Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Trung Quốc tấn công tổng lực

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc tấn công tổng lực

Trước bối cảnh đang tự mình cô lập mình, Trung Quốc vẫn quyết tâm giữ quan điểm cứng rắn trên biển Đông, bằng chứng là việc quốc gia này sắp triển khai ồ ạt tàu hải giám để tiếp tục bành trướng ở biển Đông…





http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc quyết tâm tăng cường sức mạnh trên biển Đông

Tăng cường sức mạnh cơ bắp

Theo các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ và Châu Âu, hành động này của Trung Quốc chẳng khác nào kẻ bị rơi vào “bước đường cùng”, ngoan cố và không biết tự lượng sức mình.

>> Trung Quốc làm càn trên biển Đông ?

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Miyamoto (Nhật Bản) lại không nghĩ như vậy. Theo ông việc Trung Quốc quyết tâm giữ quan điểm cứng rắn của mình trên biển Đông là để kìm hãm sự lớn mạnh của các quốc gia Asean.

Về cơ bản sự đoàn kết trong nội bộ khối Asean là chuyện không phải bàn cãi, những điều đó không đồng nghĩa với việc các quốc gia trong khối lúc nào cũng đứng bên nhau trong một chiến hào.

Do có sự khác biệt khá rõ về thể chế chính trị, cũng như quan điểm và quyền lợi trên biển Đông nên chưa chắc việc tìm được tiếng nói chung cũng như sự đồng thuận trong nội bộ khối là điều dễ dàng.

Ý thức được điều này, Trung Quốc đã áp dụng chính sách “2 mặt” để giải quyết những tranh chấp trên vùng biển mà Trung Quốc gọi là Nam hải này.

“Củ cà rốt” của Trung Quốc tất nhiên là sự hứa hẹn giải quyết tranh chấp trên bàn đám phán, dùng cái uy của nước lớn mà “tấn công” trên nhiều mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế,…

“Cây gậy” của Trung Quốc chính là sức mạnh quân sự hùng hậu của mình, như để hiện thực hóa sức mạnh răn đe của mình Trung Quốc quyết định bổ sung thêm lực lượng quân “tiên phong” trên biển, theo đó dự định đến năm 2013, Trung Quốc sẽ tăng cường mạnh mẽ lực lượng tàu trinh sát trong nỗ lực bảo đảm ưu thế tại các vùng biển tranh chấp, trước hết là ở Biển Đông.

Dẫn nguồn báo tờ thời báo Trung Hoa cho hay, 36 tàu trinh sát mới sẽ được đưa vào biên chế Cục Hải giám Trung Quốc CMS (China Marine Surveillance) đến năm 2013.

Trong đó, 7 tàu có lượng giãn nước 1.500 tấn, 15 tàu có lượng giãn nước 1.000 tấn, và 14 tàu 600 tấn.

Theo một quan chức CMS, Trung Quốc đã khởi đóng đồng loạt số lượng tàu mới này vào đầu tháng 5/2012.

Các tàu này sẽ được phân phối cho các tỉnh và khu tự trị nằm dọc bờ biển Trung Quốc, và đặc biệt bổ sung cho vùng biển Đông.

Dự án được thực hiện do sự gia tăng tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng về vấn đề chủ quyền nhiều vùng biển và đảo ở Biển Đông.

Tính đến tháng 3/2011, trong biên chế của CMS có gần 300 tàu trinh sát (trong đó có 30 tàu lượng giãn nước hơn 1.000 tấn) và 10 máy bay (trong đó có 4 trực thăng).

Quân sự hóa hoạt động dân sự

Được gọi là tàu trinh sát, hay tầu hải giám nhưng trên thực tế loại tầu xuất hiện trong hầu hết các vụ việc tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á chính là loại tầu “bán” quân sự.

Nói cách khác, Trung Quốc đang dùng chính sách “quân sự hóa hoạt động dân sự” trên biển Đông. Tầu hải giám loại hiện đại của Trung Quốc thường có chiều dài từ 80 đến 90m, rộng 12m, trọng tải trên 1.700 tấn. Độ dài hành trình lớn nhất trong 1 lần nạp nhiên liệu của tàu này là 5.000 hải lý.

Trung Quốc hiện có nhiều lực lượng khác nhau nhằm phục vụ mưu đồ vươn ra biển. Trước hết là hải quân với tàu ngầm, tàu nổi, và đang rục rịch chuẩn bị trình làng tàu sân bay cùng một số lượng khá nhiều máy bay.

Tuy nhiên, tầu hải giám mới là con bài thực sự của quốc gia này, trong bối cảnh hiện nay, vũ khí hiện đại chỉ dùng để răn đe, chứ không dễ gì mang ra để “sử dụng”. Vậy nên khoác chiếc áo “dân sự” cho những tầu chiến “quân sự” chính là cách Trung Quốc đang vận dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung thành với chính sách "quân sự hóa hoạt động dân sự"

Chính vì thế, sẽ không lạ khi Trung Quốc đang có lực lượng tầu chuyên dụng trên biển với ít nhất 7 loại khác nhau như: ngư chính, hải giám, hải cảnh, hải sự, hải tuần...

Nhiều thông tin cho biết các loại tàu “dân sự” này được trang bị như tàu hải quân.

Những chiếc tầu “dân sự” của Trung Quốc được trang bị hệ thống bộ đàm hướng dẫn lái tiên tiến nhất thế giới hiện nay, mũi tàu vát, có trang bị giảm lắc.

>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?

Ngoài ra, nó còn được trang bị máy dò độ sâu tới 5.000m, ACDP (thiết bị cảm ứng đo vận tốc dòng nước), xe tời thủy lực 6.000m.

Chưa kể đến hệ thống điều khiển qua vệ tinh GPS, radar lái tàu, điện thoại không dây, máy dò độ sâu thế hệ mới...

Theo lời những ngư dân từng bị tầu hải giám Trung Quốc xua đuổi thì trên tầu hải giám Trung Quốc còn được trang bị vũ khí.

Các ngư dân Philippines còn khẳng định các tàu này được trang bị súng lớn chuyên dụng như tầu chiến.

Quyết không từ bỏ ý định bành trướng của mình, Trung Quốc sẽ làm mọi cách để đạt được mục đích, chính vì thế hơn bao giờ hết các quốc gia trong khu vực phải có cách ứng phó hữu hiệu, và câu chuyện đoàn kết nội khối sẽ là chủ đề khiến nhiều quốc gia Asean quan tâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang