Trong tác chiến phòng không, sự xuất hiện của tên lửa gần như đưa pháo cao xạ về “dĩ vãng”. Nhưng không phải lúc nào tên lửa cũng là lựa chọn tối ưu./ Kỳ 1: "Chọc mù" radar, "bẻ gãy" cánh sóng
Trong lịch sử tác chiến đường không, pháo phòng không là phương tiện đối phó ra đời sớm nhất đáp ứng yêu cầu chống máy bay. Sự phát triển của pháo phòng không đạt tới đỉnh điểm trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai với đủ chủng loại cỡ nòng, từ pháo 23mm, 37mm, 40mm tới pháo cỡ nòng “lớn” 90mm, 100mm, 128mm, 130mm có tầm bắn xa, trần bay diệt mục tiêu cao.
Tuy nhiên, sau thế chiến hai, hàng không thế giới bước vào thời đại phản lực, những chiếc phi cơ chiến đấu có thể đạt tốc độ vượt âm, trần bay lên tới 10.000 - 20.000m. Đồng thời, sự xuất hiện của kỹ thuật tên lửa – tên lửa đối không có điều khiển đạt độ chính xác cao khiến pháo phòng không ngày càng ít được quan tâm. Thực tế kể từ những năm 1960, thế giới bắt đầu ngừng phát triển loại vũ khí này. Điểm tựa để không quân tung hoành Dựa dẫm vào không lực để chiếm ưu thế trong các cuộc chiến, người Mỹ tìm mọi cách để đối phó với tên lửa nói riêng và các hệ thống phòng không nói chung. Trong đó, thủ đoạn phổ biến là chế áp điện tử, dùng khí tài gây nhiễu, tên lửa chống radar. Cách thức này từng được áp dụng ở Việt Nam và dần được bổ sung, hoàn thiện sử dụng ở quy mô lớn từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, Không quân Mỹ và NATO đã tấn công phá hủy lực lượng phòng không Iraq nặng nề. Dù vào lúc đó, hệ thống phòng không nước này được đánh giá khá mạnh, với mạng lưới radar cảnh giới tầm xa gồm các loại P-35M (tầm hoạt động 350km), P-37 (tầm xa 250km), P-12 (tầm hoạt động 200km), P-15 (tầm hoạt động 150km). Tên lửa đối không SA-2 rời bệ phóng. Hệ thống tên lửa phòng không bảo vệ thành phố, các căn cứ quân sự quan trọng mang tính chiến lược ở Iraq có: tên lửa tầm xa SA-2 (20 tiểu đoàn, 120 bệ phóng), SA-3 (25 tiểu đoàn, 100 bệ phóng – mỗi bệ 2-4 quả tên lửa); tên lửa tầm trung di động SA-6. Bổ trợ cho các đơn vị phòng không tầm cao, vừa tham gia bảo vệ thành phố tầm thấp, bảo vệ đơn vị bộ binh – tăng thiết giáp mặt đất là các hệ thống tên lửa phòng không cơ động cao như SA-8, SA-9, Roland, tên lửa vác vai SA-7, pháo phòng không đủ kích cỡ. Để xuyên thủng mạng lưới dày đặc của Iraq, Mỹ và NATO tiến hành chiến dịch chế áp hệ thống phòng không đối phương quy mô lớn với sự tham gia nhiều phương tiện khí tài hiện đại nhằm phá hủy, tê liệt đài trạm radar cảnh giới tầm xa, ngăn chặn sự liên kết giữa trạm radar đó đơn vị tên lửa, pháo phòng không. Cụ thể, Mỹ sử dụng máy bay chiến đấu F-4G, F-16C, F/A-18A, mang tên lửa chống radar AGM-88 Harm lần theo sóng radar tấn công đài trạm phát sóng. Máy bay EF-111A và EA-6B trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử tích cực. Máy bay EC-130 gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc UHF/VHF làm đơn vị phòng không Iraq không liên kết được với nhau. Ngoài ra, Mỹ còn dùng UAV BQM-74A “giả máy bay” đánh lừa, buộc tên lửa phòng không Iraq lộ diện để tên lửa AGM-88 lần theo tấn công trạm radar. Kết quả, trong cuộc chiến, Không quân Mỹ và NATO khống chế làm chủ hoàn toàn bầu trời Iraq. Các hệ thống phòng không Iraq không thể tự bảo vệ chính mình, chưa nói tới việc bảo vệ căn cứ quân sự, đơn vị chiến đấu mặt đất. Hàng nghìn xe tăng – thiết giáp Iraq phải phơi mình trước hỏa lực từ trên không (A-10, AH-64 Apache) mà không nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng phòng không. Ngược lại, phía Iraq bắn rơi một số máy bay Mỹ và NATO nhưng số lượng đó là quá ít ỏi. Máy bay EA-6B phóng tên lửa chống radar AGM-88 . Lần gần đây nhất, năm 2011 khi Mỹ và đồng minh thực hiện “nghị quyết của Liên Hợp Quốc thiết lập vùng cấm bay” trên lãnh thổ Libya, tiến hành chiến dịch không kích nhắm vào Quân đội của Tổng thống Gaddafi. Lực lượng phòng không Libya được xếp hàng mạnh trong khu vực hoàn toàn “im hơi lặng tiếng” để mặc cho máy bay đối phương dạo chơi trên bầu trời, các đơn vị thiết giáp không có sự hỗ trợ mặc nhiên trở thành “con mồi béo bở”. Dễ hiểu, phòng không Libya bị chế áp hoàn toàn bởi các thiết bị gây nhiễu điện tử, tên lửa chống radar, vũ khí chính xác cao. Khi lực lượng radar bị “chọc mù”, tên lửa phòng không coi như bị “bịt mắt”, không thể phát huy sức mạnh. Tên lửa tiên phong Trong cả ba cuộc chiến kể trên, một loại vũ khí luôn luôn được lựa chọn khai hỏa và đồng thời là nhân tố quan trọng trong các chiến dịch chế áp điện tử là tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk. Đi vào phục vụ từ những năm 1980, BGM-109 thiết kế để tấn công mục tiêu cố định như hệ thống phòng không, trạm radar, căn cứ chỉ huy. Minh họa hoạt động của tên lửa Tomahawk. >> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1) >> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2) Tên lửa có khối lượng phóng 1,6 tấn, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 450kg, trang bị hai động cơ (động cơ rocket đưa tên lửa rời bệ phóng, đạt độ cao ổn định động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy khởi động đưa tên lửa bay tới mục tiêu), tốc độ bay tốc đa 880km/h, tầm bay tùy từng biến thể từ 1.000km tới hơn 2.000km. Tomahawk có độ chính xác cao nhờ được trang bị hệ dẫn đường tiên tiến với hệ định vị quán tính, hệ thống so sánh ảnh quang học kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó tấn công. Đặc biệt, nó có trần bay thấp (khoảng 15m) nhờ hệ thống dẫn đường đối chiếu so sánh theo biên dạng địa hình TERCOM. Tên lửa hành trình đối đất tầm xa BGM-109 Tomahawk. Lần đầu được đưa vào thực chiến ở Iraq 1991, Mỹ đã dùng BGM-109 làm “quân tiên phong” đánh vào đài radar cảnh giới, sở chỉ huy, cơ sở thông tin liên lạc của Iraq. Theo một báo cáo tổng kết được đưa ra thì Mỹ đã phóng 297 tên lửa, trong đó có 282 tên lửa trúng đích, số còn lại rơi do trục trặc kỹ thuật và chỉ có…2 quả bị bắn rơi. Xuyên suốt trong nhiều cuộc chiến sau này, Tomahawk luôn mở đầu trận đánh. Ở Nam Tư năm 1999, 218 tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm Anh và tàu chiến Mỹ. Cuộc chiến Iraq 2003, 725 Tomahawk được bắn vào các mục tiêu ở Iraq. Còn tại cuộc chiến Libya 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3 Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả. Có thể nói, BGM-109 Tomahawk thực sự trở thành kẻ thù nguy hiểm đối với hệ thống phòng không đối phương. Dù vậy, đối với bất kỳ loại vũ khí nào cũng luôn có cách khắc chế, nhược điểm của Tomahawk có tốc độ bay chậm, trần bay nằm ở tầm mà pháo phòng không phát huy tối đa hiệu quả. Đó là cơ sở để trong chiến tranh hiện đại, pháo tiếp tục có thể sánh vai bên tên lửa bảo vệ bầu trời. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đối không SA-2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đối không SA-2. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
>> Pháo phòng không 'hồi sinh' (kỳ 1)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)