Trang mạng Đài tiếng nói Nga (Ruvr) cho biết, với sự giúp đỡ của Nga, sắp tới Việt Nam sẽ đưa vào sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35.
>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến Theo đó, tên lửa mới sẽ có tầm xa tấn công mục tiêu lên tới 300 km và mang theo đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, có thể chống lại mức độ gây nhiễu cao và cường độ hỏa lực mạnh của đối phương. Như vậy, so với nguyên mẫu, tên lửa Việt - Nga hợp tác sản xuất có tầm bắn được nâng lên gấp đôi. Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết: "Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga-Ấn phát triển. Năm 2011, Việt Nam xếp thứ ba sau Ấn Độ và Algeria trong số các khách hàng nước ngoài mua vũ khí lớn nhất của Nga. Nếu trong năm 2003, thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam chỉ là 1%, thì tới năm 2011 đã đạt mức10%, ông Igor Korotchenko cho biết: “Việt Nam đã chiếm vị trí ưu tiên về nhập khẩu vũ khí của Nga trong vài năm qua. Điều này liên quan với các quyết định của lãnh đạo Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội trong tình hình mới. Việt Nam quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang của mình và đặc biệt là hải quân, đủ hùng mạnh để đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa quân sự nào có thể xảy ra”, ông Korotchenko nói thêm. Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam sẽ sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 và tên lửa Yakhont. Ảnh minh họa: Tên lửa Yakhont. Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion. Mỗi tổ hợp được trang bị 36 tên lửa hành trình dẫn đường có cánh Yakhont. Với hai hệ thống tên lửa này, Việt Nam có thể bảo vệ 600 km đường bờ biển và giám sát vùng biển trong khu vực đến 200.000 km2. Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc mua thêm một tổ hợp tên lửa loại này. Năm 2011, Hải quân Việt Nam cũng đã được bổ sung thêm hai chiếc tàu tuần tra Svetlyak, có thể hoạt động độc lập trong vòng 30 ngày. Tàu tên lửa lớp Molniya đã chứng minh tính hiệu quả của nó, vì vậy mà Việt Nam và Nga ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép tại TP HCM thêm 10 tàu như vậy. Hai tàu khu trục nhỏ mang tên lửa chống tàu Kh-35E và có bãi đáp máy bay trực thăng Gepard được đánh giá cao, với phạm vi hoạt động 9.000 km. Tại Việt Nam, tàu Gepard thứ nhất, tàu HQ-011 được đặt tên vua Đinh Tiên Hoàng và tàu thứ hai đặt tên là HQ-012 Lý Thái Tổ. Dự kiến Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam thêm hai tàu khu trục chống ngầm lớp này. Hai năm tới, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm riêng. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đăng ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 vào hồi tháng 5/2011. Trong năm 2011 vừa qua, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao đến Việt Nam 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2V. Ngoài ra, hai nước cũng đang bắt đầu nghiên cứu khả năng mở trung tâm dịch vụ bảo dưỡng máy bay Sukhoi tại Việt Nam. Trong những năm tới, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng lên, các chuyên gia Nga khẳng định. Nga sẽ tiến hành nâng cấp căn cứ Hải quân Cam Ranh thành căn cứ đóng quân cho các tàu ngầm Kilo, cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng ven biển. Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm Yakhont. Theo ông Igor Korotchenko, đến năm 2014, thị phần Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng đến 15%. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống tàu Kh-35E. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống tàu Kh-35E. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
>> Việt Nam sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012
>> Nga trình diễn "Sát thủ diệt hạm" tại Caspian trong năm nay
Trong năm nay các tổ hợp tên lửa bờ biển cơ động Bal-E sẽ được thử nghiệm bắn và đưa vào trang bị cho các đội tàu Caspian của Hải quân Nga. Mô hình tổ hợp tên lửa bờ biển Bal-E trong triển lãm vũ khí năm 2009 Theo lời Gorbulya, tên lửa Bal-E sẽ được phóng ít nhất 3 lần với mục tiêu mô phỏng là các tàu nổi. Dự kiến vào tháng 9 tới, tổ hợp Bal-E sẽ được phóng thử nghiệm trong cuộc tập trận chiến lược “Kavkaz-2012”. Tổ hợp Bal-E sử dụng tên lửa chống tàu Kh-35E Lần đầu tiên ông Gorbulya thông báo về việc cung cấp tổ hợp Bal-E cho các đội tàu ở Caspian là vào tháng 12/2011. Tuy nhiên, ông không cho biết trong năm 2012 việc cung cấp bổ sung các tổ hợp này đã hoàn thành hay chưa mà chỉ nói về số lượng (khoảng 10 tổ hợp). Tổ hợp Bal-E gồm sở chỉ huy điều khiển và liên lạc tự hành, bệ phóng tự hành, xe vận chuyển – nạp đạn. Bal-E có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 120km ban ngày cũng như đêm tối, trong mọi điều kiện thời tiết. Tổ hợp Bal-E tiêu diệt mục tiêu mô phỏng Ngoài Bal-E, trong khuôn khổ đơn đặt hàng quốc phòng năm 2011, Quân khu phía Nam còn nhận được một vài trăm trang thiết bị kỹ thuật bọc thép mới (xe chiến đấu chủ lực T-90, T-72BM, BMP-3 và BTR-82A) và hơn 200 tổ hợp liên lạc trên cơ sở xe bánh hơi và bánh xích. Như vậy, tổng số lượng xe chiến đấu mới của Quân khu phía Nam được trang bị khoảng 70%. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)