Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Thành Cát Tư Hãn

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành Cát Tư Hãn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành Cát Tư Hãn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> 10 vũ khí sinh học đáng sợ nhất (kỳ 3)



Vũ khí sinh học không chỉ có thể được ngụy trang trong những sinh vật hiện lành đáng yêu mà thậm chí không cần phải ngụy trang.


6. Chất độc Botulinum

Nếu không khí xung quanh chúng ta chứa chất độc Botulinum, chúng ta sẽ không có cách nào phát hiện ra được để phòng tránh.

Trong dạng dùng làm vũ khí tại môi trường không khí, vi khuẩn chết người Clostridium butolinum hoàn toàn không màu và không mùi. Sau khi hít vào từ 12 đến 36 giờ, các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện: mắt bị nhòe, nôn mửa và người bệnh nuốt vào rất khó khăn.

Lúc này, cơ hội duy nhất là chất giải độc botulinum và chất này buộc phải được sử dụng trước khi các triệu chứng tiêp theo xuất hiện. Nếu không, nạn nhân sẽ bị bại liệt, cơ bắp bị căng cứng và cuối cùng hệ hô hấp sẽ bị hủy hoại.

Nếu không được hỗ trợ hô hấp kịp thời, Clostridium botulinum có thể gây tử vong trong vòng 24 đến 72 giờ. Vì lý do này mà C. botulinum được xếp vào vị trí còn lại trong 6 vũ khí sinh học nhóm A.

Nếu có các dụng cụ hỗ trợ đưa không khí đến phổi, tỷ lệ tử vong có thể tụt từ 70% xuống 6%, tuy nhiên quá trình hồi phục cũng rất lâu. Lý do là chất độc này gắn với vị trí nơi các đầu dây thần kinh và cơ tiếp xúc với nhau để ngăn cản tín hiệu thần kinh từ não điều khiển các cơ.

Bệnh nhân hồi phục cần một quá trình dài để các đầu dây thần kinh mọc trở lại trong vòng vài tháng. Ngoài ra do các tác dụng phụ của việc sử dụng vaccine, liệu pháp vaccine đối với loại vi khuẩn này không được phát triển nhiều.

Đặc tính chữa bệnh của Botulinum

Dẫu gây ra tỷ lệ tử vong lớn tới 70%, nhưng botulism chưa hẳn đã hoàn toàn là có hại. Một lượng nhỏ chất độc botulinum nếu được sử dụng đúng cách có thể giúp ích trong điều trị các bệnh lý thần kinh, co giật cơ mặt hoặc thậm chí xử lý nếp nhăn. Tên loại thuốc sử dụng hoạt chất này là Botox.

Ngoài các triệu chứng đã nêu, C. botulinum còn một đặc tính nguy hiểm nữa là sự phổ biến của nó. Vi khuẩn này tồn tại khắp nơi trên thế giới đặc biệt trong đất và trầm tích đáy biển. Dạng bào tử của C. botulinum không gây hại trực tiếp và thường xuất hiện trên trái cây, rau và hải sản.

Vi khuẩn này chỉ gây hại khi nó sản xuất ra độc chất chết người, đó là điều kiện thường gặp khi chúng ta ăn phải thức ăn ôi hỏng nơi mà nhiệt độ và hóa chất bảo quản ở điều kiện không tốt lại phù hợp để các bào tử phát triển. Các vết thương sâu và môi trường ống tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng là những địa điểm phù hợp cho vi khuẩn này.

Sức mạnh, tính phổ biến và khả năng điều trị thấp là các yếu tố làm cho Botulinum được ưa thích trong các chương trình vũ khí của một số nước. May mắn là các kết quả nghiên cứu vũ khí trên Botulinum vẫn còn hạn chế.

Năm 1990 các thành viên của giáo phái Nhật Bản Aum Shinrinkyo đã tìm cách giải phóng chất độc botulinum dạng hơi để tấn công một số mục tiêu chính trị nhưng không thể gây ra được tỷ lệ tử vong mong muốn.

Sau đó khi giáo phái này chuyển sang dùng chất độc sarin năm 1995, họ đã giết hại hàng chục người và làm hàng ngàn người khác bị nhiễm độc.

7. Bệnh đạo ôn trên lúa

Vũ khí sinh học không cần phải tiêu diệt trực tiếp đối phương mà mục tiêu còn có thể là tài nguyên và nguồn sống. Bệnh đạo ôn hại lúa có thể được sử dụng để phá hoại mùa màng của đối thủ và là một tác nhân cực kỳ đáng chú ý tại Việt Nam.

Hủy diệt nguồn lương thực của kẻ thù là một chiến thuật đã được sử dụng lâu dài trong chiến tranh, cả trong kháng chiến chống xâm lược lẫn khi công thành chiếm đất. Khi không đủ thức ăn, hiển nhiên con người của đối thủ sẽ yếu đi, hoảng loạn, xảy ra bạo loạn và cuối cùng là chết chóc.

Một số quốc gia đặc biệt là Hoa Kỳ và Nga đã đầu tư khá nhiều công sức để nghiên cứu bệnh tật và thậm chí các côn trùng dùng để tấn công các cây lương thực chủ yếu của nhân loại.

Chiến thuật này có vẻ càng hứa hẹn hơn khi các nước hiện tại thiên về lựa chọn chiến lược độc canh một loại cây lương thực để đạt hiệu quả canh tác. Khi sử dụng vũ khí này, viễn cảnh nạn đói và thảm họa là không thể tránh khỏi.



Những cánh đồng lúa như ở Đông Nam Á là mục tiêu hoàn hảo để bệnh đạo ôn tấn công. (Ảnh 123fr.com)


Một trong các vũ khí dựa trên nguyên lý đó là bệnh đạo ôn, gây ra bởi loại nấm đạo ôn Pyricularia oryzae (còn có tên khác là Magnaporthe grisea). Lá của cây bị bệnh nhanh chóng xuất hiện các vết xước màu xám chứa hàng ngàn bào tử nấm.

Sau đó, các bào tử nhanh chóng lây từ cây này sang cây khác và làm tụt mạnh sản lượng lương thực. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được cây có tính kháng với nấm đạo ôn, nhưng trớ trêu là có tới 219 chủng đạo ôn khác nhau và muốn kháng bệnh, cây phải được đề kháng với tất cả các chủng này.

Hậu quả của loại vũ khí này không phải là cái chết nhanh chóng như đậu mùa và Botulism mà lạ nạn đói, tổn thất kinh tế và các vấn đề xã hội cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.

Một số nước đã tìm cách dùng nấm đạo ôn làm vũ khí, trong đó có Hoa Kỳ. Khi quốc gia này quyết định dừng chương trình của mình, lượng nấm đạo ôn mà họ tích tụ được đã lên tới hàng tấn và châu Á là mục tiêu tiềm năng họ nhắm tới.

8. Dịch tả trâu bò

Gạo là một mục tiêu hủy diệt tiềm tàng, và thịt cũng không được loại trừ. Bệnh dịch tả trâu bò là loại vũ khí chọn gia súc làm đối tượng tấn công.

Khi Thành Cát Tư Hãn chiếm châu Âu vào thế kỷ 13, ông vĩnh viễn mang theo một loại vũ khí sinh học đáng sợ để nhân loại mãi ghi nhớ công cuộc chinh phục của mình. Đoàn gia súc cung cấp lương thực cho vị hoàng đế này đã chuyển đến một loại dịch gia súc mà ngày nay thế giới gọi tên theo tiếng Đức là Rinderpest, dịch tả trâu bò.

Dịch tả trâu bò được gây ra bởi một loại virus gần giống với virus sởi, gây hại cho trâu bò và các động vật nhai lại như dê, bò rừng và hươu cao cổ. Bệnh này lây lan rất mạnh, gây sốt, mất cảm giác ăn, kiết lỵ và viêm màng nhầy. Triệu chứng bệnh sẽ tiếp diễn trong vòng sáu đến 10 ngày cho đến khi con vật chết vì mất nước.

Qua thời gian, loài người đã vận chuyển động vật mang bệnh này tới tất cả mọi ngóc ngách trên trái đất, kèm theo đó thường là cái chết của hàng triệu gia súc cũng như gia cầm và các loại động vật hoang dã trong khu vực.

Đôi lúc tại châu Phi dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng đến mức sư tử không còn động vật hoang dã để săn mà chuyển sang ăn người và khiến cho các chủ trại súc vật tuyệt vọng mà tự vẫn.

Ngày nay nhờ công nghệ vaccine và khoanh vùng dịch, căn bệnh này có thể được kiểm soát khá hiệu quả ở nhiều vùng trên thế giới.

Thành Cát Tư Hãn dẫu sao cũng không cố ý làm lây truyền dịch bệnh. Còn các quốc gia hiện nay như Canada và Hoa Kỳ lại cố tìm cách sử dụng virus này cũng như phát triển các loại vũ khí dịch bệnh khác chọn gia súc gia cầm làm đối tượng tấn công

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang