Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Cảng Cam Ranh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảng Cam Ranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảng Cam Ranh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

>> Quân cảng Cam Ranh - Quân át chủ bài của Việt Nam

Sau chuyến thăm cảng Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, cảng Cam Ranh vốn đã không chỉ một lần trở thành phần thưởng trong cuộc tranh đấu giữa các đại cường một lần nữa lại nằm trong trường nhìn của chúng ta.

>> Quân cảng Cam Ranh, điều ít biết



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Nhiều dấu hiệu chỉ ra rằng, ở hiệp đấu này của ván cờ lớn giữa Nga và Mỹ, người chiến thắng tạm thời là Nga, quốc gia đang nỗ lực đáng kể để xúc tiến lợi ích của mình trong khu vực.

Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có từ bỏ mộng báo thù? Xuất phát từ những lợi ích quan trọng sống còn của mình, Việt Nam sẽ ứng xử thế nào? Cuối cùng, khi ầm ĩ lắng xuống, tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến an ninh của Trung Quốc?


Mỹ sẽ thực hiện những hành động ráo riết nhất để giành lấy Cam Ranh

Trên khắp châu Á và cả thế giới này, thật khó tìm được một hải cảng như Cam Ranh: trong vẻn vẹn chưa đầy 100 năm, vịnh này đã kịp nằm trong tay cả người Mỹ, cả trong tay Liên Xô. Trong thập kỷ 1960-1970, trong thời gian chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, đây là căn cứ hậu cần lớn nhất của Mỹ trong khu vực; khi người Mỹ rút quân, tại đây cũng đã thiết lập căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô. Vậy đây là hải cảng như thế nào? Tại sao nó lại có tầm quan trọng như thế?

Chúng ta hãy nhìn lên vị trí địa lý của căn cứ này. Nó nằm ở bờ biển đông nam của Việt Nam, ở chót của doi đất nhô ra Biển Đông. Ngay đối diện, đằng sau nhiều kilômet không gian biển là vịnh Subic của Philippines. Từ Cam Ranh có thể với tay là tới cả eo biển Luzon lẫn eo biển Malacca, hải cảng này nằm trên tuyến đường biển Hongkong-Singapore.

Vịnh Cam Ranh được hai bán đảo bao bọc từ hai mặt, tạo ra một vũng tàu trong và một vũng tàu ngoài tiện lợi. Vũng trong được che chắn tốt cả với gió biển lẫn những con mắt người ngoài. Các hòn đảo nằm ở phần ngoài của vũng như đảo Bình Ba tạo ra vật che chắn tiện lợi, tạo điều kiện cho phòng thủ. Ngay từ thời còn quân Mỹ đồn trú, ở Cam Ranh đã xây dựng một sân bay và một hải cảng hiện đại. Quân đội Liên Xô có mặt ở đây sau đó còn hoàn thiện hơn nữa toàn bộ cơ sở hạ tầng địa phương, biến Cam Ranh trở thành hẳn một cảng lớn có khả năng tiếp nhận cùng lúc hơn 100 quân hạm có lượng giãn nước gần 10.000 tấn, cũng như các tàu sân bay.

Liên quan đến Nga, mong muốn trở lại Cam Ranh được giải thích bởi một số lý do. Một là, Moskva cần trở lại Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương càng nhanh càng tốt để lấy lại cho mình vinh quang quá khứ khi một lần nữa trở thành cường quốc biển đích thức ở nghĩa đầy đủ của từ này.

Vị trí chiến lược của Cam Ranh và hạ tầng hoàn chỉnh có thể là sự hỗ trợ lớn cho nước Nga khi cho phép Nga bảo vệ các lợi ích địa-chiến lược của mình ở toàn vùng Đông Nam Á. Nếu như Nga thực sự khôi phục được căn cứ hải quân của mình ở đây thì đây sẽ là bước tiến quan trọng nhất trên hướng này.

Hai là, việc triển khai một đồn binh Nga tại Cam Ranh sẽ cho phép Nga hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở Nam Á. Điều chẳng còn là bí mật với ai là đa số các nước ở Đông Nam Á nghiêng về Mỹ và thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, bởi lẽ mũi nhọn của chính trị Mỹ vẫn hướng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực sẽ chỉ có tăng lên. Bởi vậy, Moskva cho rằng, chỉ với điều kiện Nga có chỗ đứng vững chắc ở vịnh Cam Ranh, họ sẽ có lực lượng và khả năng đối kháng với Mỹ ở khu vực này.

Ba là, Nga hy vọng bằng cách trở lại Cam Ranh tạo ra cú hích mới cho sự hợp tác giữa Moskva và Hà Nội trong lĩnh vực quân sự, điều đặc biệt quan trọng nếu lưu ý đến tiềm năng hợp tác to lớn trong lĩnh vực mua bán vũ khí. Quy mô mua bán vũ khí giữa Nga và Việt Nam sẽ chỉ có tăng; có thể, trong tương lai, Việt Nam thậm chí sẽ là khách hàng lớn thứ hai của công nghiệp quốc phòng Nga, sau Ấn Độ.

Nếu nói về chuyện tại sao Mỹ muốn quay lại Cam Ranh, thì ở đây, mọi thứ còn đơn giản và rõ ràng hơn nữa. Như vậy, Mỹ sẽ không chỉ gia tăng sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, mà còn có được khả năng kiềm chế sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Một số chuyên gia trong lĩnh vực quân sự thậm chí tuyên bố rằng, toàn bộ thực chất của việc triển khai đồn binh Mỹ ở Cam Ranh chính là bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Chúng ta hãy nhìn lên bản đồ. Các căn cứ quân sự Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản và Pusan, Hàn Quốc hay ở Singapore - tất cả chúng cung cấp cho Mỹ đường tiếp cận đến “các điểm nóng” ở Biển Đông, cho phép cầm giữ cả khu vực trong một nắm đấm. Tuy nhiên, Cam Ranh còn cho phép làm được nhiều hơn thế: nắm giữ căn cứ ở đây, bạn sẽ kiểm soát được tuyến đường biển then chốt nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Nếu người Mỹ giành được Cam Ranh, thì chuỗi căn cứ hải quân của họ đang kiểm soát Thái Bình Dương sẽ còn trở nên hoàn thiện hơn nữa. Bởi vậy, hiện nay, khi mà Mỹ đang khua chiêng gõ mõ om xòm về sự trở lại châu Á của mình, họ không chỉ không thể quên Cam Ranh, mà trái lại họ sẽ thực hiện những hành động ráo riết nhất để giành nó vào tay.

Nếu nói về Việt Nam, thì đối với họ, Cam Ranh là khả năng tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, là đòn bẩy tác động mà nhờ đó Hà Nội có thể bảo vệ lợi ích biển của mình. Hy vọng thu được không ít lợi ích từ liên minh với Nga, Việt Nam đồng thời tích cực ve vãn các cường quốc khác để cố gắng thu được lợi ích tối đa từ việc ký kết liên minh, lẫn từ sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Theo các thông tin hiện có, trong mấy năm gần đây, với sự trợ giúp của Nga, Việt Nam đã tăng cường đáng kể Hải quân và Không quân của mình; mũi dùi của chiến lược đó hiển nhiên là hướng ra Biển Đông. Trong chỉ vài năm qua, Hà Nội đã nhận được từ Moskva 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, cũng như mua sắm 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển Bastion trang bị tên lửa Oniks. Chỉ trong một năm 2012, Việt Nam đã mua của Nga tổng cộng 24 máy bay tiêm kích Su-30MKV/Su-30MK2, cũng như 12 tiêm kích Su-27SK/Su-27UBK, trở thành khách hàng mua máy bay Sukhoi lớn nhất trên toàn Đông Nam Á.

Ngoài Nga, Việt Nam còn cật lực ve vãn cả Mỹ. Có tin Washington hiện tại đang suy tính khả năng nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam. Các nhà phân tích khẳng định rằng, đây không chỉ là chuyện lợi ích từ việc bán vũ khí Mỹ: nên nhớ rằng, đối với nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Obama đã chọn đường lối “trở lại châu Á”, việc có được Cam Ranh có thể là bộ phận quan trọng nhất của chiến lược quốc gia Mỹ.

Đồng thời, tình thế đó mang lại lợi ích không chỉ có lợi cho Mỹ, mà ở ý nghĩa nào đó là lợi cả cho Việt Nam, bởi lẽ, bằng cách đó, Hà Nội có thể bảo đảm an ninh cho Cam Ranh trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Đông.

Điều mà chúng ta có thể tin chắc là bất kể cụ thể là ai sẽ trở lại Cam Ranh, tất cả điều này sẽ chỉ làm phức tạp hơn nữa tình hình xung quanh cuộc tranh chấp ở Biển Đông bởi lẽ số lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia quyết định tăng lên chứ chưa nói đến cả cái giá lẫn sự phức tạp của các chiến dịch bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông cũng sẽ tăng lên. Việc đánh giá cả mức độ đe dọa cũng trở nên khó khăn hơn. Tất cả những điều này cần có sự chú ý sát sao nhất từ phía Trung Quốc.


(Nguồn: Wang Bin // Trung Quốc Thanh niên báo, ngày 12.4.2013, inosmi, 16.4.2013.)

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

>> Cam Ranh của Việt Nam đang bị bao vây ?

Petrovietnam vừa tổ chức họp báo yêu cầu Trung Quốc hủy việc mời thầu sai trái.

>> Trung Quốc - Đã hết thời "giấu mình, chờ đợi"



http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ cho thấy 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đặc biệt, các lô này "phủ kín" khu vực phía trước Vịnh Cam Ranh, nơi có quân cảng nước sâu chiến lược của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


Chiều 27/6, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) Đỗ Văn Hậu đã họp báo về việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo, ông Đỗ Văn Hậu thông báo từ ngày 23/6/2012, mạng tiếng Trung và tiếng Anh của CNOOC đã công bố mời thầu 09 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài, với tổng diện tích của khu vực này là 160.129,38km 2. Qua kiểm tra tọa độ do phía Trung Quốc công bố, các lô này nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Petrovietnam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu nay.

Ông Đỗ Văn Hậu khẳng định: CNOOC đã thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm tr ong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp. Đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông. Tổng giám đốc Petrovietnam nhấn mạnh Petrovietnam cực lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái trên, nghiêm túc tuân thủ thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Petrovietnam đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 09 lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Petrovietnam luôn coi tr ọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc và coi trọng hợp tác hữu nghị với CNOOC. Trên thực tế, Petrovietnam và CNOOC đã ký và triển khai một số thỏa thuận hợp tác tr ong lĩnh vực dầu khí. Petrovietnam hoan nghênh CNOOC và các công ty dầu khí Trung Quốc tham gia hợp tác cùng Petrovietnam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như đối với các đối tác nước ngoài khác.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết Petrovietnam đã có giao thiệp gì với CNOOC về sự việc này, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu cho biết việc làm này của CNOOC không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà còn vi phạm thoả thuận giữa CNOOC và PVN. Petrovietnam sẽ sớm có văn bản phản đối chính thức gửi tới lãnh đạo CNOOC về việc này.

Về câu hỏi liên quan đến hoạt động hợp tác giữa Petrovietnam và các đối tác tại 9 lô dầu khí này và các điều kiện mà các công ty nước ngoài hợp tác với PVN cần tuân thủ, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu cho biết hiện Tập đoàn đã có hợp tác với Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) tại Lô 128; Tập đoàn Gazprom (Nga) tại các Lô từ 129 đến 133; Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) tại các Lô từ 156 đến 158 và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP -đơn vị thành viên của Petrovietnam) tại các Lô 148, 149.

Ngoài các điều kiện đã được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam, các công ty nước ngoài hợp tác với Petrovietnam phải đảm bảo về kinh nghiệm và nguồn lực cho các hoạt động dầu khí, đặc biệt là phải tuyệt đối tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; phù hợp với Luật pháp Việt Nam và Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về ảnh hưởng của hành động này của CNOOC đối với các hoạt động dầu khí của PVN và các đối tác, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu khẳng định khu vực 09 lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu là khu vực hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Petrovietnam và các đối tác sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí phù hợp với các hợp đồng dầu khí đã ký và luật pháp của Việt Nam và sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam bảo đảm cho các hoạt động này triển khai thuận lợi.

Ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp."

Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí thuộc VN

Nhiều học giả quốc tế khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Tại cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông ngày 27/6 tại thủ đô Washington, Mỹ, một số học giả quốc tế đã khẳng định các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hành động này của Trung Quốc đã được ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia, nêu ra trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia. Ảnh: Vietnam+.

Ông khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN sau đó, ông Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.

Cùng chung quan điểm, tiến sỹ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, cảnh báo rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ hai lần" trước khi quyết định.

Trước đó, học giả Việt Nam, tiến sỹ Trần Trường Thủy, cũng đề cập đến diễn biến mới nhất này. Ông đưa ra bản đồ 9 lô trên Biển Đông mà Trung Quốc mời thầu, khẳng định các lô này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải là khu vực tranh chấp.

Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành.

Trong buổi thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, các học giả Philippines và Trung Quốc tranh cãi khá gay gắt về vấn đề chủ quyền tại bãi Scarborough, nơi mới xảy ra căng thẳng giữa hai nước.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 27 và 28/6, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức.

Các học giả từ nhiều nước, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ thảo luận ở nhiều chủ đề, từ các diễn biến gần đây trên Biển Đông, vấn đề Biển Đông trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, luật pháp và tập quán quốc tế trong giải quyết tranh chấp...

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell tham dự và phát biểu.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> Việt Nam sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km


Trang mạng Đài tiếng nói Nga (Ruvr) cho biết, với sự giúp đỡ của Nga, sắp tới Việt Nam sẽ đưa vào sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35.

>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến

Theo đó, tên lửa mới sẽ có tầm xa tấn công mục tiêu lên tới 300 km và mang theo đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, có thể chống lại mức độ gây nhiễu cao và cường độ hỏa lực mạnh của đối phương. Như vậy, so với nguyên mẫu, tên lửa Việt - Nga hợp tác sản xuất có tầm bắn được nâng lên gấp đôi.

Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết: "Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga-Ấn phát triển.

Năm 2011, Việt Nam xếp thứ ba sau Ấn Độ và Algeria trong số các khách hàng nước ngoài mua vũ khí lớn nhất của Nga. Nếu trong năm 2003, thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam chỉ là 1%, thì tới năm 2011 đã đạt mức10%, ông Igor Korotchenko cho biết:

“Việt Nam đã chiếm vị trí ưu tiên về nhập khẩu vũ khí của Nga trong vài năm qua. Điều này liên quan với các quyết định của lãnh đạo Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội trong tình hình mới. Việt Nam quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang của mình và đặc biệt là hải quân, đủ hùng mạnh để đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa quân sự nào có thể xảy ra”, ông Korotchenko nói thêm.




http://nghiadx.blogspot.com
Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam sẽ sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 và tên lửa Yakhont. Ảnh minh họa: Tên lửa Yakhont.


Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion. Mỗi tổ hợp được trang bị 36 tên lửa hành trình dẫn đường có cánh Yakhont. Với hai hệ thống tên lửa này, Việt Nam có thể bảo vệ 600 km đường bờ biển và giám sát vùng biển trong khu vực đến 200.000 km2. Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc mua thêm một tổ hợp tên lửa loại này.

Năm 2011, Hải quân Việt Nam cũng đã được bổ sung thêm hai chiếc tàu tuần tra Svetlyak, có thể hoạt động độc lập trong vòng 30 ngày. Tàu tên lửa lớp Molniya đã chứng minh tính hiệu quả của nó, vì vậy mà Việt Nam và Nga ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép tại TP HCM thêm 10 tàu như vậy.

Hai tàu khu trục nhỏ mang tên lửa chống tàu Kh-35E và có bãi đáp máy bay trực thăng Gepard được đánh giá cao, với phạm vi hoạt động 9.000 km. Tại Việt Nam, tàu Gepard thứ nhất, tàu HQ-011 được đặt tên vua Đinh Tiên Hoàng và tàu thứ hai đặt tên là HQ-012 Lý Thái Tổ. Dự kiến Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam thêm hai tàu khu trục chống ngầm lớp này.

Hai năm tới, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm riêng. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đăng ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 vào hồi tháng 5/2011.

Trong năm 2011 vừa qua, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao đến Việt Nam 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2V. Ngoài ra, hai nước cũng đang bắt đầu nghiên cứu khả năng mở trung tâm dịch vụ bảo dưỡng máy bay Sukhoi tại Việt Nam.

Trong những năm tới, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng lên, các chuyên gia Nga khẳng định.

Nga sẽ tiến hành nâng cấp căn cứ Hải quân Cam Ranh thành căn cứ đóng quân cho các tàu ngầm Kilo, cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng ven biển. Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm Yakhont.

Theo ông Igor Korotchenko, đến năm 2014, thị phần Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng đến 15%.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

>> Chiến hạm Lý Thái Tổ - Gerpard 3.9 thứ 2 của Hải quân Việt Nam



Sáng 22/8/2011, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu HQ 012-Lý Thái Tổ. Các đồng chí Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng đại diện các cơ quan Bộ Quốc phòng, các Tổng cục và Quân chủng Hải quân đã đến dự.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ


Tàu Hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ do Công ty ROSO BOPNE XPORT/Liên bang Nga sản xuất, có chiều dài 102 mét, chiều rộng 13,7 mét, lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10 - 12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công.
Tại lễ tiếp nhận tàu, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến phát biểu nhấn mạnh, trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt với những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của kinh tế tri thức cũng như những thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống có tính toàn cầu…đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.


http://nghiadx.blogspot.com
Kéo cờ Tổ quốc trên tàu Lý Thái Tổ


Việc tăng cường sức mạnh quân sự, phù hợp với mỗi bước phát triển của kinh tế và yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là một thực tế khách quan hiện nay và cũng hết sức bình thường của mỗi quốc gia, dân tộc.

Chúng ta chủ trương đầu tư các trang bị quân sự hiện đại, từng bước thay thế các trang bị thế hệ cũ, lạc hậu, theo lộ trình gắn kết với sự phát triển và khả năng đảm bảo của nền kinh tế đất nước là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hiện nay…


http://nghiadx.blogspot.com
Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến trao Quốc kỳ và Quyết định cho ban chỉ huy tàu


Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến căn dặn, mỗi cán bộ chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung, sỹ quan, thủy thủ tàu HQ 012-Lý Thái Tổ nói riêng cần ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm để quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả con tàu hiện đại mang tên vị vua nổi tiếng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com



Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Việt Nam nhận chiến hạm Gepard thứ 2



Theo trang báo mạng Nga, hôm 25/7, khinh hạm Gepard 3.9 (chiến hạm Đinh Tiên Hoàng) thứ hai do nhà máy Zelenodolsk Gorky đóng đã về tới Quân cảng Cam Ranh, Việt Nam.

Chiến hạm Gepard 3.9 thứ hai này sau quá trình chạy thử nghiệm trên biển, thử nghiệm các hệ thống vũ khí và khả năng sống sót thì ngày 25/5/2011 nó được chuyển lên tàu chở hàng EIDE TRANSPORTER. Ngày 26/5, tàu vận tải đã lên đường đưa Gepard về Việt Nam.

Sau khi về tới Việt Nam, phía Nga đã tiến hành sửa đổi một vài chi tiết nội thất của con tàu theo yêu cầu của phía Việt Nam.

Theo các chuyên gia thì chiếc khinh hạm Gepard 3.9 thứ hai này rất tiện lợi và dễ dàng hơn trong việc duy trì và vận hành.

Tất cả các cơ cấu máy móc, hệ thống điện tử và vũ khí đều tương ứng theo hợp đồng đã được ký kết và phê duyệt.

Khinh hạm Gepard 3.9 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu chiến nổi, phòng không, chống ngầm (hạn chế), hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Gepard 3.9 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội.

Gepard 3.9 có lượng giãn nước khoảng 2.100 tấn, chiều dài của tàu khoảng 102m. Theo thiết kế của nhà sản xuất thì Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam được trang bị: một pháo hạm Ak-176 cỡ nòng 76,2mm, hai pháo phòng không bắn nhanh tầm ngắn AK-630M, tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm Kh-35 Uran (8 quả), tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Palma-S.

Về tính năng chống ngầm, nhiều khả năng Gepard 3.9 sẽ phải dựa hoàn toàn vào trực thăng săn ngầm Ka-28 (có sàn đáp ở đuôi tàu, nhưng không có nhà chứa).


http://nghiadx.blogspot.com

Khinh hạm Gepard 3.9 nằm trên tàu EIDE TRANSPORTER.


http://nghiadx.blogspot.com

Khinh hạm Gepard 3.9 neo tại cảng Cam Ranh, Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com

Hai chiến hạm Gepard 3.9 tại cảng Cam Ranh, Việt Nam. Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam đánh số hiệu HQ-011 mang tên Đinh Tiên Hoàng.


Dự đoán, chiến hạm Gepard mới được đăt tên là HQ-012 Ngô Quyền.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>> Putin chuẩn bị thăm Việt Nam



Thủ tướng Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 7 để thúc đẩy quan hệ song phương.



Chuyến thăm của ông Putin được thông báo sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexei Borodavkin tới Hà Nội hôm 25/4 và gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Borodavkin còn tham dự cuộc họp tham vấn chính trị cấp thứ trưởng giữa hai bộ ngoại giao Nga, Việt vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

Cuộc họp này đề cập tới việc thúc đẩy dự án xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam với kỹ thuật của Nga.





Putin chuẩn bị thăm Việt Nam.


Chưa rõ mục tiêu cụ thể của chuyến thăm sắp tới của ông Vladimir Putin nhưng hai nước gần đây tăng cường quan hệ hợp tác truyền thống, nhất là trong lĩnh vực an ninh.

Theo BBC, Nga đang cung cấp nhiều vũ khí-khí tài cho Việt Nam, mới nhất là chiến hạm lớp Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng mà Việt Nam vừa đón nhận tại cảng Cam Ranh hồi đầu tháng 3.

Chiến hạm này, cùng một chiếc khác cũng sắp được chuyển giao, sẽ được sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu nhằm bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế trên biển.

Trước chuyến thăm của ông Putin khoảng hai tháng, một đội tàu chiến gồm chiến hạm chống tàu ngầm lớn mang tên Đô đốc Vinogradov, tàu chở dầu Pechenga và tàu cứu nạn SB-522 sẽ thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam từ ngày 7/5.

Còn hồi đầu tuần, công ty Zvezdochka của Nga hội đàm với phía Việt Nam về việc xây dựng lại nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh. Theo đó, Nga sẽ đặt trung tâm sửa chữa tàu tại Cam Ranh.

Trong cuộc hội đàm này, các bên đã thảo luận về các vấn đề như cung cấp phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và nâng cấp hiện đại hóa lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng với việc trong tương lai, Zvezdochka sẽ xây dựng lại nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh.

Trong cuộc gặp, Tổng giám đốc Zvezdochka Vladimir Nikitin và phía Việt Nam ký kết bản dự thảo về việc chuyển giao các loại phụ tùng thay thế cho tàu chiến của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Đáng chú ý là sự kiện này đã đánh dấu sự có mặt của Zvezdochka trong danh sách những nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Việt Nam.

Zvezdochka là công ty chuyên về đóng mới và sửa chữa tàu biển có trụ sở tại vùng Arkhangelsk, Liên bang Nga.

Trong lịch sử, công ty này cũng tham gia cả vào các chương trình sửa chữa, nâng cấp tàu ngầm nguyên tử của Liên bang Xô Viết cũng như Liên bang Nga sau này.

Cam Ranh từng là căn cứ lớn nhất của hải quân Nga ở nước ngoài, với hai cầu cảng lớn cho tàu và tàu ngầm, cùng khoảng 30 nhà xưởng có đủ máy móc, cùng một đường băng mà nhiều loại phi cơ đều có thể sử dụng.

Nga thuê địa điểm này từ 1979 nhưng rút đi hồi tháng 5/2002.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang