Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trực thăng Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

>> Khám phá sức mạnh "xe tăng bay" huyền thoại Mi-24

40 năm hoạt động, trực thăng chiến đấu Mi-24 vẫn được tin dùng ở hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

>> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 1)
>> Trực thăng quân đội Mỹ trong tương lai


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Năm 2013 đánh dấu kỷ niệm 40 năm ngày Liên Xô bắt tay sản xuất trực thăng chiến đấu Mi-24 tại nhà máy trực thăng Rostov (ngày nay đổi tên thành Rosvertol – Công ty Trực thăng Nga. Sau gần nửa thế kỷ tồn tại, Mi-24 vẫn được sử dụng phổ biến ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Chúng được coi như là huyền thoại trong “làng” trực thăng chiến đấu trên thế giới.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kể từ khi được đưa vào hoạt động, cuối những năm 1970 cho tới tận ngày nay, Mi-24 tham gia rất nhiều cuộc xung đột tại khu vực Trung Đông, châu Phi và tạo tiếng vang lớn. Trên chiến trường Afghanistan (1979-1989), Mi-24 của Không quân Liên Xô đã làm chiến binh Mujahideen phải kinh hoàng. Thậm chí có một vị lãnh đạo lực lượng này còn nói “chúng tôi không sợ người Xô Viết. Chúng tôi sợ những chiếc trực thăng của họ”.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ở Việt Nam, giữa những năm 1980, không quân ta cũng sử dụng một số Mi-24A truy quét tàn quân Khmer Đỏ. Những chiếc Mi-24A làm khiếp sợ quân địch.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng chiến đấu Mi-24 thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất (xe tăng, bộ binh, công sự phòng ngự kiên cố). Tuy nhiên, “thi thoảng” Mi-24 cũng có khả năng bắn hạ được máy bay. Cuộc chiến tranh Iran-Iraq đã từng ghi nhận, Mi-24 Iraq bắn hạ nhiều trực thăng AH-1J và UH-1 của Iran bằng súng máy YaKB và rocket. Đây là một thành tích hiếm có trực thăng chiến đấu nào trên thế giới đạt được.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mi-24 cũng được xem là loại trực thăng chiến đấu độc đáo nhất thế giới với khả năng vừa chở quân (như trực thăng vận tải), vừa có hỏa lực cực mạnh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Những chiếc Mi-24 có khoang chở quân chứa được 8 lính có vũ trang hoặc 4 cáng cứu thương hoặc 2,4 tấn hàng hóa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Về khả năng chiến đấu, trực thăng chiến đấu Mi-24 trang bị hỏa lực súng máy hoặc pháo (đặt ở đầu mũi). Trong ảnh là súng máy nòng xoay YakB 12,7mm trên những chiếc Mi-24D thế hệ đầu. Từ thế hệ 2 trở đi (seri Mi-24V, Mi-24P, Mi-35) thường lắp pháo 23-30mm cố định.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Những khẩu YakB 12,7mm thiết kế với 4 nòng xoay, tốc độ bắn 4.000-5.000 phát/phút.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tương tự các loại trực thăng chiến đấu thế giới, Mi-24 bố trí 2 cánh nhỏ trên thân mang được 1,5 vũ khí (bom, rocket, súng máy, tên lửa chống tăng AT-6).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mi-24 có khả năng mang và ném những quả bom 250-500kg. Đây là đặc điểm ít thấy trên các loại trực thăng của Mỹ và phương Tây.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh hình ảnh bệ phóng rocket trực thăng Mi-24 khai hỏa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, những chiếc Mi-24 tiếp tục được nhà sản xuất Nga thực hiện gói nâng cấp hiện đại hóa. Chủ yếu tập trung yếu tố cải tiến hệ thống điện tử, khí tài hỗ trợ ngắm bắn đạt độ chính xác cao hơn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đáng lưu ý, không chỉ nước Nga – “cha đẻ” Mi-24, công ty ATE của Nam Phi cũng khá hứng thu với việc nâng cấp loại trực thăng này. Họ đã cho ra mắt biến thể “hầm hố” Mi-24 SuperHind Mk.II với hệ thống điện tử hàng không phương Tây.

Sức mạnh khủng khiếp của Mi-24 trong cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan :


Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

>> Super Hind, biến thể nâng cấp của Mi-24

Nam Phi đã giới thiệu biến thể hiện đại hóa trực thăng tấn công Mi-24 Super Hind được đánh giá vượt trội so với nguyên mẫu Mi-24 Hind của Nga.

>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện


Công ty phát triển công nghệ và kỹ thuật Nam Phi (ATE) đã giới thiệu gói nâng cấp trực thăng tấn công Mi-24 Hind của Nga với tên gọi Mi-24 Super Hind. Gói nâng cấp được đánh giá có nhiều tính năng vượt trội so với nguyên bản của Nga.

Theo đó, biến thể nâng cấp được giữ nguyên cấu hình bộ khung, động cơ, nhưng phần hệ thống điện tử được thay thế theo tiêu chuẩn NATO gồm, hệ thống điều hướng, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kiểm soát vũ khí, tác chiến điện tử,...

Buồng lái được trang bị 2 màn hình hiển thị đa chức năng 6x8 inch với khả năng hiển thị bản đồ kỹ thuật số, buồng lái có giao diện bắt mắt và thân thiện đối với phi công.

Các thiết bị điện tử trên trực thăng có trọng lượng nhẹ hơn và tích hợp khả năng nhìn đêm.



http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể Super Hind phía dưới và nguyên bản Mi-24 Hind phía trên.

Tốc độ trung bình của Super Hind đạt 230km/h, tốc độ tối đa đạt 300km/h.

Buồng lái của trực thăng được thiết kế lại cung cấp khả năng quan sát tốt hơn so với nguyên mẫu. Ngoài ra, khu vực buồng lái được bảo vệ bởi loại giáp kevlar.

Nhờ sử dụng vật liệu mới, trọng lượng của trực thăng giảm đến 2 tấn so với nguyên mẫu, tăng khả năng hoạt động tốt hơn ở độ cao rất thấp.

Phần mũi trực thăng được làm nhỏ hơn, kéo dài hơn, phía dưới cài đặt một pháo 20mm, phía trên khẩu pháo còn có hệ thống tìm kiếm kiêm chỉ thị mục tiêu FLIR tích hợp máy đo xa laser và theo dõi mục tiêu tự động.

Sau khi nâng cấp, Mi-24 Super Hind có khả năng trang bị các loại vũ khí theo tiêu chuẩn NATO, biến thể nâng cấp có thể trang bị tên lửa chống tăng dẫn hướng laser bán chủ động INGWE có tầm bắn từ 5.000-10.000m.

Hệ thống điện tử mới nâng cao khả năng chiến đấu, cho phép Super Hind thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến khác nhau bất kể ngày đêm, đặc biệt là trong các điều kiện thời tiết bất lợi.

Hệ thống điện tử trên Super Hind được vay mượn từ hệ thống điện tử của trực thăng tấn công Denel Rooivalk, riêng hệ thống board mạch chính của máy tính điều khiển được thiết kế riêng cho gói nâng cấp này.

http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh hệ thống FLIR và pháo 20mm trước mũi Super Hind.

Chương trình nâng cấp bao gồm 2 gói MkII và MkIII. Gói MkII tập trung vào thay thế các thiết bị điện tử, hệ thống kiểm soát kỹ thuật số, giảm độ rung trong khi bay.

Còn gói MkIII được bổ sung một số thiết bị công nghệ cao, hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công cho phép phi công điều khiển pháo 20mm theo mắt nhìn.

Không chỉ vậy, yếu tố quan trọng của gói MkIII là bổ sung khả năng trang bị tên lửa chống tăng dẫn hướng laser bán chủ động INGWE. 8 tên lửa INGWE được trang bị trên giá treo hai bên cánh phụ của trực thăng.

Trong quá trình kiểm tra sau nâng cấp, Super Hind thực hiện hơn 400 vụ phóng tên lửa INGWE, xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt 90%. Ngoài ra, Super Hind đã bắn hơn 100.000 viên đạn 20mm. Đến năm 2004 Super Hind đã thực hiện được hơn 14.000 giờ bay

Gói nâng cấp Super Hind đầu tiên được thực hiện cho Algeria với số lượng lên tới 40 chiếc. Trước sự hài lòng của Algeria, ATE đã đề xuất các chương trình nâng cấp hơn nữa dành cho loại trực thăng tấn công nổi tiếng thế giới này.

Trong giai đoạn 2003-2005, ATE tích cực giới thiệu các gói nâng cấp Super Hind đến một số nước Đông Âu nhưng không đạt được thành công. Ngoại lệ duy nhất là ATE đã phối hợp với công ty TEREM Liconex của Bulgaria giới thiệu mô hình Mi-24 Super Hind MkIII cho không quân nước này.

Gần đây gói nâng cấp Super Hind đã nhận được sự quan tâm của một số nước Đông Âu. Azerbaijan công bố ý định hiện đại hóa 24 chiếc Mi-24. Nhiều khả năng ATE sẽ dành được hợp đồng này.

Ukraine cũng đang xem xét khả năng hợp tác cùng Nam Phi để nâng cấp toàn bộ trực thăng tấn công Mi-24 có trong biên chế. Dự kiến, các gói nâng cấp sẽ kéo dài thời gian phục vụ và nâng cao đáng kể khả năng tác chiến của loại trực thăng này.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

>> Những 'chàng Hercules' bay (kỳ 3)



Với những thành tích trên chiến trường Trung Đông hồi thập niên 1990, trực thăng Apache AH-64 được gắn biệt danh “sát thủ xe tăng”, giúp các nhà thiết kế Mỹ một phen “nở mày, nở mặt”.
.


Kỳ 3: Sát thủ vùng Trung Đông

Ban đầu, người ta vẫn coi nhẹ vai trò của trực thăng và “giao” cho nó những nhiệm vụ như trinh sát, tải thương, chở quân… Tuy nhiên, tư duy này dần dần thay đổi khi người Mỹ khai thác triệt để sức mạnh tiềm ẩn và khả năng cơ động của trực thăng. Trong những lần tác chiến trên thực địa, giới quân sự Mỹ nhận ra họ cần có vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm thấp nhằm bảo vệ bãi đổ quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Bảo quản trực thăng UH-1. Ảnh: CAND


Bên cạnh đó, chiến lược phát triển các đơn vị tăng - thiết giáp hùng mạnh, có sức cơ động cao của Liên Xô luôn là nỗi ám ảnh đối với Mỹ. Theo ông Wheeler - tác giả cuốn sách Trực thăng tấn công, chính mối đe dọa của những chiếc xe tăng Nga trên chiến trường châu Âu là động lực giúp dòng trực thăng tấn công phát triển.

Vì thế, trực thăng UH-1 bắt đầu được vũ trang kiêm nhiệm thêm vai trò yểm trợ từ trên không. Năm 1965, AH-1 Huey Cobra – trực thăng vũ trang đầu tiên và đúng nghĩa của Mỹ, ra đời. Sau AH-1, Mỹ tiếp tục hoàn thiện dòng trực thăng vũ trang bằng Apache AH-64 hiện đại với hỏa lực mạnh hơn.

Đa năng và linh hoạt

Apache có khả năng chiến đấu bền bỉ, sống sót cao trên chiến trường với khoang lái bọc giáp chống đạn cỡ 23mm. Thậm chí, cả cánh quạt chính 4 lá cũng có khả năng chống đạn. Hệ thống thùng chứa nhiên liệu có thể tự hàn lại nếu bị trúng đạn.

Về thế mạnh về công nghệ điện tử, ngay từ đầu, AH-64 được trang bị các khí tài như thiết bị chỉ thị bám bắt mục tiêu, kính ngắm nhìn đêm, thiết bị ngắm hồng ngoại… giúp chiến đấu cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

Đặc biệt, biến thể AH-64D còn có radar điều khiển hỏa lực sóng mm AN/APG-78 đặt trên nóc cánh quạt chính, cho phép phi công phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và mục tiêu lộn xộn trên mặt đất. Việc đặt radar trên đỉnh cánh quạt còn tạo lợi thế khi trực thăng nấp sau rừng cây, đồi núi, tòa nhà cũng có thể theo dõi mục tiêu một cách an toàn. Ngoài ra, AH-64 được trang bị hệ thống đối phó điện tử nhằm chống lại hỏa lực phòng không đối phương, thường là tên lửa tầm nhiệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng AH-64 phóng rocket.


Các nhà thiết kế Mỹ luôn chú ý tới tính đa nhiệm, cả đối đất và đối không. Nhiệm vụ chủ yếu của AH-64 là diệt xe tăng với 16 quả tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire. Thế nhưng, tư duy đa nhiệm giúp hỏa lực của AH-64 có thêm tên lửa đối không AIM-9 hoặc AIM-92. Những vũ khí còn lại gồm pháo 30mm và rốc-két. Đi vào phục vụ năm 1986, thời điểm Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc, AH-64 không có cơ hội “đọ sức” với xe tăng Liên Xô. Tuy nhiên, nó sớm thể hiện khả năng trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Nỗi ám ảnh của tăng Iraq

Cuộc chiến năm 1991 để lại nỗi khiếp sợ cho lực lượng tăng-thiết giáp Iraq. Trong vòng 100 giờ, AH-64 đã bắn 3.000 quả AGM-114 “nướng chín” 500 xe tăng và nhiều xe thiết giáp của Iraq. Về phía Mỹ, chỉ có một chiếc AH-64 bị bắn hỏng động cơ, nhưng tổ lái sống sót.

Tương tự Mi-24, AH-64 cũng có dịp thể hiện khả năng không chiến. Ngày 24/5/2001, AH-64 của Không quân Israel đã đánh chặn 2 chiếc máy bay Cessna 152 của Lebanon.

Nhưng thay vì dùng vũ khí không đối không, AH-64 đã bắn hạ chiếc Cessna bằng tên lửa chống tăng AGM-114. Lập nhiều công trạng trên chiến trường với số lượng bị bắn rơi ở mức thấp, AH-64 được 11 nước nhập khẩu sử dụng. Mới đây, AH-64D tiếp tục hiện diện ở quốc gia thứ 12 khi đánh bại đối thủ Mi-28N trong cuộc đấu thầu ở Ấn Độ. Ở Đông Nam Á, Singapore là quốc gia đầu tiên sở hữu loại trực thăng hiện đại này.

Tuy nhiên, lập nhiều thành tích không có nghĩa là “bất khả chiến bại”. Theo một số nguồn tin không chính thức, AH-64 từng bị trúng đạn súng chống tăng RPG-7 ở cự ly gần trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991. Năm 2003, Vệ binh Cộng hòa Iraq còn bắn rơi 1 chiếc AH-64, làm hư hại 31 chiếc khác. Từ năm 2003-2007, theo thống kê sơ bộ, khoảng 20 chiếc AH-64 bị hạ. Dù được trang bị hệ thống cảnh báo chống tên lửa hiện đại, nhưng AH-64 vẫn khó khắc chế tên lửa vác vai.

Hiện đại, nhưng…

Sau khi AH-64 ra đời và đi vào phục vụ không lâu, Quân đội Mỹ tiếp tục phát triển loại trực thăng vũ trang mới RAH-66 làm nhiệm vụ trinh sát và “chỉ điểm” mục tiêu cho AH-64. Để thực hiện cho nhiệm vụ nguy hiểm này, nhiều công nghệ đặc biệt đã được ứng dụng trong qua trình chế tạo RAH-66. Có thể nói, RAH-66 là trực thăng “đi trước thời đại” với vật liệu hấp thụ sóng radar, kiểu dáng máy bay có nhiều góc cạnh, lớp sơn phủ bên ngoài ngăn tia hồng ngoại...


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng tàng hình RAH-66 làm nhiệm vụ "chỉ điểm" cho AH-64.



Điểm độc đáo ở mẫu trực thăng này là toàn bộ vũ khí chứa bên trong thân nhằm giảm độ bộc lộ radar như ở các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm (F-22 hay Sukhoi T-50). RAH-66 được đánh giá là trực thăng hoạt động khá êm, một phần nhờ kiểu cánh quạt 5 lá làm bằng vật liệu composite.

Tuy nhiệm vụ chính là trinh sát, nhưng RAH-66 cũng được vũ trang khá mạnh có thể chiến đấu không đối không bằng tên lửa AIM-92 hoặc chống tăng với AGM-114 Hellfire. Tương lai RAH-66 là rất sáng sủa nếu nó được đưa vào phục vụ. Nhưng năm 2004, Mỹ đã quyết định hủy bỏ dự án RAH-66 vì “ngốn” quá nhiều tiền. Tính tới thời điểm dừng dự án, Mỹ đã phải chi 6,9 tỷ USD.



AH-64 Intro


Sau năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thu hồi và đưa vào biên chế hàng trăm máy bay chiến đấu, vận tải của quân đội VNCH. Trong số đó, ta có rất nhiều trực thăng vận tải/vũ trang UH-1 và CH-47. Ngay từ khi, quân Pôn Pốt mở cuộc tấn công biên giới Tây Nam nước ta, các trực thăng UH-1 tham gia yểm trợ hỏa lực những trận đánh đầu tiên. Tới cuộc chiến bảo vệ nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, UH-1 liên tục có mặt cùng Mi-24, Mi-8 hỗ trợ quân tình nguyện Việt Nam. Đối với CH-47, tuy ta thu được số lượng rất ít nhưng chúng hoạt động tích cực với vai trò vận tải.

Cuối những năm 1980, do thiếu phụ tùng, linh kiện lần lượt những chiếc UH-1, CH-47 đều ngừng hoạt động. Tới năm 1996, Nhà máy A-41 được Bộ Quốc phòng phê chuẩn kế hoạch khôi phục, sử dụng UH-1. Hiện nay, đã có khoảng 12 chiếc UH-1 tái trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

>> Nga bỏ qua Mi-28N, chọn Mi-35M



BQP Nga đã quyết định mua một loạt trực thăng vận tải/chiến đấu Mi-35M, biến thể xuất khẩu của Mi-24, Izvestia trích dẫn một nguồn tin trong ngành CNQP Nga cho biết.

Những máy Mi-35M sẽ được mua thay vì trực thăng tấn công Mi-28N Night Hunter (Thợ săn đêm)

Giải thích cho việc quyết định lựa chọn Mi-35 là loại trực thăng này dễ sử dụng và rẻ hơn so với Mi-28N.

Đến nay Bộ Quốc phòng Nga đã mua khoảng 20 chiếc Mi-35M. Chúng sẽ được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động cho các lực lượng đặc biệt.

Việc mua sắm các máy bay Mi-28N tiên tiến hơn sẽ được thực hiện trong tương lai.

http://nghiadx.blogspot.com
Mi-35M chính thức được BQP Nga lựa chọn bởi ưu điểm dễ ràng sử dụng và rẻ hơn so với Mi-28N. Trong ảnh là 1 chiếc Mi-35 trong biên chế Quân đội Ba Lan.


Hiện Không quân Nga thiếu trầm trọng trực thăng chiến đấu có thể hoạt động trọng mọi điều kiện thời tiết, khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cả ngày lẫn đêm. Trong khi đó, Mi-35M có thể đáp ứng một phần các yêu cầu này.

Một lý do nữa giải thích cho quyết định được thực hiện mua Mi-35M của BQP Nga là khả năng các lô máy bay Mi-35M được giao nhanh hơn cho các đơn vị.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng tiến công Mi-28N chưa được BQP Nga "ngó ngàng". Loại máy bay này có thể vẫn được mua nhưng với số lượng hạn chế.

Thời điểm hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch thành lập một đơn vị không quân đặc biệt, làm nền tảng của bố trí các máy bay trực thăng vận tải và trực thăng tấn công.

Việc thành lập đơn vị này sẽ tương đương Trung đoàn Không quân đặc biệt số 160 của Mỹ, hay còn được biết đến với cái tên là SOAR và Stalker Night. Trong tháng 5/2011, Trung đoàn Không quân đặc biệt 160 đã tham gia vào hoạt động ở Pakistan và tiêu diệt được trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden.

Hiện nay, chương trình mua sắm vũ khí của Nga giai đoạn 2011-2020 quyết định chi 20.000 tỉ rúp (khoảng 614 tỷ USD).

Theo chương trình, Không quân Nga sẽ được mua hơn 1.500 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng mới. Trong đó, một số loại trực thăng đã được bàn giao cho Quân đội Nga vào đầu năm 2011.

Phó tư lệnh không quân Nga, Trung tướng Igor Sadofev đề cập đến các máy bay trực thăng Ka-52 Alligator (Cá sấu châu Mỹ), Mi-28N, Mi-8AMTSh và Ka-226 Ansat-U.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Ka-50 bị loại khỏi chương trình mua sắm vũ khí



Không quân Nga từ chối mua trực thăng tấn công Ka-50 Black Shark.


Theo thông tin mà Izvestia có được từ Lực lượng Không quân cho biết Ka-50 không nằm trong chương trình vũ khí quốc gia đến năm 2020. Sáu chiếc hiện tại sẽ tiếp tục phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và sẽ không được biên chế vào đội hình chiến đấu.

Hiện nay những chiếc trực thăng chiến đấu một chỗ ngồi Ka-50 đang được tập trung tại trung tâm huấn luyện Torzhok, nơi đào tạo lại các phi công quân sự.

Ka-50 và Ka-52 gần như giống hệt nhau, chỉ khác về số phi công điều khiển (Ka-50 có 1 người, Ka-52 có 2 người). Do đó khi đã thành thạo với Ka-50, các phi công sẽ dễ dàng điều khiển Ka-52.

Lý do chủ yếu dẫn đến việc Ka-50 bị loại là do không thể nâng cấp thành trực thăng 2 người điều khiển. Thực tế cho thấy rằng khó có thể đạt được hiệu suất chiến đấu cao khi một phi công vừa lái vừa bắn. Thêm nữa, mức độ tự động hóa thấp và không cho phép điều khiển vũ khí bằng máy tính.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều chiếc Ka-50 phải ở lại mặt đất làm giáo trình trực quan!


Trên chiếc trực thăng một chỗ ngồi phi công vừa phải điều khiển máy bay vừa phải kiểm soát hệt thống vũ khí phức tạp. Còn Ka-52 một phi công sẽ lái máy bay, còn một phi công khác sẽ làm nhiệm vụ như một xạ thủ.

Điều này làm tăng mức độ an toàn điều khiển và đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao. Do đó, ưu tiên đã được trao cho “những chú cá sấu” Ka-52 Alligator, - đại diện của Lực lượng Không quân Nga tiết lộ.

Ngoài ra, Ka-52 được thực hiện kiểm soát kép – mỗi phi công có một cần điều khiển và bàn đạp. Nếu một trong số họ bị thương hoặc hi sinh, người kia vẫn có thể điều khiển máy bay thoát khỏi cuộc chiến.

Tổng biên tập tuần báo Kỹ thuật hàng không và tên lửa, Ivan Kudishin, giải thích rằng không giống như Ka-50, Ka-52 có thể được sử dụng như một máy bay chỉ huy: thay vào vị trí xạ thủ có thể là toán trưởng của tốp bay hoặc phi đội.

Từ Cabin của Ka-52 toán trưởng có thể trực tiếp đưa ra các mệnh lệnh chỉ dẫn và chia sẻ mục tiêu đối phương cho những chiếc may bay khác trong nhóm. Nhờ đó hiệu quả tác chiến sẽ tăng đáng kể, - Ivan Kudishin tiết lộ với Izvestia.

Hiện tại quân đội đang có tổng cộng khoảng 10 chiếc Ka-50, trong số đó chỉ có 6 chiếc là có thể bay được. Những chiếc còn lại hoặc là bị thanh lý hoặc được sử dụng làm giáo cụ trực quan để đào tạo các nhân viên kỹ thuật, những người sẽ làm nhiệm vụ bảo dưỡng những chiếc Ka-52 có thiết kế tương tự.

Những phi công Ka-50 sẽ được đưa đến Trung tâm huấn luyện chiến đấu ở Torzhok để học chuyển loại sang lái Ka-52, đang được sản xuất hàng loạt. Lực lượng không quân Nga đã đặt hàng hơn 100 chiếc loại này.

Cơ chế một chỗ ngồi từng là “hàng độc” của Ka-50. Người ta kỳ vọng rằng hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại sẽ bù đắp cho sự vắng mặt của viên phi công thứ hai, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống vũ khí.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

>> Nga sẽ trang bị trực thăng Ka-52K trên tàu Mistral



RIA Novosti cho biết, hôm 31/8, tổng công ty Trực thăng Nga và Bộ Quốc phòng nước này đã đồng ý và ký kết hợp đồng cung cấp 140 máy bay trực thăng vào năm 2020.

Giám đốc điều hành công ty cổ phần hàng không Oboronprom, ông Andrei Reus cho biết, hợp đồng này có giá trị hơn 120 tỷ rúp. Ông cũng lưu ý rằng các công trình nghiên cứu khoa học đã được phân bổ 250 triệu USD trong quỹ đầu tiên được phân bổ cho sự phát triển của máy bay trực thăng Mi-38, Ka-62 , Mi-34S1 và hiện đại hóa của dòng Mi-17.

Tuy nhiên, theo các điều khoản của hợp đồng, máy bay đầu tiên được sẽ thử nghiệm hàng loạt là máy bay trực thăng Ka-52K trang bị cho các tàu loại "Mistral".


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng tiến công K-52 hiện đại nhất của Nga.

Dự kiến tổng số trực thăng được cung cấp đến năm 2020 là hơn một trăm máy bay trực thăng loại này (Ka-52K).

Theo Giám đốc điều hành chi nhánh tổng công ty Máy bay trực thăng của Nga, công ty cổ phần Progress, ông Yury Denisenko cho biết: "Trực thăng Ka-52K sẽ được sản xuất tại nhà máy Arsenyev ở Primorsky Krai, và công ty hiện đã đầu tư hơn 3 tỷ rúp để hiện đại hóa năng lực và hơn 6 tỷ rúp cho kế hoạch đầu tư trong tương lai gần".

Các thử nghiệm đầu tiên của Ka-52K cho tàu đổ bộ trở trực thăng Mistral sẽ được xây dựng ở Nga vào năm 2012.

Ông Yury Denisenko cho biết, chiếc tàu Mistral đầu tiên trong số đó đi sẽ vào phục vụ trong Hải quân Nga vào năm 2014 và được trang bị máy bay trực thăng Ka-52K.

"Sản phẩm thương mại máy bay trực thăng Ka-52K sẽ được phục vụ vào năm 2014, hàng loạt thử nghiệm sẽ được thực hiện trong năm 2012", ông Yuri Denisenko cho biết.

Theo ông này, tại thời điểm hiện tại đang các máy bay Ka-52K đang được chuẩn bị thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra yêu cầu về kỹ, chiến thuật và tuổi thọ của động cơ phải tăng lên đến 5000 giờ.

Hiện nay, những động cơ này có tuổi thọ trung bình từ 2 - 2.500 giờ bay. Ngoài ra, ông Yuri Denisenko cho biết thêm, phiên bản Ka-52K nên được làm theo kiểu cánh gấp và sử dụng vật liệu composite.

Ông cũng nói rằng không giống như đối thủ cạnh tranh chính của nó trên thị trường toàn cầu - máy bay Apache của người Mỹ, máy bay trực thăng Ka-52 có một số lợi thế, cụ thể như hệ thống cứu hộ với hai ghế phóng phản lực lần đầu tiên được trang bị cho máy bay trực thăng.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

>> Bộ đôi trực thăng vũ trang ‘khủng’ ở Đông Nam Á



“Cá sấu” Mil Mi-35 và “Thổ dân” AH-64D Apache được đánh giá là bộ đôi trực thăng "khủng" ở Đông Nam Á hiện nay.


“Cá sấu” Mil Mi-35

Mi-35 là tên gọi phiên bản xuất khẩu trực thăng vũ trang nổi tiếng Mi-24P do Liên Xô (Nga) thiết kế chế tạo. Loại trực thăng này đi vào phục vụ từ cuối những năm 1970, đây là một trong những trực thăng vũ trang đáng sợ trên thế giới.

Thiết kế trực thăng Mi-35 vẫn theo lối truyền thống, cánh quạt chính 5 lá và cánh đuôi 3 lá. Buồng lái được bọc giáp với kíp điều khiển 2 người (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – WSO). Ngoài ra, cabin chính còn có thể chứa 8 lính bộ binh. Đậy là điểm độc đáo của Mi-35 trong khi hầu hết các trực thăng vũ trang trên thế giới đều không có tính năng này.

Vai trò của trực thăng Mi-35 là tiêu diệt các xe tăng – thiết giáp thậm chí cả trực thăng bay thấp, yểm hộ đơn vị bộ binh tấn công mục tiêu. Toàn bộ vũ khí được treo trên hai cánh nhỏ trên thân máy bay (tên lửa và rocket không điều khiển).


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 của Không quân Indonesia.

Mi-35 thiết kế một pháo 2 nòng GSh-30K cỡ 30mm, tốc độ bắn 2.000-2.600 viên/phút, dự trữ đạn 750 viên.

Các giá treo mang tên lửa chống tăng với sức công phá mạnh, trực thăng Mi-35 có thể trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm (AT-6). Shturm là loại tên lửa tầm ngắn sử dụng công nghệ dẫn đường vô tuyến bán chủ động, mang đầu đạn nặng 5,4kg có khả năng xuyên giáp dày 650mm, tầm bắn tối đa 5km.

Hoặc Mi-35 mang hệ thống tên lửa chống tăng tầm xa Ataka (AT-9). Tên lửa Ataka lắp đầu đạn thuốc nổ liều đúp nặng 7,4kg có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Mặc dù có tầm bắn lên tới 8km nhưng phạm vị tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất của Ataka trong khoảng 3-6km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tăng AT-9 trên giá treo.

Hệ thống điện tử trên trực thăng gồm: thiết bị điện tử hiện đại PNK-24, hệ thống ngắm GÓE-342 TV/FLIR, đo xa laze, thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống đối phó trả dũa (radar cảnh báo sớm, gây nhiễu hồng ngoại, pháo sáng).

Trực thăng lắp hai động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117VMA cho phép đạt tốc độ bay tối đa 324km/h, trần bay 4.500m, tầm bay 480km.

Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay có Không quân thuộc Lục quân Indonesia và Không quân Myanmar được trang bị trực thăng vũ trang Mil Mi-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng vũ trang Mil Mi-24A của Không quân Nhân dân Việt Nam

Không quân Nhân dân Việt Nam cũng biên chế một số trực thăng Mi-24A. Nhưng đây là biến thể đời đầu, hỏa lực gồm 1 súng máy 12,7mm ở đầu mũi máy bay, mang được rocket và tên lửa chống tăng (AT-2/3). Quân đội ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh Mi-24A trong chiến dịch biên giới Tây Nam.

“Thổ dân” AH-64D Apache

AH-64 là trực thăng vũ trang do Tập đoàn McDonnell Douglas phát triển (hiện nay là Boeing). AH-64 đi vào phục vụ trong Quân đội Mỹ năm 1984, nó được xuất khẩu rộng rãi sang một số quốc gia đồng minh Mỹ.

Thiết kế AH-64 theo truyền thống với cánh quạt chính (4 lá) và cánh quạt đuôi (4 lá). Kíp lái được bố trí theo kiểu: một ngồi trước (phi công) và một ngồi sau (phi công phụ kiêm sĩ quan điều khiển vũ khí). Giữa ghế ngồi phi công ngồi trước và sau có vách ngăn. Khoang lái và cánh quạt đều có khả năng chống chịu đạn cỡ 23mm. Thùng chứa nhiên liệu trực thăng đều tự hàn trong trường hợp bị đạn bắn trúng.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng AH-64D của Không quân Singapore


Biến thể AH-64D được tích hợp một số thiết bị điện tử mới, điển hình là radar kiểm soát hỏa lực sóng mm AN/APG-78 Long Bow. Loại radar này có thể tìm kiếm, xác định vị trí, phân loại, và ưu tiên mục tiêu di chuyển hoặc bất động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm.

Radar APG-78 thiết kế dẫn bắn cho tên lửa chống tăng AGM-114L Hellfire. Nó có thể quét tìm khu vực diện tích lớn tìm kiếm mục tiêu cho phi hành đoàn. Đồng thời, radar cung cấp tính năng nhận thức tình huống để cải thiện khả năng sống sót trực thăng trên chiến trường.

Phi hành đoàn còn nhận được sự hỗ trợ từ thiết bị chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-70 và cảm biến nhìn đêm cho phi công AN/AAQ-11. Để tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường, trực thăng trang bị thiết bị tác chiến điện tử như: radar cảnh báo sớm AN/APR-39A(V), radar băng tần giao thoa AN/APR-48A, thiết bị đối phó hồng ngoại AN/ALQ-144, laser cảnh báo sớm AN/AVR-2, radar gây nhiễu AN/ALQ-136(V), pháo sáng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa AGM-114 trên giá treo AH-64.


Hỏa lực của “thổ dân” AH-64D gồm một pháo tự động M230 cỡ 30mm gắn trên thân, tốc độ bắn 625 viên/phút (số lượng đạn dự trữ 1.200 viên).

Sức mạnh diệt tăng của AH-64D tập trung ở tên lửa không đối đất AGM-11D “lửa địa ngục” lắp đầu dò sóng mm cho phép hoạt động theo chế độ “bắn và quên”. Tên lửa có tầm bắn từ 8-12km, mang đầu đạn thuốc nổ liều đúp nặng 9kg.

AH-64D cũng có thể bắn hạ trực thăng tầm thấp bằng tên lửa không đối không AIM-9 “rắn đuôi chuông” hoặc Stinger.

Trực thăng vũ trang AH-64D lắp hai động cơ tuốc bin trục General Electric T700-GE-701 cho phát đạt tốc độ tối đa 279km/h, tầm hoạt động khoảng 1.900km, trần bay 6.400m.

Ở Đông Nam Á, chỉ có duy nhất Singapore được trang bị loại trực thăng mạnh này. Toàn bộ 20 chiếc AH-64D được biên chế trong phi đội số 120 của Không quân Singapore.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

>> Sri Lanka chi 300 triệu USD mua vũ khí Nga



Nga ký kết hợp đồng đầu tiên với Sri Lanka về việc cung cấp vũ khí thuộc khoản tín dụng nhà nước trị giá 300 triệu USD.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay quân sự Mi-171 của Nga


“Rosoboronexport” sẽ chuyển giao 14 trực thăng Mi-171 với các phiên bản khác nhau cho Sri Lanka. Người thực hiện hợp đồng này là Nhà máy hàng không Ulan-Ude.

Theo thông báo của phương tiện truyền thông Nga, “một hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng sẽ được thực hiện bởi các tín dụng nhà nước Nga đã được phân bổ năm 2010, về việc Sri Lanka mua vũ khí của Nga”.

Dòng máy bay trực thăng Mi-171 được sản xuất bởi UUAZ với 4 mẫu, thứ nhất là trực thăng đa năng Mi-171, thứ hai Mi-171 phiên bản VIP, trực thăng vận tải hàng không Mi-171A và trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH.

Thỏa thuận cho Sri Lanka vay 300 triệu USD trong thời gian 10 năm để mua thiết bị quân sự của Nga đã được ký kết vào ngày 8/2/2010 tại Moscow giữa Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, Dmitry Pankin và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka, Udayanga Weeratunga, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức 6 ngày của Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa đến Moscow.

Một khoản ở mức độ như thế đối với Sri Lanka là rất quan trọng đối với đất nước này, nếu chúng ta nhìn qua các chi phí mua thiết bị quân sự của Sri Lanka trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn 2001-2008 giá trị nhập khẩu của quốc phòng của Sri Lanka chỉ có 302 triệu USD. Ở thời điểm này, Sri Lanka đang thực hiện hợp nhập khẩu quốc phòng với số tiền chỉ là 73 triệu USD, mặc dù khối lượng thấp như vậy nhưng so sánh với giá trị suất khẩu rất thấp của nền kinh tế thì lại hoàn toàn khác.

Đây cũng là thời gian của các quyết định của Nga, có tính đến những thay đổi đã xảy ra trong đời sống chính trị của Sri Lanka trong năm 2009.

Sau thất bại của nhóm “những con hổ giải phóng Tamil”, chính phủ đã thông qua một quyết định từ bỏ một số kế hoạch trước đây về chương trình mua vũ khí đắt tiền, nhưng sau một thời gian cân nhắc các nhà lãnh đạo đã đi đến kết luận, cần tăng cường và hiện đại hóa lực lượng vũ trang hơn nữa để ngăn chặn sự hồi sinh của phong trào ly khai. Rất có thể sẽ tập trung vào việc mua nhiều vũ khí hiện đại.

Vào mùa hè năm 2009, Chính phủ Sri Lanka công bố ý định tăng cường quân số các lực lượng vũ trang lên 50% hoặc 100 nghìn người, để loại trừ khả năng sự hồi sinh của phong trào ly khai Tamil.

Hiện nay, quân đội Sri Lanka có 200.000 người, trong tương lai gần số lượng sẽ tăng đến 300.000 người.

Theo đánh giá một số chuyên gia quân sự, tổ chức “những con hổ giải phóng Tamil” vẫn có thể tạo ra các nhóm khủng bố mới gây bất ổn tình hình trong nước.

Thỏa thuận song phương liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Sri Lanka đã được ký kết trong tháng 2/2004.

Trước đó, Nga đã thực hiện một số thỏa thuận với Sri Lanka về việc cung cấp vũ khí. Đặc biệt, trong năm 1998, “Rostvertol” đã giao trực thăng Mi-24 và Mi-24P cho Sri Lanka (tổng hai loại là 5 chiếc). Năm 1994, Nhà máy hàng không Ulan-Ude đã cung cấp cho Sri Lanka sáu máy bay trực thăng Mi-171.

Ngoài ra, Nga cũng thông báo cáo về việc xuất khẩu 30 xe bọc thép chiến đấu loại BBM trong năm 1998, nhưng theo đại diện của Nhà máy chế tạo cơ khí Arzamas vào năm 1998, công ty đã chuyển 33 xe bọc thép cho Sri Lanka, trong đó có loại BTR-80 BTR-80A và BREM, đến năm 2000 đặt hàng thêm 10 AMZ BTR 80A. Còn Nhà máy trực thăng Kazan trong cuối những năm 1990 đã chuyển giao cho Sri Lanka ba máy bay trực thăng Mi-17.

Vào năm 2009, Sri Lanka và Nga đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp bốn máy bay trực thăng Mi -17, nhưng sau đó do khủng hoảng tài chính, hợp đồng trên đã không thể thực hiện. Không những thế, Sri Lanka cũng đã trì hoãn chương trình mua năm máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga từ đầu năm 2009.


Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> Vị trí trực thăng quân sự Nga trên thị trường



Nga sẽ chiếm khoảng 15% thị trường máy bay trực thăng thế giới vào năm 2015.



http://nghiadx.blogspot.com

Dòng trực thăng đa dụng Mi-17 rất được ưa chuông trên thị trường toàn cầu.


Sản xuất máy bay trực thăng Nga đang tăng trưởng 20-30% năm. Sự tăng trưởng này sẽ cho phép Nga chiếm ít nhất 15% thị trường máy bay trực thăng thế giới vào năm 2015, giám đốc TSAMTO Igor Korotchenko nói với RIA Novosti (hôm 12/8).

Nga là một trong những nước sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực máy bay trực thăng quân sự. Kể từ năm 1950 thế giới đã sản xuất được 65.000 máy bay trực thăng, trong đó Nga sản xuất hơn 26.000 và 6.000 chiếc cho xuất khẩu.

Theo đánh giá của TSAMTO, Công ty cổ phần Máy bay trực thăng của Nga chiếm khoảng 11% trên thị trường thế giới trong năm 2011 và sẽ tăng lên 17% vào năm 2020.

Khối lượng cung cấp máy bay trực thăng quân sự trong cán cân xuất khẩu vũ khí của Nga trong gia đoạn 2002-2009 chiếm khoảng 10,4%, với tổng giá trị hơn 4,5 tỷ USD.

Cơ cấu doanh thu trong giai đoạn này cho một số loại máy bay trực thăng quân sự tương đương như xu hướng toàn cầu.

Máy bay trực thăng đa năng được xếp hạng đầu tiên với doanh thu 3,38 tỷ USD, thứ hai là máy bay trực thăng tấn công với giá trị 606 triệu USD, vị trí thứ ba thuộc về trực thăng chống ngầm với 422 triệu USD và vị trí thứ tư của máy bay trực thăng hạng nặng, 168 triệu USD.

Nga đang cung cấp số lượng lớn các trực thăng Mi-17 theo hợp đồng với Ấn Độ, Azerbaijan, Venezuela và Ai Cập. Còn các hợp đồng với Brazil, Peru, Indonesia và một số nước khác là loại trực thăng Mi-35.

Theo TSAMTO, trong giai đoạn 2011-2020, Trực thăng Nga sẽ xuất khẩu khoảng 1.150 chiếc. Cũng trong thời gian này sẽ cung cấp hơn 1.000 máy bay trực thăng quân sự cho quân đội Nga thông qua các hợp đồng quốc phòng.

Giai đoạn 2011-2020, các lực lượng vũ trang Nga sẽ mua một số máy bay trực thăng cho các mục đích khác nhau như: Mi-26, Mi-8MVT-5, Mi-8AMTSh, Ka-52, Mi-28NM và máy bay trực thăng vận tải quân sự của loại Mi-8 cũng như một số máy bay trực thăng đặc biệt.

Tổng giá trị mua sắm các máy bay trực thăng thông qua hợp đồng quốc phòng Nga là 800 tỷ rúp.

Năm 2011, Không quân Nga có kế hoạch nhận được 100 máy bay trực thăng mới. Trong số đó có trực thăng chiến đấu Mi-28, Ka-52, máy bay vận tải quân sự Mi-8 và huấn luyện hạng nhẹ “Ansat”. Còn ba máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T cung cấp cho Không quân Nga đang được sản xuất ở giai đoạn cuối tại “Rosvertole”.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Vũ khí Nga phủ đầy khu vực Mỹ Latinh



Danh sách các đối tác trong khu vực Mỹ Latinh của những nhà cung cấp vũ khí Nga ngày càng mở rộng hơn. Ngay cả quốc gia như Brazil trước đây vốn thích vũ khí Mỹ cũng thể hiện sự quan tâm đến trang thiết bị quân sự của Nga.

Những tổ hợp tên lửa phòng không S-300V của Nga dự kiến sẽ được cung cấp cho Venezuela trong một vài năm tới, Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax hôm 14/4 tại triển lãm vũ khí LAAD-2011 ở Brazil từ ngày 12-15/4 vừa qua.

Theo ông, Venezuela là khách hàng mua vũ khí và trang thiết bị quân sự nhiều nhất của Nga tại Mỹ Latinh. “Một phần các thỏa thuận ký với Venezuela đã được thực hiện, còn các hợp đồng khác đang nằm trong giai đoạn thực hiện”, ông Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax.




Ông Ladygin bổ sung thêm rằng, trong 5 năm trở lại đây “các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quân sự trị giá 11 tỷ USD đã được ký kết”, vì thế, Venezulea là một trong những quốc gia nhập khẩu chính vũ khí Nga tại Mỹ Latinh.

“Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Venezulea mua nhiều vũ khí đến như vậy. Vâng, là bởi vì Venezuela đã bắt đầu hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang và đây là một quá trình khách quan, không liên quan đến bất kỳ điều gì khác”, ông giải thích.

Nói đến tương lai ký các hợp đồng mới, theo ông Ladygin, điều đó sẽ phụ thuộc vào lãnh đạo chính trị - quân sự của Venezuela. “Chỉ có lãnh đạo mới có quyền thông qua quyết định mua hay không. Ít nhất, chúng ta vẫn luôn có khả năng sửa chữa và nâng cấp vũ khí đã cung cấp trước đây cũng như tiến hành đào tạo các chuyên gia quân sự để vận hành và sửa chữa trang thiết bị đã mua theo mong muốn của Venezuela”, ông Ladygin chia sẻ.

Ngoài Venezuela, các nước lớn khác thuộc Mỹ Latinh cũng bày tỏ sự quan tâm với trang thiết bị quân sự Nga. Phó Tổng giám đốc công ty Sukhoi Boris Bregman trước đây đã thông báo, công ty Sukhoi cùng với Rosoboronexport hy vọng có thể quay lại tham gia đấu thầu nếu vụ đấu thầu chiến đấu cơ được khôi phục tại Brazil.

Brazil cũng bày tỏ quan tâm đến việc tổ chức sản xuất trên lãnh thổ của mình xe bọc thép Tiger của Nga. Ngoài Brazil, Uruguay, Venezuela và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác đều quan tâm đến xe bọc thép mới của Nga.

Tại triển lãm LAAD-2011, công ty Trực thăng Nga đã ký các thỏa thuận thành lập trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật đối với trực thăng Mi-171A1 và Ka-32A11VS. Thỏa thuận đã được ký với Аtlas Taxi Aereo (công ty vận hàng trực thăng Mi-171A1) và Helipark Taxi Aereo (công ty vận hành Ka-32A11VS), phóng viên của Interfax – AVN cho hay.

Những máy bay không người lái (UAV) như Irkut – 3 và Irkut – 10 trưng bày tại triển lãm LAAD-2011 cũng đã gây được sự sự chú ý và quan tâm lớn của các nhà quân sự cũng như các chuyên gia dân sự khu vực Mỹ Latinh. Tập đoàn Irkut lần đầu tiên giới thiệu tại Brazil UAV Irkut-3 và Irkut-10 của mình.

Giám đốc marketing phụ trách khu vực các nước Bắc và Nam Mỹ của tập đoàn Irkut cho biết, trong quá trình diễn ra triển lãm, các cuộc gặp gỡ và hội đàm - với đại diện lãnh đạo quân sự cũng như tổ chức dân sự của Brazil, Chile, Ecuador, Peru và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác có quan tâm thực sự đến những hệ thống không người lái của Nga - đã được tổ chức.

Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin cho rằng, Nga coi các nước Mỹ Latinh như một đối tác tiềm năng và gia tăng hợp tác kỹ thuật quân sự với những quốc tại khu vực này. Trước đó, ông tiết lộ: “Trong năm 2010, Nga đã nhận được hơn 1 tỷ USD từ việc cung cấp trang thiết bị cho khu vực Mỹ Latinh”.

Theo đánh giá của ông, vài năm trở lại đây, quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Venezuela phát triển ổn định; quan hệ Nga với Peru, Ecuador, Mexico, Colombia, Uruguay, Bolivia, Paragoay đạt được bước tiến mới về chất; các nước khác như Brazil và Argentina – những quốc gia có truyền thống mua vũ khí Mỹ và châu Âu – đã bắt đầu mua vũ khí của Nga.

Theo ông, tất cả điều đó chứng minh rằng các nước Mỹ Latinh không chỉ đánh giá cao vũ khí và trang thiết bị chiến đấu của Nga mà còn thấy nước Nga là một đối tác đáng tin cậy đối với họ.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang