Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay trực thăng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay trực thăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay trực thăng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

>> Trực thăng MV-22 Osprey của Mỹ trên báo TQ

Mỹ triển khai máy bay MV-22 Osprey ở Nhật Bản là một “trọng điểm chiến lược” có thể bao trùm lên các vùng biển duyên hải của Trung Quốc.

>> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 1)

Máy bay trực thăng kỳ lạ có thể biến hình

Tờ “Thế giới báo” Hồng Kông có bài viết cho rằng, máy bay cánh xoay MV-22 Osprey là một loại máy bay kết hợp các đặc điểm của máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng, vừa có đặc điểm tốc độ nhanh và bay tầm xa của máy bay cánh cố định, vừa có thể cất cánh, hạ cánh thẳng đứng và đứng im trên không như máy bay trực thăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của Lính thủy đánh bộ Mỹ.

Máy bay này hoạt động theo nguyên lý thông qua độ lệch của cánh máy bay để điều chỉnh trạng thái bay của máy bay: khi trục cánh quạt ngang bằng, sẽ tạo lực đẩy hướng về phía trước cho máy bay; khi trục cánh dựng thẳng, sẽ đem đến cho máy bay lực nâng hướng lên trên.

MV-22 Osprey do Công ty Trực thăng Bell (Bell Helicopter Textron) và Công ty Trực thăng Boeing cùng nghiên cứu chế tạo, máy bay này được thiết kế dựa vào nhu cầu sử dụng tác chiến của 4 quân chủng gồm không, hải, lục quân và lính thủy đánh bộ của Mỹ.

Năm 1973, Công ty Trực thăng Bell đã bắt đầu nghiên cứu loại máy bay cánh xoay này, máy bay nghiên cứu cánh xoay XV-15 là mô hình ban đầu của MV-22 Osprey.

Osprey có trọng lượng cất cánh tối đa là 19.800 kg, tải trọng bên trong tối đa là 4.536 kg, có thể mang theo 24 binh sĩ chiến đấu, trọng lượng rỗng là 14.433 kg. Tốc độ tối đa có thể đạt 556 km/giờ, tốc độ tuần tra là 510 km/giờ, gấp đôi máy bay trực thăng.

Máy bay Osprey có đặc điểm lớn nhất là hành trình xa, có hành trình khoảng 3.000 km mà không cần tiếp dầu trên không, tức là có thể tự triển khai trên toàn thế giới.

Chẳng hạn, Osprey từ bờ biển phía tây nước Mỹ bay đến Hawaii chỉ cần 8 giờ, bay đến các hòn đảo ở giữa khu vực Thái Bình Dương cũng chỉ cần hơn 1 ngày, trong khi máy bay trực thăng thông thường cần ít nhất 1 tuần, máy bay này còn có thể từ Mỹ bay đến khu vực Trung Đông trong vòng 3 ngày.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay MV-22 Osprey tại Nhật Bản ngày 23/7/2012.

Vì vậy, có người giả thiết, khi nổ ra chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, nếu Mỹ sử dụng máy bay Osprey đưa một bộ phận lính thủy đánh bộ từ căn cứ quân Mỹ ở Bắc Ấn Độ Dương đến biên giới Iraq-Kuwait trong 24 giờ là có thể ngăn chặn sự xâm lược của Saddam, từ đó cứu được tính mạng của hàng nghìn người, tránh sử dụng lực lượng đa quốc gia tiêu tốn vài chục tỷ USD.

Máy bay Osprey sở dĩ có thể phát triển mạnh, còn có một lý do. Cuối thập niên 1980, do sức ép cắt giảm chi tiêu quân sự ngày càng lớn, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Cheney từng nhiều lần muốn hủy bỏ chương trình tốn kém lớn này, nhưng Quốc hội luôn từ chối.

Năm 1991, do máy bay mẫu thứ năm bị rơi vỡ khi thử nghiệm, kế hoạch này đã bị nhiều lời phản đối. Nhưng, hai phi công bình yên vô sự thoát khỏi hiểm nguy làm cho tính sống sót của máy bay này được nghiệm chứng rất tốt.

Trên thực tế, máy bay Osprey không chỉ có thể chống rơi vỡ, mà còn có thể chống đỡ vũ khí hạng nhẹ và tránh sự tấn công của tên lửa.

Nó còn là máy bay vận tải chiến thuật duy nhất có thể hoạt động trong môi trường hạt nhân, sinh hóa, hơn nữa đặc biệt thích hợp cho tác chiến trong điều kiện ác liệt, đặc biệt có thể đáp ứng nhu cầu phản ứng nhanh của Mỹ trong các cuộc xung đột khu vực phức tạp và nguy hiểm tương lai.

Vì vậy, trong ngân sách tài khóa 1992, Ủy ban Ngân sách-Quốc hội Mỹ vẫn thông qua 79 triệu USD để thực hiện kế hoạch này.

Osprey giúp Nhật Bản bảo vệ đảo Senkaku?

Nhìn vào công nghệ, máy bay Osprey là loại máy bay đầu tiên có thân máy bay hầu như toàn bộ sử dụng vật liệu composite. Nó chủ yếu áp dụng kết cấu thể rắn epoxy resin sợi carbon. Cánh máy bay kết hợp sử dụng vật liệu composite và nhôm.

Kết cấu toàn bộ máy bay chỉ sử dụng 454 kg kim loại, hơn nữa hầu hết dây buộc kim loại lắp ở mặt ngoài máy bay, dễ kiểm tra sửa chữa.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cánh xoay MV-22 Osprey tiếp dầu trên không.

Công ty Trực thăng Boeing phụ trách nghiên cứu chế tạo, chế tạo một phần thân, hệ thống điều khiển và thiết bị điện tử. Cánh máy bay, cánh xoay, hệ thống truyền lực do Công ty Trực thăng Bell phụ trách nghiên cứu chế tạo.

Hai thiết bị truyền lực phải, trái kết hợp thông qua trục điều khiển ở cánh máy bay. Khi một động cơ của máy bay xảy ra sự cố, nó có thể duy trì sự thăng bằng lực kéo cho toàn bộ máy bay, đồng thời có thể làm cho cánh xoay phụ tiếp tục xoay.

Máy bay Osprey có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi 460 hải lý (852 km) của Hải quân Mỹ. Máy bay này còn có thể mang theo tên lửa và pháo, có khả năng không chiến và tấn công đối đất.

Cho nên, một đặc điểm lớn thu hút của máy bay Osprey chính là nó có rất nhiều công dụng, có thể đáp ứng nhu cầu của 32 loại nhiệm vụ, đồng thời có thể giúp tăng cường khả năng lựa chọn và tính linh hoạt cho người chỉ huy trên chiến trường.

Máy bay Osprey ít khi phải cần chi viện và không cần sân bay hoặc đường băng, cộng với việc sửa chữa đơn giản, khả năng sinh tồn mạnh, vì vậy đặc biệt thích hợp cho tiến hành các hành động tác chiến đặc biệt.

Chính do giải quyết được rất nhiều vấn đề, người Nhật Bản khôn khéo sớm đã chú ý tới Osprey, muốn nhập được loại máy bay này hoặc đưa nó tới triển khai ở Nhật Bản.

Một năm trước, phó phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Lapan từng tuyên bố cho biết, máy bay Osprey đã được chọn làm loại máy bay thay thế cho máy bay vận tải trực thăng hạng trung CH-46 ở sân bay Futenma (Okinawa) của Lính thủy đánh bộ.

Ông còn lấy ví dụ thực tế về vai trò của máy bay Osprey tại chiến trường Afghanistan, nhấn mạnh “Osprey an toàn hơn CH-46, tiếng ồn nhỏ hơn và tính năng cao hơn”.


http://nghiadx.blogspot.com

Theo giới thiệu của mạng “Japan News Network”, bán kính tác chiến của Osprey cao gấp 4 lần máy bay trực thăng được quân Mỹ sử dụng tại Nhật Bản hiện nay, có thể đạt 600 km, tốc độ cao nhất cao hơn 2 lần so với trước đây.

Một khi đảo Senkaku bị “nước khác tấn công”, sử dụng máy bay trực thăng hiện nay từ căn cứ Futenma của quân Mỹ ở Okinawa bay đến đảo Senkaku, cần 2 tiếng rưỡi, nhưng nếu sử dụng Osprey, chỉ cần 1 tiếng, số người và pháo mang theo của lực lượng tác chiến cũng nhiều hơn máy bay trực thăng hiện nay.

Một số chuyên gia quân sự Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản hy vọng quân Mỹ triển khai máy bay Osprey ở nước này nhằm mục đích lớn nhất là để “hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku”.

Được biết, lô 12 máy bay đầu tiên ngày 23/7 đã được vận chuyển đến tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản, bắt đầu tiến hành triển khai ở căn cứ Iwakuni. Quân Mỹ dự định trước tháng 10/2012, triển khai 24 máy bay vận tải Osprey ở căn cứ Futenma của Lính thủy đánh bộ Mỹ, thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản.

Hãng Kyodo, Nhật Bản cho biết, 12 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey đã được đưa từ cảng của căn cứ quân Mỹ San Diego của Lính thủy đánh bộ Mỹ tới căn cứ Iwakuni, Nhật Bản.

Nói về mục đích triển khai máy bay Osprey, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ K. Mel gần đây tiết lộ, việc triển khai máy bay Osprey ở Nhật Bản có một mục đích quan trọng là để hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku.

Tờ "Tin tức Trung Quốc" dẫn lời Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, đây sẽ là lần đầu tiên máy bay Osprey được đưa đến Nhật Bản. Theo kế hoạch, sau khi đến căn cứ Iwakuni, quân Mỹ sẽ tiến hành lắp ráp và bay thử máy bay Osprey. Quân Mỹ cố gắng để cho công tác vận hành thử có thể kết thúc trong thời gian ngắn.

Mỹ nhấn mạnh, cất cánh từ Okinawa, máy bay Osprey có thể vươn tới biển Hoa Đông, Đài Loan, Philippines, điều này sẽ giúp cho sức mạnh của Lính thủy đánh bộ Mỹ tăng cường rõ rệt, có lợi cho chống lại Trung Quốc, nước có hoạt động trên biển ngày càng mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com

Chính phủ Mỹ đặc biệt nhấn mạnh, việc triển khai lần này là nhằm đối phó với Trung Quốc, nước đang không ngừng tăng cường quân bị, thuộc “trọng điểm chiến lược, phải thực hiện thật sớm”.

Trên cơ sở chiến lược quốc phòng mới coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quân Mỹ có ý đồ xây dựng lực lượng có khả năng cơ động rất cao, có thể nhanh chóng đến khu vực tranh chấp và thiên tai, máy bay Osprey phù hợp với mục tiêu này.

Đến tháng 3/2012, Lính thủy đánh bộ Mỹ đã triển khai 140 máy bay Osprey ở trong nước. Nếu cộng với số triển khai ở sân bay Futenma, số lượng cuối cùng sẽ đạt 360 chiếc.

Người phụ trách Lính thủy đánh bộ Mỹ cho biết, việc triển khai Osprey sẽ nâng cao rõ rệt khả năng ứng phó của lực lượng lính thủy đánh bộ tại Okinawa khi xảy ra thiên tai và tranh chấp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhật-Mỹ có kế hoạch chính thức đưa vào sử dụng máy bay Osprey sau khi độ an toàn của nó được đảm bảo, đồng thời không thay đổi kế hoạch đưa vào sử dụng từ tháng 10/2012. Quân Mỹ còn có kế hoạch huấn luyện bay tầm thấp ở các khu vực như đảo Honshu, đảo Shikoku, đảo Kyushu của Nhật Bản. Độ an toàn của nó gây lo ngại cho dư luận Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng, việc triển khai Osprey chỉ là sự “thay đổi trang bị”, không thuộc phạm vi “bàn bạc trước” theo quy định của “Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ”, Nhật Bản không có quyền yêu cầu Mỹ thay đổi kế hoạch.

Cựu quan chức Mỹ cho rằng, triển khai Osprey ở Nhật Bản là để hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku. Chuyên gia cho rằng, dù Nhật Bản có đồng ý hay không, Mỹ đều sẽ ép buộc thực hiện, vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku nóng lên tạo thời cơ cho Mỹ triển khai.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngày 16/7/2012, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết, triển khai máy bay cánh xoay MV-22 Osprey ở Okinawa là kế hoạch của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản không có sự lựa chọn, chỉ có thể tiếp nhận.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lị cho rằng, Chính phủ Nhật Bản “bị ép” triển khai máy bay Osprey, thậm chí sau khi tàu vận tải mang theo 12 máy bay Osprey đã lên đường, thì Mỹ mới thông báo cho Chính phủ Nhật Bản.

1 chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, tình hình căng thẳng Trung-Nhật xung quanh vấn đề đảo Senkaku là thời điểm thuận lợi để quan hệ Nhật - Mỹ phát triển, vì thế quan chức cấp cao Mỹ mới nói, đảo Senkaku phù hợp với khoản 5 của Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ, do đó Nhật có thể được cổ vũ rất lớn. Nếu Nhật Bản có tư duy theo hướng này thì sẽ làm cho quan hệ căng thẳng Trung-Nhật càng gia tăng.

Cựu quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ K. Mel cho rằng, Mỹ triển khai máy bay Osprey ở Nhật Bản có một mục đích quan trọng là hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng tuyên bố rõ, triển khai Osprey ở Okinawa có thể đóng góp cho phòng thủ của Nhật Bản.

Đây là một lý do dễ được chính quyền và người dân Nhật Bản chấp nhận. Mỹ đã chọn được một cơ hội rất thích hợp, làm giảm bớt thái độ chống đối của người dân Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com

Đỗ Văn Long cho rằng, Osprey có 32 nhiệm vụ tác chiến, trong đó quan trọng nhất là đột kích đổ bộ, chống tàu ngầm và đoạt đảo. Bán kính tác chiến của máy bay vận tải Osprey gấp 4 lần so với máy bay trực thăng hiện đang được quân Mỹ sử dụng ở Nhật Bản, lên tới 600 km, tốc độ tối đa cao hơn 2 lần.

Một khi đảo Senkaku bị tấn công, máy bay trực thăng của quân đồn trú Mỹ hiện nay phải mất 2 tiếng rưỡi mới bay được từ căn cứ Futenma ở Okinawa tới đảo Senkaku, nhưng máy bay vận tải Osprey chỉ cần mất 1 tiếng, hơn nữa số lượng lực lượng tác chiến gồm người và pháo sẽ nhiều hơn so với máy bay trực thăng hiện có.

Nếu Osprey triển khai ở Okinawa, cách Đài Loan 640 km, cách đảo Senkaku chỉ có 400 km, theo tốc độ bình thường, tốc độ tuần tra mỗi giờ của Osprey ít nhất hơn 400 km, một giờ có thể bay tới đảo Senkaku, nhìn vào việc triển khai, vừa có thể tiến hành phong tỏa, kiểm soát khu vực xung quanh eo biển Đài Loan, vừa có thể trực tiếp uy hiếp đảo Senkaku.

Dân Nhật phản đối kế hoạch vì sợ mất an toàn

Máy bay cánh xoay Osprey đã từng nhiều lần rơi vỡ ở Mỹ, Morocco, gây lo ngại cho người dân Okinawa. Theo các nguồn tin, từ năm 2006-2011, Osprey ít nhất có 30 sự cố chưa được công bố.

Chính vì vậy, khi Mỹ lần đầu tiên tuyên bố có kế hoạch triển khai Osprey ở căn cứ Futenma vào tháng 6/2011, ngay lập tức đã bị người dân địa phương phản đối quy mô lớn, kể cả quan chức tỉnh Okinawa.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngày 22/7, có khoảng 1.100 người đã tổ chức biểu tình trước chính quyền thành phố Iwakuni. Ngày 5/8, tỉnh Okinawa sẽ tổ chức đại hội người dân của tỉnh để phản đối triển khai máy bay Osprey tại tỉnh này. Ngày 22/7, một quan chức tỉnh Okinawa cũng đã lên đường đến Mỹ để bày tỏ phản đối kế hoạch triển khai Osprey.

Ngày 22/7/2012, trên một kênh truyền hình Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cam kết: “Sẽ không tiến hành bất cứ chuyến bay nào trước khi Nhật có được kết quả điều tra 2 sự cố rơi vỡ máy bay Osprey gần đây để xác nhận độ an toàn của nó”.

Trong khi đó, để giảm sự nghi ngờ của Nhật Bản về độ an toàn của Osprey, người phát ngôn Lầu Năm Góc Little nhấn mạnh, từ năm 2007, quân Mỹ triển khai máy bay Osprey ở Iraq và Afghanistan, nó “có kỷ lục bay an toàn tốt”.

Tuy nhiên, những cam kết này vẫn chưa hề xóa bỏ được thái độ chống đối của người dân Nhật Bản.

Hãng Kyodo, Nhật Bản còn cho biết, ngày 22/7, một chiếc máy bay chiến đấu F-16 của quân Mỹ ở căn cứ Misawa, Nhật Bản cũng bị rơi vỡ ở vùng biển lân cận Hokkaido, sau khi bắn ra, phi công đã được cứu.

Máy bay Osprey đã uy hiếp biển Hoa Đông

Báo chí Trung Quốc dẫn bình luận mà họ cho rằng của Đài tiếng nói nước Nga đã có bài viết cho rằng, trong tình hình leo thang tranh chấp đảo giữa Trung-Nhật, Mỹ triển khai máy bay vận tải Osprey ở Nhật Bản có thể trở thành một “nhân tố mang tính phá hoại” của quan hệ Trung-Nhật.

Mỹ đã triển khai 12 máy bay Osprey ở Iwakuni, đảo Honshu, và còn có kế hoạch triển khai 24 máy bay này ở căn cứ Futenma, Okinawa, Nhật Bản để tăng cường sự hiện diện ở Okinawa.

Sau khi Lầu Năm Góc chuyển trọng điểm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, họ bắt đầu tập trung thay mới trang bị quân sự tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com

Mỹ tăng cường lực lượng quân sự tại các hòn đảo của Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến cho Trung Quốc bất mãn. Bởi vì, máy bay của Mỹ có thể dùng để do thám các mục tiêu, theo dõi các hoạt động trên đất liền và trên biển của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ triển khai máy bay vận tải Osprey lại đúng vào thời điểm tranh chấp đảo, đá giữa Trung-Nhật gay gắt, đằng sau vấn đề này luôn thấy có bóng dáng của Mỹ.

Mỹ ủng hộ đồng minh, thường nhắc nhở Trung Quốc rằng: Mỹ-Nhật có ký Hiệp ước Bảo đảm An ninh. Nếu Nhật Bản bất ngờ cần viện trợ quân sự để bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku, thì hiệp ước này lập tức có hiệu lực.

Nhưng, Trung Quốc luôn vỗ ngực, bắc loa kêu gào cho rằng, Nhật Bản chiếm đóng những hòn đảo này một cách “phi pháp” và cố gắng chứng minh rằng họ có chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư (tức đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản).

Trong bối cảnh đó, máy bay vận tải quân sự Osprey có thể trở thành một thủ đoạn mới để gây sức ép với Trung Quốc. Mỗi chiếc máy bay này đều có thể bay hơn 700 km, vận chuyển 24 lính nhảy dù. Những hòn đảo của Trung Quốc ở biển Hoa Đông nằm trong bán kính này.

http://nghiadx.blogspot.com

Nhưng, theo chuyên gia Pavel Luzin, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chính trị Nga cho rằng, hiện nay điều này không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quan hệ Trung-Mỹ.

Luzin nói: “Điều quan trọng hơn trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay là vấn đề kinh tế, gồm chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ. Cho nên, bất kể là Bắc Kinh hay Washington, hiện nay đều không muốn để quan hệ hai nước xuất hiện mâu thuẫn gay gắt mới trong lĩnh vực chính trị, quân sự”.

Như vậy, quan hệ Trung-Nhật sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất bởi việc triển khai máy bay Osprey ở Nhật Bản, tiếp theo có thể kích động mạnh “tình cảm dân tộc” ở Trung Quốc. Điều này càng nổi bật khi mà thực lực kinh tế Trung Quốc đã và đang được tăng cường.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

>> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 2)


Military Channel mới đây đã công bố bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới, trong đó có các trực thăng từng tham chiến tại Việt Nam.


>>  Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 1)

Hiện nay, trực thăng đang được sử dụng một cách phổ biến trong quân đội hầu hết các nước trên thế giới. Nó là một thành phần rất quan trọng của lực lượng Không quân nói riêng và quân đội nói chung: vừa là loại máy bay vận tải thuận tiện vừa là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ đường không, tấn công cơ động, thọc sâu và yểm trợ, tấn công mặt đất.

http://nghiadx.blogspot.com

Mới đây, Kênh Military thuộc Hãng truyền thông Discovery của Mỹ - một kênh truyền hình mới dành cho quân đội đã đưa ra một ma trận gồm các điểm như mức độ hoàn thiện kỹ thuật thiết kế, số lượng sản xuất, tính năng kỹ chiến thuật, hiệu quả sử dụng, lịch sử chiến đấu, xu hướng phát triển…để xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới.

5. “Thiên mã” CH-53E Super Stallion

http://nghiadx.blogspot.com


Xếp ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới theo bình chọn của Military Channel là trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion - loại trực thăng lớn nhất, nặng nhất từng được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ.

Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion

Chuyến bay đầu tiên: 1974

Số lượng sản xuất: 115 chiếc

Tải trọng: 13 tấn trọng tải hàng hóa hoặc 14,5 tấn treo bên ngoài, hoặc 55 binh lính.

CH-53E là một biến thể hiện đại hóa của máy bay trực thăng nổi tiếng CH-53 Sea Stallion được tạo ra vào năm 1964 để đáp ứng các yêu cầu chiến đấu của Hải quân, Thủy quân lục chiến và lực lượng phòng thủ bờ biển của Quân đội Hoa Kỳ.

CH-53 Super Stallion chủ yếu được Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng trong các chiến dịch đổ bộ, thực trực thăng vận nhằm vận chuyển và di rời các trang thiết bị vũ khí hạng nặng phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.

http://nghiadx.blogspot.com


Loại máy bay này còn có một nhiệm vụ khá quan trọng là chuyên chở các máy bay phản lực hoặc trực thăng chiến đấu bị hư hỏng trên các tàu sân bay hạng nặng của Hải quân Mỹ.

CH-53 đã từng tham chiến tại Iraq và Afghanistan giúp quân đội Mỹ vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa và binh lính ra chiến trường đồng thời hỗ trợ chiến đấu cho các lực lượng mặt đất, góp phần tạo nên những chiến tích oanh liệt của Quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh tại các chiến trường này.

4. “Ác điểu” UH-1

Trực thăng đa năng Bell UH-1

http://nghiadx.blogspot.com

Chuyến bay đầu tiên: 1956

Số lượng sản xuất: 16.000 chiếc

Tải trọng: 1,5 tấn hoặc 14 binh lính.

Đây là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nó thường được biết dưới tên (dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ) là Huey.

Mặc dù tổn thất rất lớn (3.305 chiếc UH-1 bị mất trong chiến đấu), nhưng Huey vẫn được xem là một trong những trực thăng thành công nhất mà Mỹ từng chế tạo. Theo số liệu từ các số liệu thống kê, trong suốt 11 năm tham chiến tại Việt Nam, máy bay trực thăng UH-1 đã thực hiện không dưới 36 triệu phi vụ, một con số quá khủng khiếp.

http://nghiadx.blogspot.com

Trước khi Cobra ra đời, Huey đã trải qua một cuộc “đại phẫu” với việc trang bị thêm cặp súng máy 12,7 mm và 48 quả tên lửa không điều khiển. Và cũng từ đó nó được mệnh danh là “ác điểu” trên bầu trời.

Huey được sử dụng một cách rộng rãi và có mặt trong lực lượng vũ trang của hơn 70 quốc gia trên thế giới (nhiều hơn cả số quốc gia sử dụng súng trường tấn công Kalashnikov của Liên Xô/Nga).

3. Trực thăng đa nhiệm Mi-8

Chuyến bay đầu tiên: 1961

Số lượng sản xuất: 17.000 chiếc

Tải trọng: 3 tấn hoặc 24 người

Vũ khí: 2-3 súng máy và 6 giá treo vũ khí có thể mang đến 1,5 tấn vũ khí bao gồm tên lửa không điều khiển 57 mm, bom và tổ hợp tên lửa đối hạm Phalang.

http://nghiadx.blogspot.com


Khoảng 17.000 chiếc máy bay trực thăng đa chức năng Mi-8 (định danh NATO Hip) đã được sản xuất với hơn 3.000 chiếc được xuất khẩu và chúng hiện phục vụ trong lực lượng không quân hơn 50 quốc gia trên thế giới trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc và Iran.

Các máy bay trực thăng Mi-8 được chế tạo bởi công ty sản xuất máy bay trực thăng Mil Moscow Helicopter JSC ở Moskve, công ty Kazan JSC ở Kazan và công ty hàng không Ulan-Ude. Chúng gồm các biến thể dùng trong dân sự và quân sự. Các biến thể quân sự gồm Mi-8T vận tải, chuyên chở quan chức cao cấp, chiến tranh điện tử, trinh sát, phiên bản Mi-8TV có trang bị vũ khí và phiên bản tìm kiếm và cứu hộ Mi-8MPS.

http://nghiadx.blogspot.com

Mi-8 là một máy bay trực thăng đơn giản, nhưng hiệu quả, có độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết - từ sa mạc Sahara đến khu vực Bắc Cực. Trực thăng đa chức năng Mi-8 đã tham chiến tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có các cuộc xung đột quân sự tại Afghanistan, Chechnya và Trung Đông. Hiện Mi-8 vẫn đang được Bộ quốc phòng Nga tiếp tục trọng dụng và có kế hoạch sản xuất với số lượng lớn.

2. “Hung thần” AH-64 Apache

http://nghiadx.blogspot.com

Xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng những trực thăng hàng đầu thế giới của Military Channel là trực thăng AH-64 Apache - máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Hoa Kỳ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Nó được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện tại được sản xuất bởi hãng Boeing.

Trực thăng tấn công Boeing AH-64 Apache

Chuyến bay đầu tiên: 1975

Số lượng sản xuất: 1.174 chiếc

Vũ khí: Pháo M230 30 mm (tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên ), tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder , AGM-122 Sidearm, rocket Hydra 70.

AH-64 là loại máy bay trực thăng hiện đại vẫn đang được sử dụng hiện nay. Với thiết kế để có thể hoạt động ở mọi địa hình, nó có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Apache được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong chiến tranh Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan, và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ chúng là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng đã phá hủy hàng trăm các loại xe bọc thép (chủ yếu của quân đội Iraq).

http://nghiadx.blogspot.com

Vào mùa thu năm 2011, trong cuộc chạy đua tại Ấn Độ, Apache đã vượt lên trên “đại kình địch” Mi-28N “Thợ săn đêm” của Nga để giành chiến thắng trong gói thầu cung cấp máy bay trực thăng tấn công cho Quân đội nước này.

1. “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk

UH-60 Black Hawk là một máy bay trực thăng đa dụng bốn cánh quạt, hai động cơ hạng trung do Sikorsky Aircraft chế tạo. UH-60 đi vào phục vụ trong Lục quân năm 1979, thay thế loại UH-1 Iroquois trở thành máy bay trực thăng vận tải chiến thuật của Lục quân.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng đa năng Sikorsky UH-60 Black Hawk

Chuyến bay đầu tiên: 1974

Số lượng sản xuất: 3.000 chiếc

Trọng tải: 1,5 tấn hàng hóa và 4 tấn treo bên ngoài hoặc 14 binh lính.

Vũ khí: 2× M240H 7.62 mm hay 2× M134 minigun 7.62 mm hay 2× GAU-19 12.7 mm, rocket 70 mm Hydra 70, tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-114 Hellfire.

http://nghiadx.blogspot.com


UH-60 đi vào phục vụ trong Sư đoàn Không vận số 101 của Lục quân Hoa Kỳ tháng 6 năm 1979. Lục quân Hoa Kỳ lần đầu sử dụng UH-60 trong chiến đấu trong cuộc xâm lược Grenada năm 1983, và một lần nữa trong cuộc xâm lược Panama năm 1989.

Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, UH-60 đã tham gia vào chiến dịch tấn công đường không lớn nhất trong lịch sử Lục quân Hoa Kỳ với hơn 300 chiếc trực thăng tham gia. Năm 1993, Black Hawk trở nên nổi bật trong cuộc tấn công vào Mogadishu ở Somalia. Những chiếc Black Hawk cũng hoạt động tại Balkan và Haiti trong thập niên 1990. Những chiếc UH-60 vẫn tiếp tục phục vụ ở Afghanistan và Iraq.

http://nghiadx.blogspot.com


Các chuyên gia của Military Channel nhận định rằng “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk là trực thăng của thế kỷ XXI, mặc dù nó đã được tạo ra cách đây 40 năm. Trực thăng Black Hawk mang đầy đủ những tính năng ưu việt của những trực thăng tốt nhất thế giới. Nó có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ, gồm cả vận tải chiến thuật với lính, thiết bị chiến tranh điện tử, và giải cứu đường không.

http://nghiadx.blogspot.com


Một biến thể chở VIP được gọi là VH-60N được dùng để chuyên chở các quan chức quan trọng của chính phủ (ví dụ, Nghị viện, các cơ quan Hành pháp) với dấu hiệu máy bay là Marine One khi chở Tổng thống Hoa Kỳ.

Trong các cuộc tấn công đường không nó có thể chở một đội 14 lính chiến hay mang một bích kích pháo 105 mm M102 howitzer với 30 viên đạn và khẩu đội 4 người chỉ trong một chuyến.[12] Black Hawk được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến để có khả năng và tính năng tồn tại tốt như Hệ thống định vị toàn cầu.

http://nghiadx.blogspot.com


Ngoài các biến thể trên bộ cơ bản, UH-60 còn có các biến thể nổi bật như 2 biến thể chống ngầm SH-60B Sea Hawk và SH-60F Ocean Hawk (được trang bị 1 từ kế và sonar), biến thể HH-60 Rescue Hawk để tìm kiếm cứu hộ và tham gia các hoạt động đặc biệt, cũng như biến thể hiện đại MH-60 Knighthawk.

Chính vì có những tính năng ưu việt, chi phí thấp, bảo trì đơn giản, MH-60 (biến thể hiện đại của UH-60) đang được Quân đội Hoa Kỳ lên kế hoạch để trở thành loại máy bay trực thăng duy nhất cho tất cả các lực lượng vũ trang bao gồm hải, lục không quân và Thủy quân Lục chiến.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

>> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 1)


Military Channel mới đây đã công bố bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới, trong đó có các trực thăng từng tham chiến tại Việt Nam.



Lần đầu tiên có mặt trên các chiến trường trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, máy bay trực thăng đã thực sự làm thay đổi chiến thuật quân sự.

http://nghiadx.blogspot.com

Hiện nay, trực thăng đang được sử dụng một cách phổ biến trong quân đội hầu hết các nước trên thế giới. Nó là một thành phần rất quan trọng của lực lượng Không quân nói riêng và quân đội nói chung: vừa là loại máy bay vận tải thuận tiện vừa là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ đường không, tấn công cơ động, thọc sâu và yểm trợ, tấn công mặt đất.

Mới đây, Kênh Military thuộc Hãng truyền thông Discovery của Mỹ - một kênh truyền hình mới dành cho quân đội đã đưa ra một ma trận gồm các điểm như mức độ hoàn thiện kỹ thuật thiết kế, số lượng sản xuất, tính năng kỹ chiến thuật, hiệu quả sử dụng, lịch sử chiến đấu, xu hướng phát triển…để xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Mi-26 của Nga

Như bất kỳ kênh truyền hình quân sự nào, việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối. Một điều dễ gây ra tranh cãi ở đây là làm thế nào để có thể so sánh được giữa trực thăng vận tải và trực thăng tấn công? Theo các chuyên gia của Military Channel, sự khác biệt trong cấu trúc của các loại trục thăng này là không đáng kể.

Chúng đều là những trực thăng đa năng, vừa có thể vận chuyển, vừa có thể tham gia hỗ trợ chiến đấ và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây là bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới theo đánh giá của Military Channel.

10. “Khổng lồ” Mi-26 của Nga

Mil Mi-26 (định danh NATO Halo) là một máy bay trực thăng vận tải hạng nặng của Liên Xô/Nga hoạt động trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Đây là chiếc máy bay trực thăng nặng nhất và mạnh nhất từng được chế tạo.

Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26

Chuyến bay đầu tiên - 1977

Số lượng sản xuất: 310 chiếc

Tải trọng: 20 tấn hàng hoặc 80 lính

Mi-26 được thiết kế để sử dụng trong quân sự và dân sự với dự định tạo cho nó khả năng nâng lớn hơn bất kỳ một loại máy bay trực thăng nào từng có trước đó. Chiếc Mi-26 đầu tiên cất cánh ngày 14 tháng 12 năm 1977 và lần đầu tiên phục vụ trong quân đội Xô viết năm 1983.

Mi-26 là chiếc trực thăng đầu tiên sử dụng cánh quạt tám lá. Nó có thể tiếp tục hoạt động với một động cơ khi động cơ kia hỏng (tuỳ thuộc vào trọng lượng bay).

9. “Thiên Miêu” Westland Lynx

Xếp ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng những trực thăng hàng đầu thế giới của Military Channel là vua tốc độ của các trực thăng Westland Lynx – một trực thăng đa năng của Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Westland Lynx
Chuyến bay đầu tiên - 1971

Số lượng: 400 chiếc

Tải trọng: 750 kg hoặc 10 binh lính.

Tốc độ: 306 km/h.

Vũ khí: 2 ngư lôi, hoặc 4 tên lửa Sea scua, hoặc 2 tên lửa chống tàu ngầm, 2 khẩu pháo cỡ đạn 20mm, 2 tên lửa 70mm CRV7 và 8 tên lửa dẫn đường chống tăng TOW.

Sự xuất hiện của Lynx không thật sự quá ấn tượng. Nó không “hung hãn” như Apache của Mỹ và cũng không “hầm hố” như Mi-24 của Nga. Nhưng nó là sự kết hợp hoàn hảo của trực thăng dân sự và trực thăng quân sự - một trong những xu hướng phổ biến nhất trong việc phát triển máy bay trực thăng hiện đại trên thế giới.

Lynx từng tham gia trong cuộc chiến tranh Falklands - cuộc xung đột hải quân lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Với sự tham chiến của Lynx, Hải quân Hoàng gia Anh đã đánh chìm các tàu tuần tra của Argentina bằng tên lửa đối hạm Sea Scua.

Trong lịch sử hơn bốn mươi năm hoạt động của mình, Lynx đã tham chiến ở rất nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là tại khu vực Balkan, nơi mà nó đã giúp quân đội Anh và đồng minh phong tỏa bờ biển của Nam Tư, phá hủy các tàu quét lôi T-43 và 4 tàu tàu tên lửa của đối phương trong chiến tranh Iraq vào mùa đông năm 1991.

Năm 1986, máy bay Lynx đã lập kỉ lục về tốc độ bay của trực thăng mà đến bây giờ vẫn chưa máy bay nào phá nổi - 400.8 km/h. Nó được mệnh danh là vua tốc độ của các loại trực thăng.

8. “Tàu bay” CH-47 Chinook

CH-47 Chinook là máy bay trực thăng vận tải hạng nặng đa năng 2 động cơ 2 cánh quạt do Boeing Integrated Defense Systems thiết kế và chế tạo. Công năng thiết kế của máy bay này là chuyển quân, chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hậu cần cho chiến trường.


http://nghiadx.blogspot.com
Boeing CH-47 Chinook

 Chuyến bay đầu tiên - 1961

Số lượng sản xuất: 1179 chiếc.

Trọng tải: 22,7 tấn hoặc 55 binh lính.

Vũ khí: 2 khẩu súng 6 nòng xoay M134 và 1 súng máy M60.

Một trong những tiêu chí quan trọng của quân đội hiện đại đó là tính cơ động. Nếu như việc vận chuyển hàng hóa hay binh linh đến các nơi trên khắp thế giới là nhiệm vụ của máy bay vận tải nói chung, thì trực thăng là “cỗ máy” thực hiện nhiệm vụ đó một cách trực tiếp trên chiến trường.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng CH-47 Chinook đã được quân đội Mỹ cho tham chiến lần đầu tiên tại Việt Nam – nơi có địa hình đồi núi trập trùng và khí hậu khắc nghiệt.

Năm 1965, Sư đoàn Kỵ binh Bay số 1 của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham chiến đã biên chế 1 tiểu đoàn máy bay Chinook. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chinook trong Chiến tranh Việt Nam là vận chuyển pháo lên các điểm cao và đảm bảo cung cấp đạn dược cho các khẩu pháo này.

Được mệnh danh là huyền thoại siêu tải của Không quân Mỹ, CH-47 Chinook quả thực là một trực thăng vận tải tuyệt vời. Ngoài ra, người ta còn biết đến Chinook nhiều hơn bởi nó “rất dị”.

Không chỉ là một vận tải cơ có thể chở gấp đôi số lượng binh lính qui định, CH-47 còn là một oanh tạc cơ, một xe kéo pháo chuyên dụng.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Chinook đã thực hiện hơn 100 lần hạ cánh khẩn cấp, kịp thời sơ tán hơn 1.000 xe chiến đấu của Mỹ trị giá tới 3 tỷ đôla.

Hiện tại, trực thăng CH-47 Chinook vẫn đang được quân đội Mỹ trọng dụng và tham gia nhiều hoạt động trên khắp thế giới.

7. “Hổ mang chúa” Cobra

Xếp ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng của Military Channel là trực thăng tấn công Bell AH-1 Cobra của Hoa Kỳ.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng Bell AH-1 Cobra

Chuyến bay đầu tiên - 1965

Số lượng sản xuất: 1.116 chiếc

Vũ khí: 2 khẩu súng 6 nòng xoay Minigun, 4 giá treo vũ khí có thể gắn súng máy, tên lửa không đối không, pháo phản lực không điều khiển 70 mm, tên lửa chống tăng TOW.

AH-1 Cobra là loại máy bay đa nhiệm vụ hai cánh quạt một động cơ do công ty sản xuất máy bay Bell (Bell Helicopter) chế tạo và từng là máy bay trực thăng chiến đấu chủ lực của quân đội Hoa Kỳ.

Trực thăng AH-1 đã trở thành trực thăng đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho mục đích tấn công. Buồng lái của phi công được bảo vệ bởi áo giáp composite. Cobra có thể làm việc trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Cho đến nay, “Hổ mang chúa” đã được hiện đại hóa nhiều lần và đưa vào phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ. Do có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn và tính năng tuyệt vời nên Cobra còn được trang bị trên các tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com

AH-1 được sử dụng lần đầu tiên bởi quân đội Mỹ trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 cho đến cuối chiến tranh Việt Nam. AH-1 hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng chiến đấu trên mặt đất, hộ tống máy bay trực thăng vận tải và nhiều vai trò khác, bao gồm cả pháo tên lửa trên không.

Trong tổng số 1.110 chiếc AH-1 tham chiến từ 1967 đến 1973, có khoảng 300 chiếc bị bắn hạ hoặc bị tai nạn trong cuộc chiến.

6. “Xe tăng bay” Mi-24

Được các phi công Xô Viết gọi với cái tên thân mật “Xe tăng bay”, trực thăng Mi-24 bước vào vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng của Military Channel với tư cách là trực thăng chiến đấu chở quân được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Đây là loại trực thăng được trang bị vũ khí hạng nặng kèm theo một chút chức năng vận chuyển.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng Mi-24

Định danh NATO - Hind

Chuyến bay đầu tiên - 1969

Số lượng sản xuất: 2.000 chiếc

Tải trọng: 12 tấn hoặc 8 binh lính.

Vũ khí: 4 súng máy 12,7 mm, các giá treo vũ khí có thể gắn pháo phản lực không điều khiển cỡ nòng từ 57 đến 240 mm, tên lửa chống tăng Phalang .

Nếu mang đầy đủ vũ khí, trực thăng Mi-24 giống như một tác phẩm nghệ thuật vô cùng hoành tráng ở trên không.

Thực tế, Mi-24 là một loại trực thăng lai. Nó không thể cất cánh thẳng đứng như các trực thăng thông thường và cần có một đường băng ngắn (khoảng 100 đến 150) để có thể đưa “chiếc xe tăng” hơn 8 tấn này bay lên không trung.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài cái tên thân mật “xe tăng bay”, Mi-24 còn được gọi với cái tên “Cá sấu” vì hình dạng ngụy trang và thân của máy bay được thiết kế giống con cá sấu đang bơi. Với tốc độ tối đa lên tới 320 km/h, “Cá sấu” Mi-24 là một trong những máy bay trực thăng “bơi” nhanh nhất thế giới.

Về khả năng tác chiến, Mi-24 đã tham gia chiến đấu trong các hẻm núi Caucasus và Pamir, trên sa mạc châu Phi và rừng nhiệt đới châu Á.

Tuy nhiên, nó lại được biết đến nhiều nhất và trở thành biểu tượng trong cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979-1989).

Chiến tranh Việt Nam, loại Mi-24A đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng rất phổ biến. Mi-24 đã tiêu diệt nhiều căn cứ và tiền đồn Khmer Đỏ cho tới tận năm 1986 khi các lực lượng Khmer bị đẩy lùi tới biên giới Thái Lan.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

>> Những 'chàng Hercules' bay (kỳ 3)



Với những thành tích trên chiến trường Trung Đông hồi thập niên 1990, trực thăng Apache AH-64 được gắn biệt danh “sát thủ xe tăng”, giúp các nhà thiết kế Mỹ một phen “nở mày, nở mặt”.
.


Kỳ 3: Sát thủ vùng Trung Đông

Ban đầu, người ta vẫn coi nhẹ vai trò của trực thăng và “giao” cho nó những nhiệm vụ như trinh sát, tải thương, chở quân… Tuy nhiên, tư duy này dần dần thay đổi khi người Mỹ khai thác triệt để sức mạnh tiềm ẩn và khả năng cơ động của trực thăng. Trong những lần tác chiến trên thực địa, giới quân sự Mỹ nhận ra họ cần có vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm thấp nhằm bảo vệ bãi đổ quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Bảo quản trực thăng UH-1. Ảnh: CAND


Bên cạnh đó, chiến lược phát triển các đơn vị tăng - thiết giáp hùng mạnh, có sức cơ động cao của Liên Xô luôn là nỗi ám ảnh đối với Mỹ. Theo ông Wheeler - tác giả cuốn sách Trực thăng tấn công, chính mối đe dọa của những chiếc xe tăng Nga trên chiến trường châu Âu là động lực giúp dòng trực thăng tấn công phát triển.

Vì thế, trực thăng UH-1 bắt đầu được vũ trang kiêm nhiệm thêm vai trò yểm trợ từ trên không. Năm 1965, AH-1 Huey Cobra – trực thăng vũ trang đầu tiên và đúng nghĩa của Mỹ, ra đời. Sau AH-1, Mỹ tiếp tục hoàn thiện dòng trực thăng vũ trang bằng Apache AH-64 hiện đại với hỏa lực mạnh hơn.

Đa năng và linh hoạt

Apache có khả năng chiến đấu bền bỉ, sống sót cao trên chiến trường với khoang lái bọc giáp chống đạn cỡ 23mm. Thậm chí, cả cánh quạt chính 4 lá cũng có khả năng chống đạn. Hệ thống thùng chứa nhiên liệu có thể tự hàn lại nếu bị trúng đạn.

Về thế mạnh về công nghệ điện tử, ngay từ đầu, AH-64 được trang bị các khí tài như thiết bị chỉ thị bám bắt mục tiêu, kính ngắm nhìn đêm, thiết bị ngắm hồng ngoại… giúp chiến đấu cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

Đặc biệt, biến thể AH-64D còn có radar điều khiển hỏa lực sóng mm AN/APG-78 đặt trên nóc cánh quạt chính, cho phép phi công phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và mục tiêu lộn xộn trên mặt đất. Việc đặt radar trên đỉnh cánh quạt còn tạo lợi thế khi trực thăng nấp sau rừng cây, đồi núi, tòa nhà cũng có thể theo dõi mục tiêu một cách an toàn. Ngoài ra, AH-64 được trang bị hệ thống đối phó điện tử nhằm chống lại hỏa lực phòng không đối phương, thường là tên lửa tầm nhiệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng AH-64 phóng rocket.


Các nhà thiết kế Mỹ luôn chú ý tới tính đa nhiệm, cả đối đất và đối không. Nhiệm vụ chủ yếu của AH-64 là diệt xe tăng với 16 quả tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire. Thế nhưng, tư duy đa nhiệm giúp hỏa lực của AH-64 có thêm tên lửa đối không AIM-9 hoặc AIM-92. Những vũ khí còn lại gồm pháo 30mm và rốc-két. Đi vào phục vụ năm 1986, thời điểm Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc, AH-64 không có cơ hội “đọ sức” với xe tăng Liên Xô. Tuy nhiên, nó sớm thể hiện khả năng trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Nỗi ám ảnh của tăng Iraq

Cuộc chiến năm 1991 để lại nỗi khiếp sợ cho lực lượng tăng-thiết giáp Iraq. Trong vòng 100 giờ, AH-64 đã bắn 3.000 quả AGM-114 “nướng chín” 500 xe tăng và nhiều xe thiết giáp của Iraq. Về phía Mỹ, chỉ có một chiếc AH-64 bị bắn hỏng động cơ, nhưng tổ lái sống sót.

Tương tự Mi-24, AH-64 cũng có dịp thể hiện khả năng không chiến. Ngày 24/5/2001, AH-64 của Không quân Israel đã đánh chặn 2 chiếc máy bay Cessna 152 của Lebanon.

Nhưng thay vì dùng vũ khí không đối không, AH-64 đã bắn hạ chiếc Cessna bằng tên lửa chống tăng AGM-114. Lập nhiều công trạng trên chiến trường với số lượng bị bắn rơi ở mức thấp, AH-64 được 11 nước nhập khẩu sử dụng. Mới đây, AH-64D tiếp tục hiện diện ở quốc gia thứ 12 khi đánh bại đối thủ Mi-28N trong cuộc đấu thầu ở Ấn Độ. Ở Đông Nam Á, Singapore là quốc gia đầu tiên sở hữu loại trực thăng hiện đại này.

Tuy nhiên, lập nhiều thành tích không có nghĩa là “bất khả chiến bại”. Theo một số nguồn tin không chính thức, AH-64 từng bị trúng đạn súng chống tăng RPG-7 ở cự ly gần trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991. Năm 2003, Vệ binh Cộng hòa Iraq còn bắn rơi 1 chiếc AH-64, làm hư hại 31 chiếc khác. Từ năm 2003-2007, theo thống kê sơ bộ, khoảng 20 chiếc AH-64 bị hạ. Dù được trang bị hệ thống cảnh báo chống tên lửa hiện đại, nhưng AH-64 vẫn khó khắc chế tên lửa vác vai.

Hiện đại, nhưng…

Sau khi AH-64 ra đời và đi vào phục vụ không lâu, Quân đội Mỹ tiếp tục phát triển loại trực thăng vũ trang mới RAH-66 làm nhiệm vụ trinh sát và “chỉ điểm” mục tiêu cho AH-64. Để thực hiện cho nhiệm vụ nguy hiểm này, nhiều công nghệ đặc biệt đã được ứng dụng trong qua trình chế tạo RAH-66. Có thể nói, RAH-66 là trực thăng “đi trước thời đại” với vật liệu hấp thụ sóng radar, kiểu dáng máy bay có nhiều góc cạnh, lớp sơn phủ bên ngoài ngăn tia hồng ngoại...


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng tàng hình RAH-66 làm nhiệm vụ "chỉ điểm" cho AH-64.



Điểm độc đáo ở mẫu trực thăng này là toàn bộ vũ khí chứa bên trong thân nhằm giảm độ bộc lộ radar như ở các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm (F-22 hay Sukhoi T-50). RAH-66 được đánh giá là trực thăng hoạt động khá êm, một phần nhờ kiểu cánh quạt 5 lá làm bằng vật liệu composite.

Tuy nhiệm vụ chính là trinh sát, nhưng RAH-66 cũng được vũ trang khá mạnh có thể chiến đấu không đối không bằng tên lửa AIM-92 hoặc chống tăng với AGM-114 Hellfire. Tương lai RAH-66 là rất sáng sủa nếu nó được đưa vào phục vụ. Nhưng năm 2004, Mỹ đã quyết định hủy bỏ dự án RAH-66 vì “ngốn” quá nhiều tiền. Tính tới thời điểm dừng dự án, Mỹ đã phải chi 6,9 tỷ USD.



AH-64 Intro


Sau năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thu hồi và đưa vào biên chế hàng trăm máy bay chiến đấu, vận tải của quân đội VNCH. Trong số đó, ta có rất nhiều trực thăng vận tải/vũ trang UH-1 và CH-47. Ngay từ khi, quân Pôn Pốt mở cuộc tấn công biên giới Tây Nam nước ta, các trực thăng UH-1 tham gia yểm trợ hỏa lực những trận đánh đầu tiên. Tới cuộc chiến bảo vệ nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, UH-1 liên tục có mặt cùng Mi-24, Mi-8 hỗ trợ quân tình nguyện Việt Nam. Đối với CH-47, tuy ta thu được số lượng rất ít nhưng chúng hoạt động tích cực với vai trò vận tải.

Cuối những năm 1980, do thiếu phụ tùng, linh kiện lần lượt những chiếc UH-1, CH-47 đều ngừng hoạt động. Tới năm 1996, Nhà máy A-41 được Bộ Quốc phòng phê chuẩn kế hoạch khôi phục, sử dụng UH-1. Hiện nay, đã có khoảng 12 chiếc UH-1 tái trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Trực thăng Nga huy động vốn từ London



[BDV news] Công ty Russian Helicopters lên kế hoạch huy động vốn trên cả thị trường London để tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Russian Helicopters là công ty chuyên sản xuất máy bay trực thăng phục vụ cho cả mục đích quân sự và dân sự của Nga, và là một phần của tập đoàn Oboronprom.

Theo lãnh đạo Russian Helicopters, công ty dự định huy động 500 triệu USD trên hai thị trường tài chính London và Nga.



Máy bay trực thăng của Nga luôn được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.


“Hợp đồng mới bao gồm cả việc bán cổ phiếu của Russian Helicopters mà tập đoàn Oboronprom đang sở hữu cùng với 250 triệu USD cổ phiếu dưới dạng GDR. Tổng giá trị của hợp động sẽ lên tới hơn 500 triệu USD”, người phát ngôn của Russian Helicopters cho biết.

Ngoài thị trường tài chính London, Russian Helicopters sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch RTS và MICEX của Nga.

“Hiện tại, công ty có kế hoạch sử dụng nguồn vốn để trang trải nợ nần và tài trợ cho những hợp đồng bắt buộc mà Russian Helicopters phải chi trả để mua cổ phiếu của các công ty con”, người phát ngôn nói.

Ngân hàng Merrill Lynch, BNP Paribas và VTB Capital được chỉ định làm đối tác quốc tế và hỗ trợ phát hành.

Một số ngân hàng trong nước được chỉ định tham gia vào hợp đồng bao gồm: ngân hàng Nomos, tập đoàn RusAgro, tập đoàn Etalon. Đây đều là những đơn vị hàng đầu trong thị trường tài chính của Nga.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang