Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Bastion

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Bastion. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Bastion. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> Việt Nam sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km


Trang mạng Đài tiếng nói Nga (Ruvr) cho biết, với sự giúp đỡ của Nga, sắp tới Việt Nam sẽ đưa vào sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35.

>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến

Theo đó, tên lửa mới sẽ có tầm xa tấn công mục tiêu lên tới 300 km và mang theo đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, có thể chống lại mức độ gây nhiễu cao và cường độ hỏa lực mạnh của đối phương. Như vậy, so với nguyên mẫu, tên lửa Việt - Nga hợp tác sản xuất có tầm bắn được nâng lên gấp đôi.

Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết: "Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga-Ấn phát triển.

Năm 2011, Việt Nam xếp thứ ba sau Ấn Độ và Algeria trong số các khách hàng nước ngoài mua vũ khí lớn nhất của Nga. Nếu trong năm 2003, thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam chỉ là 1%, thì tới năm 2011 đã đạt mức10%, ông Igor Korotchenko cho biết:

“Việt Nam đã chiếm vị trí ưu tiên về nhập khẩu vũ khí của Nga trong vài năm qua. Điều này liên quan với các quyết định của lãnh đạo Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội trong tình hình mới. Việt Nam quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang của mình và đặc biệt là hải quân, đủ hùng mạnh để đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa quân sự nào có thể xảy ra”, ông Korotchenko nói thêm.




http://nghiadx.blogspot.com
Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam sẽ sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 và tên lửa Yakhont. Ảnh minh họa: Tên lửa Yakhont.


Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion. Mỗi tổ hợp được trang bị 36 tên lửa hành trình dẫn đường có cánh Yakhont. Với hai hệ thống tên lửa này, Việt Nam có thể bảo vệ 600 km đường bờ biển và giám sát vùng biển trong khu vực đến 200.000 km2. Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc mua thêm một tổ hợp tên lửa loại này.

Năm 2011, Hải quân Việt Nam cũng đã được bổ sung thêm hai chiếc tàu tuần tra Svetlyak, có thể hoạt động độc lập trong vòng 30 ngày. Tàu tên lửa lớp Molniya đã chứng minh tính hiệu quả của nó, vì vậy mà Việt Nam và Nga ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép tại TP HCM thêm 10 tàu như vậy.

Hai tàu khu trục nhỏ mang tên lửa chống tàu Kh-35E và có bãi đáp máy bay trực thăng Gepard được đánh giá cao, với phạm vi hoạt động 9.000 km. Tại Việt Nam, tàu Gepard thứ nhất, tàu HQ-011 được đặt tên vua Đinh Tiên Hoàng và tàu thứ hai đặt tên là HQ-012 Lý Thái Tổ. Dự kiến Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam thêm hai tàu khu trục chống ngầm lớp này.

Hai năm tới, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm riêng. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đăng ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 vào hồi tháng 5/2011.

Trong năm 2011 vừa qua, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao đến Việt Nam 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2V. Ngoài ra, hai nước cũng đang bắt đầu nghiên cứu khả năng mở trung tâm dịch vụ bảo dưỡng máy bay Sukhoi tại Việt Nam.

Trong những năm tới, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng lên, các chuyên gia Nga khẳng định.

Nga sẽ tiến hành nâng cấp căn cứ Hải quân Cam Ranh thành căn cứ đóng quân cho các tàu ngầm Kilo, cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng ven biển. Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm Yakhont.

Theo ông Igor Korotchenko, đến năm 2014, thị phần Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng đến 15%.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

>> Hệ thống tên lửa Bastion-P



Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeyev (GRTS) đã chế tạo thành công tên lửa chiến lược hải quân Lainer có sức công phá vượt trội hơn tên lửa đạn đạo triển vọng bố trí trên tàu ngầm R-30 Bulava gấp 2 lần.Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km.

http://nghiadx.blogspot.com


Sơ đồ, cấu hình của một hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ Bastion-P

Cấu hình cơ bản của một tổ hợp K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD,

4 xe chở đạn K342P TZM được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu.

Ngoài cấu hình cơ bản, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu.

Bên cạnh cấu hình tổ hợp nêu trên, khách hàng có thể đặt mua thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như hệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).


http://nghiadx.blogspot.com

Xe chở dàn phóng tên lửa

Ống phóng TPS dạng kín có chiều dài 8,90m, đường kính 0,71 m, có tổng trọng lượng cả đạn là 3.900 kg.

Đạn tên lửa hành trình siêu âm của hệ thôngK300P Bastion-P dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont có tổng chiều dài tính từ chóp mũi là 8,6 m, đường kính thân 0,67 m, với các cánh ổn hướng/điều hướng gấp gọn trong ống phóng và trọng lượng chờ phóng 3.000 kg.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa K310 kích hoạt buồng đốt thuốc phóng rắn để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn hướng/điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng phụt tại chóp mũi đạn giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa


Khi đạn tên lửa đã nằm đúng hướng phóng, phần chóp mũi che cửa thu khí động cơ phản lực tĩnh của đạn sẽ bị loại bỏ và đạn tiếp tục sử dụng buồng đốt thuốc phóng rắn để hành trình cho tới ngưỡng tốc độ đủ để vận hành động cơ phản lực tĩnh.

Khi tới ngưỡng tốc độ này, phần buồng đốt thuốc phóng rắn bố trí trong lòng buồng đốt phản lực tĩnh và hệ thống van điều hướng luồng phụt phía đáy đạn sẽ bị loại bỏ để nhường chỗ cho buồng đốt phản lực tĩnh T6 dùng nhiên liệu Kerosene vận hành.

http://nghiadx.blogspot.com


Tại thời điểm này, đạn tên lửa có chiều dài 8,1m, sải cánh ổn hướng là 1,25m, sải cánh điều hướng là 0,96 m và trọng lượng đầu nổ 200 kg.

Tên lửa đối hạm Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ ra-đa nhỏ do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar, cùng hệ thống dẫn đường quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn ra-đa chủ động/thụ động ở pha cuối.


http://nghiadx.blogspot.com


Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật cơ bản

Tầm bắn hiệu quả tối đa:
Hành trình cao thấp hỗn hợp: tới 300km
Hành trình toàn thấp: 120km
Độ cao:
Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 14,000m/10-15m
Hành trình toàn thấp: không quá 10-15m
Tốc độ tối đa:
Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 750m/s / 680m/s
Hành trình toàn thấp: 680m/s
Trọng lượng:
Đạn tên lửa chờ phóng: 3.000 kg
Ống phóng dạng kín đã chứa đạn: 3.900 kg
Kích thước ống phóng:
Dài: 8.900mm
Đường kính: 710mm
Đầu đạn: 200kg
Giãn cách phóng giữa các tên lửa khi bắn loạt: 2,5 giây
Cự ly tự phát hiện mục tiêu bằng ra-đa của đạn tên lửa: 50 km
Hạn sử dụng của đạn tên lửa trong ống phóng: 3 năm
Giá bán ước tính:
Tên lửa Yakhont: 3 triệu USD
Toàn bộ hệ thống (với 12 xe mang phóng, 24 tên lửa):125 triệu USD


Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền



Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của HQND Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh của Hải quân Việt Nam tập luyện sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền biển đảo.



Tập luyện ở Vùng 4 Hải quân.



Biên đội tàu tên lửa Molniya Việt Nam. Thời gian gần đây, có được giấy phép sản xuất, Việt Nam đã cho đóng hàng loạt loại tàu này. (>> chi tiết)



Biên đội tàu tên lửa Tarantul.


Bộ đội tên lửa Hải quân luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion đầy uy lực.







Hải quân đánh bộ tập luyện đổ bộ đường biển.



Tàu tên lửa tập luyện bắn đạn thật trên biển.



Nhiệm vụ quan trọng của chiến sĩ Hải quân là huấn luyện làm chủ trang bị hiện đại.




Thủy thủ kiểm tra tàu trước khi làm nhiệm vụ.



Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.




Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 2011




Không Quân Nhân Dân Việt Nam 2011



Hải Quân Nhân Dân Việt Nam 2011


[BDV news]


Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ



[VITINFO news] Giới thiệu một mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ, rút ra từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây.

Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ
Lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải rút ra bài học từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây. Bài học đó là: lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải hiện đại hóa để có đủ khả năng đáp ứng với các mối đe dọa trong điều kiện "thế giới đa cực" hiện nay. Trọng tâm của việc hiện đại hóa này là phải nâng cao sức mạnh chiến đấu của hai lực lượng - Phòng không và Không quân.

Hai lực lượng đặc biệt quan trọng trên đây cần phải được trang bị các loại vũ khí hiện đại dựa trên công nghệ cao. Lực lượng Phòng không và lực lượng Không quân phải là một Lực lượng thống nhất (là một Quân chủng giống như tổ chức quân đội của Nga). Lực lượng Phòng không cần phải có các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS và S-300 PMU-1 (4 đến 6 tiểu đoàn); và để bảo vệ các hệ thống này cần có thêm hệ thống tên lửa phòng không tầm gần “Tor-M1V” và hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Pantsir-S1”. Để bảo vệ các khu vực quân sự và công nghiệp quan trọng Lực lượng Không quân cần phải có các loại máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4 ++ (theo tỷ lệ: 20 máy bay MIG-35, 30 máy bay MIG-29SMT và 50 máy bay SU-27SM). Ngoài ra, để nâng cao khả năng tác chiến thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt cần có khoảng (20-30) máy bay trực thăng hiện đại Ka-52 hoặc MI-28N.




Hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU-1


Để tối ưu hóa hoạt động tác chiến của hai lực lượng Phòng không và Không quân cần phải có ít nhất 2 máy bay AWACS A-50U và Binh chủng rađar phải được trang bị (3-4) đài radar AWACS “Protivnhik-G”. Máy bay AWACS A-50U và đài radar AWACS “Protivnhik-G” thực hiện nhiệm vụ cảnh báo các cuộc tấn công tên lửa của đối phương, phát hiện mục tiêu ở cự ly 340 km và ở độ cao 120 km. Trong trường hợp quốc gia có ngân sách quân sự không đủ lớn thì có thể trang bị cho Lực lượng Không quân như sau: 50 máy bay MIG-29K thế hệ 4++ và 70 máy bay MIG-23-98-2 đã được cải tiến nâng cấp lên mức thế hệ 4+. Bằng cách này cho phép giảm đáng kể ngân sách trang bị cho Lực lượng Không quân. Máy bay MIG-23-98-2 - phiên bản được cải tiến hoàn thiện nhất của loại máy bay đa chức năng MIG-23ML - về tính năng kỹ thuật tương đương với máy bay thế hệ 4+. Máy bay MIG-23-98-2 được trang bị các loại tên lửa hiện đại R-27ER, RVV-AE, và vũ khí chính xác cao để tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền và trên biển ngay cả trong trường hợp có nhiễu điện tử.

Không cần thiết phải trang bị hàng trăm xe tăng hiện đại đắt tiền cho Lực lượng lục quân. Phương án tốt hơn là cải tiến nâng cấp vũ khí hiện có, và trang bị thêm khoảng (20-30) Hệ thống tên lửa chống tăng “Hermes” (với số lượng 720 tên lửa chống tăng có các cự ly sát thương 15, 40 và 100 km). Đối với lực lượng bộ binh cơ giới cần trang bị 200 xe bọc thép BMP-3, 100 xe bọc thép hạng nặng BTR-4, 1000 tên lửa chống tăng “Kornet-E”, và (10-15) máy bay không người lái loại rẻ Tu-300 “Korsun” và “Inspektor-301”.

Lực lượng Hải quân của nước nhỏ có thể trang bị 4 tàu ngầm diesel thiết kế 677 “Lada”, 10 tàu tên lửa cao tốc “Molnhia” có hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Kortik” (thay cho hệ thống pháo phòng không AK-630M cũ trước đây), và 2 tầu tấn công “Shichzyachzhuan” thiết kế 051S của Trung quốc (mã phân loại của NATO Destroyer 051 "Luda class"). Với thành phần tinh gọn này lực lượng Hải quân có khả năng làm nguội lạnh tham vọng của cả một đối phương mạnh. Để bảo vệ bờ biển cần trang bị thêm cho Lực lượng Hải quân Hệ thống tên lửa Bastion “Bờ đối Biển” và Pháo bờ biển “Bereg” (số lượng tùy thuộc vào độ dài bờ biển).

Hiện nay, Algeria là nước có quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang gần giống nhất với quan điểm trình bày trên đây. Cùng với nhận thức quy luật của các cuộc xung đột quân sự mới diễn ra gần đây, Lãnh đạo các nước nhỏ cần phải suy nghĩ về việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, để một ngày nào đó không bị hàng trăm quả tên lửa “Tomogav” bắn vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự của đất nước.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang