Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tổ hợp tên lửa chống tàu Club-K

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ hợp tên lửa chống tàu Club-K. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ hợp tên lửa chống tàu Club-K. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

>> Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa Club-K

Báo chí Nga đưa tin, nước này đã đàm phán với một nước Đông Nam Á để bán vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K. Đó là nước nào? Indonesia, Malaysia, Philippines hay Việt Nam?

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa


Công ty Concern Morinsystema-Agat (Nga) tại triển lãm LIMA-2013 ở Malaysia đã có nhiều cuộc gặp gỡ và đàm phán bán hệ thống tên lửa lắp trong container Club-K.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K

“Sự quan tâm đối với hệ thống là khá lớn,chúng tôi đã tiến hành đàm phán. Hơn nữa, đây không phải là cuộc đàm phán đầu tiên, chúng tôi đang lặng lẽ tiến về phía trước”, Tổng giám đốc, Tổng công trình sư của Concern Morinsystema-Agat, ông Georgy Antsev cho biết.

Ông Antsev cho biết, công ty của ông đang đàm phán với một nước Đông Nam Á, nhưng không nói rõ cụ thể là nước nào. “Chúng tôi đang tiến hành ráo riết chính sách marketing. Chúng tôi dự nhiều triển lãm, đàm phán cùng với công ty Rosoboronoexport. Tôi nghĩ rằng, kết quả sẽ có. Tiến vào thị trường nào cũng không đơn giản”, ông Antsev nói.

Theo ông, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ khá mạnh. Đó là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước NATO. “Sau khi đã thực hiện chuyển giao lớn công nghệ cho các nước châu Á-Thái Bình Dương, nay tự chúng tôi phải tiến lên phía trước bằng cách nghiên cứu chế tạo và chào hàng cái gì đó mới mẻ. Hệ thống Club-K chính là cái mới mà hiện người khác chưa có”, ông Antsev nói.

“Điều dễ hiểu là giải pháp được áp dụng ở hệ thống này bản thân nó đã độc đáo, nó đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào cũng phải xem xét lại học thuyết của mình, trước hết là học thuyết quân sự. Ta biết là ai cũng có những mối quan tâm riêng, mỗi vị tư lệnh, bộ trưởng quốc phòng cũng có thẩm quyền của mình. Đưa ra quyết định mua cái gì đó hoàn toàn mới, vạn năng và ở đâu đó có thể lấy đi một ít của hạm đội, ở đâu đó của lục quân, ở đâu đó của không quân là không đơn giản. Đó là vấn đề chính trị, nơi mà mỗi quốc gia phải tự mình đưa ra quyết định cho mình”, ông Antsev nói.

Tổng giám đốc Concern Morinsystema-Agat nhấn mạnh, Club-K có các đặc điểm nổi bật là tính cơ động, bí mật và chi phí sử dụng tương đối rẻ.

“Khi quý vị đã có hệ thống logistics (kho vận) ổn thỏa, ưu điểm ở đó thậm chí không phải là ở chỗ hệ thống nằm trong container, có thể giấy ở đâu tùy ý. Điều chủ yếu ở đây là logistics. Trước hết đó là thuận tiện cho vận chuyển, thuận tiện lưu kho, không cần trang thiết bị đặc chủng: tất cả trang thiết bị đều có sẵn trên thị trường, có rất nhiều và rẻ. Tốt nhất là mua dư những quả tên lửa thay cho hạ tầng logistics. Hệ thống này không đòi hỏi khung gầm chuyên dụng đồ sộ như cả chục quả tên lửa. Tốt nhất là mua khung gầm xe thông thường và thêm các quả tên lửa”, ông Antsev nói.

Theo ông Antsev, đây chính là ưu thế nổi trội của hệ thống tên lửa container Club-K.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K sẽ trở thành ác mộng đối với các cường quốc hải quân như Mỹ, Trung Quốc

“Chúng tôi đang ra thị trường với một sản phẩm mới, chúng tôi đang tới các nước nhỏ. Chúng tôi sẽ rất quan tâm đến chính sách giá cả cùng với công ty Rosoboronoexport. Điều đó rất quan trọng. Giới quân sự cần phải thay đổi chút ít cách nhìn của mình đối với các cuộc xung đột quân sự và xem xem cần chi tiền vào đâu, giải quyết nhiệm vụ bảo đảm an ninh bằng những lực lượng và phương tiện nào”.

Trước đó, có tin Concern Morinsystema-Agat đã thử nghiệm phóng thành công hệ thống Club-K vào năm 2012. Chương trình thử nghiệm đã hoàn thành đầy đủ. Các thử nghiệm này một lần nữa cho thấy rằng, Nga đang chào bán cho các khách hàng không phải là mô hình hay maket, mà là một hệ thống vũ khí tên lửa container có thực. Club-K được triển khai trong container đường sắt tiêu chuẩn. Chỉ có thể phát hiện khi hệ thống phóng tên lửa, khi hệ thống được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Những lúc khác, bề ngoài, đó chỉ là một container đường sắt quen thuộc.

Trở lại vấn đề phía Nga đang đàm phán với quốc gia Đông Nam Á nào về việc bán Club-K. Vậy quốc gia Đông Nam Á mà Concern Morinsystema-Agat đã đàm phán bán Club-K là nước nào? Ta hãy phân tích, suy luận dựa trên những thông tin báo chí đã có.

Trước hết, phải thấy rằng, Nga ngay từ đầu đã xác định Đông Nam Á với điểm nóng xung đột chủ quyền biển đảo là một trong những thị trường hàng đầu của Club-K. Các chuyên gia Nga khẳng định, Club-K trước hết dành cho các nước nhỏ có bờ biển dài, không có điều kiện mua các tàu chiến lớn như ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Với 4 tên lửa cất giấu trong contenơ đặt trên tàu biển, tàu hỏa hoặc xe tải và có tầm bắn xa 220-275 km, phần chiến đấu 200-450 kg, Club-K là hệ thống vũ khí đối hạm và đối đất rẻ tiền mà Mỹ và các cường quốc khác phải khiếp sợ.

Và những quốc gia Đông Nam Á quan tâm đến loại vũ khí đáng sợ và là một phương tiện phi đối xứng của các nước nhỏ chống lại các hạm đội hùng mạnh, chắc chắn là có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong tầm ngắm, dễ thấy là Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Với đặc điểm lãnh thổ rộng lớn với hàng vạn hòn đảo, cũng như do không có mối đe dọa trực tiếp từ hướng biển vào đất liền, Indonesia sẽ không quan tâm đến Club-K. Họ chú trọng trang bị tên lửa chống hạm cho hải quân, cho tàu chiến mặt nước. Đó là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont của Nga, các tên lửa chống hạm dưới âm C-802 và mới đây là C-705 của Trung Quốc. Nếu muốn tăng cường khả năng tác chiến chống hạm, Indonesia sẽ tìm cách trang bị các tên lửa chống hạm hiện đại khác như BrahMos cho các tiêm kích Su-30 của họ hơn là mua Club-K.

Nếu tính đến tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực quần đảo Trường Sa và bãi Scarborough, cũng như yếu tố địa lý, Club-K nếu được mua sắm sẽ tăng mạnh sức uy hiếp của Philippines đối với hải quân Trung Quốc. Club-K là vũ khí phòng thủ có sức răn đe hữu dụng nhất đối với Philippines. Philippines là đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á và chưa từng mua vũ khí Nga, lại là quốc gia có tiềm lực hải quân và kinh tế yếu kém. Khả năng nước này mua Club-K là rất nhỏ.

Malaysia là quốc gia từng mua sắm vũ khí Nga như máy bay tiêm kích Su-30MKM, MiG-29N…, nhưng họ chủ yếu dùng tên lửa chống hạm Exocet cho tàu chiến và tàu ngầm. Nước này ít có khả năng mua Club-K.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cabin điều khiển Club-K

Hội tụ nhiều yếu tố quan tâm đến Club-K nhất là Việt Nam. Với đặc điểm lãnh thổ, đường bờ biển và tranh chấp biển đảo với nước ngoài, Việt Nam rất cần một loại vũ khí đa năng, tầm xa, cơ động, bí mật, có tính răn đe mạnh cả với mục tiêu trên biển và đất liền và lại vừa túi tiền (15 triệu USD/hệ thống) như Club-K. Nếu được triển khai trên bờ, Club-K cùng với Bastion-P có khả năng bao phủ phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khi được triển khai trên các tàu dân sự hay vận tải quân sự, tầm với của Club-K sẽ vươn xa hơn nữa. Đặc biệt, khi được trang bị cho các tàu hoạt động gần Trường Sa hay bố trí trên các đảo lớn ở quần đảo này, Club-K trở thành vũ khí chống phong tỏa, chống đổ bộ từ xa cực kỳ lợi hại.

Trước đó, có tin trong năm 2012, Nga và Việt Nam bắt đầu phát triển một tên lửa hành trình mớidựa trên hệ thống tên lửa Uran. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ chọn hợp tác sản xuất biến thể mới nhất của Uran là Kh-35UE có tầm bắn 260 km. Hơn nữa, phần lớn các tàu tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực. Vì thế, mua Club-K sẽ là một giải pháp đúng đắn, hợp lý và cần thiết cả về mặt kỹ thuật, hậu cần trang bị và kinh tế đối với Việt Nam vì Kh-35UE chính là một phương án trang bị của Club-K. Hơn nữa, có lẽ các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng đã xác định Việt Nam là khách hàng tiềm năng của Club-K nên trong một clip video quảng cáo Club-K xuất hiện các container chở hàng có in dòng chữ "DONGNAMA" (Đông Nam Á).

Xét tất cả những yếu tố trên, Việt Nam là quốc gia có nhiều khả năng nhất quan tâm đến việc mua sắm và trang bị hệ thống tên lửa vạn năng đối hạm/đối đất Club-K. Đây chỉ là những suy đoán, sự thực thế nào, chúng ta còn phải chờ xem.

Xem demo sức mạnh bất ngờ và khủng khiếp của tên lửa Club-K :



Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 5)



Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi sâu sắc nghệ thuật tác chiến trên biển, với sự tham gia không chỉ của hải quân mà còn có các quân, binh chủng khác.


Sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự đã đưa nghệ thuật chiến dịch phát triển lên một nấc thang mới, không gian của chiến trường mở rộng hơn, tham gia vào các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch trên khu vực biển, đại dương và các vùng nước ven bờ, khu vực bờ biển không chỉ là lực lượng hải quân, mà cả lực lượng không quân, lực lượng lục quân, lực lượng tên lửa chiến lược và lực lượng bộ đội không gian...

Thông thường, các hoạt động tác chiến chiến dịch của Liên bang Xô viết trước đây và nước Nga ngày nay có thể do một chiến hạm hoặc một cụm chiến hạm thực hiện, với sự yểm trợ tầm xa của các lực lượng không quân hải quân, không quân và tên lửa chiến lược.

Các cường quốc biển phương Tây thường triển khai các chiến dịch trên biển với một cụm tầu hoặc một hạm đội đến nhiều hạm đội với đầy đủ biên chế, bao gồm cả tầu sân bay. Lực lượng hạm đội của Mỹ hoàn toàn có khả năng đáp ứng một cuộc chiến tranh cục bộ hoặc một cuộc xung đột khu vực.



Tàu đổ bộ có boong phóng máy bay cỡ lớn của Hải quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Iraq.


Từ góc nhìn về sử dụng lực lượng, có thể xác định được phương án chiển khai một chiến dịch tác chiến biển đại dương.

Phương án tác chiến biển – đại dương cũng nằm trong những nguyên tắc tác chiến cơ bản, nhưng với không gian tác chiến rộng lớn hơn, trên vũ trụ, trên không, trên biển – đại dương và dưới biển, đại dương.

Các hoạt động tác chiến có thể đơn lẻ như săn ngầm hoặc đồng bộ với mục tiêu chiếm quyền chủ động, nhằm vào các mục tiêu quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị của đối phương, từ các căn cứ hải quân đối phương đến các mục tiêu trên không, trên biển – đại dương.



Khả năng tấn công của tàu ngầm nguyên tử Mỹ trên biển Baren.


Đối với các lực lượng Hải quân mạnh, có trong biên chế đầy đủ các phương tiện, từ tầu sân bay đến các loại tầu xuồng chiến đấu, phương thức triển khai các chiến dịch với các mục tiêu khác nhau, từ xung đột vũ trang đến chiến tranh cục bộ trong giai đoạn ngày này thông thường có tính tương đương, (ngoại trừ những hoạt động chống hải tặc).

Đó là thời gian chuẩn bị rất kỹ càng, có thể kéo dài nhiều năm đến nhiều tháng cho những hoạt động nghiên cứu vùng nước, địa hình đáy biển, hoạt động tầu thuyền, các sơ đồ bố trí lực lượng của đối phương, chi tiết đến từng mục tiêu, các mục tiêu này sẽ được lập trình trên tất cả các phương tiện trinh sát (vệ tinh, máy bay trinh sát, tầu xuồng trinh sát….. và các phương tiện mang, từ các chiến hạm mạng tên lửa, pháo hạm đến các các máy bay của lực lượng không quân hải quân, các mục tiêu nay sẽ được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo chắc chắn không có sự bất ngờ xảy ra khi chiến dịch tiến công được triển khai.

Thời điểm triển khai chiến dịch thường được giữ bí mật tối đa, khi giờ công kích đã đến các lực lượng hải quân của các cường quốc biển sẽ đồng loạt tấn công hỏa lực từ tất cả các đơn vị tác chiến như không quân hải quân, chiến hạm, tầu ngầm, lực lượng đặc nhiệm hải quân trên toàn tuyến, trên không, trên biển, các căn cứ bờ biển và trong các trường hợp chiến tranh cục bộ, sẽ đánh sâu vào đất liên, các mục tiêu được tiến công bằng nhiều phương tiện hỏa lực, từ nhiều hướng khác nhau, với yêu cầu trong thời gian ngắn của đợt công kích, các mục tiêu quan trọng phải được chế áp hoặc tiêu diệt.

Trong quá trình triển khai chiến dịch, các đơn vị hợp thành của lực lượng hải quân có thể tiếp tục truy quét, tìm diệt các mục tiêu đã được lựa chọn ( tầu ngầm, tầu chiến) hoặc chế áp các đơn vị phòng không, tên lửa, sân bay, bến cảng…với mức độ hỏa lực ngày càng tăng, các đợt tấn công dồn dập …cho đến khi mục tiêu chiên dịch đạt được.

Do tính đặc thù của các chiến dịch hải chiến, để phòng thủ không – biển đạt hiệu quả cao, yêu cầu quan trọng đầu tiên trong cả thời chiến lẫn thời bình, đó là khả năng sẵn sàng tác chiến cao độ, bí mật, bất ngờ, tính cơ động cao, khả năng sẵn sàng tham gia chiến đấu cao của các phương tiện, vũ khí trang bị lực lượng hải quân.

Việc nghiên cứu kỹ và sâu sắc, hiểu biết thực tế vùng nước, vùng biển, ven biển, tính đặc thù của bờ biển, khả năng ngụy trang che dấu lực lượng, khả năng cơ động, khả năng bố trí các lực lượng phòng thủ hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trong trong sự sống còn của lực lượng phòng thủ.



Tổ hợp tên lửa chống tàu Club-K phóng từ tàu chở hàng.


Để chống lại các lực lượng hải quân của các cường quốc biển, với công nghệ quân sự hiện đại ngày nay, các lực lượng hải quân liên bang Nga cần quản lý chặt chẽ các vùng nước có khả năng hình thành bàn đạp tiến công, các căn cứ hải quân mà đối phương có thể sử dụng, các phương án đột kích, phản công đánh trả ngay khi đối phương bắt đầu triển khai tấn công, các phương án phòng không, phòng hải hiệu quả nhất, đồng thời phải bố trí sẵn sàng hệ thống phòng thủ bờ biển, vùng nước nông và các hướng phản công hỏa lực từ những căn cứ đã được chuẩn bị sẵn, với những khu vực mục tiêu.

Thông thường, mỗi khu vực mục tiêu phải được sự quản lý của nhiều phương tiện hỏa lực hoặc nhiều đơn vị binh chủng như tên lửa, không quân, tầu tên lửa hoặc tầu phóng ngư lôi, các đơn vị đặc nhiệm hải quân, phòng thủ bờ biển.

Các hoạt động huấn luyện tác chiến nhằm duy trì và nâng cao sức chiến đấu của các đơn vị phải diễn ra với sự đối kháng thực tế, những hoạt động huấn luyện tác chiến phải được tiến hành trong mội trường khách quan, với góc nhìn từ phía bên kia của lực lượng đối phương có tiềm lực hải quân mạnh và hiện đại, các hoạt động triển khai chiến đấu phải năng động, sáng tạo, nhịp độ triển khai phải nhanh chóng, bất ngờ với yêu cầu cơ động chiến đấu ngày càng cao, áp lực tác chiến càng ngày càng tăng, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các sỹ quan chỉ huy, đặc biệt là các hạm trưởng và các sỹ quan chỉ huy lực lượng phòng không, phòng hải.



Hệ thống radar cảnh báo sớm chiến lược chống tên lửa của Liên bang Nga.


Điểm đặc biệt quan trọng trong nghệ thuật chiến dịch không-hải hiện đại là khả năng đảm bảo thông tin và khả năng trinh sát, theo dõi, bám mục tiêu và quản lý chiến trường bằng các phương tiện truyền thông hiện đại.

Theo đó, mạng lưới thông tin và truyền thông cần được xây dựng đa tầng, đa điểm, đa dạng, có khả năng chống nhiễu hiệu quả, ngay cả trong trường hợp bị tấn công (bị tấn công vệ tinh trinh sát, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống vệ tinh truyền thông, các trạm thông tin liên lạc, các trạm radar cảnh báo).

Để thực hiện được nhiệm vụ này, hệ thống trinh sát, truyền thông phải được tính toán, xây dựng và thử nghiệm trong điều kiện tác chiến hiện đại, với khả năng bị tấn công cao nhất, hệ thống trinh sát, truyền thông và quản lý chiến trường phải biến đổi linh hoạt, chuyển hóa liên tục trong không gian chiến trường phức tạp và và hỏa lực tấn công dầy đặc với độ chính xác cao.



Phân bố lực lượng hải quân viễn dương Trung Quốc.


Do tính đặc thù của nghệ thuật chiến dịch trên hải dương, các hoạt động huấn luyện tác chiến thường có thể nhanh chóng chuyển thành các hoạt động tác chiến trên biển, do đó, khái niệm ranh giới về huấn luyện thời bình và chiến đấu thời chiến trong nghệ thuật quân sự hải dương rất mờ nhạt.

Các đòn tấn công có thể xuất phát từ bất cứ điểm nào, bất cứ thời gian nào trên toàn bộ các đại dương hoặc vùng biển.

Đánh chặn kịp thời và phản công hiệu quả là phương án tốt nhất dành thế chủ động trên chiến trường hải dương. Đó là điểm đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nghệ thuật chiến dịch hải quân và đó cũng là mối quan hệ tương quan chặt chẽ của chiến lược và chiến dịch hải dương.

Lý luận về nghệ thuật chiến dịch

Nghệ thuật chiến dịch- Một thành phần quan trọng của nghệ thuật quân sự, giải quyết những vấn đề liên quân đế lý thuyết và thực hành huấn luyện tác chiến và tiến hành các hoạt động tác chiến hợp đồng quân binh chủng, tác chiến độc lập cấp chiến dịch, các hoạt động tác chiến của các quân chủng trên những chiến trường khác nhau. Nhưng lý luận và thực tiễn của nghệ thuật chiến dịch được hình thành cơ bản trong Điều lệnh tác chiến hải quân.

Những nhiệm vụ quan trọng của nghệ thuật chiến dịch là: nghiên cứu tính chất và nội dung của những hoạt động tác chiến. Đề xuất các phương pháp huấn luyện tác chiến và tác chiến trên bộ, trên không và trên không gian vũ trụ, xác định các giải pháp tác chiến chiến dịch với khả năng sử dụng các phương tiện chiến đấu và các lực lượng chiến đấu, đồng thời sử dụng các binh chủng sao cho có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong chiến dịch.

Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp, những phương pháp điểu hành các lực lượng tham gia tác chiến, khả năng đảm bảo hậu cần kỹ thuật, yểm trợ hỏa lực, thực tể điều khiển các hoạt động tác chiến của các lực lượng, các quân binh chủng trong các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch.



Sơ đồ tác chiến khối quân sự NATO trên mặt trận Châu Âu.


Nghệ thuật chiến dịch nghiên cứu tất cả các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch như tấn công, phòng ngự, tổ chức và thực hiện những hoạt động bố trí, di chuyển, tập trung binh lực trong các chiến dịch và mối tương quan trong quan hệ thay đổi bố trí binh lực trên chiến trường.

Nghệ thuật chiến dịch giữ vị trí kết nối giữa nghệ thuật chiến lược quân sự và nghệ thuật tác chiến (chiến thuật). Theo mối quan hệ với chiến thuật, nghệ thuật chiến dịch giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó xác định cho chiến thuật nhiệm vụ và hướng phát triển tiếp theo.

Giữa nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật có sự ràng buộc liên kết nhân quả và sự ràng buộc phụ thuộc phả hệ (cha-con).

Ví dụ, khi xác định mục tiêu chiến lược của chiến tranh và những phương pháp tiến hành chiến tranh ở các khu vực chiến trường (địa bàn tác chiến) cần phải tính đến khả năng thực tế của các lực lượng vũ trang, các đơn vị quân chủng và các đơn vị thành viên binh chủng của quân chủng trong điều kiện cụ thể của chiến trường.

Tương tự như vậy, khi lên kế hoạch triển khai các chiến dịch, cần tính đến khả năng tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành, mức độ phát triển của lý luận và thực tiến của nghệ thuật tác chiến chiến dịch.

Như vậy trong điều kiện thực tế của chiến trường, kết quả thành công của các hoạt động tác chiến quyết định những thành quả của các hoạt động của chiến dịch, và chiến thắng của các hoạt động chiến dịch ảnh hưởng trực tiếp đến những thành quả đạt được của các mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển chiến tranh và mục tiêu cuối cùng của chiến lược tiến hành chiến tranh.

Sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí trang bị và phương tiện kỹ thuật, khoa học công nghệ đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các lực lượng vũ trang, thay đổi các phương thức điều hành tác chiến, sự liên kết ràng buộc và và mối quan hệ liên kết phụ thuộc giữa nghệ thuật chiến lược quân sư, nghệ thuật chiến dịch và nghệ thuật tác chiến trở nên đa dạng hóa, đa chiều, và năng động hơn.

Do nghệ thuật chiến dịch giải quyết những vẫn đề của lý luận và thực tiến huấn luyện tác chiến và tiến hành triển khai các hoạt động tác chiến các chiến dịch hiệp đồng quân binh chủng hoặc các chiến dịch phát triển độc lập của không quân, hải quân và lục quân.

Do đó, trong nghệ thuật quân sự nói chung, có thể chia ra được 3 lĩnh vực có liên quan mật thiết là nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật của từng quân chủng.



Hệ thống phòng thủ trên tàu chiến hiện đại.


Nghệ thuật quân sự của mỗi lực lượng quân chủng xuất phát từ những cơ sở căn bản của mô hình tác chiến lực lượng, yêu cầu của lý luận và thực tiễn chiến đấu, tính đặc thù của cơ cấu tổ chức quân chủng, của môi trường tác chiến, vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, khả năng và năng lực chiến đấu của các đơn vị binh chủng hợp thành của quân chủng.

Những quan điểm về nghệ thuật chiến dịch được rút ra từ những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật quân sự nói chung.

Những điểm mấu chốt là đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của lực lượng và vũ khí trang bị; mạnh dạn, kiên quyết triển khai các hoạt động tác chiến với mục tiêu chiếm và nắm giữ quyền chủ động, sẵn sàng triển khai các hoạt động tác chiến khi địch sử dụng các loại vũ khí thông thường, vũ khí hiện đại và vũ khí có sức hủy diệt lớn; hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra bằng sức mạnh tổng hợp của của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị liên kết phối hợp của các quân chủng, trên cơ sở mối quan hệ tác chiến chặt chẽ của hiệp đồng quân binh chủng; tập trung được lực lượng đột phá chủ lực trên hướng tiến cống chính trong thời điểm quyết định.

Áp dụng những nguyên tắc chung trong nghệ thuật chiến dịch phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của chiến trương, nơi diễn ra các hoạt động tác chiến của các đơn vị.

Lý luận quân sự của các nước phương Tây không sử dụng thuật ngữ Nghệ thuật chiến dich, các nhà quân sự phương Tây sử dụng khái niệm Nghê thuật tác chiến lớn, hoặc khái niệm nghệ thuật chiến lược nhỏ.

Sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự đã đưa nghệ thuật chiến dịch phát triển lên một nấc thang mới, không gian của chiến trường mở rộng hơn, tham gia vào các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch trên khu vực biển, đại dương và các vùng nước ven bờ, khu vực bờ biển không chỉ là lực lượng hải quân, mà cả lực lượng không quân, lực lượng lục quân, lực lượng tên lửa chiến lược và lực lượng bộ đội không gian, các chiến dịch có sử dụng hải quân diễn ra liên tục thời bình như bảo vệ thềm lục địa, lãnh hải, vùng lợi ích, các tuyến vận tải chiến lược đường biển, các hoạt động chống xâm nhập, chống cướp biển đến thời chiến, khi các hoạt động tác chiến diễn ra trên không trên biển, trên đại dương và dưới đại dương, các đòn tấn công từ biển có thể đánh sâu vào đất liền khí sử dụng các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, không quân hải quân, đồng thời từ đất liền, các lực lượng như phòng thủ bờ biển, tên lửa chiến lược và chiến dịch, tên lửa phòng không S-500 hoàn toàn có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên các đại dương.

Hỏa lực của một tầu chiến lớp khu trục có khả năng gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị phòng thủ biển đảo mà không cần đòn tấn công của một liên đội tầu, hỏa lực của một tầu ngầm nguyên tử có khả năng tấn công hầu hết các mục tiêu chiến lược trên đất liền của cả một đất nước.

Do đó, các nguyên tắc hải chiển sẽ có những thay đổi rất nhiều, vấn đề đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hài quân được đặt lên một tầm cao mới, đó là khả năng huấn luyện, diễn tập thực binh và thực hiện những hoạt động đa nhiệm như tuần biển, trinh sát địa hình đáy biển, dòng chảy, thực hành những hoạt động cứu hộ biển và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các loại tầu trên biển và đại dương, dưới biển (huấn luyện chống ngầm và chống ngầm).

Để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị hải quân thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tuần tiễu hoặc cùng với lực lượng cảnh sát biển, biên phòng duyên hải được tổ chức triển khai tương đương như những hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, với biên chế đầy đủ vũ khí trang bị và mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang