Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 3)

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 3)



Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp tư bản, khoa học công nghệ, kỹ thuật quân sự cũng cho phép hoàn thiện cấu trúc thân tàu chiến, hệ thống điều khiển buồm và pháo hạm.

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 2)

Kinh nghiệm của chiến tranh Crưm 1853 – 1856 đã chứng minh sự vượt trội của tàu hơi nước so với tàu buồm trong tác chiến vận động trên biển.

Nửa cuối thế kỷ 19 Anh, Pháp, Mỹ đã chế tạo các tàu chiến hơi nước và bọc thép. Lực lượng tấn công chủ lực của hạm đội là tàu hơi nước với giáp thép và pháo binh hạng nặng. Thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện tàu tuần dương, tàu rải mìn, tàu khu trục.

Sự thay đổi cơ bản hạ tầng kỹ thuật của tàu chiến đã làm thay đổi quan điểm tác chiến, đòi hỏi phải có lý luận tác chiến của các liên đội tàu bọc thép trong hải chiến.

Một sự đóng góp to lớn vào nghệ thuật tác chiến hải quân là Đô đốc G.I.Butakov với tác phẩm "Những cơ sở lý luận mới cho tác chiến của tàu hơi nước" 1863. Trong tác phẩm đã trình bầy và tổng kết những kinh nghiệm tác chiến của tàu hơi nước trong chiến tranh Crưm.

Những cơ sở lý luận cơ bản đó đã trở thành nguyên tắc tác chiến tàu hơi nước và được áp dụng trên các hạm đội toàn thế giới.

Đô đốc G.I.Butakov trên kinh nghiệm của chiến tranh Crưm lần đầu tiên đã đánh giá cao vị trí của hạm đội tàu hơi nước trong các trân đánh trên biển. Đô đốc S.O.Macarov cũng đưa ra chiến thuật sử dụng ngư lôi, vũ khí chủ đạo của tác chiến biển.

Trong tác phẩm "Nghiên cứu những vấn đề về nghệ thuật Hải chiến”, ông đã phát triển chiến thuật của tàu hơi nước bọc thép, ở đó, Makarov đã đưa ra những lý luận cơ bản về việc cần thiết liên kết phối hợp giữa ngư lôi và pháo hạm, đưa ra lý thuyết áp dụng đội hình mũi nêm nối đuôi nhau của các liên đội tàu chiến bọc thép, đưa ra nguyên tắc công phá hệ thống phòng thủ, phương pháp chống chống thủy lôi, chống tàu ngầm và hệ thống vật cản chống tàu.

Vào những năm 1890, một trong những người xây dựng lên chiến lược hải quân Tướng 2 sao chuẩn Đô đốc Hải quân Rear Admiral A. Mahan và Trung tướng Hải quân F. Colomb cố gắng xây dựng lý thuyết "Thống trị biển khơi”.

Lý thuyết được xây dựng trên cơ sở xây dựng một lực lượng hải quân áp đảo bằng các tàu tuần dương bọc thép hơi nước, sẵn sàng tiêu diệt các hạm đội tàu chiến của đối phương trong một trận đánh lớn trên biển.

Kolomb tuyên truyền rộng rãi Điều lệnh tác chiến hải quân (Vĩnh viễn và không thay đổi), áp dụng một cách máy móc phương pháp và đội hình chiến đấu của tàu buồm vào tàu chiến hơi nước, không tính đến sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật và vũ khí trang bị hiện đại.

Điều lệnh tác chiến "thống lĩnh biển khơi” đi ngược lại sự phát triển của Hạm đội và Hải quân, không tính đến lực lượng lục quân, không tính đến toàn bộ cục diện chiến trường và kết quả của các hoạt động tác chiến trên bộ và trên biển.

Sau một thời gian dài của sự phát triển hải quân, các nhà lý luận chiến lược sau đại chiến thế giới lần thứ 2 1939 – 1945 lại quay trở lại với học thuyết "Thống trị biển khơi” của A.Mahan và Colomb với sự phát triển vượt trội về khoa học công nghệ, kỹ thuật quân sự và tiềm lực kinh tế quân sự.



Trận chiến Sicum với sự thảm bại của Hạm đội Nga hoàng trên biển Thái bình dương.


Trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 Nghệ thuật quân sự Hải quân được bổ sung kinh nghiệm tiến hành các hoạt động quân sự bảo vệ các căn cứ Hàng hải (phòng thủ Cảng Arthur).

Trong các chiến dịch này đã sử dụng các chiến hạm của hạm đội, pháo binh bờ biển, thủy lôi và ngư lôi. Sử dụng ngư lôi và thủy lôi đã chứng minh rằng, mặc dù pháo hạm vẫn đóng vai trò vũ khí chủ đạo của chiến trường, đã không còn là vũ khí duy nhất để chiến đấu với đối phương.

Cuộc chiến tranh đã làm xuất hiện các lớp chiến hạm mới như tuần dương, khu trục, tàu quét mìn và những tàu khác…đồng thời xuất hiện thêm nhiều loại ngư, thủy lôi và pháo hạm. Từ đó, hình thành cơ sở lý luận và áp dụng thực tiến kỹ chiến thuật hiệp đồng hải lực cho các trận đánh lớn trên biển với sự tham gia của các Tuần dương Thiết giáp trong trận đánh ở Tsushima, Biển Vàng (Yellow Sea), các hoạt động tác chiến của các liên đội tàu Viễn đông…

Lực lượng chủ lực quyết định chiến trường được công nhận là các thiết giáp pháo hạm hạng nặng. Kinh nghiệm chống mìn – thủy lôi đã đặt ra yêu cầu sống còn của Hải quân là phải tổ chức các hoạt động chống mìn, thủy lôi, đảm bảo hoạt động ổn định của các căn cứ hải quân bờ biển.

Để trinh sát, chiến đấu với các tàu khu trục và tác chiến trên các đường vận tải hàng hải của đối phương, ở lực lượng Hải quân các nước thường sử dụng các tàu chiến hạng nhẹ.

Tuy nhiên, học thuyết quân sự hải quân của các cường quốc biển đại dương sau chiến tranh Nga - Nhật vẫn chưa có những thay đổi lớn, vẫn là chiếm đoạt quyền thồng trị trên biển bằng những trận đánh lớn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng lực lượng hạm tàu đối phương.

Trong đại chiến thế giới lần thứ 1, các chiến hạm đa dụng được đưa vào biên chế là nhưng tàu khu trục hạng nặng, sử dụng các tàu khu trục hộ tống pháo hạm hạng nhẹ, và đặc biệt là sự áp dụng các tàu ngầm. Từ đó, tàu ngầm đã trở thành một lực lượng tác chiến độc lập của Hải quân, phát huy tác dụng ưu việt của nó là bí mật, bất ngờ và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chiến dịch và chiến thuật được đặt ra.

Lực lượng tác chiến tàu ngầm đã làm xuất hiện các tàu tuần tiễu và các tàu săn ngầm, đồng thời lần lượt xuất hiện các loại chiến hạm đặc thù khác như tàu sân bay, xuồng phóng lôi, các phương tiện đổ bộ của lính thủy đánh bộ.

Điểm quan trọng nhất trong tác chiến hải quân giai đoạn này là các pháo hạm đã giảm giá trị trong hải chiến. Sự phát triển của máy bay đã hình thành một binh chủng mới trong hải quân, binh chủng không quân hải quân.

Xuất hiện nghệ thuật chiến dịch hải dương

Để thực hiện học thuyết "thống trị hải dương” bằng một trận hải chiến vĩ đại đã trở thành không tưởng trong tư duy chiến lược của các chuyên gia hải quân. Nghệ thuật tác chiến Hải quân bước sang một bước phát triển mới của những hoạt động chiến đấu trên hải dương- nghệ thuật tác chiến chiến dịch hải dương.

Nghệ thuật chiến dịch Hải dương đòi hỏi những giải pháp đảm bảo: Trinh sát chiến dịch, ngụy trang, bảo vệ các chiến hạm hạng nặng trên mặt nước trong quá trình cơ động và chiến đấu trước các cuộc tấn công của tàu ngầm, cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật.

Từ những hoạt động yểm trợ tác chiến và hậu cần kỹ thut, các hoạt động tác chiến hàng ngày của hạm đội có mục tiêu quan trọng là bảo đảm điều kiện an toàn, thuận lợi cho các hoạt động tác chiến trong khu vực căn cứ hải quân, tuyến phòng thủ bờ biển và khu vực hình thành chiến sự.

Nghệ thuật quân sự hải quân Nga đã đưa ra phương pháp tác chiến hải dương trước hết phải xây dựng và chuẩn bị thế trận bằng ngư - thủy lôi và pháo hạm, đây là phương phát bắt buộc phải áp dụng đối với những lực lượng đối kháng mạnh hơn. Thế trận này đã được xây dựng trên biển Ban Tích trên tuyến đảo Nargen đến bán đảo (Porkkala Udd) với mục đích chặn cuộc đột kích của hạm đội Đức vào khu vực phía đông của Vịnh Phần Lan.

Tuyến phòng thủ bao gồm những dãy thủy lôi được đặt trước của Vịnh, và nhưng trận địa pháo bờ biển bố trí bên sườn. Hậu phương của tuyến phòng thủ triển khai tuyến chiến đấu các hải đoàn chính của hạm đội. Kinh nghiệm của chiến tranh đã khẳng định hiệu quả phòng thủ của hạm đội trong khu vực gần bờ chống lại lực lượng hải quân đối phương mạnh hơn.

Những yếu tố cấu thành của nghệ thuật quân sự hải quân Xô viết được hình thành trong cuộc chiến tranh nội chiến và cuộc chiến chống can thiệp quân sự năm 1918 – 1920, khi lực lượng Hải quân công nông Xô viết mới được thành lập đã lập tuyến phòng thủ bảo vệ Petrograd trước những cuộc đột kích từ phía biển, hỗ trợ cho các đơn vị Hồng quân bằng pháo hạm, yểm trợ hỏa lực đập tan lực lượng bạch vệ nổi loạn trong pháo đài Krastnaia Gorka và Serai Losad, tiến hành đổ bộ và triển khai chiến đấu cùng với các lực lượng trên hồ và trên sông.

Lực lượng Hải quân Xô viết phát triển mạnh nhờ những thành quả cách mạng đạt được của quá trình công nghiệp hóa XHCN. Các hạm đội Hồng quân trong 5 năm trước chiến tranh đã đóng các tàu chiến hiện đại, tàu ngầm, xây dựng lực lượng không quân hải quân và pháo binh bờ biển.

Trong giai đoạn giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, Quân đội Xô viết đã xây dựng những cơ sở lý luận cho Nghệ thuật quân sự hải quân và đưa ra nhưng mô hình tác chiến khác nhau của Hải quân Xô viết với sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng Lục quân Hồng quân trên các hướng bên bờ biển, chiến thuật tác chiến của các binh chủng trong lực lượng, những phương thức cơ bản trong liên kết phối hợp tác chiến các lực lượng, các binh chủng trong Hải quân.

Những cơ sở lý luận tác chiến đó được ghi rõ trong chỉ thị hướng dẫn các hoạt động tác chiến trên biển, điều lệnh tác chiến của Hải quân Xô viết và những tài liệu lý luận khác, được xuất bản trước Cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Thay đổi quan điểm sau chiến tranh thế giới 1, 2

Nghệ thuật quân sự hải quân các cường quốc biển sau chiến tranh thế giới lần thứ 1 có nhiều quan điểm, nhiều góc nhìn khác nhau về cách sử dụng Hải quân. Sức mạnh toàn năng của pháo hạm hạng nặng đã bị sụp đổ trong chiến tranh, các chuyên gia quân sự tìm kiếm các phương thức sử dụng các binh chủng trong Hải quân với các mục đích khác nhau, tìm kiếm các loại vũ khí trang bị giúp có thể duy trì sự "Thống trị trên hải dương”, học thuyết trận đánh quyết định trên đại dương, có thể thay đổi cục diện chiến trường cũng không có được ý nghĩa thực tế.

Những phương tiện chiến tranh mới, mạnh hơn và hiệu quả hơn xuất hiện đã trở thành nhu cầu làm thay đổi những quan điểm cũ của hải chiến. Trước thời điểm xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ 2, các hạm đội tiếp nhận vào biên chế các tàu sân bay, tàu tuần dương, các tàu khu trục hạng nặng, xuồng phóng ngư lôi, và không quân hải quân. Đây cũng là thời điểm xuất hiện radar và sonar.

Tuy nhiên, dù các học thuyết quân sự đã phát triển các lực lượng chiến đấu mới (không quân hải quân, tàu ngầm,…) nhưng những phương thức tác chiến mới hơn cũng không được phát triển.

Đại chiến thế giới thứ 2 1939 – 1945 với kết quả được quyết định bằng những trận đánh trên bộ, nhưng cho thấy những trận hải chiến đã vượt xa những cuộc chiến đấu trong giai đoạn trước.

Nhưng hoạt động tác chiến của Hải quân các nước tham chiến trên Thái bình dương (1941-1945) chủ yếu là tác chiến đổ bộ đường biển và chống đổ bộ đường biển, những đòn tấn công vào các hạm đội của đối phương trên đại dương, trong các căn cứ hải quân, và các cuộc chiến trên các tuyến đường vận tải biển.

Trên biển Thái bình dương đã có những cuộc chiến đấu đổ bộ của quân đội Mỹ và Austranlia lên đảo Leyte Gulf, quân đội Mỹ lên quần đảo Marshall, Marina Palluu, đảo Okinawa 1945. Khu vực Địa trung Hải với những cuộc đổ bộ của lính thủy đánh bộ lên Angery và Maroc năm 1942, Tấn công lên đảo Sicily của Itay năm 1943 và các trận đánh khác. Tổng số có 600 trận hải chiến, trong đó có 6 trận mang tính chiến lược.

Thời gian đầu của chiến tranh, hải quân các nước tham chiến như Nhật Bản, Mỹ đã tiếp nhận vào biên chế các tàu sân bay để tác chiến trên các vùng biển xa, các vùng biển kín là khu vực tác chiến của không quân hải quân có căn cứ cất cánh trên mặt đất, lực lượng không quân hải quân trên các tàu sân bay trở thành lực lượng tác chiến tiến công chủ lực của hải quân.

Những cuộc đối đầu của không quân hải quân trong các trận hải chiến lớn của chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong quá trình trận chiến, lực lượng không quân hải quân là lực lượng chủ lực tấn công các mục tiêu quan trọng của đối phương.

Sử dụng lực lượng không quân hải quân và các tàu sân bay cho phép trận đánh diễn ra trong một không gian rộng, các cụm tàu chiến hai bên cách nhau hàng trăm dặm. Các hải đoàn tàu chiến, được sự yểm trợ từ trên không của không quân hải quân, có thể tác chiến rất hiệu quả trong vùng nước ven bờ của đối phương.

Đặc biệt hải địa hình tại khu vực Thái bình dương có nhiều các cụm quần đảo lớn, cần tiến hành những chiến dịch tác chiến hải quân dài ngày trong khu vực quần đảo, phá hoại đường giao thông vận tải của đối phương, tấn công tiêu diệt lực lượng không quân trên đảo, bao vây cô lập các căn cứ phòng thủ cho đến khi đối phương kiệt sức kháng cự và đổ bộ lực lượng lính thủy đánh bộ.



Trận chiến Trân Châu cảng với sự tấn công của không quân, hải quân, tàu ngầm cảm tử. Hải quân Nhật đã đánh thiệt hại nặng Hạm đội Thái bình dương của Hải quân Mỹ.


Trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại năm 1941 – 1945, trên chiến trường Liên xô - Đức, nảy sinh yêu cầu phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng không quân, hải quân và lục quân.

Các hạm đội của hải quân Xô viết đã thành công trong các chiến dịch bảo vệ các căn cứ hải quân, bảo vệ các thành phố ven biển, phối hợp với không quân và lục quân tiến hành các chiến dịch lớn trên sông và trên biển yểm trợ tiêu diệt sinh lực quân đội phát xít.

Trong các chiến dịch này, pháo hạm và pháo phòng không hạm đội đã phối hợp tốt với không quân bẻ gẫy các mũi tiến công đường không của không quân Đức. Hạm đội tiến hành các chiến dịch độc lập nhằm tiêu diệt đường vận tải của đối phương và bảo vệ đường vận tải trên biển của Hồng quân.

Những hoạt động tác chiến của hạm đội mang tính đa dạng trong sử dụng lực lượng, từ tác chiến tàu ngầm, hỏa lực pháo hạm trong phòng thủ không - biển đến đổ bộ. và đặc biệt là lực lượng không quân hải quân, trong chiến tranh đã phát triển rất mạnh mẽ để trở thành một lực lượng tác chiến độc lập.

Nghệ thuật quân sự hải quân đã có được những kinh nghiệm có giá trị chiến lượng trong các chiến dịch đổ bộ như Novorossian, Kerch-Etigen 1943 Moonsund năm 1944. Đồng thời các chiến dịch sử dụng tàu ngầm và tiến hành cuộc chiến tranh chống tàu ngầm trên biển.



Phòng thủ căn cứ hải quân Khanco ngày 2/11/1941.




Hải đồ phòng thủ căn cứ Hải quân Sevastopol.


Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, nghệ thuật quân sự cấp chiến dịch là phương thức đa dạng hóa các lực lượng tác chiến của hạm đội để tiến hành các hoạt động trên biển.

Không gian hải chiến trải rộng trên biển và đại dương, chỉ đạo bởi một hệ tư duy tác chiến duy nhất và sự chỉ huy thống nhất, có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các cụm hải đoàn (liên kết phối hợp cấp chiến dịch) liên kết phối hợp hiệp đồng binh chủng trong các trận đánh (hiệp đồng tác chiến) đòi hỏi kỹ năng điều khiển các lực lượng tham gia tác chiến cao trong chiến dịch và các trận đánh có tính quyết định.

Ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật quân sự hải quân là sự chuẩn bị phải đảm bảo bí mật, trinh sát chu đáo, chi tiết, tốc độ hành tiến và cơ động nhanh, linh hoạt, chủ động chiếm lĩnh và khống chế trên không trung trong khu vực tác chiến. Đồng thời công tác tổ chức phòng thủ bảo vệ, quản lý đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho lực lượng chiến đấu, các nhiệm vụ đặc biệt và căn cứ hậu cần kỹ thuật có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi trên chiến trường.



Hoạt động tác chiến của Hạm đội Vonga bảo vệ Stalingrad.


Lực lượng chủ lực của hạm đội được công nhận là lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân. Nghệ thuật quân sự đã hình thành những cơ sở lý luận và thực tiễn các phương pháp, kỹ thuật tác chiến có sử dụng tàu ngầm (cụm tàu ngầm) và không quân hải quân (ngụy trang bay từ nhiều hướng khác nhau).

Với sự phát triển của radar hải quân và sonar, pháo hạm của các chiến hạm nổi hạng nặng đã nâng cao được hiệu quả hỏa lực trên biển, khả năng sử dụng hỏa lực cũng đa dạng hơn và trở thành vũ khí yểm trợ hỏa lực hiệu quả trên biển và tấn công bờ biển.

Tàu ngầm đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công đặc nhiệm, nghệ thuật quân sự hải quân đã hình thành các phương pháp, kỹ thuật chiến đấu của tàu ngầm như tìm kiếm và tấn công mục tiêu trên biển, lẩn trốn đòn tấn công của không quân và các tàu săn ngầm, phục kích và tấn công các căn cứ hải quân đối phương.

Những cụm pháo hạm khổng lồ trên tàu trong hải chiến hiện đại đã mất đi ưu thế hỏa lực chủ đạo của mình trong các trận hải chiến trên biển do sự phát triển mạnh mẽ của tàu ngầm và không quân hải quân.

Mục đích sử dụng pháo hạm dần chuyển sang yểm trợ cho lục quân, tấn công các mục tiêu bờ biển và dọn đường cho đổ bộ lính thủy đánh bộ, hoặc dùng để tự vệ trước các đòn tấn công của các cụm tàu khu trục hạng nhẹ.



Chiến dịch đổ bộ lên Kren - Etigen năm 1943.


Tác chiến đổ bộ đường thủy đã hoàn thiện khả năng chiến đấu của lực lượng với sự phối hợp của lực lượng lục quân, hình thành các phương thức và kỹ thuật đổ bộ mới, kỹ chiến thuật độ bộ đánh chiến bàn đạp bờ biển, phát triển sâu với sự hiệp đồng của các binh chủng khác (thiết giáp, máy bay) và lực lượng lục quân được hoàn thiện.

Những tổng kết kinh nghiệm của chiến tranh hiện đại đã cho phép nghệ thuật quân sự hải quân rút ra kết luận: trong những khu vực hải chiến trên biển và trên đại dương. Những hoạt động tác chiến của các hạm đội có thể có những ảnh hưởng to lớn, có tính quyết định trong chiến tranh hiện đại.

[BDV news]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang