Tạp chí hàng không Airforces Monthly mới đây có một bài viết toàn diện về lịch sử hình thành và sự phát triển của những phi đội tiêm kích MiG-29 tiên tiến nhất của Không quân Iran. >> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN >> Su-27 ra Trường Sa Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Iran. Bài viết có tiêu đề "Thần hộ vệ (bầu trời) của Tehran – MiG-29 Fulcrum của Không quân Iran (IRIAF)". Dưới đây nội dung bài viết: Sau cuộc chiến với quốc gia làng giềng Iraq, hơn 52% số máy bay chiến đấu của Không quân Hồi giáo Iran đã bị bắn hạ. Đa phần các máy bay F-4, F-5 và F-14 đều không hoạt động do thiếu phụ tùng, và phần lớn các máy bay có khả năng chiến đấu đều chỉ có khả năng hoạt động 1 phần nhiệm vụ. Không quân Iran lúc đó rất muốn bù lấp khoảng trống lớn lao này. Năm 1989, nhân chuyến thăm Liên Xô của Tổng thống Iran, lúc đó là ông Hashemi Rafsanjani, hai nước đã ký nghị quyết, hợp đồng về mặt quân sự, kinh tế và công nghiệp trị giá 10 tỷ USD. Trong đó, có các điều khoản liên quan đến thương vụ mua bán MiG-29 cho Không quân Iran. Cần nhớ, những năm cuối của cuộc chiến (1987), do Moscow hỗ trợ chế độ Saddam Hussein, kẻ thù của nước Cộng hòa Hồi giáo, Iran buộc phải đàm phán với Trung Quốc để mua máy bay Chengdu J-7. Tới năm 1989, quan hệ ngoại giao giữa Tehran và Moscow lại có bước tiến triển nên việc mua máy bay chiến đấu từ Liên Xô được thông qua. Hợp đồng ban đầu được ký vào ngày 15/11/1989, nội dung gồm việc mua 14 máy bay MiG-29A và 6 máy bay huấn luyện MiG-29UB cho một phi đội IRIAF, huấn luyện 40 phi công, đa phần là những người từng được đào tạo ở Mỹ để lái các máy bay F-4, F-5 và F-14 trước Cách mạng Hồi giáo 1979, cùng với 200 kỹ thuật viên mặt đất và nhân viên hỗ trợ. Vũ khí kèm hợp đồng gồm 150 tên lửa R-27R, 400 tên lửa R-60MK và 300 tên lửa R-73E, 40 bình nhiên liệu phụ, ống phóng rocket B-8M và bom không điều khiển FAB. Toàn bộ số máy bay MiG-29 cho Iran được bàn giao giữa tháng 10-12/1990. Trong đó, một máy bay MiG-29A đâm xuống biển Caspian. Trong tai nạn này, một phi công Nga đã thiệt mạng. Sau đó, Liên Xô bồi thường Iran một máy bay tương tự. Trong khoảng thời gian này, IRAF cố gắng tái sinh các phi đội chiến đấu nên mua thêm 12 chiếc MiG-21PFM của Đông Đức, 4 máy bay MiG-21U cho mục đích đào tạo phi công. Tuy nhiên, chỉ có 2 chiếc MiG-21U được bàn giao, số còn lại bị cấm vận do 2 miền Đông và Tây Đức thống nhất. Không quân Iran còn cử 12 phi công đi đào tạo ở nước ngoài. Đa phần các phi công bị từ chối nhập học ở Học viện hàng không Liên Xô, Triều Tiên và Đông Đức do trình độ tiếp thu kém. Cuối cùng, chỉ có 3 phi công đỗ các khoá học bay tại Liên Xô. Số còn lại học các khoá kỹ thuật cho máy bay MiG-29. Sau khi được bàn giao 20 máy bay MiG-29, 48 máy bay nữa được đặt sản xuất ở Liên Xô vào mùa đông năm 1992. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Do phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và muốn gia tăng quan hệ ngoại giao với Mỹ, Nga chặn đa số các hợp đồng mua bán vũ khí cũ của Liên Xô với Iran. Trong đó, có hợp đồng 48 chiếc MiG-29 ký chưa ráo mực. Món quà từ Iraq Chiến dịch Bão táp Sa mạc (Operation Desert Storm) của Mỹ làm 144 máy bay Iraq chạy sang Iran giữa ngày 23-28/1/1991. Trong những ngày căng thẳng của cuộc chiến giữa một bên là chế độ Sadam Hussein ở Iraq và một bên là Mỹ và đồng minh, bốn chiếc MiG-29 của phi đội 6 của Không quân Iraq đóng tại Tammuz đã tìm cách "tị nạn" tại Iran. Những máy bay này hạ cánh gần thành phố Hamedan, phía Tây Iran trong một buổi sáng trời mưa ngày 27/1. Ngay lập tức, số máy bay trên được cất vào nhà kho ở phía bắc căn cứ cho đến khi Bộ Tham mưu Không quân Iran cho phép gia biên chế số máy bay “tị nạn” này vào các vào tháng 7/1993. Chiếc MiG-29 3-6307 được dùng vào dự án tự chủ, tự cường sản xuất hàng nội địa cho quân sự Jihad tên là Talle (nghĩa là "may mắn"). Năm 1994, trong dự án đó, 1 que tiếp dầu được lắp vào hông của máy bay số 3-6307 để thực hiện tiếp dầu trên không từ khoang phụ Beech 1080, gắn trên cánh của máy bay Boeing 707-3J9C. Sau này, trong cuộc diễu binh "Tuần Quốc phòng Thần thánh", máy bay 3-6307 được trưng bày trước công chúng sau một chiếc 707-3J9C. Tuy nhiên, dự án này bị huỷ bỏ, do các kỹ sư của chương trình Jihad không biết cách chuyển nhiên liệu từ que tiếp dầu vào bình xăng chính của MiG-29. Các kỹ sư của chương trình Jihad tiếp tục thực hiện 1 dự án nữa trên máy bay MiG-29 vào những năm 1990, tên là Khorshid (Mặt trời toả sáng). Chương trình gồm việc gắn 2 bình xăng phụ ngoài cánh vào các điểm cứng trên giá đỡ mới ở phần bụng của máy bay MiG-29UB 3-6305. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tehran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tehran. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
>> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1)
Nhãn:
Không quân Iran,
Tehran,
Tiêm kích MiG-29
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
>> Nhượng bộ nhưng không chịu khuất phục
Việc phương tây thắt chặt lệnh trừng phạt có thể khiến Iran phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới.
Việc phương Tây thắt chặt lệnh trừng phạt có thể khiến Iran phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới với nhóm G5+1 - Tân Hoa Xã ngày 26/3 dẫn lời một chuyên gia Iran cho biết.
Iran có thể sẽ nhượng bộ, nhưng không phải các yêu cầu của Mỹ Sau khoảng hơn một năm dài bế tắc trong đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran, giữa tháng 2 vừa qua, Tehran đã gửi câu trả lời cho lá thư được gửi từ tháng 10/2011 của Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton về việc nối lại các đàm phán hạt nhân. Theo tuyên bố của ông Ashton sau đó, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cộng cùng với Đức (G5 +1) đã đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. Các nguồn tin khác nhau cho biết, vòng đàm phán đầu tiên giữa Tehran và các nước G5+1 sẽ được bắt đầu trong tương lai gần mặc dù địa điểm và thời gian cụ thể vẫn chưa chính thức được công bố. Theo phân tích của tiến sĩ Sadeq Zibakalam, giáo sư khoa học chính trị thuộc trường Đại học Tehran, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tân Hoa Xã thì có thể Iran sẽ nhượng bộ một số điều khoản trong cuộc đàm phán sắp tới do phải đối mặt với ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng từ việc phương Tây thắt chặt lệnh trừng phạt kinh tế. "Có nhiều lý do (khiến Tehran có thể nhượng bộ). Do tác động của các lệnh trừng phạt, đặc biệt là các hình thức xử phạt đối với ngân hàng trung ương của Iran, khiến Tehran gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu và xuất khẩu dầu mỏ" - ông Zibakalam nói. Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, Iran sẽ không chấp thuận mọi yêu cầu của Mỹ. Nhượng bộ "không có nghĩa là Iran sẽ giơ cao tay và nói rằng chấp thuận mọi yêu cầu của Mỹ" - ông Zibakalam nói thêm rằng "Iran chỉ sẵn sàng nhượng bộ khi G5+1 cũng nhượng bộ lại". Theo bản báo cáo mật của IAEA bị rò rỉ hồi tháng Hai, nước cộng hòa Hồi giáo đã đẩy nhanh tiến độ làm giàu uranium mức độ cao trong vài tháng qua và tổ chức này đã bày tỏ lo ngại về việc Iran có thể đang vũ khí hóa chương trình hạt nhân của mình. Bản báo cáo còn nói rằng Iran không hợp tác với đoàn đại biểu cấp cao của IAEA trong 2 chuyến thăm gần đây. Zibakalam cho biết, cách để giải quyết các bất đồng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran từ lâu nên được tiến hành theo kiểu xây bậc "từng bước một". "Đó là (quá trình) từng bước một. Iran đi một bước. G5+1 đi một bước. Sau đó, Iran lại đi một bước" - giáo sư Zibakalam nói. Cũng theo ông, mọi động thái nào quá mức đều có thể dẫn tới sự thất bại của các cuộc đàm phán: "nếu Mỹ, trong quá trình đàm phán, bắt đầu đòi hỏi những điều mà Iran tìm thấy... không hợp lý, sau đó có thể sẽ không còn có cuộc đàm phán nào nữa". Tấn công Iran, Israel chỉ khoa trương? Iran thử nghiệm tên lửa Bàn về khả năng có thể xảy ra một sự nhượng bộ đáng kể nào trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hay không, giáo sư Zibakalam nói rằng ông nghi ngờ điều đó. "bởi vì nếu ông Obama có bất cứ hành động nào để hòa giải với Tehran, đối thủ đảng Cộng hòa của ông sẽ chỉ trích ông rằng... đã quá hiền với Iran." Đối với các lời lẽ đe dọa của Tel Aviv về khả năng tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Tehran, giáo sư Zibakalam bày tỏ tin tưởng rằng Israel không manh động vì họ vẫn còn lo ngại về hậu quả của nó. Lý giải thêm về điều này, chuyên gia Iran cho biết, hiện có 2 trường phái suy đoán về hành động của Israel đối với chương trình hạt nhân của Iran. Một số cho rằng khi đưa ra các lời lẽ đầy đe dọa về việc sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, Israel muốn tạo sức ép đối với các nước phương Tây để tăng mức độ trừng phạt đối với Iran. Một số khác lại tin rằng Israel đã nói quá những gì họ họ sẽ làm vì Israel lo sợ Iran có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân và trang bị nó cho các đồng minh trong khu vực như Hamas và Hezbollah. Và một cuộc tấn công chống lại Iran sẽ có thể khiến Tel Aviv phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được như các cảnh báo được ban hành trước đó. Còn trong trường hợp cuối cùng Israel vẫn không khởi động một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, theo ông Zibakalam,nước Mỹ chắc chắn sẽ bị kéo vào cuộc chiến và Iran chắc chắn sẽ trả đũa bằng cách tấn công Israel và các căn cứ của Mỹ trong khu vực. Nguy cơ lớn hơn nữa là cuộc chiến này có thể sẽ lan rộng ra các khu vực khác. Theo chuyên gia Zibakalam, Israel thực sự cảm thấy bị Tehran đe dọa, nhưng nếu các cuộc đàm phán sắp tới có nhiều bước tiến bộ, họ sẽ vui mừng vì có ít lý do để tấn công Iran hơn. Trong tháng 1/2012, EU đã quyết định sẽ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran và nó sẽ có hiệu lực từ tháng 7 năm nay. Giáo sư Zibakalam cũng đồng tình với các phân tích trước đó cho rằng biện pháp này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Iran do nước này phụ thuộc quá lớn vào nguồn thu từ dầu. |
Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011
>> Syria muốn mua hàng loạt tên lửa của Nga
Syria thể hiện sự quan tâm trong việc mua cả một loạt các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, nguồn tin trong ngành CNQP Nga nói với RIA Novosti. Một nhóm quan sát viên Syria đang theo dõi các cuộc tập bắn đạn thật ở trường bắn Ashuluk (thuộc tỉnh Astrakhan, gần biển Caspi - Nga), một phần của cuộc tập trận "Lá chắn liên minh 2011". "Các chuyên gia Syria muốn đảm bảo rằng những hệ thống vũ khí thực sự hiện đại, mạnh mẽ và hiệu quả", nguồn tin tiết lộ Syrian đang muốn mua được các hệ thống tên lửa hiện đại từ Nga trong bối cảnh tình hình chính trị tại quốc gia này đang căng như dây đàn. Syria, nước nhập khẩu vũ khí chính của Nga ở Trung Đông, đã mua máy bay chiến đấu MiG-29M, hệ thống phòng không Pantsir S1E, Buk-M2E. Nước này đang hy vọng sẽ nhận được máy bay chiến đấu MiG-29SMT, máy bay huấn luyện Yak-130, hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander, và 2 tàu ngầm diesel lớp Amur-1650. Về phía Nga, trước đó đã tuyên bố sẽ tôn trọng hợp đồng năm 2007 về việc cung cấp một số hệ thống tên lửa chống hạm Bastion trang bị tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (SS-N-26) cho Syria, bất chấp Mỹ và Israel nỗ lực ngăn chặn thỏa thuận này. (>> chi tiết) "Chúng tôi hy vọng rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Syria sẽ không ảnh hưởng đến việc bán vũ khí của Nga đối với nước này", nguồn tin cho biết. "Phía Syria đã xác nhận rằng nước này đã sẵn sàng để thực hiện các hợp đồng hiện tại với Nga". Các chuyên gia Nga tin rằng việc mở rộng xuất khẩu vũ khí cho Syria chủ yếu có thể bù đắp cho sự mất mát giữa thỏa thuận vũ khí của Nga với Iran và Libya sau khi một lệnh cấm của Liên Hợp Quốc về bán vũ khí cho Tehran và sự sụp đổ của chế độ Muammar Gaddafi |
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011
>> Con số thực đầu đạn hạt nhân của các cường quốc
Số lượng đầu đạn hạt nhân của các cường quốc hạt nhân phần nào thấy rõ tổng thể bức tranh hạt nhân trên toàn thế giới và mối đe doạ tiềm tàng của nó trong tương lai. Theo báo cáo thường niên của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stokholm (SIPRI), các cường quốc hạt nhân trên thế giới hiện có 5.027 đầu đạn hạt nhân đã được triển khai. Ngoài ra, các quốc gia này có 15500 đầu đạn hạt nhân hiện chưa đưa vào sẵn sàng chiến đấu. Theo số liệu của SIPRI, các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới hiện nay bao gồm, Nga có 2.427 đầu đạn, Mỹ có 2.150, Pháp có 290 và Anh có 160. Tổng cộng có 20.530 đầu đạn hạt nhân được trang bị cho các lực lượng vũ trang trên khắp thế giới. Các đầu đạn này đã được lắp đặt cho các loại tên lửa cũng như hiện đang nằm tại các kho của các quốc gia nói trên. Năm 2009, con số này là 22.600 đơn vị so với tổng số 20.530 đơn vị đầu đạn hạt nhân hiện nay. Cũng theo các số liệu của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stokholm, hiện tại ngoài các cường quốc lớn nói trên, một số các quốc gia khác cũng đã có sự phát triển về đầu đạn hạt nhân như, Trung Quốc đã có 200 đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ có khoảng 80-110, Pakistan 90-110 và Israel có khoảng 80 đơn vị. Các nước này đang bảo quản các đầu đạn hạt nhân trong các kho, chưa đưa vào sẵn sàng chiến đấu. Ngày 22/3/2011, Nga và Mỹ đã trao đổi các thông tin về thành phần và các vị trí bố trí các vũ khí hạt nhân chiến lược. Việc trao đổi các thông tin được tiến hành trong khuôn khổ hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-3. Theo các thông tin mới được công bố đầu tháng 6/2011 vừa qua, hiện nay Mỹ có 1.800 đầu đạn trang bị cho các lực lượng vũ trang, còn Nga có 1.537 đầu đạn. Theo đánh giá của SIPRI, triển vọng về việc giải trừ vũ khí đầy ý nghĩa trong một tương lai gần là không cao trong bối cảnh tất cả 8 quốc gia nói trên không ngừng cải thiện hoặc duy trì các chương trình hạt nhân của mình và vẫn tiếp tục đầu tư vào các hệ thống vũ khí mới. SIPRI cũng nhấn mạnh, 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân được công nhận hợp pháp theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đang triển khai hệ thống vũ khí hạt nhân mới hoặc thông báo ý định sẽ làm như vậy. Do đó, theo ông Daniel Nord Giám đốc SIPRI, việc giải trừ vũ khí hạt nhân khó có thể trở thành hiện thực trong một tương lai gần, mối đe doạ hạt nhân vẫn ở mức cao. Đồng thời, ông Daniel Nord còn đưa ra nhận định rằng, Nam Á là nơi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan dường như thường xuyên căng thẳng, là khu vực duy nhất trên thế giới xảy ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Hai quốc gia này đang tiếp tục nghiên cứu các loại tên lửa có cánh mới, mang đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn đến các kho đạn hạt nhân của nhau. Báo cáo của SIPRI quả quyết rằng, cả 2 nước này cũng đã mở rộng khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ông Nord cho rằng, Pakistan đã mất quyền kiểm soát một phần kho vũ khí hạt nhân của nước này vào tay một tổ chức khủng bố Trong khi đó, Israel chưa bao giờ khẳng định mình sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng nước này đã được công nhận là nước sở hữu hạt nhân. SIPRI nhấn mạnh Israel dường như muốn đánh giá chương trình vũ khí hạt nhân của Iran phát triển như thế nào. Ông Daniel Nord tỏ ra lo lắng về hậu quả có thể xảy ra nếu như Mỹ và Israel quyết định phải can thiệp hoặc làm một điều gì đó đối với chương trình hạt nhân ở Iran. Về phần mình, Tehran vẫn liên tục khẳng định chương trình hạt nhân của nước này không nhằm mục đích quân sự. Msố cường quốc yêu cầu thanh sát chặt chẽ hơn các cơ sở hạt nhân ở Iran để kiểm chứng tuyên bố này. Bên cạnh đó, bản báo cáo còn nêu, Triều Tiên được cho là đã sản xuất đủ plutonium để chế tạo một số ít đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, chưa có thông tin xác nhận liệu nước này có vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng hay không. [BDV news] |
Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011
>> Iran trang bị tên lửa cho tàu ngầm
Phó tư lệnh lực lượng hải quân Iran, đô đốc Farhad Amiri, cho biết, các tàu ngầm của hải quân sẽ được trang bị tên lửa trong tương lai gần.
“Việc sử dụng ngư lôi có những giới hạn nhất định. Chúng tôi đang hướng đến việc trang bị các hệ thống phóng tên lửa cho tàu ngầm”, hãng thông tấn Fars của Iran dẫn lời đô đốc Farhad Amiri vào hôm qua (01/5). Vị tư lệnh hải quân cấp cao này cũng ca ngợi những thành tựu đặc biệt của Iran trong hoạt động tác chiến không theo cách thông thường và cho biết kẻ thù của Iran ngạc nhiên trước những tiến bộ của Tehran. “Ví dụ, một số tàu cao tốc của chúng ta có khả năng xác định và phóng tên lửa vào các mục tiêu đang chuyển động ở tốc độ cao từ 50 – 60 hải lý (100km/h)”, tư lệnh Amiri nói. Trước đó, ngày 17/4, đô đốc Amir Farhadi cho biết Tehran có kế hoạch triển khai các tàu ngầm mới do nước này sản xuất để tuần tra các vùng biển ngoài khơi phía Nam Iran. Theo ông Farhadi, loại tàu ngầm 500 tấn nói trên sẽ được phiên chế cho hạm đội Hải quân Iran vào tháng 7/2012. Loại tàu có kích cỡ trung bình này được thiết kế chủ yếu để tuần tra các tuyến đường biển ở phía Nam Iran, đặc biệt tại vùng Vịnh Persian và Eo biển Hormuz. Tháng 8/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi thông báo nước này đã hạ thủy bốn tàu ngầm mini Ghadir sản xuất trong nước ở Vịnh Persian. Theo ông Vahidi, loại tàu ngầm này có khả năng phóng ngư lôi và tấn công chính xác. Tehran cũng đang sản xuất hàng loạt loại tàu chiến lược này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân Iran. Tháng trước, Iran đã đạt được bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực phòng thủ và đạt tới khả năng độc lập sản xuất các hệ thống và trang thiết bị quân sự quan trọng. Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này đã nhiều lần cam đoan rằng sức mạnh quân sự của họ không đe dọa nước khác, và rằng học thuyết quân sự của Tehran chỉ dựa trên sự răn đe.
[Vitinfo news]
|
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
>> Iran thử nghiệm tên lửa Sayyad-2
Iran đã thử nghiệm thành công tổ hợp tên lửa phòng không mới Sayyad-2.
Mục đích cuộc thử nghiệm này là nhằm đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống phòng thủ quốc gia trong việc bảo vệ các cơ sở hạt nhân của nước này. Các tên lửa của hệ thống là các tên lửa đất đối không, sẽ được đưa vào biên chế trong thời gian tới. Tên lửa Sayyad-1 không chỉ tiêu diệt được các mục tiêu ở tầm trung và tầm thấp, mà còn có thể được sử dụng trong chiến tranh điện tử. Tổ hợp tên lửa phòng không mới có độ chính xác tiêu diệt mục tiêu cao hơn, tầm bắn xa hơn và sức công phá cũng lớn hơn Sayyad-1. Vào tháng 3/2011, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Tướng Mohammad Ali Jaffari cho biết, Tehran bắt đầu sản xuất hàng loạt các tên lửa đối không mới. Tháng trước đó, Tướng Mohammad Ali Jaffari cũng thông báo về việc nước này đưa vào trang bị các tên lửa đối hải mới có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 300km. Theo Tướng Mohammad Ali Jaffari, phần lớn các mối đe doạ đối với Iran đều xuất phát từ hướng biển và trên không. Để phòng thủ, Iran chỉ còn cách phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
[BDV news
|
Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011
>> Iran sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh
Tư lệnh Vệ binh cách mạng Iran, Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari thông báo rằng Tehran đang sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh.
Iran tuyên bố sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh. Ảnh minh họa. Tehran đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong việc phát triển các tên lửa tầm trung và tầm xa trong vài thập kỷ gần đây. Đồng thời, Iran luôn nhấn mạnh, sức mạnh tên lửa của nước này “chỉ là một công cụ phòng vệ nhằm chống lại các cuộc xâm lược”. Chương trình hạt nhân và tên lửa của Iran từ lâu trở thành mối quan ngại lớn của các cường quốc phương Tây. Mỹ nhiều năm nay không ngừng tìm cách ngăn chặn chương trình hạt nhân và tên lửa của Tehran nhưng đến nay vẫn chưa thành công. |
Nhãn:
iran,
Mohammad Ali Jafari,
Tehran,
tên lửa đạn đạo
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)