Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không còn phụ thuộc vào thời gian. Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn đến ổn định, an ninh khu vực và thế giới như thế nào? Tạp chí Yale Global Online của Mỹ mới đây đăng bài bình luận với tiêu đề "Khi trở thành cường quốc số 1 về kinh tế, Trung Quốc sẽ đứng trước sự lựa chọn nào?” Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua cạnh tranh ảnh hưởng trên thế giới. Bài viết trên chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, xếp hạng về tổng khối lượng kinh tế không có mối liên hệ với quyền lực và tầm ảnh hưởng. Điều quan trọng hơn là cường quốc này sẽ sử dụng sức mạnh quốc gia của mình như thế nào. Bài viết là sự soi rọi vào quá trình trỗi dậy của các cường quốc trên thế giới trong lịch sử, qua đó tác giả đưa ra một số nhận định và phép so sánh giúp độc giả hiểu rõ hơn về những quy luật chính trị, đồng thời, hình dung những lựa chọn và thách thức của Bắc Kinh và Washington nếu Trung Quốc soán ngôi cường quốc số 1 thế giới của Mỹ. Dưới đây là nội dung bài viết: Khi các chuyên gia thảo luận về việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ luôn ngầm cho rằng, sự trỗi dậy nhanh chóng của quốc gia mới nổi này sẽ làm lung lay hệ thống quốc tế, thậm chí còn dẫn tới xung đột. Thực lực kinh tế có thể chuyển hóa thành sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng chính trị, nhưng nhìn xét theo khía cạnh lịch sử, con đường này không chỉ dẫn tới một điểm. Năm 1913, một năm trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất ra nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và các vị trí tiếp theo là nước Đức, Anh, Nga, còn có cả Trung Quốc. Điều này không có gì kỳ lạ, Trung Quốc khi đó cũng giống như bây giờ, có dân số khổng lồ, sản xuất sẽ nhiều hơn, nhưng nền chính trị yếu kém, trong nước liên tục xảy ra bất ổn còn bên ngoài cũng bị các chủ nghĩa đế quốc đe dọa. Đương nhiên, thế giới hiện nay đã thay đổi, nhưng cục diện năm 1913 vẫn còn ý nghĩa. Thứ nhất, quy mô kinh tế không đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng chính trị. Khi đó Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất, nhưng lại không hề có chút ảnh hưởng nào với châu Âu lớn mạnh. Thứ hai, kinh tế lớn chưa chắc giúp quân sự mạnh. Sức mạnh quân sự khi đó của Mỹ tương đối yếu, trái lại Đức, Nhật Bản lại sở hữu lực lượng Hải, Lục quân với quy mô to lớn. Thứ ba, nền kinh tế hàng đầu mới xuất hiện không có nghĩa là chắc chắn sẽ có tranh chấp quốc tế. Đến năm 1913, Mỹ lãnh đạo tây bán cầu, Anh lại chấp nhận hiện thực đó, là sự ảnh hưởng toàn cầu của nước này bị suy yếu. Cuối cùng, xung đột xảy ra chưa chắc là do các nước mới nổi có khuynh hướng xâm lược. Việc các cường quốc đưa ra lựa chọn gì quan trọng hơn rất nhiều so với việc xếp hạng kinh tế của mình. Đối với Trung Quốc, sau khi trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn, Trung Quốc có quyền coi thường lợi ích nước khác, mở rộng thế lực của mình, hoặc Trung Quốc tiếp tục tăng cường xây dựng kinh tế tạo ra một cuộc sống sung túc hơn cho người dân hoặc để Mỹ tiếp tục đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo thế giới, hay Trung Quốc có thể hợp tác với các cường quốc khác đối phó với những thách thức hệ thống quốc tế. Đối với Mỹ, nếu bị Trung Quốc chiếm ngôi vị nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ có thể lựa chọn, Mỹ có thể coi việc tụt hạng là điềm báo cho thấy sự suy thoái và rút lui khỏi vị trí lãnh đạo quốc tế, hoặc cũng có thể lựa chọn việc thiết lập lại các trụ cột sức mạnh quốc gia vốn bị coi nhẹ như tài chính, khoa học giáo dục, hay Mỹ vẫn có thể cho rằng, Trung Quốc chắc chắn trở thành đối thủ của Mỹ, và hoạch định chính sách, từ đó dẫn tới vòng tuần hoàn nguy hiểm. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp chí Yale Global Online. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp chí Yale Global Online. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011
>> Nếu Trung Quốc là 'số 1'?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)