Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trực thăng Apache AH-64

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng Apache AH-64. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng Apache AH-64. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

>> Trực thăng quân đội Mỹ trong tương lai


Quân đội Mỹ đang lập bản thiết kế cho máy bay trực thăng trong tương lai với mục tiêu đạt tốc độ nhanh hơn, kết cấu vững chắc hơn


Quân đội Mỹ đang lập bản thiết kế cho máy bay trực thăng trong tương lai với mục tiêu đạt tốc độ nhanh hơn, kết cấu vững chắc hơn và có thể vận hành bán tự động.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Boeing AH-64 Apache của Hoa Kỳ.


Lầu Năm góc đặt mục tiêu triển khai các máy bay lên thẳng thế hệ mới này vào năm 2030.

Dự án này hiện đang nhận được sự đóng góp của nhiều cơ quan khác nhau của Mỹ từ Văn phòng Bộ trưởng quốc phòng cho đến Lực lượng giám sát bờ biển, Lực lượng biệt động và thậm chí cả NASA. Các quan chức tham gia chương trình mong muốn đạt được “những cải tiến trên nhiều bình diện” như hệ thống điều khiển điện tử,phạm vi hoạt động, tốc độ, lực đẩy của động cơ, khả năng sống sót, độ cao hoạt động và khả năng chuyên chở.

“Chúng tôi đang cố gắng tạo ra một tầm nhìn xa”, Ned Chase lãnh đạo về khoa học và công nghệ cho chương trình này cho biết.

Mục tiêu chi tiết cho các thiết kế trực thăng mới này của Mỹ:

Chiếc trực thăng có thể duy trì vận tốc trên 170 hải lý/giờ (314 km/giờ), phạm vi hoạt động rộng hơm 800km (bán kính chiến đấu là 424 km) có thể bay khi chở đầy hàng ở độ cao 6.000 feet (1800m) và ở nhiệt độ 350C.

Ngoài ra dự án muốn tạo một chiếc trực thăng “đa dụng” có thể thực hiện nhiều chức năng với các kiểu dáng tương ứng từ tấn công cho đến chở hàng hóa, cứu thương, tìm kiếm, cứu nạn, chống tàu ngầm và các chức năng khác.

Ngoài ra quân đội Mỹ cũng mong thế hệ trực thăng mới có thể sẽ “cần hoặc không cần người lái” , tức là ở một mức độ nào đó có thể bay tự động được.

Vấn đề then chốt để đạt được mục tiêu này là các dữ liệu cảm biến bay không người lái có thể tích hợp được vào buồng lái mà không để vượt quá tầm kiểm soát của phi công và phi hành đoàn. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, những chiếc máy bay mô hình đầu tiên sẽ được thiết kế từ năm 2013 và chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2017.

Quân đội Mỹ có thể sẽ dùng công nghệ Hệ thống phòng vệ hồng ngoại (CIRCM), một hệ thống gây nhiễu lazer có thể làm chệch hướng các tên lửa vác vai và các loại tên lửa khác nhắm bắn vào máy bay.

Công nghệ CIRCM dự kiến được triển khai vào năm 2018.

Đồng thời, các quan chức sẽ sử dụng các công nghệ cảm biến chuẩn đoán để theo dõi sát sao tình hình sử dụng và bảo trì của trực thăng, giúp giảm chi phí và nâng tuổi thọ của chiếc máy bay này.

Dưới đây là một số mẫu thiết kế máy bay trực thăng thế hệ mới của quân đội Hoa Kỳ.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng với ý tưởng về quạt và cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng với ý tưởng về quạt ngang và đuôi xẻ.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng giống trực thăng hiện tại nhất.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng vận tải AVX.


Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

>> Những 'chàng Hercules' bay (kỳ 3)



Với những thành tích trên chiến trường Trung Đông hồi thập niên 1990, trực thăng Apache AH-64 được gắn biệt danh “sát thủ xe tăng”, giúp các nhà thiết kế Mỹ một phen “nở mày, nở mặt”.
.


Kỳ 3: Sát thủ vùng Trung Đông

Ban đầu, người ta vẫn coi nhẹ vai trò của trực thăng và “giao” cho nó những nhiệm vụ như trinh sát, tải thương, chở quân… Tuy nhiên, tư duy này dần dần thay đổi khi người Mỹ khai thác triệt để sức mạnh tiềm ẩn và khả năng cơ động của trực thăng. Trong những lần tác chiến trên thực địa, giới quân sự Mỹ nhận ra họ cần có vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm thấp nhằm bảo vệ bãi đổ quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Bảo quản trực thăng UH-1. Ảnh: CAND


Bên cạnh đó, chiến lược phát triển các đơn vị tăng - thiết giáp hùng mạnh, có sức cơ động cao của Liên Xô luôn là nỗi ám ảnh đối với Mỹ. Theo ông Wheeler - tác giả cuốn sách Trực thăng tấn công, chính mối đe dọa của những chiếc xe tăng Nga trên chiến trường châu Âu là động lực giúp dòng trực thăng tấn công phát triển.

Vì thế, trực thăng UH-1 bắt đầu được vũ trang kiêm nhiệm thêm vai trò yểm trợ từ trên không. Năm 1965, AH-1 Huey Cobra – trực thăng vũ trang đầu tiên và đúng nghĩa của Mỹ, ra đời. Sau AH-1, Mỹ tiếp tục hoàn thiện dòng trực thăng vũ trang bằng Apache AH-64 hiện đại với hỏa lực mạnh hơn.

Đa năng và linh hoạt

Apache có khả năng chiến đấu bền bỉ, sống sót cao trên chiến trường với khoang lái bọc giáp chống đạn cỡ 23mm. Thậm chí, cả cánh quạt chính 4 lá cũng có khả năng chống đạn. Hệ thống thùng chứa nhiên liệu có thể tự hàn lại nếu bị trúng đạn.

Về thế mạnh về công nghệ điện tử, ngay từ đầu, AH-64 được trang bị các khí tài như thiết bị chỉ thị bám bắt mục tiêu, kính ngắm nhìn đêm, thiết bị ngắm hồng ngoại… giúp chiến đấu cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

Đặc biệt, biến thể AH-64D còn có radar điều khiển hỏa lực sóng mm AN/APG-78 đặt trên nóc cánh quạt chính, cho phép phi công phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và mục tiêu lộn xộn trên mặt đất. Việc đặt radar trên đỉnh cánh quạt còn tạo lợi thế khi trực thăng nấp sau rừng cây, đồi núi, tòa nhà cũng có thể theo dõi mục tiêu một cách an toàn. Ngoài ra, AH-64 được trang bị hệ thống đối phó điện tử nhằm chống lại hỏa lực phòng không đối phương, thường là tên lửa tầm nhiệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng AH-64 phóng rocket.


Các nhà thiết kế Mỹ luôn chú ý tới tính đa nhiệm, cả đối đất và đối không. Nhiệm vụ chủ yếu của AH-64 là diệt xe tăng với 16 quả tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire. Thế nhưng, tư duy đa nhiệm giúp hỏa lực của AH-64 có thêm tên lửa đối không AIM-9 hoặc AIM-92. Những vũ khí còn lại gồm pháo 30mm và rốc-két. Đi vào phục vụ năm 1986, thời điểm Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc, AH-64 không có cơ hội “đọ sức” với xe tăng Liên Xô. Tuy nhiên, nó sớm thể hiện khả năng trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Nỗi ám ảnh của tăng Iraq

Cuộc chiến năm 1991 để lại nỗi khiếp sợ cho lực lượng tăng-thiết giáp Iraq. Trong vòng 100 giờ, AH-64 đã bắn 3.000 quả AGM-114 “nướng chín” 500 xe tăng và nhiều xe thiết giáp của Iraq. Về phía Mỹ, chỉ có một chiếc AH-64 bị bắn hỏng động cơ, nhưng tổ lái sống sót.

Tương tự Mi-24, AH-64 cũng có dịp thể hiện khả năng không chiến. Ngày 24/5/2001, AH-64 của Không quân Israel đã đánh chặn 2 chiếc máy bay Cessna 152 của Lebanon.

Nhưng thay vì dùng vũ khí không đối không, AH-64 đã bắn hạ chiếc Cessna bằng tên lửa chống tăng AGM-114. Lập nhiều công trạng trên chiến trường với số lượng bị bắn rơi ở mức thấp, AH-64 được 11 nước nhập khẩu sử dụng. Mới đây, AH-64D tiếp tục hiện diện ở quốc gia thứ 12 khi đánh bại đối thủ Mi-28N trong cuộc đấu thầu ở Ấn Độ. Ở Đông Nam Á, Singapore là quốc gia đầu tiên sở hữu loại trực thăng hiện đại này.

Tuy nhiên, lập nhiều thành tích không có nghĩa là “bất khả chiến bại”. Theo một số nguồn tin không chính thức, AH-64 từng bị trúng đạn súng chống tăng RPG-7 ở cự ly gần trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991. Năm 2003, Vệ binh Cộng hòa Iraq còn bắn rơi 1 chiếc AH-64, làm hư hại 31 chiếc khác. Từ năm 2003-2007, theo thống kê sơ bộ, khoảng 20 chiếc AH-64 bị hạ. Dù được trang bị hệ thống cảnh báo chống tên lửa hiện đại, nhưng AH-64 vẫn khó khắc chế tên lửa vác vai.

Hiện đại, nhưng…

Sau khi AH-64 ra đời và đi vào phục vụ không lâu, Quân đội Mỹ tiếp tục phát triển loại trực thăng vũ trang mới RAH-66 làm nhiệm vụ trinh sát và “chỉ điểm” mục tiêu cho AH-64. Để thực hiện cho nhiệm vụ nguy hiểm này, nhiều công nghệ đặc biệt đã được ứng dụng trong qua trình chế tạo RAH-66. Có thể nói, RAH-66 là trực thăng “đi trước thời đại” với vật liệu hấp thụ sóng radar, kiểu dáng máy bay có nhiều góc cạnh, lớp sơn phủ bên ngoài ngăn tia hồng ngoại...


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng tàng hình RAH-66 làm nhiệm vụ "chỉ điểm" cho AH-64.



Điểm độc đáo ở mẫu trực thăng này là toàn bộ vũ khí chứa bên trong thân nhằm giảm độ bộc lộ radar như ở các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm (F-22 hay Sukhoi T-50). RAH-66 được đánh giá là trực thăng hoạt động khá êm, một phần nhờ kiểu cánh quạt 5 lá làm bằng vật liệu composite.

Tuy nhiệm vụ chính là trinh sát, nhưng RAH-66 cũng được vũ trang khá mạnh có thể chiến đấu không đối không bằng tên lửa AIM-92 hoặc chống tăng với AGM-114 Hellfire. Tương lai RAH-66 là rất sáng sủa nếu nó được đưa vào phục vụ. Nhưng năm 2004, Mỹ đã quyết định hủy bỏ dự án RAH-66 vì “ngốn” quá nhiều tiền. Tính tới thời điểm dừng dự án, Mỹ đã phải chi 6,9 tỷ USD.



AH-64 Intro


Sau năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thu hồi và đưa vào biên chế hàng trăm máy bay chiến đấu, vận tải của quân đội VNCH. Trong số đó, ta có rất nhiều trực thăng vận tải/vũ trang UH-1 và CH-47. Ngay từ khi, quân Pôn Pốt mở cuộc tấn công biên giới Tây Nam nước ta, các trực thăng UH-1 tham gia yểm trợ hỏa lực những trận đánh đầu tiên. Tới cuộc chiến bảo vệ nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, UH-1 liên tục có mặt cùng Mi-24, Mi-8 hỗ trợ quân tình nguyện Việt Nam. Đối với CH-47, tuy ta thu được số lượng rất ít nhưng chúng hoạt động tích cực với vai trò vận tải.

Cuối những năm 1980, do thiếu phụ tùng, linh kiện lần lượt những chiếc UH-1, CH-47 đều ngừng hoạt động. Tới năm 1996, Nhà máy A-41 được Bộ Quốc phòng phê chuẩn kế hoạch khôi phục, sử dụng UH-1. Hiện nay, đã có khoảng 12 chiếc UH-1 tái trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang