Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trung Quốc - Philipinse

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Philipinse. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Philipinse. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

>> Kế 'bẻ từng chiếc đũa' của Trung Quốc liệu có thành ?

"Nếu các nước trong ngôi nhà chung ASEAN mà nghĩ đây là việc của Việt Nam, của Philippines mà không có những hành động thiết thực thì ngôi nhà chung ASEAN sẽ khó mà tồn tại vững bền. Chính vì vậy, bản thân của từng nước ASEAN phải tỉnh táo, nhận diện và hành động, đừng coi đó là việc riêng của một nước nào"... - PGS.TS Nguyễn Bá Diến nhận định.

Ông cho rằng một loạt những hành động của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham thực chất là cách thức không hề mới trong mưu đồ bành trướng trên biển.

Bên cạnh đó, những việc làm của Bắc Kinh như đã nêu, là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982.



http://nghiadx.blogspot.com
PGS.TS Nguyễn Bá Diến

Scarborough là “dịp” Trung Quốc thử sức Philippines và Mỹ

PV: - Trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila lên cao, Trung Quốc thời gian qua liên tục đưa những phương tiện khổng lồ ra Biển Đông như: phái tàu Ngư chính 310 tới tăng cường tuần tra quanh khu vực bãi đá Scarborough/Hoàng Nham; đưa giàn khoan khổng lồ vào hoạt động gần đảo Hải Nam, tương đối gần Philippines; triển khai ra Biển Đông đội tàu hùng hậu đóng vai trò như 1 tổ hợp chế biến hải sản di động... và mới đây nhất là phái tàu chiến đến gần lãnh hải Philippines. Là chuyên gia hàng đầu về luật biển, xin ông cho biết nhận định của mình?
>> Trung Quốc tấn công tổng lực
>> Thi Lang nhập cuộc chơi ở Biển Đông 

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Đây chính là bước leo thang mới nằm trong chiến lược hiện thực hóa tham vọng đường lưỡi bò (đường chữ U) của Trung Quốc trên Biển Đông, sau một loạt các động thái như liên tục “chọc ghẹo” Mỹ trong vụ tàu Impecable tháng 3 năm 2009; ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hết sức vô lý trên Biển Đông; phá hoại thiết bị và cản trở tàu Bình Minh 02 (tháng 5 năm 2011) và tàu khảo sát địa chấn Viking 2 của Việt Nam khi đang hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam….

Nếu nghiên cứu và quan sát một cách tổng thể chiến lược bành trướng trên biển của Trung Quốc và những hành động của họ hơn 6 thập kỷ qua thì sẽ thấy rõ “thâm ý” của những hành vi mà Trung Quốc đã và đang rốt ráo triển khai.

Tuy nhiên, những việc làm của Bắc Kinh như đã nêu, là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982.

Việc Trung Quốc bác bỏ chủ trương quốc tế hóa việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, bao gồm tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như tiếp tục bác bỏ việc Manila đòi đưa tranh chấp bãi cạn Scarborough ra Tòa án luật biển quốc tế càng chứng tỏ sự đuối lý của Trung Quốc và tính không xây dựng của nước này.

PV: - Nhiều nhà phân tích gọi đây là chiến thuật mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông, liệu đây có thật sự là chiến thuật mới hay chỉ là chiêu bài cũ với cách thức táo tợn hơn, tổng lực hơn để mưu đồ độc chiếm Biển Đông?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Đây là cách thức không có gì mới, là bước thử không hề mới. Nó chỉ mới về cấp độ, táo tợn hơn, đậm đặc hơn, quyết liệt hơn và có tính tổng hợp hơn.

Ví dụ trước đây họ chỉ mới tuyên bố có chủ quyền hoặc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.

Còn bây giờ, những ngày vừa rồi họ đưa các đội tàu đánh bắt hùng mạnh dưới sự yểm trợ của các tàu ngư chính, hải giám hiện đại, đưa những giàn khoan khủng về phía bắc Biển Đông và chuẩn bị chuyển những giàn khoan khủng đó vào phía Nam của Biển Đông.

Thứ 2, họ đưa đội tàu đánh bắt xuống nhiều hơn và đặc biệt là đội tàu ngư chính và hải giám hiện đại, bán quân sự mà điển hình là việc đưa tàu Ngư chính 310 xuống khu vực Scarborough vừa rồi là sự thể hiện một cách quyết liệt hơn.

Trung Quốc không chỉ đẩy mạnh hoạt động trên các lĩnh vực như truyền thông, ngoại giao,pháp lý, kinh tế, kể cả quân sự.

Theo các phương tiện truyền thông trong mấy ngày qua, thì một số tàu quân sự của hải quân Trung Quốc cũng bắt đầu được đưa đến gần bãi cạn Scarboroough/Hoàng Nham ngay sau khi tàu ngầm của Mỹ cập cảng Philippines.

Tất nhiên, về giải pháp quân sự Trung Quốc có vẻ vẫn chỉ muốn sử dụng như là một giải pháp răn đe mà thôi.

Vì cục diện quốc tế và khu vực cũng như chính khả năng nội tại của Trung Quốc chưa cho phép họ có thể hành xử theo lối luật rừng được: phớt lờ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, phớt lờ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia trong khu vực, phớt lờ lợi ích của các nước lớn, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ,…Vì vậy, họ vẫn giữ giải pháp dân sự để thực hiện ý đồ của mình.

Và về mặt pháp lý thì họ tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với Scarboruogh “kể từ thời cổ đại” và với một loạt những cảnh báo Philippines như “đừng có lấn tới”, “đừng có làm căng thêm tình hình”. Hơn nữa, họ còn khẳng định “Scarborough là bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc”.

Không những vậy, họ đẩy mạnh cả một chiến dịch tuyên truyền trong mỗi người dân Trung Quốc để kích động tính dân tộc.

Ngay cả trên mặt trận ngoại giao - quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa có chuyến thăm Mỹ nhằm tranh thủ lôi kéo Mỹ, ly gián và làm suy yếu quan hệ Mỹ - Philippines, đánh lạc hướng dư luận.

Như vậy, đây thực sự là một cách thức tổng hợp hết sức tinh vi, bài bản nhằm thực hiện cho được tham vọng về đường lưỡi bò, tham vọng độc chiếm Biển Đông.

PV: - Dường như việc đấu tranh pháp lý đã bị Trung Quốc gạt ra một bên, Trung Quốc có vẻ sẵn sàng dùng vũ lực khi Trung Quốc đuối lý. Vậy, theo ông giữa việc duy trì đấu tranh pháp lý chủ quyền Biển Đông và giữ chủ quyền trên thực tế cần điều chỉnh như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Rõ ràng rằng Việt Nam cũng như các nước Philippines, Mailaysia, các nước khác ở Biển Đông nếu xem xét ở nhiều khía cạnh như tương quan lực lượng, tiềm lực kinh tế, chính trị và kể cả quốc phòng… với Trung Quốc thì yếu hơn.

Nhưng Việt Nam, Philippines và các nước khác ở Biển Đông có những thế mạnh, có sức mạnh lớn đó là sức mạnh của lẽ phải, sức mạnh của luật pháp quốc tế và sức mạnh của thời đại mà nền tảng là Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước quốc tế về luật biển 1982 và Tuyên bố DOC mà Trung Quốc đã tham gia ký kết. Đó là nền tảng sức mạnh của Việt Nam cũng như các nước ở Biển Đông.

Vụ Scarborough cũng là “dịp” Trung Quốc muốn thử sức Philippines và thử cả Mỹ. Mỹ và Philippines có mối ràng buộc bởi Hiệp định phòng thủ chung ký năm 1951. Hiệp định này cho phép trong trường hợp Philippines bị tấn công Mỹ sẽ nhảy vào cuộc và bảo vệ Philippines.

Thứ nữa, Mỹ luôn tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Đông Nam Á, ở biển Đông nên sự kiện Scarborough cũng là dịp Trung Quốc muốn thử xem Mỹ hành động như thế nào. Thêm đó là thử Philippines xem họ phản ứng ra sao, sức đề kháng của nước này đến đâu.

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines trong phạm vi 200 hải lý theo Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc.

Không chỉ có vậy, trong vụ này Trung Quốc thử luôn cả ASEAN, những nước có lợi ích thiết thân như Việt Nam, Malaysia, Brunei. Năm ngoái Trung Quốc đã thử vụ tàu Bình Minh và tàu Viking 2 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Nếu lần này Philippines chịu thua, chịu nhượng bộ và để Trung Quốc chiếm được bãi cạn Scarboruogh thì coi như Trung Quốc đã rất thành công trong âm mưu hiện thực hóa tham vọng đường 9 đường lưỡi bò hết sức phi lý của họ. Có nghĩa là, nếu lần này Trung Quốc lấn được vùng Scarborough thì lần sau họ sẽ lấn được những vùng khác trên Biển Đông.

Vậy Việt Nam cũng như các nước khác phải dựa trên sức mạnh của thời đại mà cụ thể là Hiến chương Liên Hợp quốc và Công ước quốc tế về luật biển 1982 - văn bản pháp lý quốc tế nền tảng đã chính thức công nhận quyền và chủ quyền của các quốc gia trong phạm vi 200 hải lý, đã cấp “sổ đỏ” cho các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của minh. Đó là sức mạnh của lẽ phải, của công lý.

Chưa kể Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an rất lớn với khẩu hiệu lâu nay là “trỗi dậy hòa bình”, “hợp tác hòa bình”, “phát triển hòa bình” thì đó là điều không nên.

Chính vì vậy, Việt Nam cũng như các nước cần phải tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân quyền mà các nước ven biển được hưởng. Mọi sự đấu tranh đều phải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế.

Trung Quốc - Philippines đang trong thế giằng co

http://nghiadx.blogspot.com
Trong bối cảnh đang có tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Philippines, Trung Quốc hôm 18/4 điều tàu Ngư Chính 310 tới tăng cường tuần tra quanh khu vực này. Trong ảnh là tàu Ngư Chính 310 hoạt động gần bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Ảnh: Nddaily

PV: - Ông đánh giá như thế nào về thái độ của Mỹ, Philippines trong phép thử này của Trung Quốc?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Mỹ cũng đã thể hiện một thái độ mà vừa rồi chúng ta thấy Bộ trưởng Ngoại giao Bộ Quốc phòng của Philippines sang thăm Mỹ và tuyên bố chung và Mỹ chủ trương giải quyết tranh chấp Scarborough bằng phương pháp hòa bình.

Những ngày vừa rồi, Mỹ cũng đã phái tàu ngầm hiện đại của mình cập cảng Philippines với lý do sửa chữa.

Tuy nhiên, tính đến hiện nay Mỹ vẫn đề nghị giải quyết tranh chấp bằng những phương pháp hòa bình, không ủng hộ vũ lực. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc có những động thái mạnh tay hơn như dùng vũ lực đánh chiếm bãi Scarborough thì Mỹ sẽ ứng xử như thế nào cũng là một câu hỏi được đặt ra.

Bởi vì, theo tinh thần của Hiệp định phòng thủ chung Mỹ - Philippines năm 1951 thì có quyền phản ứng lại bằng vũ lực. Tuy nhiên, Mỹ có làm như thế hay không cũng là một vấn đề, đó là lợi ích của Mỹ. Trung Quốc là một nước khổng lồ, là một thị trường khổng lồ về đầu tư, hợp tác kinh tế, đối ngoại... Nếu mâu thuẫn với một bạn hàng lớn như thế thì sẽ bất lợi.

So với Philippines, một nước nhỏ, nền kinh tế thấp, rõ ràng về đối tác làm ăn Trung Quốc sẽ vượt trội. Mỹ sẽ phải tính toán xem việc bảo vệ này có ảnh hưởng gì đến quan hệ của mình với Trung Quốc hay không thì đây chính là vấn đề bài toán lợi ích của Mỹ chứ không đơn giản là việc Trung Quốc đưa tàu vào bãi Hoàng Nham, hoặc chiếm bãi Hoàng Nham bằng vũ lực thì Mỹ sẽ phản ứng ngay.

Nhưng nếu Mỹ bỏ rơi Philippines thì Mỹ sẽ mất uy tín trên trường quốc tế, mất những đối tác, bạn hàng chiến lược ở Đông Nam Á. Đó là cái mất lớn nhất của Mỹ.

Ngược lại, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực trong vụ này Trung Quốc cũng mất uy tín và lộ chiêu bài lâu nay là “trỗi dậy hòa bình”, “hữu nghị hòa bình”... Và như vậy, các nước ASEAN sẽ tỉnh giấc hơn, thế giới cũng sẽ tỉnh giấc hơn. Và đó là cái mất lớn nhất của Trung Quốc.

Còn đối với Philippines, trong thời gian qua cũng đã có bước chuyển biến. Từ sự kêu gọi sự hợp tác của Mỹ, bắt đầu mua sắm vũ khí, động viên người dân sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền của nước này tại bãi cạn cũng như vùng biển phía tây Philippines nếu bị thách thức.

Khi Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough, Philippines cũng ra lệnh cấm tương tự để đáp trả. Chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Philippines cũng rất mạnh mẽ, toàn diện.

Nhưng phải để xem những bước tiếp theo như thế nào, hai bên đang ở trong tư thế giằng co. Giải pháp tốt nhất bây giờ đối với Philippines là đưa vấn đề ra trước thiết chế khu vực và quốc tế.

PV: - Dự báo của ông về những biến động tiếp theo sau sự kiện bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham ra sao? Và Trung Quốc sẽ thực hiện chiến thuật dầu loang tới đâu, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Vấn đề là ở chỗ đó. Như tôi đã nói, những ngày vừa qua họ dùng sức ép tổng hợp rất lớn từ ngoại giao, pháp lý, quân sự (bằng chứng là từ việc đưa tàu hải giám, ngư chính và đến nay đưa 5 tàu chiến đến gần vùng biển Philippines), đưa dân chài ra khai thác trên thực tế.

Vì vậy, sắp tới Trung Quốc dùng chiến thuật mềm hay mạnh theo tôi tùy thuộc không chỉ Trung Quốc, mà còn tùy thuộc ở Philippines. Nếu anh yếu, anh non người ta sẽ dùng biện pháp mạnh, lấn tới. Nếu anh cứng, mạnh thì ngược lại.

Nếu các nước ASEAN cùng lên tiếng nữa thì tốt quá, nhưng rất tiếc trong vụ việc này ASEAN hầu như im hơi lặng tiếng. Thật đáng buồn vì điều đó.

PV: - Có ý kiến cho rằng để đối phó với hải giám quân sự, đội lốt dân sự cần phát triển mạnh lực lượng chấp pháp khác ở Biển Đông, sẵn sàng đâm va hàng hải. Tuy nhiên, liệu đây có phải là cái bẫy của Trung Quốc không, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Thực ra đó không hẳn là bẫy của Trung Quốc, họ có hải giám ta cũng có hải giám, họ có ngư chính ta cũng phải có, không nên dùng đối đầu quân sự.

Tất nhiên, tàu hải giám của họ phần lớn thuộc tàu quân sự hoán cải. Chúng ta cũng phải xây dựng đội tàu nay để bảo vệ dân mình, thực thi chủ quyền hợp pháp trên biển chứ.

Bây giờ, tàu quân sự đội lốt dưới áo dân sự mà mình lại đối đầu bằng tàu quân sự thì không hay rồi. Mình phải có đối sách như vậy. Họ có quân sự thì mình có quân sự, họ dùng dân sự mình cũng làm tương tự.

Nếu ASEAN bỏ mặc cho Trung Quốc độc diễn ở Biển Đông thì thật sai lầm!

PV: - Trung Quốc đang bẻ gãy chiếc đũa yếu nhất là Philippines, theo ông ASEAN cần phải lên tiếng ra sao để đối phó với tình hình này?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - ASEAN là tổ chức được gọi là ngôi nhà chung, trong đó có Việt Nam, chúng ta lấy mục đích, mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của nó thực hiện những việc lớn. Tuy nhiên, hiệu quả của nó trong những năm qua đặc biệt là vấn đề bảo vệ chủ quyền, trong vấn đề hợp tác kinh tế thương mại lại không có những hiệu quả thực sự như mong đợi.

Nhất là trong thời gian vừa qua, vai trò của ASEAN rất mờ nhạt trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Một trong những nguyên nhân sâu xa như tôi đã nói nó liên quan đến vấn đề lợi ích.

Vấn đề Biển Đông cũng như vấn đề lợi ích, quan hệ các nước của ASEAN không phải nước nào cũng có lợi ích trên vấn đề Biển Đông. Trực tiếp chỉ có các nước: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Tuy nhiên, Biển Đông cũng là nơi chứa đựng lợi ích gián tiếp của nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, Mianma… bởi vị thế địa chiến lược của vùng biển này, kể cả những nước xa xôi như Pháp, Đức..; vì Biển Đông là con đường hàng hải quan trọng bậc nhất của thế giới đã và đang đem lại cho các quốc gia những lợi ích hết sức to lớn.

Chưa kể, Đông Nam Á là một trong những thị trường đầy tiềm năng. Nếu chiến tranh, xung đột xảy ra, hậu quả sẽ thật khó lường!

Quay trở lại vấn đề ASEAN, lợi ích của ASEAN tuy vậy nhưng không phải như nhau, tranh chấp trên Biển Đông không phải bao giờ cũng gắn trực tiếp với tất cả các nước.

Lợi dụng điều này, Trung Quốc đã tìm cách li gián các nước ASEAN với nhau với chiêu bài không quốc tế hóa và khu vực hóa, chỉ giải quyết song phương. Hay còn gọi là bẻ đũa từng chiếc, chia để trị.

Và hiện nay Trung Quốc có vẻ như đang thành công. Hiện nay chủ tịch ASEAN là Campuchia, đương nhiên không ngoại trừ lý do Trung Quốc sẽ tác động. Nếu các nước ASEAN chỉ cho rằng đây chỉ là vấn đề của riêng Philippines hoặc của riêng Việt Nam mà bỏ mặc cho Trung Quốc độc diễn ở Biển Đông thì thật sai lầm.

Như vậy, việc nhìn nhận lợi ích như thế nào là một vấn đề. Có những nước nhìn lợi ích trước mắt mà quên lâu dài. Trong nội khối các nước ASEAN cũng như chính bản thân Trung Quốc cần phải tuân thủ nguyên tắc nền tảng trong quan hệ quốc tế hiện đại, đó là đấu tranh và hợp tác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, chứ không phải trên cơ sở cá lớn nuốt cá bé, theo kiểu “luật rừng” được.

Vì vậy, trong thế giới ngày nay, nhất là vấn đề Biển Đông, không nên sống theo kiểu “cháy nhà hàng xóm vẫn bình chân như vại” được. Đây là vấn đề lớn của khu vực, cần phải lên tiếng vì đó là chính nghĩa.

Nếu các nước trong ngôi nhà chung ASEAN nghĩ đây là việc của Việt Nam, của Philippines mà không có những hành động thiết thực thì ngôi nhà chung ASEAN sẽ khó mà tồn tại vững bền. Chính vì vậy, bản thân của từng nước ASEAN phải tỉnh táo, nhận diện và hành động, đừng coi đó là việc riêng của một nước nào.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Không đánh giá về tầm chiến lược của vụ tranh chấp. Có thể nói, chiến thuật “dùng Hải quân răn đe, sử dụng lực lượng bán vũ trang, dân sự “lấy thịt đè người” xua đuổi, chiếm giữ khu vực tranh chấp… là một nước cờ hiểm hóc mà Trung Quốc đã thi thố với Philipines. Lưỡi bò đã “liếm” ngon lành bãi cạn Scarborough mà không bị cái “gai” nào đâm vào lưỡi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hải giám Trung Quốc tác oai tác quái trên biển Đông

Diễn biến vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham giữa Trung Quốc và Philippines, cho thấy sách lược của Trung Quốc như một nước cờ hiểm hóc, khó đối phó làm cho các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông lo ngại.

Với Philippines, mức độ hiểm hóc là một thì các nước khác là rất nhiều lần, bởi lẽ, đối với Philippines, lực lượng Hải quân Trung Quốc chỉ có trách nhiệm răn đe, vì họ không muốn Mỹ nhảy vào can thiệp.
Còn đối với các nước khác việc Hải quân Trung Quốc vào cuộc là điều có thể xảy ra bởi sức ép của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bởi những cái đầu nóng, hiếu chiến như 5 ông tướng nọ chẳng hạn,

Chính vì thế, các nước khác, ngoài việc đối phó với chiến thuật “lấy thịt đè người”, còn phải sẵn sàng đối đầu với Hải quân Trung Quốc nên thình thế sẽ khó khăn cho những quốc gia nhỏ bé.

>> “Philippines ăn hiếp Trung Quốc”

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam, Malaysia, Bruney…chịu thúc thủ để cho Trung Quốc chiếm trọn biển Đông? Nhất định không.

Trước hết, nước cờ này Trung Quốc áp dụng đầu tiên vào ngay Philippines là có cơ sở.

Thứ nhất: So với các khu vực tranh chấp khác trên biển Đông thì bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham là gần Trung Quốc nhất, chỉ cách 1200km. Cho nên nếu có điều chi thì họ dễ hỗ trợ.

Thứ hai là: Philippines là nước yếu nhất trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc. Họ yếu không những về Hải quân mà cả lực lượng chấp pháp trên biển. Do đó chỉ cần Philippines không đưa Hải quân vào cuộc là Trung Quốc đạt yêu cầu.

Làm sao để Philippines nhụt chí không đưa Hải quân vào cuộc thì công việc của giới truyền thông và các ông tướng “sực nức mùi nước hoa”. Còn lại, lực lượng gồm 34 tàu các loại của họ dư sức “lật úp” các tàu của Philippines.

Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã thành công về chiến thuật. Khu vực tranh chấp đã do họ kiểm soát, khống chế.

Còn đối với Việt Nam.

Việt Nam là nước có tuyên bố chủ quyền căng thẳng với Trung Quốc. Khu vực Trung Quốc muốn tranh chấp là 2 quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra còn liên quan đến đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc công bố cũng vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Trong thời điểm hiện nay, đụng độ trên 2 quần đảo trên về quân sự là khó xảy ra bởi lực lượng phòng thủ biển của Việt Nam không phải là “đội” dễ chơi, đặc biệt trên “sân nhà” Việt Nam.

Nhưng việc các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đụng độ với các lực lượng tàu chấp pháp của Trung Quốc là không tránh khỏi vì cái “lưỡi bò” tai hại, gây mất đoàn kết của Trung Quốc mà ra.

Vậy, liệu Trung Quốc có áp dụng nước cờ hiểm này không?



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang triển khai ra Biển Đông đội tàu hùng hậu đóng vai trò như một tổ hợp chế biến hải sản di động. Giữ vị trí trung tâm của đội tàu này là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có trọng tải 32.000 tấn. Ảnh: Dwnews

Lực lượng tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc đang được tăng lên cả về số lượng lẫn trang bị. Hiện tại, Trung Quốc đã có 300 tàu hải giám, năm tới tăng thêm 36 chiếc nữa. Hải giám là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc (giống Cảnh sát biển VN)

Với việc chuẩn bị lực lượng như thế này thì khả năng sử dụng chiến thuật “lấy thịt đè người” để đe dọa ngư dân ở diện rộng trên biển có thể sẽ xảy ra.

Tuy nhiên Việt Nam không phải là Philipines.

Thứ nhất: Để bảo vệ chủ quyền, từ xưa tới nay, Việt Nam chưa biết sợ là gì. Việt Nam đã quá quen nghe những lời đe dọa. Chính vì thế mà dân Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng luôn thể hiện khí phách của mình “một tấc không đi, một ly không rời”.

Bám biển là bảo vệ và khẳng định chủ quyền, gìn giữ tài sản của ông cha để lại, đó không những là ý chí quật cường của ngư dân đảo Lý Sơn mà là ngư dân cả nước Việt.

Thứ hai: Việt Nam đã nhận rõ âm mưu, chiến thuật này từ lâu và đã chuẩn bị đối phó kỹ càng về xây dựng lực lượng và biện pháp đối phó.

Về lực lượng.

Không khó đoán khi Việt Nam tăng cường lực lượng Cảnh sát biển về số lượng và chất lượng. Hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu sắt để đánh bắt xa bờ và trang bị những thứ cần thiết cho ngư dân để bảo vệ chủ quyền.

Biện pháp đối phó.

Lực lượng chuyên trách của chúng ta phải tăng cường kiểm tra xua đuổi ngư dân nước khác khi xâm phạm vào khu vực ta tuyên bố chủ quyền.

Ưu thế của đối phương là lực lượng đông và mạnh nhưng thất thế bởi khu vực tranh chấp cách xa căn cứ gấp nhiều lần so với Việt Nam.

Vì vậy, ta phải vận dụng sáng tạo nghệ thuật sử dụng lực lượng, khi cần thiết tại những khu vực cần thiết phải tập trung lực lượng nhiều, mạnh hơn đối phương để trấn áp nhanh, gọn.

>> Trung Quốc tấn công tổng lực

Ngư dân đi khai thác phải tập trung, có tổ chức. Cảnh giác, phát hiện sớm hành động của đối phương. Cảnh sát biển hỗ trợ kịp thời, cùng với ngư dân tổ chức đội hình sẵn sàng với một tinh thần kiên quyết bảo vệ chủ quyền tổ quốc.

Khi cần thiết, không còn có sự lựa chọn nào khác, sẵn sàng tạo ra những “đâm va hàng hải”.

Hải giám Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam bằng cách nào? Việc đối phương có nhiều lựa chọn và họ có dám chấp nhận lựa chọn của ta hay không thì tùy thuộc vào tình thế, ý chí, bản lĩnh.

Họ sẽ không dám mạo hiểm bởi những “đâm va hàng hải” có thể xảy ra bởi lẽ họ không thể chịu đựng nổi cái giá phải trả.

Trước những bãi thủy lôi phong tỏa dày đặc trên biển, chúng ta vẫn anh dũng vượt qua.

Trước Hạm đội 7 Mỹ săm soi băm nát biển Đông mà Hải quân Việt Nam vẫn sẵn sàng quyết tử đưa hàng vào miền Nam thành công thì ngày nay Việt Nam không ngại điều gì.

Những bài học này từ Việt Nam không thiếu và đây chính là những “đám gai” trên biển sắc nhọn, có tẩm độc. Rất nguy hiểm khi “liếm” bị găm vào “lưỡi”.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang