Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Không đánh giá về tầm chiến lược của vụ tranh chấp. Có thể nói, chiến thuật “dùng Hải quân răn đe, sử dụng lực lượng bán vũ trang, dân sự “lấy thịt đè người” xua đuổi, chiếm giữ khu vực tranh chấp… là một nước cờ hiểm hóc mà Trung Quốc đã thi thố với Philipines. Lưỡi bò đã “liếm” ngon lành bãi cạn Scarborough mà không bị cái “gai” nào đâm vào lưỡi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hải giám Trung Quốc tác oai tác quái trên biển Đông

Diễn biến vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham giữa Trung Quốc và Philippines, cho thấy sách lược của Trung Quốc như một nước cờ hiểm hóc, khó đối phó làm cho các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông lo ngại.

Với Philippines, mức độ hiểm hóc là một thì các nước khác là rất nhiều lần, bởi lẽ, đối với Philippines, lực lượng Hải quân Trung Quốc chỉ có trách nhiệm răn đe, vì họ không muốn Mỹ nhảy vào can thiệp.
Còn đối với các nước khác việc Hải quân Trung Quốc vào cuộc là điều có thể xảy ra bởi sức ép của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bởi những cái đầu nóng, hiếu chiến như 5 ông tướng nọ chẳng hạn,

Chính vì thế, các nước khác, ngoài việc đối phó với chiến thuật “lấy thịt đè người”, còn phải sẵn sàng đối đầu với Hải quân Trung Quốc nên thình thế sẽ khó khăn cho những quốc gia nhỏ bé.

>> “Philippines ăn hiếp Trung Quốc”

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam, Malaysia, Bruney…chịu thúc thủ để cho Trung Quốc chiếm trọn biển Đông? Nhất định không.

Trước hết, nước cờ này Trung Quốc áp dụng đầu tiên vào ngay Philippines là có cơ sở.

Thứ nhất: So với các khu vực tranh chấp khác trên biển Đông thì bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham là gần Trung Quốc nhất, chỉ cách 1200km. Cho nên nếu có điều chi thì họ dễ hỗ trợ.

Thứ hai là: Philippines là nước yếu nhất trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc. Họ yếu không những về Hải quân mà cả lực lượng chấp pháp trên biển. Do đó chỉ cần Philippines không đưa Hải quân vào cuộc là Trung Quốc đạt yêu cầu.

Làm sao để Philippines nhụt chí không đưa Hải quân vào cuộc thì công việc của giới truyền thông và các ông tướng “sực nức mùi nước hoa”. Còn lại, lực lượng gồm 34 tàu các loại của họ dư sức “lật úp” các tàu của Philippines.

Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã thành công về chiến thuật. Khu vực tranh chấp đã do họ kiểm soát, khống chế.

Còn đối với Việt Nam.

Việt Nam là nước có tuyên bố chủ quyền căng thẳng với Trung Quốc. Khu vực Trung Quốc muốn tranh chấp là 2 quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra còn liên quan đến đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc công bố cũng vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Trong thời điểm hiện nay, đụng độ trên 2 quần đảo trên về quân sự là khó xảy ra bởi lực lượng phòng thủ biển của Việt Nam không phải là “đội” dễ chơi, đặc biệt trên “sân nhà” Việt Nam.

Nhưng việc các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đụng độ với các lực lượng tàu chấp pháp của Trung Quốc là không tránh khỏi vì cái “lưỡi bò” tai hại, gây mất đoàn kết của Trung Quốc mà ra.

Vậy, liệu Trung Quốc có áp dụng nước cờ hiểm này không?



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang triển khai ra Biển Đông đội tàu hùng hậu đóng vai trò như một tổ hợp chế biến hải sản di động. Giữ vị trí trung tâm của đội tàu này là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có trọng tải 32.000 tấn. Ảnh: Dwnews

Lực lượng tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc đang được tăng lên cả về số lượng lẫn trang bị. Hiện tại, Trung Quốc đã có 300 tàu hải giám, năm tới tăng thêm 36 chiếc nữa. Hải giám là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc (giống Cảnh sát biển VN)

Với việc chuẩn bị lực lượng như thế này thì khả năng sử dụng chiến thuật “lấy thịt đè người” để đe dọa ngư dân ở diện rộng trên biển có thể sẽ xảy ra.

Tuy nhiên Việt Nam không phải là Philipines.

Thứ nhất: Để bảo vệ chủ quyền, từ xưa tới nay, Việt Nam chưa biết sợ là gì. Việt Nam đã quá quen nghe những lời đe dọa. Chính vì thế mà dân Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng luôn thể hiện khí phách của mình “một tấc không đi, một ly không rời”.

Bám biển là bảo vệ và khẳng định chủ quyền, gìn giữ tài sản của ông cha để lại, đó không những là ý chí quật cường của ngư dân đảo Lý Sơn mà là ngư dân cả nước Việt.

Thứ hai: Việt Nam đã nhận rõ âm mưu, chiến thuật này từ lâu và đã chuẩn bị đối phó kỹ càng về xây dựng lực lượng và biện pháp đối phó.

Về lực lượng.

Không khó đoán khi Việt Nam tăng cường lực lượng Cảnh sát biển về số lượng và chất lượng. Hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu sắt để đánh bắt xa bờ và trang bị những thứ cần thiết cho ngư dân để bảo vệ chủ quyền.

Biện pháp đối phó.

Lực lượng chuyên trách của chúng ta phải tăng cường kiểm tra xua đuổi ngư dân nước khác khi xâm phạm vào khu vực ta tuyên bố chủ quyền.

Ưu thế của đối phương là lực lượng đông và mạnh nhưng thất thế bởi khu vực tranh chấp cách xa căn cứ gấp nhiều lần so với Việt Nam.

Vì vậy, ta phải vận dụng sáng tạo nghệ thuật sử dụng lực lượng, khi cần thiết tại những khu vực cần thiết phải tập trung lực lượng nhiều, mạnh hơn đối phương để trấn áp nhanh, gọn.

>> Trung Quốc tấn công tổng lực

Ngư dân đi khai thác phải tập trung, có tổ chức. Cảnh giác, phát hiện sớm hành động của đối phương. Cảnh sát biển hỗ trợ kịp thời, cùng với ngư dân tổ chức đội hình sẵn sàng với một tinh thần kiên quyết bảo vệ chủ quyền tổ quốc.

Khi cần thiết, không còn có sự lựa chọn nào khác, sẵn sàng tạo ra những “đâm va hàng hải”.

Hải giám Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam bằng cách nào? Việc đối phương có nhiều lựa chọn và họ có dám chấp nhận lựa chọn của ta hay không thì tùy thuộc vào tình thế, ý chí, bản lĩnh.

Họ sẽ không dám mạo hiểm bởi những “đâm va hàng hải” có thể xảy ra bởi lẽ họ không thể chịu đựng nổi cái giá phải trả.

Trước những bãi thủy lôi phong tỏa dày đặc trên biển, chúng ta vẫn anh dũng vượt qua.

Trước Hạm đội 7 Mỹ săm soi băm nát biển Đông mà Hải quân Việt Nam vẫn sẵn sàng quyết tử đưa hàng vào miền Nam thành công thì ngày nay Việt Nam không ngại điều gì.

Những bài học này từ Việt Nam không thiếu và đây chính là những “đám gai” trên biển sắc nhọn, có tẩm độc. Rất nguy hiểm khi “liếm” bị găm vào “lưỡi”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang