Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống pháo phòng không

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống pháo phòng không. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống pháo phòng không. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga


Trong chuyến thăm tới Cục thiết kế KBP ở Tula, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin được giới thiệu về tổ hợp phòng không Pantsir-S1 nâng cấp mới.


Do đã có nhiều kinh nghiệm, một nhóm kỹ sư và chuyên gia đến từ KBP (Phòng khí cụ và Cục Thiết kế chế tạo máy Trung ương, Tula) đã cùng nâng cấp hệ thống phòng không Pantsir-S1, theo thiết kế module.

Theo các chuyên gia, hệ thống mới được phát triển và thử nghiệm thành công với module radar mảng pha mới nhất, và được gọi là "trạm radar theo dõi, bám bắt mục tiêu" S-band.

Module này band được thiết kế với mặt phẳng hình bát giác (radar cũ hình chữ nhật) có thể theo dõi các mục tiêu bay hiện đại, gồm cả các đội hình mục tiêu có gây nhiễu chủ động và thụ động.

Dưới đây là một số hình ảnh trong chuyến tới thăm KBP của ông Rogozin:


http://nghiadx.blogspot.com
Đặc điểm của radar S-band: Phạm vi phát hiện/theo dõi mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng 1 m2 là trên 40 km; theo dõi đồng thời >40 mục tiêu; độ cao phát hiện mục tiêu từ 5 m đến 20 km; Góc phương vị (chức năng quét điện tử) 0 - 360 độ. Góc ngẩng radar: 0 - 60 độ. Khả năng phản ứng và xử lý xác nhận sau khi phát hiện mục tiêu: 4 giây. Khối lượng module: 950 kg.


http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh một số hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung cùng với xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được KBP trưng bày trong nhà máy.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong ảnh là hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 đặt trên gầm xe bánh xích.


http://nghiadx.blogspot.com
Phó Thủ tướng Rogozin cùng các quan chức của Cục thiết kế KBP và quan chức của thành phố Tula tham quan nhà máy. Phía sau là một góc nhìn khác của hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Rogozin được KBP giới thiệu chi tiết về hệ thống phòng không Pantsir-S1 mới. Trong ảnh là khoang điều khiển của một tổ hợp Pantsir-S1 đặt trên khung gầm xe bánh hơi.


http://nghiadx.blogspot.com
KBP giới thiệu một số loại tên lửa phòng không của hệ thống Pantsir-S1 và một biến thể tên lửa Hermes cho máy bay trực thăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Các nhân viên của KBP chào mừng chuyến đến thăm nhà máy của Phó Thủ tướng Rogozin.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 hiện đại hóa với hệ thống radar mảng pha RLM SOC S-band trong một đợt kiểm tra thử nghiệm trong tháng 5 - 7/2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh module radar mảng pha RLM SOC S-band của tổ hợp phòng không Pantsir-S1.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh về hình ảnh giữa tổ hợp Pantsir-S1 trước đó và tổ hợp sau nâng cấp. Có thể nhận thấy sự khác biệt về bên ngoài là module radar 1RS1 (khoanh hình ô vuông) với module radar S-band mới .


Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

>> Pháo phòng không 'hồi sinh' (kỳ 2)



Kỳ 2: Sánh vai cùng tên lửa

Tên lửa phòng không gặp nhiều khó khăn khi đối phó với tên lửa hành trình bởi chúng có diện tích phản xạ sóng radar nhỏ, trần bay thấp, khó bị phát hiện. Tuy nhiên, ưu điểm lại khiến chúng trở thành “mồi ngon” trước hỏa lực pháo phòng không.

Ngày nay, thay vì tiếp tục phát triển cỡ nòng lớn hay tầm bắn xa, các nhà kỹ thuật quân sự tập trung nâng cao khả năng tự hành, tốc độ bắn cũng như tích hợp khí tài trinh sát hiện đại, thậm chí “lai ghép” với tên lửa nhằm “hồi sinh” vị thế của pháo phòng không.

Nhanh và chính xác hơn

Theo đó, một số pháo phòng không được đưa khung gầm xe thiết giáp như hệ thống ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960. ZSU-23-4 được đặt trên xe bánh xích bọc thép GM-575, có 4 nòng pháo cỡ 23mm đạt tốc độ bắn 3.400 phát/phút, tầm bắn 2.500m. Không chỉ vậy, hệ thống còn được trang bị radar theo dõi và bám bắt mục tiêu RPK-2 có khả năng đối phó tốt với gây nhiễu điện tử đối phương.

Đối thủ của ZSU-23-4 là M163 Vulcan do Mỹ chế tạo. Pháo đặt trên khung thân xe thiết giáp M113, lắp pháo quay 6 nòng cỡ 20mm M168, đạt tốc độ bắn 3.000 viên/phút. M163 bị cho là kém hơn so với ZSU-23-4 ở một số điểm như không có radar, pháo thủ phải phải ngồi trong tháp pháo mở… Do đó, M162 bị hạn chế khả năng đánh đêm, và pháo thủ tuy quan sát bên ngoài tốt hơn nhưng chịu nhiều nguy hiểm trong tác chiến.




http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam tham gia diễn tập bắn đạn thật TB1.

Nếu ZSU-23-4 và M163 tập trung tăng tốc độ bắn thì các đồng minh Tây Âu của Mỹ chú ý tích hợp nhiều thiết bị điện tử hiện đại. Điển hình, pháo tự hành Otomatic 76mm (Italy), pháo có tốc độ bắn chậm, chỉ 120 phát/phút nhưng có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Radar lắp cho pháo có thể tìm kiếm theo dõi đồng thời 8-24 mục tiêu với tầm hoạt động 15km. Đức có pháo Gepard dùng khung thân tăng Leopard trang bị hai pháo 35mm (tốc độ bắn 1.100 phát/phút), lắp radar tìm kiếm theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau và hệ thống phân biệt địch – ta.

Ở Ba Lan, các nhà kỹ thuật quân sự phát triển pháo phòng không Loara dùng 2 pháo cỡ 35mm, với radar có tầm phát hiện 24km, theo dõi và nhận diện đồng thời 64 mục tiêu, tác chiến tốt trong môi trường chế áp gây nhiễu điện tử. Đặc biệt nhất, năm 2009 Thụy Sỹ trình làng pháo phòng không không cần pháo thủ Skyranger, trang bị tháp pháo cỡ nòng 35mm. Tháp pháo của Skyranger lắp cảm biến quang điện tự động theo dõi mục tiêu hoặc chịu điều phối từ trung tâm chỉ huy.

“Lai ghép” pháo – tên lửa

Ngoài pháo phòng không tự hành cơ động cao, tốc độ bắn nhanh, độ chính xác lớn. Một xu thế nữa đang phát triển, kết hợp pháo - tên lửa vừa đảm bảo tạo màn đạn dày, vừa tăng tầm tiêu diệt mục tiêu, tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ cao vì nhiều loại tên lửa hành trình ngày nay đạt tốc độ siêu thanh.

Điển hình là hệ thống pháo – tên lửa phòng không 2S6 Tunguska do Nga thiết kế sản xuất. Tháp pháo 2S6 trang bị 2 pháo cỡ 30mm đạt tốc độ bắn cực nhanh 5.000 phát/phút (tầm bắn 4km, xác suất trúng mục tiêu 80%) và 8 tên lửa 9M331 có thể tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ 500m/giây (tầm bắn 8km, xác suất đánh trúng 65%). Radar của 2S6 phát hiện mục tiêu bay ở cự ly 17km và theo dõi ở tầm 11-16km.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsyr S1 phóng tên lửa.

Cải tiến 2S6, người Nga cho ra đời hệ thống Pantsyr S1, đặt trên khung thân xe vận tải bánh lốp, vũ trang 2 pháo siêu tốc 30mm cùng 12 tên lửa đối không 57E6 đạt tốc độ 1.000m/giây, tầm bắn xa 20km. Pantsyr S1 lắp radar theo dõi bám bắt mục tiêu đa băng tần (phát hiện 30km, theo dõi từ 24km). Được thiết kế tiêu chuẩn hiện đại, hệ thống có khả năng kháng nhiễu cao.

Không chịu thua kém Nga, phương Tây cũng phát triển loại vũ khí phòng không hiệu quả này. Hãng Thales (Pháp) giới thiệu hệ thống pháo – tên lửa GMS trang bị 2 pháo 40mm và 6 tên lửa Starstreak có tốc độ 1.190m/giây đủ sức đánh chặn mục tiêu bay vượt âm, tầm bắn 7km. Tuy sức mạnh hỏa lực của pháo phòng không phương Tây không bằng hệ thống của Nga, nhưng khí tài trinh sát của họ rất mạnh. Cụ thể, GMS lắp radar SHIKRA-60 phát hiện mục tiêu xa tới 80km vượt trên radar của 2S6 và Pantsyr S1.

“Tự lực cánh sinh”

Với điều kiện kinh tế đất nước, Việt Nam chủ trương khai thác, sử dụng tối đa trang bị hiện có, tự lực cải tiến đáp ứng tình hình mới. Trong những năm qua, chúng ta bắt đầu cải tiến một phần, khẩu đội pháo được trang bị khí tài đánh đêm, máy nạp đạn tự động, hệ thống thông tin liên lạc lắp tới từng khẩu đội,... Đặc biệt với việc áp dụng “cò điện” sẽ giảm hiện tượng các khẩu đội bắn không đồng loạt, sẽ tạo ra mật độ hỏa lực dày, nâng cao xác suất trúng mục tiêu.

Đối với việc tự hành pháo, Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự đã triển khai đề tài “Nghiên cứu lắp đặt pháo 2 nòng 37mm lên xe vận tải bánh lốp”. Theo phương án bố trí pháo trên xe, toàn bộ được đặt trên sàn công tác và nâng hạ bằng 4 chân chống thủy lực. Sau một thời gian nghiên cứu, cán bộ viện đã hoàn thành công trình, chế tạo thiết bị tự động điều khiển sàn công tác cho tổ hợp pháo phòng không 37mm hai nòng lắp trên xe Ural-375D. Qua thử nghiệm, thiết bị điều khiển sàn công tác hoạt động ổn định, bảo đảm độ cứng vững, tự động điều khiển lấy thăng bằng sàn công tác sau mỗi phát bắn, rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi tổ hợp.

Đặc biệt, thời gian tự động triển khai không quá 3 phút, tự động thu hồi không quá 2 phút, thời gian tự lấy thăng bằng sau mỗi loạt bắn không quá 30 giây. Khi tác xạ ở các tư thế khác nhau đều đạt độ chụm tương đương với pháo bắn trên mặt đất. Ngoài pháo 37mm, Việt Nam đã cải tiến thành công đưa súng máy phòng không 14,5mm lên xe thiết giáp BTR-152.

Pháo phòng không xe kéo ngày nay gần như không còn phát triển. Tuy nhiên, gần đây Iran giới thiệu hệ thống pháo xe kéo Mesbah-1 chuyên trị tên lửa hành trình. Có lẽ do hạn chế kỹ thuật chưa đủ khả năng thiết kế pháo siêu tốc nên họ đã dùng tới 8 nòng pháo 23mm, qua đó tốc độ bắn đạt 4.000 phát/phút. Mesbah-1 được hỗ trợ dẫn bắn từ radar điều khiển.

Ảnh phụ chú:

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không "hỏa thần" 6 nòng M163.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Otomatic 76mm của Italia.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Gepard của Đức.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Loara của Ba Lan.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Skyranger của Thụy Sỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không 2S6 Tunguska.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

>> Pháo phòng không 'hồi sinh' (kỳ 1)


Trong tác chiến phòng không, sự xuất hiện của tên lửa gần như đưa pháo cao xạ về “dĩ vãng”. Nhưng không phải lúc nào tên lửa cũng là lựa chọn tối ưu./

Kỳ 1: "Chọc mù" radar, "bẻ gãy" cánh sóng


Trong lịch sử tác chiến đường không, pháo phòng không là phương tiện đối phó ra đời sớm nhất đáp ứng yêu cầu chống máy bay. Sự phát triển của pháo phòng không đạt tới đỉnh điểm trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai với đủ chủng loại cỡ nòng, từ pháo 23mm, 37mm, 40mm tới pháo cỡ nòng “lớn” 90mm, 100mm, 128mm, 130mm có tầm bắn xa, trần bay diệt mục tiêu cao.

Tuy nhiên, sau thế chiến hai, hàng không thế giới bước vào thời đại phản lực, những chiếc phi cơ chiến đấu có thể đạt tốc độ vượt âm, trần bay lên tới 10.000 - 20.000m. Đồng thời, sự xuất hiện của kỹ thuật tên lửa – tên lửa đối không có điều khiển đạt độ chính xác cao khiến pháo phòng không ngày càng ít được quan tâm. Thực tế kể từ những năm 1960, thế giới bắt đầu ngừng phát triển loại vũ khí này.

Điểm tựa để không quân tung hoành

Dựa dẫm vào không lực để chiếm ưu thế trong các cuộc chiến, người Mỹ tìm mọi cách để đối phó với tên lửa nói riêng và các hệ thống phòng không nói chung. Trong đó, thủ đoạn phổ biến là chế áp điện tử, dùng khí tài gây nhiễu, tên lửa chống radar. Cách thức này từng được áp dụng ở Việt Nam và dần được bổ sung, hoàn thiện sử dụng ở quy mô lớn từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, Không quân Mỹ và NATO đã tấn công phá hủy lực lượng phòng không Iraq nặng nề. Dù vào lúc đó, hệ thống phòng không nước này được đánh giá khá mạnh, với mạng lưới radar cảnh giới tầm xa gồm các loại P-35M (tầm hoạt động 350km), P-37 (tầm xa 250km), P-12 (tầm hoạt động 200km), P-15 (tầm hoạt động 150km).




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối không SA-2 rời bệ phóng.


Hệ thống tên lửa phòng không bảo vệ thành phố, các căn cứ quân sự quan trọng mang tính chiến lược ở Iraq có: tên lửa tầm xa SA-2 (20 tiểu đoàn, 120 bệ phóng), SA-3 (25 tiểu đoàn, 100 bệ phóng – mỗi bệ 2-4 quả tên lửa); tên lửa tầm trung di động SA-6. Bổ trợ cho các đơn vị phòng không tầm cao, vừa tham gia bảo vệ thành phố tầm thấp, bảo vệ đơn vị bộ binh – tăng thiết giáp mặt đất là các hệ thống tên lửa phòng không cơ động cao như SA-8, SA-9, Roland, tên lửa vác vai SA-7, pháo phòng không đủ kích cỡ.

Để xuyên thủng mạng lưới dày đặc của Iraq, Mỹ và NATO tiến hành chiến dịch chế áp hệ thống phòng không đối phương quy mô lớn với sự tham gia nhiều phương tiện khí tài hiện đại nhằm phá hủy, tê liệt đài trạm radar cảnh giới tầm xa, ngăn chặn sự liên kết giữa trạm radar đó đơn vị tên lửa, pháo phòng không. Cụ thể, Mỹ sử dụng máy bay chiến đấu F-4G, F-16C, F/A-18A, mang tên lửa chống radar AGM-88 Harm lần theo sóng radar tấn công đài trạm phát sóng. Máy bay EF-111A và EA-6B trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử tích cực. Máy bay EC-130 gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc UHF/VHF làm đơn vị phòng không Iraq không liên kết được với nhau. Ngoài ra, Mỹ còn dùng UAV BQM-74A “giả máy bay” đánh lừa, buộc tên lửa phòng không Iraq lộ diện để tên lửa AGM-88 lần theo tấn công trạm radar.

Kết quả, trong cuộc chiến, Không quân Mỹ và NATO khống chế làm chủ hoàn toàn bầu trời Iraq. Các hệ thống phòng không Iraq không thể tự bảo vệ chính mình, chưa nói tới việc bảo vệ căn cứ quân sự, đơn vị chiến đấu mặt đất. Hàng nghìn xe tăng – thiết giáp Iraq phải phơi mình trước hỏa lực từ trên không (A-10, AH-64 Apache) mà không nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng phòng không. Ngược lại, phía Iraq bắn rơi một số máy bay Mỹ và NATO nhưng số lượng đó là quá ít ỏi.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay EA-6B phóng tên lửa chống radar AGM-88
.
Gần 10 năm sau, năm 1999, thêm một lần nữa Mỹ và NATO tiếp tục thực hiện chiến dịch chế áp điện tử tương tự ở Liên bang Nam Tư (cũ), khống chế tiêu diệt gây thiệt hại lực lượng phòng không Nam Tư vốn có nhiều nét tương đồng với Iraq. Theo thống kê của NATO, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến họ đã phá hủy 30% khẩu đội tên lửa SA-2/SA-3, 15% SA-6. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp lúc đó tự tin rằng NATO “knoct out” 50% toàn bộ hệ thống phòng không Nam Tư.

Lần gần đây nhất, năm 2011 khi Mỹ và đồng minh thực hiện “nghị quyết của Liên Hợp Quốc thiết lập vùng cấm bay” trên lãnh thổ Libya, tiến hành chiến dịch không kích nhắm vào Quân đội của Tổng thống Gaddafi. Lực lượng phòng không Libya được xếp hàng mạnh trong khu vực hoàn toàn “im hơi lặng tiếng” để mặc cho máy bay đối phương dạo chơi trên bầu trời, các đơn vị thiết giáp không có sự hỗ trợ mặc nhiên trở thành “con mồi béo bở”. Dễ hiểu, phòng không Libya bị chế áp hoàn toàn bởi các thiết bị gây nhiễu điện tử, tên lửa chống radar, vũ khí chính xác cao. Khi lực lượng radar bị “chọc mù”, tên lửa phòng không coi như bị “bịt mắt”, không thể phát huy sức mạnh.

Tên lửa tiên phong

Trong cả ba cuộc chiến kể trên, một loại vũ khí luôn luôn được lựa chọn khai hỏa và đồng thời là nhân tố quan trọng trong các chiến dịch chế áp điện tử là tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk. Đi vào phục vụ từ những năm 1980, BGM-109 thiết kế để tấn công mục tiêu cố định như hệ thống phòng không, trạm radar, căn cứ chỉ huy.


Minh họa hoạt động của tên lửa Tomahawk.

>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1)
>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)

Tên lửa có khối lượng phóng 1,6 tấn, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 450kg, trang bị hai động cơ (động cơ rocket đưa tên lửa rời bệ phóng, đạt độ cao ổn định động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy khởi động đưa tên lửa bay tới mục tiêu), tốc độ bay tốc đa 880km/h, tầm bay tùy từng biến thể từ 1.000km tới hơn 2.000km.

Tomahawk có độ chính xác cao nhờ được trang bị hệ dẫn đường tiên tiến với hệ định vị quán tính, hệ thống so sánh ảnh quang học kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó tấn công. Đặc biệt, nó có trần bay thấp (khoảng 15m) nhờ hệ thống dẫn đường đối chiếu so sánh theo biên dạng địa hình TERCOM.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối đất tầm xa BGM-109 Tomahawk.


Lần đầu được đưa vào thực chiến ở Iraq 1991, Mỹ đã dùng BGM-109 làm “quân tiên phong” đánh vào đài radar cảnh giới, sở chỉ huy, cơ sở thông tin liên lạc của Iraq. Theo một báo cáo tổng kết được đưa ra thì Mỹ đã phóng 297 tên lửa, trong đó có 282 tên lửa trúng đích, số còn lại rơi do trục trặc kỹ thuật và chỉ có…2 quả bị bắn rơi.

Xuyên suốt trong nhiều cuộc chiến sau này, Tomahawk luôn mở đầu trận đánh. Ở Nam Tư năm 1999, 218 tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm Anh và tàu chiến Mỹ. Cuộc chiến Iraq 2003, 725 Tomahawk được bắn vào các mục tiêu ở Iraq. Còn tại cuộc chiến Libya 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3 Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả.

Có thể nói, BGM-109 Tomahawk thực sự trở thành kẻ thù nguy hiểm đối với hệ thống phòng không đối phương. Dù vậy, đối với bất kỳ loại vũ khí nào cũng luôn có cách khắc chế, nhược điểm của Tomahawk có tốc độ bay chậm, trần bay nằm ở tầm mà pháo phòng không phát huy tối đa hiệu quả. Đó là cơ sở để trong chiến tranh hiện đại, pháo tiếp tục có thể sánh vai bên tên lửa bảo vệ bầu trời.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

>> Hệ thống phòng không hỗn hợp của Trung Quốc



Các hệ thống phòng không hỗn hợp súng - tên lửa (GMS) ngày càng được ưa chuộng khi trực thăng, tên lửa hành trình và UAV hiện diện nhiều hơn trên chiến trường.


GMS - Gun Missile System

Trước những phương tiện chiến tranh trên, các loại pháo phòng không tự hành hay tên lửa phòng không tầm ngắn thường khó đạt hiệu quả toàn diện. Tầm bắn của tên lửa không đối đất trên UAV và trực thăng tấn công thường lớn hơn tầm pháo phòng không, tuy nhiên, tên lửa phòng không tầm ngắn lại đắt đỏ, số lượng triển khai hạn chế và thời gian phản ứng chậm.

Chính vì vậy, việc kết hợp pháo phòng không bắn nhanh và tên lửa phòng không đang là xu hướng chung của phòng không tầm ngắn trên thế giới với các hệ thống nổi tiếng như GMS của Pháp (kết hợp pháo 40 mm và tên lửa StarStreak), Tunguska hay Pantsir-S1 của Nga.

Không nằm ngoài xu thế đó, Trung Quốc cũng đã phát triển những hệ thống phòng không kết hợp pháo phòng không và tên lửa của mình với các đại diện là PGZ-04A (còn gọi là PGZ-95) và PGZ-07.

PGZ-04A/PGZ-95

PGZ-04A, còn được gọi là PGZ-95 hay Type-95 được tính là loại pháo phòng không tự hành thế hệ 2 của Trung Quốc (Pháo phòng không tự hành thế hệ thứ nhất bao gồm Type-69/80, là biến thể sao chép từ pháo phòng không ZSU-57-2 của Nga và pháo phòng không tự hành 37 mm Type-88).

Hệ thống này được Tập đoàn công nghiệp phương Bắc Trung Quốc thiết kế và sản xuất vào cuối những năm 1990 và xuất hiện lần đầu tiên tại cuộc duyệt binh mừng 50 năm Quốc khánh Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo phòng không tự hành PGZ-04A trong một cuộc duyệt binh


Vũ khí chính của hệ thống PGZ-04A là bốn khẩu pháo tự động Type-87 cỡ nòng 25 mm với 2 khẩu mỗi bên tháp pháo. Mỗi khẩu pháo này có tốc độ bắn tới 600 - 800 phát/phút và có tầm bắn tới 2.500 mét.

Ngoài bốn khẩu pháo này, PGZ-04A còn trang bị thêm 4 tên lửa tầm nhiệt vác vai QW-2 gắn trên giá phóng có tầm bắn từ 500 - 6.000 mét.

PGZ-04A được dẫn bắn bằng một radar xung doppler CLC-1 với khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 11 km và bắt bám các mục tiêu bay thấp.

Ngoài ra, xạ thủ còn được hỗ trợ ngắm bắn bằng camera TV và camera hồng ngoại với tầm ngắm 6 km ban ngày và 5 km ban đêm.

Nếu tác chiến theo biên đội, cứ 6 xe PGZ-04A sẽ có 1 điều khiển có thể được trang bị radar CLC-2 có tầm phát hiện mục tiêu tới 45 km và độ cao 4,5 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe chỉ huy của hệ thống PGZ-04A trang bị radar CLC-2 (đi trước) và xe chiến đấu (đi sau)


Nhằm mục đích phòng vệ, trên xe chỉ huy được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7 mm và các hệ thống đều có các ống phóng lựu đạn khói 2 bên.

Tổng khối lượng một hệ thống PGZ-04A là 22,5 tấn, có thể di chuyển với tốc độ 53 km/h và tầm hoạt động đạt 450 km.

PGZ-07

Do sử dụng pháo 25 mm cỡ nòng nhỏ cùng tên lửa tầm nhiệt (biến thể cải tiến của tên lửa vác vai), PGZ-04A còn nhiều hạn chế như tầm bắn thấp, tốc độ phản ứng chậm và dễ bị khắc chế. Do đó, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo hệ thống PGZ-07 với pháo cỡ nòng lớn hơn và tên lửa hiệu quả hơn.

PGZ-07 sử dụng hai khẩu pháo cỡ nòng 35 mm được chế tạo theo mẫu pháo Oerlikon 35 mm của Thụy Sĩ. Mỗi khẩu pháo này có thể đạt tốc độ bắn 550 phát/phút và tầm bắn tới 4.000 m, vượt xa pháo 25 mm trên PGZ-04A.

Hệ thống pháo này được dẫn bắn bằng radar và máy tính điều khiển bắn có thể hoạt động hoàn toàn tự động với kíp điều khiển không cần ngồi trong xe khi chiến đấu.

Hệ thống tên lửa của PGZ-07 cũng được hiện đại hóa hơn hẳn PGZ-04A. Hệ thống này trang bị bốn tên lửa HQ-10 (một biến thể của tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N đang được trang bị trên tầu sân bay mới hoàn thành của Trung Quốc) với khả năng vượt xa loại tên lửa tầm nhiệt như QW-2.

http://nghiadx.blogspot.com
PGZ-07 sử dụng hai pháo 35 mm tương tự như pháo Oerlikon của Thụy Sĩ trang bị trên các hệ thống phòng không tự hành Gepard Flakpanzer của Đức hay Type-87 của Nhật Bản.



http://nghiadx.blogspot.com
Một hệ thống PGZ-07 đã được lắp tên lửa HQ-10


Tên lửa HQ-10 có kích cỡ lớn hơn QW-2 (nặng 20 kg, đầu nổ 3 kg so với khối lượng QW-2 là 11,3 kg và đầu nổ 1,42 kg), sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến bằng sóng radio thụ động và ảnh nhiệt với khả năng khóa mục tiêu ở mọi hướng.

Tầm bắn ở HQ-10 có thể đạt tới 9 km nếu bắn các mục tiêu cận âm và 6 km đối với các mục tiêu siêu âm.
Hiện tại, PGZ-07 được trang bị hạn chế trong quân đội Trung Quốc. Các thông số chi tiết về hệ thống vũ khí này vẫn đang được quân đội Trung Quốc giữ bí mật cao.


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> Thales 'hồi sinh' pháo phòng không




Hiện nay tại các nước có tiềm lực quân sự phát triển, các loại pháo phòng không cỡ nòng lớn hơn 30 mm hầu như không được phát triển nữa.


Tuy nhiên mới đây, Thales cho biết sắp cho ra lò hệ thống pháo phòng không - tên lửa tự hành kết hợp sử dụng pháo 40 mm.

Trên chiến trường hiện đại, nhiệm vụ phòng không tầm ngắn, thậm chí là tầm cực ngắn đã được giao cho các hệ thống tên lửa như ADATS (Thụy Sĩ), Crotale (Pháp) hay Iron Dome của Israel.

Thế nhưng, với sự xuất hiện của các UAV giá rẻ, có uy lực và tầm tác chiến không kém các máy bay trực thăng tấn công đắt tiền thì việc mang pháo phòng không trở lại là một hướng tác chiến hiệu quả.

Hệ thống phòng không mới do Thales phát triển có tên GMS (Gun Missile System) sử dụng pháo CTAS 40 mm do Nexter cung cấp cùng 6 tên lửa Starstreak do chính công ty này sản xuất.



Thiết kế pháo phòng không tự hành cỡ nòng lớn kết hợp tên lửa là giải pháp rẻ tiền chống lại các UAV đang ngày một phổ biến trên chiến trường. Ảnh minh họa


Pháo 40 mm của GMS có tốc độ bắn tối đa 200 phát/phút và có thể tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly 4.000m, mục tiêu thiết giáp ở cự ly 2.500m.

Loại pháo này cũng có thể sử dụng rất nhiều loại đạn, từ đạn SABOT chống thiết giáp, đạn nổ mảnh phòng không cho đến đạn nổ định tầm để tấn công bộ binh địch sau vật cản.

Để đối phó với mục tiêu bay, GMS còn có thể sử dụng tên lửa Starstreak, có tầm bắn từ 300-7.000m và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao 4.500m. Với vận tốc lên đến 1.190 m/giây, Starstreak có thể tấn công cả các UAV bay ở tốc độ cao hay tên lửa hành trình.

Để phát hiện mục tiêu và dẫn đường tên lửa, GMS sử dụng radar SHIKRA-60, loại băng sóng E/F có tầm phát hiện mục tiêu xa đến 80 km và độ cao 15 km. Tất cả các hệ thống vũ khí và radar sẽ được đặt trên cùng một thân xe để đảm bảo tính cơ động của hệ thống.



Tên lửa Starstreak có kết cấu 2 tầng phóng - đẩy tương tự các tên lửa trong hệ thống Tunguska hay Pantsir S1 của Nga.


Theo người phát ngôn của Thales, GMS ra đời để đối phó với sự đe dọa từ lực lượng UAV hùng hậu và ngày một gia tăng trên thế giới.

Trong thập kỷ tới, Thales dự tính mỗi năm sẽ có 3.000 UAV được bán ra trên thị trường, do đó việc sử dụng những loại tên lửa phòng không đắt tiền để bắn UAV sẽ rất lãng phí.

Hơn nữa, nhờ giá thành khá rẻ, GMS có thể được trang bị với số lượng lớn, sẵn sàng đối phó với số đông UAV tấn công.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang