hạm đội Bắc Hải, đặt tại căn cứ hải quân Tiểu Bình Đảo.



http://nghiadx.blogspot.com
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 8/10 cũng đã chính thức xác nhận Trung Quốc đã bắn thử tên lửa JL-2 nhân dịp năm mới.

Ông Fisher cho biết, "Quân đội Trung Quốc gần như muốn chứng minh điều này. Nếu các cuộc thử nghiệm SLBM mới thành công, Tàu ngầm nguyên tử chiến lược (SSBN) Type-094 sẵn sàng thực hiện tuần tra chiến đấu với tên lửa mới".

"Chúng tôi đang giám sát các vụ phóng tên lửa tiếp theo của PLAN", ông này cho biết thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Hải quân Trung Quốc tại một quân cảng. SSBN Type-094 có thể mang 12 SLBM JL-2.


Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại úy John Kirby nói rằng: "Chúng tôi đã theo dõi chương trình JL-2 trong nhiều năm. Trung Quốc đã gặp phải những vấn đề kỹ thuật khiến họ phải liên tục trì hoãn việc ra mắt tên lửa mới".

Chuyên gia quân sự Mỹ Roger Cliff, một người cũng chuyên nghiên cứu sức mạnh quân sự Quân đội Trung Quốc gần đây đã viết bài đăng trên tờ Defense News rằng, có thể, Trung Quốc sẽ thực hiện một đợt "thử nghiệm quân sự lớn”. Trong số đó bao gồm cả việc phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.

Nếu thông tin trên là chính xác, các cuộc thử nghiệm DF-21D có tầm quan trọng tương tự như việc Trung Quốc bắn rơi thành công một vệ tinh khí tượng hồi năm 2007 và hay cho J-20 cất cánh vào đầu năm 2011.

Việc mở rộng thử nghiệm vũ khí mới của Trung Quốc có thể để gây sức ép với người dân Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sắp tới tại hòn đảo này.

ICBM DF-31, nguyên mẫu của JL-2.

http://nghiadx.blogspot.com
DF-31

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 được Viện Công nghiệp và Khoa học Hàng Không Trung Quốc thiết kế. Tên lửa này được phát triển dựa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn Đông Phong 31 (DF-31).

JL-2 là một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa của Trung Quốc, nó có tầm bắn tối đa khoảng 8.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân với công suất khác nhau, từ 25 - 1.000 kiloton, sức phá hủy của nó gấp khoảng 80 quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> 'Nhị pháo' Trung Quốc tập chiến thuật mới



Thời gian gần đây, lực lượng nhị pháo (*) Trung Quốc liên tục tập luyện chiến thuật mới: tấn công tiêu diệt lực lượng tên lửa đạn đạo của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com

Công nghệ dẫn đường tên lửa đạn đạo chính xác không những giúp Trung Quốc chế tạo tên lửa diệt tầu sân bay mà nó còn giúp nước này có năng lực đánh phủ đầu các lực lượng tên lửa đạn đạo đối phương.


(*) Còn gọi là lực lượng pháo binh số 2, cách Trung Quốc gọi lực lượng tên lửa mặt đất.

Phản pháo là một trong những kỹ năng cổ điển của lực lương pháo binh và tất nhiên nó cũng được áp dụng với lực lượng tên lửa đạn đạo. Gần đây Trung Quốc đang cố gắng luyện tập kỹ thuật này với khả năng cao hơn: tấn công phủ đầu các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động của đối phương.

Đây là một việc rất khó vì các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo này có kích thước nhỏ và rất cơ động. Dù vậy, Trung Quốc tin rằng họ sẽ luyện tập thành công khả năng này trong một tương lai gần.

Lực lượng pháo binh số hai của Trung Quốc đã được mở rộng rất nhiều so với trước đây. Trong đó, mới đây họ đã tăng thêm 2 lữ đoàn sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm tầm siêu xa DF-21D, nâng tổng số lữ đoàn sử dụng tên lửa DF-21 của lực lượng này lên 10 lữ đoàn, cùng với một số lữ đoàn sử dụng các loại tên lửa đạn đạo khác.

Mỗi lữ đoàn DF-21 được biên chế gồm 6 tiểu đoàn tên lửa (với 2 xe phóng tên lửa cho mỗi tiểu đoàn), 2 tiểu đoàn bảo dưỡng, sửa chữa, 1 tiểu đoàn chỉ huy, 1 tiểu đoàn trinh sát và 1 tiểu đoàn đối kháng điện tử (ECM). Tên lửa DF-21D được cho là để chống lại các hàng không mẫu hạm của quân đội Mỹ.

Các tên lửa DF-21 được sử dụng trong 8 lữ đoàn còn lại đều là các mẫu đã cũ. Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 tầng đẩy, có chiều dài 10,7m, đường kính 1,4m và khối lượng 15 tấn.

Các tên lửa này có tầm bắn từ 1.700 km đến 3.000 km tùy theo biến thể, với khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay thuốc nổ thông thường nặng từ 500 - 2.000 kg.

Tên lửa DF-21 loại này thường dùng để nhắm vào các mục tiêu quan trọng ở Đài Loan vì với tốc độ rất cao ở pha cuối, DF-21 sẽ có khả năng vượt qua tầng phòng thủ của các tên lửa Patriot-PAC3 đang bố trí trên hòn đảo này.

Dù chưa có một cuộc thử nghiệm tổng thể nào đối với tên lửa DF-21D, nhưng các cuộc thử nghiệm từng phần đã được diễn ra trong suốt 2 năm vừa qua và có vẻ chúng hoạt động tốt.

Trung Quốc cũng đã có thêm nhiều động thái khẳng định việc vận hành chính thức tên lửa DF-21D như việc phóng các vệ tinh địa tĩnh dẫn đường với quỹ đạo cao 600 km trên bầu trời Thái Bình Dương.

Mỗi vệ tinh này có trang bị các radar và camera viễn thám có độ phân giải thấp ( ích cỡ điểm ảnh 20m) có khả năng bao quát một vùng rộng 10.000km2 hay các camera độ phân giải trung bình (kích cỡ điểm ảnh 3m) có khả năng bao quát diện tích 1.600km2.


http://nghiadx.blogspot.com

Với tên lửa DF-21D, Trung Quốc có thể đe dọa phần lớn biển Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, biển Đông và eo biển Malacca.


Trong 6 năm qua, Trung Quốc đã làm việc không ngừng nghỉ để chế tạo các hệ thống dẫn đường giúp tên lửa đạn đạo có khả năng đánh trúng các mục tiêu di động. Các bộ dẫn đường này có thể sử dụng đầu dò hồng ngoại cho pha cuối tấn công.

Với các phương tiện trinh sát như vệ tinh, máy bay trinh sát, Trung Quốc có khả năng phát hiện sơ bộ vị trí của hàng không mẫu hạm hay hệ thống tên lửa đạn đạo đối phương, sau đó, các đầu đạn được dẫn đường sẽ lo nốt phần còn lại.

Hiện tại, Trung Quốc đã chế tạo thành công các bộ dẫn đường này và lắp đặt trên tên lửa DF-21D với tầm bắn 3.000 km, điều này cũng mở ra khả năng lắp đặt chúng lên các tên lửa tầm xa hơn, có khả năng vươn tới các căn cứ tên lửa của Nga, Ấn Độ hay Mỹ.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc nghiên cứu vũ trụ hay do thám quân sự?



Tháng 7/2011 vừa qua, Trung Quốc đã tiếp tục phóng vệ tinh SJ-11-03 thuộc loại vệ tinh Thực Tập (Shi Jian) của nước này với mục đích được công bố là để “Nghiên cứu vũ trụ”.


Vệ tinh SJ-11-03, chế tạo bởi Công ty China Spacesat, một cơ quan trực thuộc Tập đoàn công nghệ và khoa học hàng không Trung Quốc (CASC) được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Trường Chinh II-C từ bãi phóng vệ tinh Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc.

Ngoài chức năng nghiên cứu khoa học thông thường, CASC còn được biết đến với việc chịu trách nhiệm hỗ trợ Bộ Quốc phòng Trung Quốc chế tạo các hệ thống do thám từ vũ trụ.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình ảnh vệ tinh SJ-11-01 trên truyền hình Trung Quốc.

Vệ tinh SJ-11-03 hoạt động ở quỹ đạo hình elip với độ cao cao nhất 723 km và thấp nhất 701 km, gần tương đương với vệ tinh loại Thực Tập được phóng trước đó là SJ-11-01 ( quỹ đạo từ 696 - 711 km).

Dù có khá nhiều vệ tinh Shi Jian đã được phóng lên nhưng Trung Quốc chưa từng công bố bất kỳ nghiên cứu khoa học nào từ các vệ tinh này khiến cho giới quan sát quốc tế cho rằng thực sự Trung Quốc sử dụng những vệ tinh này vào mục đích do thám và thu thập tin tức tình báo. Thậm chí, phương Tây còn nghi ngờ Trung Quốc còn có thể sử dụng vệ tinh để dẫn đường cho loại tên lửa chống tầu tầm siêu xa DF-21D của nước này.

Một bản báo cáo cũng cho thấy các vệ tinh nhóm SJ-6 Trung Quốc phóng từ năm 2006 - 2010 được trang bị công nghệ trí thông minh nhân tạo (ELINT) và làm nhiệm vụ dẫn truyền dữ liệu trinh sát cho Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Phương Tây lo ngại Trung Quốc sử dụng các vệ tinh vào mục đích quân sự như do thám hay dẫn đường cho tên lửa chống hạm tầm siêu xa như DF-21D.


Trong khi các thông tin về vệ tinh SJ-11-02 của Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế thì vệ tinh SJ-11-03 được Trung Quốc thông báo có khả năng theo dõi những vật thể lớn trên bề mặt trái đất, như các cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ, đối tượng chính của tên lửa DF-21D.

Về quỹ đạo, vệ tinh SJ-11-03 có quỹ đạo rất giống với vệ tinh Thập Yển 2, là vệ tinh được trang bị khả năng vẽ bản đồ và trinh sát địa hình. Điều này dấy lên những nghi ngờ vệ tinh thuộc loại Thực Tập có khả năng đảm nhận chức năng cảnh báo sớm.

Trung Quốc đã có khá nhiều kinh nghiệm phóng vệ tinh trang bị công nghệ ELINT. Vệ tinh trang bị công nghệ này đầu tiên của Trung Quốc là SJ-1 được phóng vào tháng 3 năm 1971. Tháng 7 năm 1975 và tháng 8 năm 1976, nước này tiếp tục phóng thêm ba vệ tinh SJ-1 và ba vệ tinh SJ-2 vào năm 1981

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> NATO hụt hơi trong cuộc đua chống hạm?



Hải quân các nước NATO không mấy chú trọng đến việc phát triển tên lửa chống hạm tầm xa, thế hệ mới.


Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, nhận thấy đối thủ hải quân lớn nhất đã không còn sức mạnh, NATO cho rằng Nga sẽ tập trung khôi phục kinh tế nên khả năng phát triển quân sự không còn như xưa nữa. Do đó, các tuần dương hạm nổi tiếng của Liên Xô không còn là thách thức quá lớn đối với hải quân NATO. Vì vậy, các nước trong khối quân sự lớn nhất thế giới này không quan tâm đến tên lửa chống hạm mà quay sang phát triển các năng lực tác chiến mới trên không, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, phát triển các máy bay chiến đấu mới...

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi một cách nhanh chóng, đặc biệt là tại châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã xây dựng và phát triển một đội tàu chiến mặt nước hùng hậu, bên cạnh đó là sự trỗi dậy của hải quân các nước như Ấn Độ, và sự trở lại của người Nga. Các quốc gia này, đặc biệt là Nga và Trung Quốc đã liên tục cho ra đời các mẫu tên lửa chống hạm mới, tinh vi hơn, tầm bắn xa hơn.

Tên lửa chống hạm NATO

Danh sách các loại tên lửa chống hạm của NATO có hai loại chủ yếu là Harpoon và Exocet. Bên cạnh đó có một số hệ thống tên lửa chống hạm khác như Otomat, RBS-15 MK3. Biến thể có tầm bắn xa nhất là Harpoon Block 1D (278km) đã không được sản xuất với số lượng lớn sau khi Liên Xô sụp đổ.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm chủ lực Harpoon của hải quân NATO.


Biến thể hiện đại và có tầm bắn xa nhất của Harpoon là 315km và được phóng từ trên máy bay chiến đấu. Các biến thể trang bị cho các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm có tầm bắn xa nhất khoảng 140km. Tên lửa Harpoon có tốc độ khoảng 850km/h, đầu đạn nặng khoảng 220kg, nó được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Với Exocet của MBDA châu Âu, tầm xa nhất thuộc Block III, tầm bắn 180km. Exocet có tốc độ Mach-0,9 khoảng 1.100km/h,đầu đạn nặng 165kg. Tên lửa cũng được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Cả hai loại tên lửa chống hạm chủ lực của NATO đều có tốc độ cận âm, dù được thiết kế để tránh radar, tuy nhiên với tốc độ cận âm khả năng bị bắn hạ bới các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm là rất lớn.

Nga là quốc gia sở hữu nhiều thế hệ tên lửa chống hạm nhất thế giới hiện nay, họ cũng là quốc gia đang sở hữu những hệ thống tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

P-270 Moskit được đánh giá là tên lửa chống hạm đáng sợ nhất hiện nay.


Điển hình là tên lửa chống hạm P-270 Moskit hay SS-N-22 Suburn, tên lửa chống hạm này có tốc độ lên đến Mach-2,5 khoảng 2.800km/h. Với tầm bắn tối đa là 120km, đầu đạn nặng 300kg, tên lửa này là một thách thức lớn đối với hệ thống phòng thủ trên chiến hạm của NATO. Hiện tại, Mỹ đang đau đầu trong việc sản xuất bia bay cho hải quân tập đánh chặn.

Họ tên lửa chống hạm đang được xuất khẩu rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới X-35 Uran hay Kh-35 Uran E phiên bản xuất khẩu, NATO định danh là SS-N-25 Switchblade. Tên lửa có tốc độ là Mach-0,8 , tầm bắn 130km, đầu đạn nặng 145kg. Kh-35 có thể phóng từ nhiều bệ phóng khác nhau từ tàu chiến, đến máy bay chiến đấu, từ bệ phóng di động trên mặt đất. Phiên bản nâng cấp gần đây nhất có tầm bắn lên đến 250km.

Chưa hết, họ tên lửa chống hạm Club đang khiến cho NATO cực kỳ nguy hiểm có thể phóng đi từ tàu ngầm và Club-N phóng từ tàu nổi có tầm bắn lên đến 300km, với tốc độ lên đến Mach-2,9 ở pha cuối. Tên lửa được thiết kế với đường bay kiểu “zic- zắc” nên rất khó đánh chặn.

Đặc biệt, hệ thống tên lửa Club có thể triển khai hoạt động trong các container đựng hàng, triển khai lên các tàu chở hàng. Đó là một mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến của NATO, vì rất khó khăn để phát hiện tàu chở hàng nào chứa Club. Hệ thống này đang được xem là tiêu biểu cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng.


http://nghiadx.blogspot.com

Họ tên lửa Club đang là đại diện tiêu biểu cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng mà Nga đang xây dựng.


Ghê gớm hơn là hệ thống tên lửa chống hạm P-800 Yakhont, có tầm bắn đến 300km, tốc độ lên đến Mach-2,5. Hệ thống này tiếp tục là một thách thức đối với khả năng phòng thủ trên các chiến hạm của NATO. Hệ thống có thể triển khai hoạt động rất đa dạng, từ tàu chiến mặt nước, máy bay, bệ phóng di động trên bờ. Đặc biệt, biến thể Brahmos II trong tương lai, phát triển từ nguyên mẫu P-800 do Ấn Độ và Nga cùng nghiên cứu có thể đạt tốc độ Mach 5.

Bên cạnh đó không thể không kể đến các loại tên lửa chống hạm cũ hơn nhưng không kém phần nguy hiểm. P-700 Granit, NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck. Tên lửa chống hạm này có tầm bắn lên đến 625km, đầu đạn nặng 750kg, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay đang hoạt động.

Tên lửa có tốc độ tối đa từ Mach-1,6 đến Mach-2,5. Tên lửa này được phóng đi theo kiểu 4-8 tên lửa được phóng đi để tấn công một nhóm tàu, radar trên các tên lửa sẽ hỗ trợ dẫn đường cho nhau để tấn công mục tiêu, xác suất tiêu diệt với kiểu bắn này rất cao. P-700 hiện đang là tên lửa chống hạm chủ lực trên tuần dương hạm lớp Kirov.

P-500 Bazalt SS-N-12 Sandbox, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn lên đến 550km, tốc độ Mach-2.5, đầu đạn nặng tới 1.000kg. Phiên bản cải tiến của P-500 đang là tên lửa chống hạm chủ lực của tuần dượng hạm lớp Slava.

Điểm qua một loạt các tên lửa chống hạm của NATO và Nga, rõ ràng các tên lửa chống hạm của Nato đều thua xa cả về tầm bắn lẫn tốc độ. Các chiến hạm của NATO có thế mạnh về hệ thống phòng thủ, tuy nhiên khi phải đối đầu với hàng loạt tên lửa chống hạm có tốc độ siêu thanh, thì khả năng này vẫn còn là một ẩn số quá lớn.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm YJ-8 được phóng đi từ tàu chiến Trung Quốc.


So sánh tên lửa chống hạm NATO - Trung Quốc

Trong những năm qua, quân đội Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ thần tốc, đặc biệt là hải quân. Họ đã xây dựng cho mình một đội tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hùng hậu, chuẩn bị đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên.

Bằng cách sao chép các công nghệ từ nước ngoài, chủ yếu là từ Nga, họ đã cho ra đời hàng loạt hệ thống vũ khí mới, trong đó có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm. Trong đó có thể kể đến những loại tên lửa đáng chú ý sau:

YJ-8 hay C-802, Nato định danh là CSS-N-8 Saccade, đây là loại tên lửa được thiết kế theo công nghệ hiện đại, nếu tính theo thông số công bố có thể sánh được với các tên lửa chống hạm hiện đại của NATO và Nga. Tầm bắn của loại tên lửa này tùy thuộc vào phiên bản, 120km với phiên bản C-802, 180km với C-802A, 350km với C-803.

Dù tên lửa này không có được tốc độ siêu âm như các tên lửa chống hạm của Nga, nhưng với tầm bắn xa, vượt xa cả phiên bản hiện đại nhất của tên lửa chống hạm Harpoon của NATO.


http://nghiadx.blogspot.com

Phiên bản được cho là tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.


Gần đây, có tin biến thể C-805 phát triển dựa vào nguyên mẫu C-802 đang được coi là tên lửa chống hạm hiện đại nhất Trung Quốc với tầm bắn lên đến tối đa 500km (tầm bắn hiệu quả 380km) với tốc độ kinh hoàng Mach 3.5.

Trước đó, năm 2005, Trung Quốc giới thiệu C-602 Tầm bắn của tên lửa này được giới thiệu là tới 400km, phiên bản xuất khẩu có tầm bắn là 280km. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, tốc độ tối đa khoảng Mach-0,9, tên lửa này được cho là có hệ thống dẫn đường tương tự tên lửa Harpoon của Mỹ.

Đặc biệt là đầu năm 2011, giới quân sự Trung Quốc đã giới thiệu một phiên bản tên lửa chuyên dùng để tiêu diệt tàu sân bay mang tên DF-21D. Theo như giới thiệu của giới quân sự Trung Quốc, DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển ở cự ly lên đến gần 3000km.

Đây là loại tên lửa đạn đạo chống tàu ASBM đầu tiên của thế giới, mặc dù thực hư của vấn đề này là chưa rõ ràng. Song sự xuất hiện của loại ASBM DF-21D khiến giới quân sự NATO ít nhiều phải lo lắng.

Xét về tầm bắn các tên lửa chống hạm của Trung Quốc đều vượt trội so với các tên lửa chống hạm chủ lực của hải quân NATO.



http://nghiadx.blogspot.com

Bảng so sánh thông số một số loại tên lửa chống hạm Nga, NATO, Trung Quốc (dựa vào thông số công bố lớn nhất).


Nước đến chân mới nhảy

Dù ngoài mặt các chuyên gia quân sự của Mỹ và Nato đánh giá khá thấp khả năng tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển của DF-21D. Tuy nhiên, khối quân sự lớn nhất thế giới này đang rục rịch chuẩn bị biện pháp đối phó.

Tự tin với sức mạnh quân sự khổng lồ, ỷ lại vào các hệ thống vũ khí hiện đại, tuy nhiên khi nhìn lại, NATO không khỏi lo lắng trước khả năng hụt hơi trong cuộc đua chống hạm.

Không lâu sau khi Trung Quốc giới thiệu DF-21D, Hải quân Mỹ lập tức khởi động chương trình phát triển tên lửa chống hạm tầm xa mới LRASM. Tiếp tục rót vốn cho chương trình phát triển biến thể SM-6, song song với đó là hoàn thiện phiên bản SM-3 Block III. Một dự án khác cũng được thúc đẩy là phát triển vũ khí chùm laser điện tử để tăng khả năng bảo vệ các chiến hạm trước tên lửa chống hạm của đối phương.

Tuy rằng, các chương trình phát triển tên lửa chống hạm mới đã được khởi động, song cần một khoảng thời gian nữa NATO mới có thể lấp đầy khoảng trống về tầm bắn và tốc độ so với các tên lửa chống hạm của Nga và Trung Quốc.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang