Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không còn phụ thuộc vào thời gian. Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn đến ổn định, an ninh khu vực và thế giới như thế nào? Tạp chí Yale Global Online của Mỹ mới đây đăng bài bình luận với tiêu đề "Khi trở thành cường quốc số 1 về kinh tế, Trung Quốc sẽ đứng trước sự lựa chọn nào?” Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua cạnh tranh ảnh hưởng trên thế giới. Bài viết trên chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, xếp hạng về tổng khối lượng kinh tế không có mối liên hệ với quyền lực và tầm ảnh hưởng. Điều quan trọng hơn là cường quốc này sẽ sử dụng sức mạnh quốc gia của mình như thế nào. Bài viết là sự soi rọi vào quá trình trỗi dậy của các cường quốc trên thế giới trong lịch sử, qua đó tác giả đưa ra một số nhận định và phép so sánh giúp độc giả hiểu rõ hơn về những quy luật chính trị, đồng thời, hình dung những lựa chọn và thách thức của Bắc Kinh và Washington nếu Trung Quốc soán ngôi cường quốc số 1 thế giới của Mỹ. Dưới đây là nội dung bài viết: Khi các chuyên gia thảo luận về việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ luôn ngầm cho rằng, sự trỗi dậy nhanh chóng của quốc gia mới nổi này sẽ làm lung lay hệ thống quốc tế, thậm chí còn dẫn tới xung đột. Thực lực kinh tế có thể chuyển hóa thành sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng chính trị, nhưng nhìn xét theo khía cạnh lịch sử, con đường này không chỉ dẫn tới một điểm. Năm 1913, một năm trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất ra nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và các vị trí tiếp theo là nước Đức, Anh, Nga, còn có cả Trung Quốc. Điều này không có gì kỳ lạ, Trung Quốc khi đó cũng giống như bây giờ, có dân số khổng lồ, sản xuất sẽ nhiều hơn, nhưng nền chính trị yếu kém, trong nước liên tục xảy ra bất ổn còn bên ngoài cũng bị các chủ nghĩa đế quốc đe dọa. Đương nhiên, thế giới hiện nay đã thay đổi, nhưng cục diện năm 1913 vẫn còn ý nghĩa. Thứ nhất, quy mô kinh tế không đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng chính trị. Khi đó Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất, nhưng lại không hề có chút ảnh hưởng nào với châu Âu lớn mạnh. Thứ hai, kinh tế lớn chưa chắc giúp quân sự mạnh. Sức mạnh quân sự khi đó của Mỹ tương đối yếu, trái lại Đức, Nhật Bản lại sở hữu lực lượng Hải, Lục quân với quy mô to lớn. Thứ ba, nền kinh tế hàng đầu mới xuất hiện không có nghĩa là chắc chắn sẽ có tranh chấp quốc tế. Đến năm 1913, Mỹ lãnh đạo tây bán cầu, Anh lại chấp nhận hiện thực đó, là sự ảnh hưởng toàn cầu của nước này bị suy yếu. Cuối cùng, xung đột xảy ra chưa chắc là do các nước mới nổi có khuynh hướng xâm lược. Việc các cường quốc đưa ra lựa chọn gì quan trọng hơn rất nhiều so với việc xếp hạng kinh tế của mình. Đối với Trung Quốc, sau khi trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn, Trung Quốc có quyền coi thường lợi ích nước khác, mở rộng thế lực của mình, hoặc Trung Quốc tiếp tục tăng cường xây dựng kinh tế tạo ra một cuộc sống sung túc hơn cho người dân hoặc để Mỹ tiếp tục đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo thế giới, hay Trung Quốc có thể hợp tác với các cường quốc khác đối phó với những thách thức hệ thống quốc tế. Đối với Mỹ, nếu bị Trung Quốc chiếm ngôi vị nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ có thể lựa chọn, Mỹ có thể coi việc tụt hạng là điềm báo cho thấy sự suy thoái và rút lui khỏi vị trí lãnh đạo quốc tế, hoặc cũng có thể lựa chọn việc thiết lập lại các trụ cột sức mạnh quốc gia vốn bị coi nhẹ như tài chính, khoa học giáo dục, hay Mỹ vẫn có thể cho rằng, Trung Quốc chắc chắn trở thành đối thủ của Mỹ, và hoạch định chính sách, từ đó dẫn tới vòng tuần hoàn nguy hiểm. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cường quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cường quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011
>> Nếu Trung Quốc là 'số 1'?
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011
>> Con số thực đầu đạn hạt nhân của các cường quốc
Số lượng đầu đạn hạt nhân của các cường quốc hạt nhân phần nào thấy rõ tổng thể bức tranh hạt nhân trên toàn thế giới và mối đe doạ tiềm tàng của nó trong tương lai. Theo báo cáo thường niên của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stokholm (SIPRI), các cường quốc hạt nhân trên thế giới hiện có 5.027 đầu đạn hạt nhân đã được triển khai. Ngoài ra, các quốc gia này có 15500 đầu đạn hạt nhân hiện chưa đưa vào sẵn sàng chiến đấu. Theo số liệu của SIPRI, các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới hiện nay bao gồm, Nga có 2.427 đầu đạn, Mỹ có 2.150, Pháp có 290 và Anh có 160. Tổng cộng có 20.530 đầu đạn hạt nhân được trang bị cho các lực lượng vũ trang trên khắp thế giới. Các đầu đạn này đã được lắp đặt cho các loại tên lửa cũng như hiện đang nằm tại các kho của các quốc gia nói trên. Năm 2009, con số này là 22.600 đơn vị so với tổng số 20.530 đơn vị đầu đạn hạt nhân hiện nay. Cũng theo các số liệu của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stokholm, hiện tại ngoài các cường quốc lớn nói trên, một số các quốc gia khác cũng đã có sự phát triển về đầu đạn hạt nhân như, Trung Quốc đã có 200 đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ có khoảng 80-110, Pakistan 90-110 và Israel có khoảng 80 đơn vị. Các nước này đang bảo quản các đầu đạn hạt nhân trong các kho, chưa đưa vào sẵn sàng chiến đấu. Ngày 22/3/2011, Nga và Mỹ đã trao đổi các thông tin về thành phần và các vị trí bố trí các vũ khí hạt nhân chiến lược. Việc trao đổi các thông tin được tiến hành trong khuôn khổ hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-3. Theo các thông tin mới được công bố đầu tháng 6/2011 vừa qua, hiện nay Mỹ có 1.800 đầu đạn trang bị cho các lực lượng vũ trang, còn Nga có 1.537 đầu đạn. Theo đánh giá của SIPRI, triển vọng về việc giải trừ vũ khí đầy ý nghĩa trong một tương lai gần là không cao trong bối cảnh tất cả 8 quốc gia nói trên không ngừng cải thiện hoặc duy trì các chương trình hạt nhân của mình và vẫn tiếp tục đầu tư vào các hệ thống vũ khí mới. SIPRI cũng nhấn mạnh, 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân được công nhận hợp pháp theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đang triển khai hệ thống vũ khí hạt nhân mới hoặc thông báo ý định sẽ làm như vậy. Do đó, theo ông Daniel Nord Giám đốc SIPRI, việc giải trừ vũ khí hạt nhân khó có thể trở thành hiện thực trong một tương lai gần, mối đe doạ hạt nhân vẫn ở mức cao. Đồng thời, ông Daniel Nord còn đưa ra nhận định rằng, Nam Á là nơi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan dường như thường xuyên căng thẳng, là khu vực duy nhất trên thế giới xảy ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Hai quốc gia này đang tiếp tục nghiên cứu các loại tên lửa có cánh mới, mang đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn đến các kho đạn hạt nhân của nhau. Báo cáo của SIPRI quả quyết rằng, cả 2 nước này cũng đã mở rộng khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ông Nord cho rằng, Pakistan đã mất quyền kiểm soát một phần kho vũ khí hạt nhân của nước này vào tay một tổ chức khủng bố Trong khi đó, Israel chưa bao giờ khẳng định mình sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng nước này đã được công nhận là nước sở hữu hạt nhân. SIPRI nhấn mạnh Israel dường như muốn đánh giá chương trình vũ khí hạt nhân của Iran phát triển như thế nào. Ông Daniel Nord tỏ ra lo lắng về hậu quả có thể xảy ra nếu như Mỹ và Israel quyết định phải can thiệp hoặc làm một điều gì đó đối với chương trình hạt nhân ở Iran. Về phần mình, Tehran vẫn liên tục khẳng định chương trình hạt nhân của nước này không nhằm mục đích quân sự. Msố cường quốc yêu cầu thanh sát chặt chẽ hơn các cơ sở hạt nhân ở Iran để kiểm chứng tuyên bố này. Bên cạnh đó, bản báo cáo còn nêu, Triều Tiên được cho là đã sản xuất đủ plutonium để chế tạo một số ít đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, chưa có thông tin xác nhận liệu nước này có vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng hay không. [BDV news] |
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011
>> Công nghệ gen – vũ khí “huỷ diệt” của tương lai (P.I)
Gen là chiếc chìa khoá để giải mã sinh mệnh con người. Những thành tựu thu được từ những công trình nghiên cứu về gen sẽ giúp cho con người có thể tự nắm giữ và quyết định sinh mệnh của mình.
Sự ra đời của chú cừu Dony bằng phương pháp nhân bản vô tính và sự thành công trong việc lập ra biểu đồ giải mã gen đã làm chấn động thế giới. Đây có thể coi là "thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người", "cái mốc về khoa học nghiên cứu sinh mệnh con người" nguồn tư liệu sinh động nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay". Thành công của những phát kiến mới trong lĩnh vực gen di truyền được sánh ngang với việc chế tạo thành công bom nguyên tử đầu tiên và việc con người lần đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng. Tương tự như những phát minh khoa học quan trọng khác, lĩnh vực ứng dụng đầu tiên của công nghệ gen chính là quân sự. Sự phát triển như vũ bão của các công trình gen đã tạo ra lĩnh vực mới để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm chế tạo một loại vũ khí sinh học mới, có tính sát thương lớn với những tính năng đặc biệt. Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, trong thế kỉ 21, con người có khả năng phải đối mặt với cuộc chiến tranh còn đáng sợ hơn cả chiến tranh hạt nhân đó chính là "chiến tranh gen". Nhưng về bản chất vũ khí gen là loại vũ khí sinh học thế hệ mới - vũ khí sinh học thế hệ thứ 3. Đặc điểm của vũ khí gen - Uy lực sát thương cực lớn, giá thành sản xuất cực rẻ Theo Tuần báo Thames số chủ nhật (1-10-1995), các nhà khoa học Nga đã thành công trong nghiên cứu tách ADN của một loại siêu vi trùng rồi kết hợp với ADN của siêu vi trùng khác để tạo nên chất cựu độc có tên là "Nhiệt độc tố". Chỉ cần dùng đầu kim gẩy một lượng rất nhỏ độc tố này thì cũng đủ để giết chết 500.000 người, với một lượng khoảng 20g thì cũng đủ giết chết 6 tỉ người trên thế giới trong giây lát. Loại “vũ khí này” hiện vẫn chưa có thuốc giải . Các nhà khoa học tiến hành so sánh vũ khí gen với vũ khí hạt nhân uy lực mạnh. Theo tính toán, nếu bỏ ra 50 triệu đôla Mỹ để xây dựng một kho vũ khí gen thì khả năng sát thương còn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư 5 tỉ đô la để xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Phạm vi sát thương (không có vật che chắn) của một quả bom hạt nhân 1kt (tương đương với 1 triệu tấn thuốc nổ TNT) là 300 km2. Trong khi phạm vi sát thương của 10 tấn chất chiến đấu sinh học thông thường là 100.000 km2, còn đối với vũ khí gen phạm vi sát thương có thể gấp hàng chục lần thậm chí trên trăm lần chất chiến đấu sinh học thông thường. Vũ khí nguyên tử liệu đã lạc hậu? - "Không có thuốc chữa" Vũ khí gen đã vận dụng những thành tựu mới nhất của những công trình nghiên cứu về di truyền. Thông qua tổ hợp gen chính, người ta đã thay đổi một số gen di truyền của vi sinh vật gây bệnh để tạo ra chất chiến đấu sinh học nguy hại rất lớn. Do phải thay đổi "mật mã gen" của siêu vi trùng, vi khuẩn trong quá trình biến đổi gen (giống như quá trình pha chế thuốc theo đơn), nên chỉ có người chế tạo mới nắm bắt được những bí quyết của quá trình đó. Do đó, trong một thời gian ngắn sẽ rất khó phá giải, cũng như phòng vệ và trị liệu. Vì thế, nó trở thành vũ khí "vô phương cứu chữa nên sẽ gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cực độ cho đối phương. - Vũ khí giết người không cần đổ máu Khác với những vũ khí hiện đại khác, vũ khí gen thuộc loại vũ khí phi sát thương. Người ta sẽ chẳng thấy những tập đoàn quân với những trang bị hạng nặng, hạng nhẹ ầm ầm rung chuyển cả đất trời; sẽ chẳng có cảnh nhà tan, cửa nát, khói lửa mịt mùng nhưng hậu quả của nó thật khó lường. Chiến tranh sẽ không phải huy động nhiều người mà chỉ cần đưa những vi khuẩn gây bệnh gen xâm nhập vào lãnh thổ nước khác bằng nhiều con đường và phương pháp khác nhau. Sau đó để chúng tự khuếch tán trong tự nhiên và sinh sôi nảy nở. Nó sẽ làm cho người, súc vật trong thời gian ngắn mắc phải những "căn bệnh kì lạ" vô phương cứu chữa. Nhẹ nhất thì cũng vô cùng khó điều trị, lặng lẽ tiêu hao và tan rã khả năng kháng cự của đối phương. Chúng ta có thể hình dung ra viễn cảnh rằng, nếu đưa "vi khuẩn sốt xuất huyết cấp tính" xâm nhập vào nguồn nước của đối phương, sẽ làm cho đa số cư dân đang sử dụng nguồn nước đó mắc bệnh, làm tiêu hao phần lớn sức lực của họ, thậm chí dẫn đến tử vong. Điều đó cho thấy khả năng sát thương của vũ khí gen có thể cao hơn vũ khí hạt nhân hàng chục lần. Người ta có thể thay đổi gen di truyền của vi sinh vật không gây bệnh, để tạo ra những vi khuẩn gây bệnh loại mới có tính kháng thuốc cao. Ngoài ra, có thể lợi dụng sự khác biệt về đặc trưng cấu trúc sinh lí của các chủng tộc người để tạo ra những vi khuẩn chỉ gây bệnh cho một nhóm người có đặc điểm di truyền riêng biệt, nhằm sát thương có trọng điểm sinh lực địch. Theo tuần báo Thames số chủ nhật (15-11-1998), các nhà khoa học Israel đã gây và nuôi dưỡng những gen di truyền đặc biệt của siêu vi trùng, vi khuẩn của các chủng tộc người khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu chế tạo ra vũ khí gen chỉ tác hại đối với người Ả Rập, không nguy hại đối với người Do Thái. Tuần báo Defence của Anh còn tiết lộ rằng, các nhà khoa học Israrel đã lợi dụng một số thành quả nghiên cứu của Nam Phi để tạo ra "vũ khí nhiễm sắc thể" có tác hại tới bộ gen cấu thành của người Ả Rập đặc biệt là của người Irắc. Phía Ixaren thì một mực bác bỏ nguồn tin này và tuyên bố rằng những nghiên cứu sinh học của họ chỉ mang tính phòng vệ đơn thuần. Hiện trạng phát triển Do vũ khí gen có thể chế ngự hoàn toàn đối phương trong các cuộc chiến phi sát thương. Bởi vậy, trong những năm gần đây, các nước phát triển và cường quốc quân sự trên thế giới đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu vũ khí gen, trong đó Mỹ và Nga là hai cường quốc đi đầu trong lĩnh vực này. "Vũ khí" gen đang được các cường quốc đặc biệt quan tâm Trong kế hoạch nghiên cứu vũ khí sinh học của Bộ Quốc phòng Mỹ, có 11 đề tài nghiên cứu do quân đội trực tiếp đảm nhiệm, 32 đề tài do các cơ quan ngoài quân đội tiến hành. Tất cả các đề tài đều do Bộ Quốc phòng Mỹ bảo hộ về kỹ thuật và tài chính. Từ năm 1983 đến nay, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã bắt đầu áp dụng những kỹ thuật hiện đại để giải mật mã gen của khuẩn lị a-míp, độc tố của khuẩn bạch hầu, khuẩn dịch tả, khuẩn bệnh than. Ngoài ra, họ còn thử đưa những gen đặc biệt cấy vào những vi khuẩn vốn không gây bệnh để biến thành những vi khuẩn gây bệnh. Cục nghiên cứu y học quân sự của Mỹ đặt tại Maryland kì thực là trung tâm chuyên nghiên cứu về vũ khí gen. Mỹ đã lưu ý đến mối đe doạ của vũ khí sinh học đối với an toàn quốc gia và đã có sự dự trữ vác xin phòng chiến tranh sinh hoá và vác xin chống độc tố sinh học để kịp thời ứng phó với vũ khí sinh học có thể tạo ra, đặc biệt là vũ khí gen. Đầu năm 2000, Bộ Quốc phòng Mỹ điều chỉnh chiến lược phòng chống đối với vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh hoá như: đề xuất việc xây dựng kế hoạch liên hợp quân binh chủng trong việc phòng chống vũ khí sát thương lớn, đề cao khả năng tác chiến phi truyền thống; điều chỉnh việc bố trí nhân lực và kinh phí dành cho mua sắm, nghiên cứu chế tạo và phát triển trang bị phòng hộ. Từ năm 1999 đến năm 2003, Mỹ đã đầu tư 4 tỷ 600 triệu đô la cho phòng chống vũ khí sinh hoá. Dưới thời của Tổng thống G. Bush, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch tăng thêm chi phí cho việc nghiên cứu để sản xuất ra loại vũ khí mới trong đó có vũ khí gen. Trước năm 2003, tất cả số quân hiện đang tại ngũ và số quân dự bị đều phải tiêm vác xin phòng sinh học. Nga cũng rất coi trọng nghiên cứu về vũ khí gen. Cuối những năm 80 của thế kỉ 20 Trung tâm nghiên cứu Siberia của Nga đã nghiên cứu đưa gen của vi khuẩn bệnh sốt cấp tính xâm nhập vào men rượu thông thường để truyền bệnh sốt cấp tính ở mức độ nặng nhất, nghiên cứu vũ khí sinh học gây bệnh tiêu chảy. Cơ quan tình báo phương Tây cho rằng loại vũ khí gen này có thể làm mất tác dụng của các thiết bị phòng hoá mà NATO đang sử dụng và loại vũ khí này đã được tiến hành thử nghiệm trong một số trung tâm bí mật của Nga. Đặc biệt "Nhiệt độc tố" là một "kiệt tác" của các nhà khoa học Nga. Hiện nay, Nga có 4 phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về vũ khí sinh học có liên quan đến gen. Họ đã sớm bắt tay nghiên cứu gen của độc tố có trong nọc rắn, kết hợp với gen của vi khuẩn gây bệnh cúm để tạo ra một siêu vi trùng cúm mới mang trong nó cả độc tố của loài rắn. Sau khi siêu vi trùng này được phát tán, người nhiễm bệnh vừa có triệu chứng của bệnh cúm lại vừa có triệu chứng giống như bị rắn độc cắn, khiến người bệnh tê liệt và dẫn đến tử vong. Ngoài Mỹ và Nga, các nước Anh, Đức, Ixraen…vv cũng không cam chịu “đi sau” trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí gen. Các trung tâm phòng dịch sinh, hóa học do chính phủ Anh quản lý đang bí mật vận dụng những kĩ thuật gen để tập trung nghiên cứu nhằm biến đổi gen của các siêu vi trùng cấp tính. Bộ quốc phòng Đức đang tiến hành nghiên cứu để biến đổi gen của những vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, dịch tả và khuẩn đại tràng.
[QDND news]
|
Nhãn:
Anh,
Biểu đồ giải mã gen,
Công nghệ gen,
Cường quốc,
Cừu Dony,
Đức,
Israel,
Mỹ,
Nga,
Nhân bản vô tính,
Vũ khí “huỷ diệt”,
Vũ khí nguyên tử,
Vũ khí sinh hóa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)