Lầu Năm góc dự định nhận vào trang bị máy bay không người lái (UAV) tàng hình trên hạm vào cuối thập kỷ này. UAV tiến công tối tân X-47B. Hải quân Mỹ dự định đẩy nhanh việc đưa vào trang bị UAV tiến công triển khai trên tàu sân bay X-47B. Theo Giám đốc chương trình UAV và vũ khí tiến công của Hải quân Mỹ, Chuẩn đô đốc William E. Shannon, Hải quân Mỹ dự kiến đạt được mục tiêu đưa đó trước hết bằng cách xem xét lại các yêu cầu đối với hệ thống UAV tương lai và đơn giản hóa quá trình mua sắm UAV. Chắc chắn, các yêu cầu về tính năng của UAV sẽ được hạ thấp đến mức thích hợp để có thể đưa nhanh vào trang bị các UAV dạng như X-47B và Predator С Avenger. Gần hai tháng trước, các chuyên gia Lầu Năm góc đã bắt đầu thảo luận các yêu cầu đối với UAV trên hạm và đi đến kết luận rằng, trong trường hợp này cần nới lỏng các yêu cầu vốn thường làm chậm tiến độ phát triển và làm tăng giá sản phẩm cuối cùng như trong trường hợp tiêm kích F-35. Thay vào đó, Quân đội Mỹ sẽ yêu cầu các hãng thiết kế đưa ra một thiết kế UAV đơn giản nhất, có thể giúp giảm chi phí và giảm thiểu tình trạng chậm trễ, đồng thời quá trình mua sắm cũng được đơn giản hóa như đang áp dụng với các UAV thử nghiệm đang được sử dụng hiệu quả ở Afghanistan. Như vậy, chương trình UCLASS với mục tiêu trang bị các UAV tiến công cho các cụm tàu sân bay Mỹ sẽ được đẩy nhanh lên rất nhiều. Hiện nay, các loại UAV chủ yếu tham gia chương trình UCLASS là X-47B và Predator С Avenger có tất cả những khả năng của các UAV cũ như MQ-9 Reaper. Đồng thời, chúng lại có thể mang vũ khí mạnh hơn, có tốc độ cao hơn và tầm bay xa hơn, tức là hoàn thiện hơn các UAV tiến công trước đó. Predator С Avenger đã được đưa sang Afghanistan. Rút ra bài học từ các chương trình F-22 và F-35, Quân đội Mỹ đã hiểu ra là không nên tốn thời gian để chờ có sản phẩm tốt nhất mà muốn hệ thống UAV mới càng nhanh càng tốt. Về mặt quân sự, chương trình UCLASS sẽ mang lại cho các cụm tàu sân bay Mỹ một “cánh tay dài” có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở xa mấy ngàn km. Nó sẽ biến tàu sân bay thành một vũ khí chiến lược và hầu như bất khả xâm phạm trước tên lửa và máy bay đối phương. Liên quan đến X-47B, vào mùa hè này, UAV tiến công tối tân cUCAS-D (Unmanned Combat Air System Demonstrator - Mẫu trình diễn hệ thống máy bay chiến đấu không người lái) sẽ tiến hành thử nghiệm cường độ cao tại trường thử Patuxent River, bang Maryland. Hiện nay, đội thử nghiệm đang chuẩn bị cho chuyến bay đầu của X-47B từ sân bay mới và chờ đợi mẫu thử nghiệm X-47B thứ hai bay đến từ căn cứ không quân Edwards, bang California. Trong mấy tháng tới, 2 chiếc X-47B sẽ bắt đầu bay thử ở Patuxent River và dọc theo vịnh Chesapeake. X-47B là UAV đầu tiên được thiết kế để cất/hạ cánh trên tàu sân bay. Tại Patuxent River có tổ hợp huấn luyện phi công hải quân hoạt động trên tàu sân bay. Trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm, X-47B sẽ thực hành cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh dùng cáp hãm đà. Như vậy, X-47B sẽ lần đầu tiên thực hành vào hạ cánh tự động bằng cáp hãm đà và cất cánh bằng máy phóng mô phỏng điều kiện hoạt động thực tế của UAV trên tàu sân bay. Trước hết, giống như mọi máy bay quân sự, X-47B sẽ được kiểm tra tính ổn định chống nhiễu và hỏng hóc của thiết bị điện tử. Các thử nghiệm này sẽ bắt đầu sau 6 tuần nữa tại Trung tâm NERF. Sau khi hoàn tất thử nghiệm mặt đất và chạy thử trên đường băng, sẽ bắt đầu các chuyến bay đầu tiên. Song song sẽ tiến hành các chuyến bay của máy bay phòng thí nghiệm F/A-18 King Air được trang bị thiết bị điện tử hàng không của X-47B, trong đó có hệ thống hạ cánh tự động. Chương trình bay thử này sẽ là giai đoạn cuối cùng trước khi bay thử từ tàu sân bay thật sự dự định vào năm 2013. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn UAV tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn UAV tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012
>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm
Nhãn:
Máy bay X-47B,
Quân đôi Mỹ,
UAV tàng hình
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
>> Anh, Pháp hợp tác sản xuất UAV chiến đấu tàng hình
Khó khăn tài chính buộc Anh và Pháp tăng cường các chương trình hợp tác phát triển vũ khí.
UAV chiến đấu tàng hình thế hệ mới Theo hãng Reuters ngày 16.2, tại cuộc gặp của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron ở Paris ngày 17.2 sẽ công bố ý định của hai nước bắt đầu hợp tác phát triển một máy bay không người lái (UAV) tàng hình thế hệ mới (next-generation unmanned stealth aircraft). Theo các nguồn thạo tin, hai bên đã đạt được thỏa thuận trong lĩnh vực này vào năm 2010. Việc phát triển máy bay sẽ do Dassault Aviation (Pháp) và BAE Systems (Anh) đảm nhiệm. Thông tin đăng trước tiên trên nhật báo Pháp Les Echos và được 5 nguồn giấu tên xác nhận với Reuters cho hay, mẫu chế tạo UAV sẽ xuất hiện vào năm 2020. Kinh phí ban đầu cho dự án hệ thống máy bay chiến đấu không người lái (unmanned combat air system - UCAV) sẽ là “mấy chục triệu euro”. Hãng DPA cũng dẫn nguồn Les Echos cho hay, dự án này “hiển nhiên là một ví dụ hợp tác song phương trong thời kỳ hậu kỷ nguyên của các tiêm kích Rafale và Eurofighter (post-Rafale and post-Eurofighter (era)". Văn phòng Tổng thống Sarkozy và Dassault Aviation đều không muốn đưa ra bình luận. Một nguồn tin am hiểu dự án cho biết, “tại cuộc gặp thượng đỉnh sẽ công bố quyết định cụ thể phát động chương trình”. Đại diện của ВАЕ Systems tuyên bố rằng, trong cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Anh sắp tới (từng dự định tổ chức vào tháng 12.2011), các chính phủ Anh và Pháp sẽ công bố “các bước đi và ý định tiếp theo” về việc phát triển UAV tàng hình và chế tạo mẫu trình diễn công nghệ. Tháng 11.2010, ông Sarkozy và Cameron đã ký thỏa thuận về quốc phòng và an ninh nhằm đẩy mạnh phối hợp nỗ lực của hai nước nhằm hợp tác của quân đội hai bên và hợp tác phát triển vũ khí trang bị. Cùng năm, công ty ВАЕ cho biết họ đang đàm phán với Dassault Aviation về việc phát triển một UAV trinh sát-tiến công. Đúng như dự đoán, tại cuộc gặp giữa các ông David Cameron và Nicolas Sarkozy ngày 17.2, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực phát triển UAV. Ông Cameron tuyên bố, quan hệ đối tác chiến lược mới trong lĩnh vực UAV nhằm tạo điều kiện sử dụng hiệu quả tối đa “các khả năng thuộc chủ quyền”, trong đó có phát triển các hệ thống UCAV (unmanned combat air vehicle). Watchkeeper Kể từ năm 2011, Dassault và BAE Systems đã hợp tác phát triển các UAV độ cao trung bình, thời gian bay dài MALE. Theo ông Cameron, quan hệ đối tác sẽ sâu sắc thêm nhằm nghiên cứu các rủi ro kỹ thuật của hệ thống. “Chúng tôi đang sốt ruột chờ đợi việc đưa ra các quyết định tiếp theo nhằm giảm rủi ro để các yêu cầu quốc gia tương ứng của chúng tôi được thực hiện bằng cách hiệu quả nhất về kinh tế, ông Cameron nói. Trong năm nay cho đến đầu năm tới, Pháp có thể bắt đầu thử nghiệm UAV Watchkeeper của công ty Thales ở Anh. Năm 2013, hai nước sẽ xây dựng “một chương trình trình diễn” UAV chiến đấu. Trong năm nay, sẽ hoàn thành việc xác định các yêu cầu thiết kế kỹ thuật do Dassault và BAE Systems đảm nhiệm. “Công việc này sẽ là chế tạo một bệ mang cơ sở để phát triển các công nghệ chín muồi làm cơ sở cho UAV chiến đấu, có khả năng hoạt động ở các khu vực có đe dọa cao”, ông Cameron nói. Hai bên cũng sẽ tiếp tục hợp tác nhằm đưa vào khai thác và xây dựng hệ thống bảo đảm vật chất kỹ thuật liên kết cho máy bay vận tải quân sự А400М của công ty Airbus. Năm 2013, các máy bay A400M đầu tiên sẽ được nhận vào trang bị của Không quân Pháp. Năm 2012, Anh và Pháp sẽ bắt đầu nghiên cứu tiềm năng nâng cấp các tên lửa có điều khiển MBDA Storm Shadow và Scalp. Theo ông Cameron, Anh và Pháp sắp tới sẽ ký biên bản về việc hợp tác phát triển một loạt tên lửa chống hạm mới. Tổng giám đốc chi nhánh Thales ở Anh Victor Chavez nói rằng, “trong những năm gần đây, Uav đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các chiến dịch quân sự nên hoàn toàn tự nhiên là các phương tiện này đang ở trung tâm chú ý của các chương trình quốc tế phát triển vũ khí trang bị. Anh và Pháp muốn tiếp tục dẫn đầu trong việc sử dụng các UAV, cũng như sẽ tiến hành hợp tác hoàn thiện UAV trinh sát Watchkeeper nhằm tránh chi phí trùng lặp”. Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ châu Âu EADS đã bày tỏ bất bình với việc Dassault Aviation và BAE Systems né tránh hợp tác phát triển UAV Talarion mà EADS đang tự lực phát triển mấy năm nay. EADS cũng không bình luận tin về việc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới của Anh-Pháp. Anh coi việc tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Pháp như một cách để duy trì khả năng quốc phòng của nước này trước yêu cầu tiết kiệm ngân sách. Hai tuần trước, Pháp đã giành thắng lợi lớn ở Ấn Độ khi chính phủ Ấn Độ tuyên bố lựa chọn tiêm kích Rafale trong cuộc thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu trị giá 15 tỷ USD. BAE Systems là nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Anh, nhưng lợi nhuận của công ty sút giảm do sự cắt giảm kinh phí của các dự án quốc phòng, nhất là ở Mỹ và Anh. (Vietnamdefence) |
Nhãn:
Hợp tác Anh - Pháp,
UAV,
UAV chiến đấu,
UAV tàng hình
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)