Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tổng thống Syria Basar Asad

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Syria Basar Asad. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Syria Basar Asad. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

>> Chiến tranh Nga Mỹ sẽ xảy ra tại Syria?



Tình hình Syria trở nên khó lường khi mà mới đây cả Nga, Mỹ và Liên quân đã có những động thái quân sự tại quốc gia Trung Đông này.

Tình hình Syria trở nên khó lường khi mà mới đây cả Nga, Mỹ và Liên quân đã có những động thái quân sự tại quốc gia Trung Đông này.

Syria đang trượt dài vào một cuộc nội chiến toàn diện khi mà bạo loạn kéo dài tám tháng qua dần leo thang thành cuộc xung đột thật sự. Cuộc xung đột này đã cướp đi mạng sống của hơn 3500 thường dân Syria.

Bất chấp thỏa thuận hòa bình của Liên đoàn Ả rập yêu cầu ngừng tấn công, và các lực lượng đối lập, binh lính của chính phủ ông Assad vẫn tiếp tục các cuộc đàn áp đẫm máu (theo cáo buộc của truyền thông quốc tế).


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến của Hải quân Nga (ảnh minh họa)


Trước tình hình căng thẳng đang diễn ra tại Syria, Mỹ và NATO đã có những động thái kiên quyết nhằm vào chính quyền tổng thống Syria sau những cáo buộc cho rằng Bashar Assad chỉ huy quân đội, cảnh sát tiếp tục có những hành động cứng rắn nhằm vào người biểu tình.

Thứ 5 tuần trước, Đức, Pháp và Anh đã đưa ra nghiên cứu tại Liên Hợp Quốc một bản dự thảo nghị quyết mới về Syria. Ba nước đề xuất Đại hội đồng lên án sự vi phạm nhân quyền tại quốc gia Ả Rập này.

Trước đó, dự thảo nghị quyết trừng phạt Syria được các thành viên của châu Âu soạn thảo dưới sự ủng hộ của Mỹ, trong đó cáo buộc chính quyền Syria đàn áp người biểu tình; đồng thời cảnh báo có những hình phạt nặng hơn nếu Tổng thống Bashar Assad không dừng các hành động mạnh tay đối với người biểu tình.

Vấn đề Syria đã gây nên sự quan tâm chú ý của rất nhiều nước trên thế giới. Nhiều người bày tỏ sự quan ngại về một cuộc “đụng độ” lớn giữa Nga, Mỹ và Liên quân tại “sân sau” của Nga.

Trong nhiều năm qua, Nga đã nhiều lần “làm ngơ” trước nhiều vụ việc liên quan đến lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh tại nhiều quốc gia. Quyền phủ quyết là đặc quyền hiếm khi được sử dụng của các thành viên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, lần này Nga đã phải sử dụng đến quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng bảo an nhằm chống lại dự thảo nghị quyết trừng phạt Syria của Mỹ và Liên quân.

Tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia Nga vào tháng 10/2011, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định rằng: “Không được biến Liên hợp quốc thành công cụ lật đổ chính quyền ở các nước”. Và đây được xem như là quan điểm của Nga về vấn đề Syria.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Syria Bashar al-Assad


Mới đây, các nguồn tin cho hay, hôm 18/11 Nga đang gửi một số tàu chiến của họ đến vùng biển của Syria trong một động thái nhằm ngăn chặn bất kỳ một cuộc tấn công nào của NATO vào quốc gia này.

Động thái này của Nga nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu cho Quân đội Syria và để đảm bảo rằng Nga có thể thực hiện được các hợp đồng bán vũ khí trị giá lên đến 3,5 tỷ USD cho quốc gia Trung Đông này.

Các nguồn tin cũng cho biết thêm rằng xe tăng Nga cũng đã tiến vào Syria để hỗ trợ cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Và như là một phản ứng dây chuyền, trong khi Nga điều tàu chiến và xe tăng đến Syria thì Mỹ cũng đã điều 2 tàu sân bay tới gần biển Iran, theo các nguồn Arap.

Ngoài ra, mới đây, ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Rick Perry đã kêu gọi chính quyền Obama áp đặt một một vùng cấm bay tại Syria mà không cần chờ tới sự đồng ý của Liên Hợp Quốc.

Điều này làm dấy nên khả năng thúc đẩy một cuộc tấn công nhằm lật đổ chính phủ của Tổng thống Assad.

Như vậy, tình hình Syria vốn đã căng thẳng nay lại càng trở nên khó lường hơn, khi mà cả Nga, Mỹ và liên quân đã có những động thái quân sự nhất định.

Quan điểm của Nga tại “sân sau” của mình có thể đã rõ. Nhưng Mỹ và NATO thì sao? “Can thiệp nhân đạo” hay là những “bước đi cuối cùng” trong lộ trình mở cuộc tấn công quân sự vào Iran từ Syria?

Và liệu có hay không một cuộc chiến giữa Nga Mỹ và liên quân (ít nhất là trên mặt trận ngoại giao) tại quốc gia Trung Đông này?


Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Syria muốn mua hàng loạt tên lửa của Nga



Syria thể hiện sự quan tâm trong việc mua cả một loạt các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, nguồn tin trong ngành CNQP Nga nói với RIA Novosti.

Một nhóm quan sát viên Syria đang theo dõi các cuộc tập bắn đạn thật ở trường bắn Ashuluk (thuộc tỉnh Astrakhan, gần biển Caspi - Nga), một phần của cuộc tập trận "Lá chắn liên minh 2011".

"Các chuyên gia Syria muốn đảm bảo rằng những hệ thống vũ khí thực sự hiện đại, mạnh mẽ và hiệu quả", nguồn tin tiết lộ


http://nghiadx.blogspot.com
Syrian đang muốn mua được các hệ thống tên lửa hiện đại từ Nga trong bối cảnh tình hình chính trị tại quốc gia này đang căng như dây đàn.


Syria, nước nhập khẩu vũ khí chính của Nga ở Trung Đông, đã mua máy bay chiến đấu MiG-29M, hệ thống phòng không Pantsir S1E, Buk-M2E. Nước này đang hy vọng sẽ nhận được máy bay chiến đấu MiG-29SMT, máy bay huấn luyện Yak-130, hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander, và 2 tàu ngầm diesel lớp Amur-1650.

Về phía Nga, trước đó đã tuyên bố sẽ tôn trọng hợp đồng năm 2007 về việc cung cấp một số hệ thống tên lửa chống hạm Bastion trang bị tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (SS-N-26) cho Syria, bất chấp Mỹ và Israel nỗ lực ngăn chặn thỏa thuận này. (>> chi tiết)

"Chúng tôi hy vọng rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Syria sẽ không ảnh hưởng đến việc bán vũ khí của Nga đối với nước này", nguồn tin cho biết. "Phía Syria đã xác nhận rằng nước này đã sẵn sàng để thực hiện các hợp đồng hiện tại với Nga".

Các chuyên gia Nga tin rằng việc mở rộng xuất khẩu vũ khí cho Syria chủ yếu có thể bù đắp cho sự mất mát giữa thỏa thuận vũ khí của Nga với Iran và Libya sau khi một lệnh cấm của Liên Hợp Quốc về bán vũ khí cho Tehran và sự sụp đổ của chế độ Muammar Gaddafi

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Syria học cách bắn hạ máy bay NATO từ Nga



Đoàn sĩ quan đại diện Bộ Quốc phòng Syria sẽ tham dự diễn tập phòng không quy mô lớn trên lãnh thổ nước Nga


Trước khả năng cuộc tấn công tiềm tàng của NATO, các đại diện của Bộ Quốc phòng Syria sẽ tham dự diễn tập quân sự Liên minh chiến đấu - 2011. Tại đó, họ sẽ quan sát có thể hạ máy bay và tên lửa như thế nào. Đất nước Arab này hiện có nhiều cuộc bạo loạn và là nhà nhập khẩu vũ khí Nga lớn nhất ở khu vực Cận Đông và Bắc Phi.

Những năm gần đây, Nga cung cấp một loạt hệ thống bán vũ khí lớn cho Syria, trong đó có chương trình cải tiến tăng T- 72 của Lục quân Syria thành T- 72M1.

Nga cũng chuyển giao cho Syria 6 hệ thống pháo - tên lửa phòng không 2S6 Tunguska, 18 tổ hợp tên lửa Buk-M2E, 36 hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1, một lô tên lửa phòng không vác vai Igla trong thành phần các mô đun phóng Strela, cũng như các hệ thống tập lái máy bay lên thẳng và máy bay phản lực.

Vì vậy, trước nguy cơ đe doạ quân sự từ phía NATO, người Syria đã nhận lời mời từ Bộ Quốc phòng Nga thăm diễn tập Liên minh chiến đấu.

Đại sứ quán Syria đã khẳng định với từ Izvestia sự có mặt của các tùy viên quân sự nước này trong đợt tập trận tới.

Ở đại sứ quán Syria giải thích là có kế hoạch cử một số đại diện bộ Quốc phòng Syria tham dự diễn tập phòng không, nhưng tạm thời chưa xác định là ai.

Để trình diễn trực quan tác chiến phòng không, gần 2.000 người tham gia diễn tập sẽ bắn hạ “máy bay địch” bằng tất cả các loại tổ hợp tên lửa phòng không như loại tầm trung Buk, S-75, S-125 và tầm xa S- 200, S-300, S-400. Các tổ hợp mục tiêu của Nga sẽ mô phỏng máy bay NATO.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125.

Theo chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko, các tên lửa tham gia diễn tập mà Syria đã sở hữu gồm: Buk, S-200 và S-125.

Ông Makiyenko nhận định: “Về mặt kỹ thuật quân nhân Syria có thể sử dụng những tên lửa này đế bắn hạ bất kỳ máy bay nào của NATO. Tuy nhiên các phi công NATO và Israel có kinh nghiệm rất lớn về chống lại tên lửa phòng không, và chắc là phòng không của Syria sẽ thất bại”.

Theo ông, việc có mặt trong diễn tập của Nga khó có thể tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho Syria. Tuy vậy, họ sẽ có được một vài kinh nhiệm, kể cả về mặt tổ chức. Nhưng nhiều chuyên gia Nga nói chung không tin là NATO dám tấn công Syria.

Ủy viên Ủy ban về chính sách đối ngoại và quốc phòng Vitaly Shlykov cho rằng: “Syria là nước thân Nga nhất về mặt quân sự ở Cận Đông và Liên minh Bắc Đại Tây dương khó có thể tấn công Cộng hoà Syria”.

Chủ tịch Viện hàn lâm các vấn đề địa chính trị Leonid Ivashov, người tháng 7/2011 vừa thăm Syria và đã gặp Tổng thống Bashar Asad cho rằng việc mời các đại diện của Syria dự diễn tập trước hết là một hành động chính trị.

Ông Ivashov nhận định: “Nga và SNG luôn tỏ ra là Syria rất gần gũi với chúng ta và chúng ta bày tỏ sự ủng hộ chính trị đối với nước này như là một đối tác.

Toàn bộ vấn đề là ở chỗ, liệu Nga và SNG có sẵn sàng đưa sang Syria các vũ khí hiện đại không, vì chúng ta luôn bị Tel- Aviv gây sức ép và theo dõi sát sao, nơi người ta luôn muốn đưa ra quyết định, cái gì có thể đưa sang Syria, cái gì không”.

Ông này cho rằng, người Syria nếu muốn đánh nhau thì phải có vũ khí hiện đại và phải học cho được cách khai thác chúng một cách chuyên nghiệp.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

>> 'Cuộc chiến ở Syria sẽ lôi kéo cả khu vực'



Ngày 9/8/2011, bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu có 6 giờ liên tục tranh cãi không nghỉ với các đại diện của chính quyền Syria ở Damascus.


http://nghiadx.blogspot.com
'Cuộc chiến ở Syria sẽ lôi kéo cả khu vực ?


Hai giờ trong đó là trực tiếp với tổng thống Bashar Al-Assad. Ông này đã chuyển “thông điệp cứng rắn” của thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Những yêu cầu chủ yếu là chấm dứt các hành động quân sự chống lại dân thường và xác định chính xác ngày bầu cử quốc hội. Ngược lại, Ankara đe doạ áp dụng những biện pháp khẩn cấp: Coi lãnh đạo Syria là bất hợp pháp như đã từng xảy ra đối với Gaddafi.

Phái viên Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo, trong trường hợp các cuộc đàn áp quần chúng vẫn tiếp tục, sẽ khởi động kế hoạch can thiệp của NATO vào công việc của Syria. Giới phân tích nhận định, dường như đó không phải sự can thiệp quy mô lớn mà là những cuộc đột kích chính xác vào các mục tiêu.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ không cho biết các cuộc tấn công này chống lại ai, nhằm vào những mục tiêu nào và được tiến hành dưới danh nghĩa gì.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố dứt khoát ủng hộ chuyến công cán này của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuẩn bị chiến tranh?

Ông Assad đã tiếp nhận “sự cảnh báo cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ” một cách bình tĩnh và đã khuyến nghị không can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.

Báo chí Lebanon trích dẫn lãnh đạo Syria: “Nếu các ngài muốn chiến tranh thì các ngài sẽ có nó, và đó là cuộc chiến trong toàn khu vực”. Assad cho biết thêm, là quân đội chiến đấu không phải với dân chúng, mà là với “những nhóm khủng bố” đang lật đổ chính quyền hợp pháp.

Thậm chí ông còn ám chỉ rằng những tên cực đoan bị người Syria vô hiệu hoá đã được "ném vào" từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, phản ứng đối với chuyến thăm của bộ trưởng Ngoại giao là đặc biệt. Một số tờ báo đưa tin Ankara không quá tin vào thành công của chuyến đi của Davutoglu.

Trước đó ở Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra hội nghị về an ninh của chỉ huy các cơ quan vũ lực với thủ tướng Recep Tayyip Erdogan. Cuộc họp này bàn về chuẩn bị các chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria. Hội nghị cũng đã bàn về những tác động chính trị, kinh tế và quân sự lên chế độ Syria. Đáng lưu ý là ngay lập tức kết quả thảo luận đã được thông báo cho đại sứ Hoa Kỳ.

Người lãnh đạo đoàn đại biểu thường trực của Hội đồng Liên bang của Nga tại Hội đồng nghị viện châu Á Rudick Iskuzhin nói với báo “Tin tức”: “Không loại trừ là người Thổ Nhĩ Kỳ định thừa cơ tấn công đánh người Kurd sinh sống ở phía Bắc và Đông – Bắc Syria. Chính xác hơn là đánh những tổ chức cực đoan đang hoạt động tại đây.

Trong các hoạt động của đối lập Syria được chiếu trên màn hình TV, có thể thấy rõ những người phản đối cầm trong tay vũ khí bộ binh hiện đại. Xem ra, đó không phải là người Syria, mà là những đại diện của các đơn vị quân sự được vũ trang và tổ chức rất tốt của người Kurd.

Trước đây Ankara chưa gặp phải vấn đề gì: Bashar Assad và các cơ quan mật vụ của ông kiểm soát vùng này rất chắc chắn và không để người Kurd tăng áp lực quân sự lên Thổ Nhĩ Kỳ. Đến nay tình hình đã khác: Các lực lượng vũ trang Syria tập trung sang hướng khác, họ tấn công Hama và các thành luỹ khác của phe đối lập. Họ không làm gì các chiến binh người Kurd nữa, và hoạt động của những người này lan sang lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc bầu cử tháng 6/2011 vừa qua Đảng hoà bình và dân chủ ủng hộ người Kurd đã giành được 36 ghế trong Hạ viện Thổ Nhĩ Kỳ.

Về phần mình, Đảng chính nghĩa và phát triển cầm quyền đã tuyên bố chương trình giải quyết vấn đề người Kurd bằng biện pháp hoà bình. Sau 31 năm lưu đày, nhà chính trị và nhà thơ người Kurd Kemal Burkan đã trở về nước, và trên báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đã có tin về việc chính quyền đàm phán với thủ lĩnh đảng công nhân người Kurd cấp tiến bị tù chung thân Abdullah Ocalan.


Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Syria: Thất bại ám ảnh 'chiến thắng'



Điều gì đang chờ đợi chính quyền Sirya của tổng thống Asar Asad sau khi chiếm lại thành phố nổi loạn?


Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Rejip Tiyp Erdogan.

Chính phủ Sirya tuyên bố đã nhanh chóng đè bẹp cuộc nổi loạn vũ trang ở thành phố Jisr al– Sugur ở Tây Bắc đất nước. Tuy nhiên, hãy còn quá sớm để Damat có thể ăn mừng chiến thắng: Giải quyết xong vấn đề này, ban lãnh đạo đất nước có khi phải đối mặt với những vấn đề khác phức tạp hơn.

Dấu hỏi về “Chiến thắng chớp nhoáng”

Ngay sau khi các phương tiện thông tin đại chúng của chính phủ đưa rộng rãi tin gây sốc về việc chỉ trong một ngày đêm tại thành phố Jisr al– Sugur, “các băng nhóm vũ trang” đã giết hại 120 quân nhân. Dân chúng địa phương lại giải thích là những quân nhân này đã bị các lực lượng an ninh của chính quyền giết hại vì không chịu bắn vào người biểu tình.

Nhưng chính phủ đã rất kiên quyết cho biết: Có hẳn một đội quân của những tên giết người đang hoành hành trong thành phố, cần phải đối xử với chúng bằng những biện pháp thích hợp.

Chính quyền đã đưa đến gần thành phố Jisr al– Sugur hàng ngàn binh lính và sĩ quan, hàng chục xe bọc thép, pháo binh và cả máy bay lên thẳng.

Sau này dân các làng gần đó kể lại, bộ binh đã tiến vào thành phố sau khi pháo binh đã bắn phá nhiều lần. Bộ chỉ huy, không muốn thí mạng binh sĩ, đã hạ lệnh bắn tiêu diệt mọi mục tiêu đang di động. Xe tăng đã bắn vào các ngôi nhà tình nghi, xe chiến đấu bộ binh và binh sĩ nhằm vào một số ít người đang “chờ những người anh em của các đội vũ trang đến giải phóng”.

Truyền hình quốc gia đã thông báo “giải phóng hoàn toàn” thành phố ngay sau khi đưa tin “các trận đánh đẫm máu” đang diễn ra ở đây. Do đã có tin về cả một đội quân phỉ, tốc độ giải phóng thành phố nhanh như vậy chỉ có thể được giải thích hoặc bởi vì quân đội chính phủ có cả một tiểu đoàn cực kỳ thiện chiến, hoặc là do không có một sự chống cự nào. Xem ra, phương án giải thích thứ hai gần với sự thật hơn.

Thành phố Jisr al– Sugur không có người. Hầu hết dân chúng đã kịp thời rời bỏ thành phố khi hiểu những gì sẽ xảy ra. Hàng trăm thành viên các “nhóm vũ trang” cũng biến mất. Quân đội đã chiến thắng, tiến vào thành phố, nơi chỉ có một nhúm những người già bất lực và những người khuyết tật không tự đi lại được.

Thổ Nhĩ Kỳ ứng phó với làn sóng tị nạn

Trong khi quân đội đang mải chiếm thành phố, hàng ngàn dân thành phố này đang chen chúc nhau gần đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Người thì đã vượt qua đường biên một cách chính tắc (qua các cửa khẩu), những người khác không muốn xếp hàng thì đã tự vượt biên, băng qua vườn tược. Dù sao thì đến sáng ngày 13/6,Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chỉ riêng người tị nạn có đăng ký đã là hơn 5.000.

Trong khi đó rất nhiều người tị nạn dừng lại trên đất Sirya sát biên giới, không dám bỏ lại tài sản, rời bỏ đất nước. Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cho nhập cảnh những ai mang theo ngựa, bò và dê, vì vậy quanh các lều bạt trên đất Sirya vẫn thấy các loại súc vật mà chủ chúng không muốn bỏ lại.

Nhưng ngay những người này cũng thừa nhận là sẽ vứt bỏ tất cả để chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ nếu quân đội Sirya tiến đến gần đường biên.


Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Rejip Tiyp Erdogan. Thủ tướng Rejp Tiyp Erdogan tuyên bố sẽ mở cửa biên giới cho những ai muốn chạy khỏi Syria, đồng thời kêu gọi tổng thống Sirya Basar Asad “chấm dứt sự tàn bạo” và bắt đầu các cải cách. Đối với ông Erdogan, phải nuôi ăn, lo mặc và chữa bệnh cho hàng chục ngàn người nước ngoài thật không phải là đơn giản.

Cũng phải ghi nhận cho Thổ Nhĩ Kỳ: Trong thời gian rất ngắn họ đã dựng được các lều trại gần biên giới, có đủ điện, nước, thậm chí cả hệ thống xử lý nước thải. Người tị nạn ở đây được bảo đảm hoàn toàn về dịch vụ y tế và được cấp lương thực thực phẩm. Nhưng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ không vì thế mà vui mừng – ông muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề người tị nạn trước khi tình hình trở nên nguy kịch.

Cũng cần phải ghi nhận một điều, người Sirya vượt biên sát với mùa du lịch ở Địa Trung Hải, nơi mùa hè rất nhiều du khách đến nghỉ dưỡng. Thật không khó hình dung tình hình sẽ ra sao khi hàng ngàn người tị nạn Sirya tràn vào các khu du lịch.

Vùng đệm và những nguy cơ?

Tóm lại, Thổ Nhĩ Kỳ phải làm gì đó. Và một giải pháp nào đó xem ra đang hình thành. Tờ báo địa phương “Hurriet” viết “Nguồn tin ở bộ Ngoại giao tuyên bố, đang xem xét phương án thiết lập vùng đệm, nếu hàng trăm ngàn người tị nạn chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ”.

Ai cũng biết rõ “vùng đệm” này là gì. Người Thổ Nhĩ Kỳ từng thiết lập các vùng như vậy ở miền Bắc Iraq khi đánh nhau với những người Kurd li khai. Họ làm như thế này: Các đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua đường biên, lập trại. Sau đó, Những người dân địa phương này được chuyển từ các trại trên đất Thổ Nhĩ Kỳ sang “vùng đệm”. Tất nhiên, chuyện với người Kurd hoàn toàn khác nhưng cung cách thì vẫn như vậy, một phần lãnh thổ nước láng giềng sẽ bị chiếm đóng.


Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng sử dụng đối sách "vùng đệm" để thoát khỏi áp lực từ làn người Syria tị nạn.


Nếu ban lãnh đạo Sirya đọc báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, họ sẽ phải cân nhắc. Khôi phục quyền kiểm soát Jisr al– Sugur đương nhiên là tốt. Tuy nhiên, nếu quá trình “quét sạch bọn phỉ ra khỏi đất nước” sẽ cứ tiếp tục như thế này thì người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chịu đựng được thêm nữa. Quân đội Sirya hoàn toàn không có cơ hội đánh lại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, tốt hơn cả là Chính quyền Sirya hãy đừng bỏ qua tối hậu thư ẩn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Vấn đề không đơn giản chỉ là nguy cơ. Đúng ra, chính phủ Sirya phải cân nhắc về sự đúng đắn của các biện pháp chống lại tội phạm của mình. Nếu tiêu diệt chính xác từng tên tội phạm thì ai cũng hiểu đó là việc cần thiết và có ích. Tất cả sẽ đồng ý. Nhưng nếu vì “sự quan tâm” của chính phủ của mình mà công dân cả thành phố chạy ra nước ngoài thì rõ ràng chiến lược này không phải là lý tưởng.

Có một sự khẳng định nữa cho điều này, dân thành phố đã đưa ra một hành động ngoại giao lạ kỳ. Trong văn bản được “những người con trai của Duma” ký tên, họ tuyên bố nếu cảnh sát không thay đổi cách làm việc, họ sẽ không đóng thuế và không trả tiền nước và điện, bưu điện. Sau 1 tuần, họ sẽ đóng tất cả các tài khoản trong các ngân hàng nhà nước. Một tuần tiếp theo sẽ bãi công 3 ngày và 4 ngày chỉ ở nhà. Nếu tất cả những điều này không mang lại kết quả, sẽ tuyên bố hành động không tuân theo mệnh lệnh.

Không hiểu do nguy cơ từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, hay do hành động ngoại giao của dân thành phố Duma, nhưng có gì đó đã buộc chính quyền Damat gián tiếp thừa nhận là sẽ khó giải quyết tình hình bằng xe tăng và súng máy.



Tổng thống Syria Basar Asad buộc phải điều tra hành động của giới quân sự để bảo tồn uy tín vốn bị lung lay trong thời gian qua.

Ngày 13/6 chính phủ tuyên bố cấm người anh em của tổng thống Basar Asad là chuẩn tướng Atef Najib xuất cảnh. Lệnh cấm được duy trì cho đến khi kết thúc điều tra về việc các đơn vị của viên tướng này đã sử dụng vũ lực quá mức.

Hiện chưa rõ những biện pháp trừng phạt đối với viên tướng sẽ ra sao. Các chuyên gia về Sirya đã nhiều lần nhận định là ngay trong ban lãnh đạo đất nước có cuộc đấu tranh thường xuyên giữa những người theo đường lối “cứng rắn” và “những người cải cách”. Nhóm đầu gồm đại diện tầng lớp trên của quân đội và đảng vẫn còn trong chính quyền từ thời tổng thống Hafez Asad, thân phụ của tổng thống đương nhiệm. Nhóm thứ hai gồm những người kỹ trị tương đối trẻ cùng thế hệ với Basar Asad, những người do chính ông đưa vào chính quyền.

Cuộc điều tra viên tướng có thể cho thấy lòng tin của tổng thống đối với “giới quân nhân” và các phương pháp công tác của họ đang yếu đi. Cho dù, mặt khác, cuộc điều tra có vẻ khá hình thức. Cốt lõi của kịch bản đã qua cũ: Ông vua tốt bụng bị các cận thần che dấu sự thật đã hiểu ra hết và hành động vì dân chúng.

Hiện khó đánh giá là những người ở dưới có quý trọng sự quan tâm đó không– mấy tháng gần đây uy tín của ông Asad bị lung lay nghiêm trọng. Nhưng chính thể Sirya bất luận tình hình nào cũng phải tìm ra cách giải quyết. Nếu không người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hành động, còn ở những vùng khác dân chúng sẽ không tôn trọng chính quyền nữa.


[BDV news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang