Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay X-47B

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay X-47B. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay X-47B. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm

Lầu Năm góc dự định nhận vào trang bị máy bay không người lái (UAV) tàng hình trên hạm vào cuối thập kỷ này.



http://nghiadx.blogspot.com
UAV tiến công tối tân X-47B.


Hải quân Mỹ dự định đẩy nhanh việc đưa vào trang bị UAV tiến công triển khai trên tàu sân bay X-47B. Theo Giám đốc chương trình UAV và vũ khí tiến công của Hải quân Mỹ, Chuẩn đô đốc William E. Shannon, Hải quân Mỹ dự kiến đạt được mục tiêu đưa đó trước hết bằng cách xem xét lại các yêu cầu đối với hệ thống UAV tương lai và đơn giản hóa quá trình mua sắm UAV.

Chắc chắn, các yêu cầu về tính năng của UAV sẽ được hạ thấp đến mức thích hợp để có thể đưa nhanh vào trang bị các UAV dạng như X-47B và Predator С Avenger.

Gần hai tháng trước, các chuyên gia Lầu Năm góc đã bắt đầu thảo luận các yêu cầu đối với UAV trên hạm và đi đến kết luận rằng, trong trường hợp này cần nới lỏng các yêu cầu vốn thường làm chậm tiến độ phát triển và làm tăng giá sản phẩm cuối cùng như trong trường hợp tiêm kích F-35.

Thay vào đó, Quân đội Mỹ sẽ yêu cầu các hãng thiết kế đưa ra một thiết kế UAV đơn giản nhất, có thể giúp giảm chi phí và giảm thiểu tình trạng chậm trễ, đồng thời quá trình mua sắm cũng được đơn giản hóa như đang áp dụng với các UAV thử nghiệm đang được sử dụng hiệu quả ở Afghanistan. Như vậy, chương trình UCLASS với mục tiêu trang bị các UAV tiến công cho các cụm tàu sân bay Mỹ sẽ được đẩy nhanh lên rất nhiều.

Hiện nay, các loại UAV chủ yếu tham gia chương trình UCLASS là X-47B và Predator С Avenger có tất cả những khả năng của các UAV cũ như MQ-9 Reaper. Đồng thời, chúng lại có thể mang vũ khí mạnh hơn, có tốc độ cao hơn và tầm bay xa hơn, tức là hoàn thiện hơn các UAV tiến công trước đó. Predator С Avenger đã được đưa sang Afghanistan.

Rút ra bài học từ các chương trình F-22 và F-35, Quân đội Mỹ đã hiểu ra là không nên tốn thời gian để chờ có sản phẩm tốt nhất mà muốn hệ thống UAV mới càng nhanh càng tốt.

Về mặt quân sự, chương trình UCLASS sẽ mang lại cho các cụm tàu sân bay Mỹ một “cánh tay dài” có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở xa mấy ngàn km. Nó sẽ biến tàu sân bay thành một vũ khí chiến lược và hầu như bất khả xâm phạm trước tên lửa và máy bay đối phương.

Liên quan đến X-47B, vào mùa hè này, UAV tiến công tối tân cUCAS-D (Unmanned Combat Air System Demonstrator - Mẫu trình diễn hệ thống máy bay chiến đấu không người lái) sẽ tiến hành thử nghiệm cường độ cao tại trường thử Patuxent River, bang Maryland.

Hiện nay, đội thử nghiệm đang chuẩn bị cho chuyến bay đầu của X-47B từ sân bay mới và chờ đợi mẫu thử nghiệm X-47B thứ hai bay đến từ căn cứ không quân Edwards, bang California. Trong mấy tháng tới, 2 chiếc X-47B sẽ bắt đầu bay thử ở Patuxent River và dọc theo vịnh Chesapeake.

X-47B là UAV đầu tiên được thiết kế để cất/hạ cánh trên tàu sân bay. Tại Patuxent River có tổ hợp huấn luyện phi công hải quân hoạt động trên tàu sân bay.

Trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm, X-47B sẽ thực hành cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh dùng cáp hãm đà. Như vậy, X-47B sẽ lần đầu tiên thực hành vào hạ cánh tự động bằng cáp hãm đà và cất cánh bằng máy phóng mô phỏng điều kiện hoạt động thực tế của UAV trên tàu sân bay.

Trước hết, giống như mọi máy bay quân sự, X-47B sẽ được kiểm tra tính ổn định chống nhiễu và hỏng hóc của thiết bị điện tử. Các thử nghiệm này sẽ bắt đầu sau 6 tuần nữa tại Trung tâm NERF.

Sau khi hoàn tất thử nghiệm mặt đất và chạy thử trên đường băng, sẽ bắt đầu các chuyến bay đầu tiên. Song song sẽ tiến hành các chuyến bay của máy bay phòng thí nghiệm F/A-18 King Air được trang bị thiết bị điện tử hàng không của X-47B, trong đó có hệ thống hạ cánh tự động. Chương trình bay thử này sẽ là giai đoạn cuối cùng trước khi bay thử từ tàu sân bay thật sự dự định vào năm 2013.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

>> Kỉ nguyên máy bay thế hệ 6 đã bắt đầu


"Rất nhiều nước đã tới tấp bước vào vạch xuất phát trong vấn đề nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, Trung Quốc cần sẵn sàng".


Tờ “Phương Đông” ngày 31/3 đăng bài viết của chuyên gia quân sự Trung Quốc Trần Hổ.

Bài viết cho biết, về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, rất nhiều người cảm thấy đề tài này đưa ra vẫn còn sớm.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu không gian X-37B của Mỹ


Đến nay, việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trên toàn cầu phổ biến đều ở trạng thái khắc phục khó khăn về công nghệ.

Có thể thấy, F-35 của Mỹ hiện đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển quan trọng nhất trước khi sản xuất hàng loạt, cần giải quyết một số vấn đề công nghệ cuối cùng nhằm bảo đảm đồng thời với việc nhanh chóng đưa vào sản xuất thì còn phải có khả năng kiểm soát giá thành có hiệu quả.

Ngoài ra, T-50 của Nga còn đang ở giai đoạn bay thử của máy bay thử nghiệm công nghệ.
Còn các nước khác tham gia nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đều cơ bản dừng lại trên giấy tờ.

Như vậy, máy bay thế hệ thứ 5 hiện nay còn chưa từ nghiên cứu phát triển đi vào trạng thái sản xuất và trang bị toàn diện.

Trên thực tế, thông qua một loạt các thông tin gần đây sẽ thấy rằng, rất nhiều nước đã tới tấp bước vào vạch xuất phát trong vấn đề nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, vấn đề thảo luận nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 đã không thể coi là còn sớm nữa.

Trong một thời gian trước đây, Nhật Bản đã đưa ra ý tưởng nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 “i3”.

Hầu như đồng thời, tờ “Thời báo Tài chính” Đức cho biết, một cơ quan nghiên cứu Ấn Độ kiến nghị nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới bay ở độ cao và tốc độ lớn, tốc độ bay tối đa của nó có thể lên gấp 5 lần tốc độ âm thanh, bay ở độ cao có thể lên tới 10.000 m – đã tiếp cận bên ngoài bầu khí quyển.

Như vậy, loại máy bay chiến đấu tiên tiến này của Ấn Độ chính là một ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay thế hệ thứ 6 của Công ty Boeing, Mỹ.


Hơn nữa, Mỹ đã thử bay X-47, X-37B, còn Pháp từng đưa ra máy bay chiến đấu không người lái NEURON trong triển lãm hàng không.

Báo Phương Đông viết một loạt thông tin này thực sự đang nhắc nhở Trung Quốc: Rất nhiều nước đã bắt đầu sẵn sàng cho việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.

Con đường công nghệ của nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Hiện nay, con đường công nghệ nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 trên thế giới cơ bản có thể chia làm 2 loại:

Loại thứ nhất là máy bay chiến đấu có độ cao và tốc độ lớn. “Máy bay chiến đấu không gian” X-37B chính là máy bay chiến đấu có độ cao và tốc độ lớn điển hình.

Đặc điểm lớn nhất của nó là: không gian bay chủ yếu của nó là rìa ngoài bầu khí quyển hoặc là không gian vũ trụ bên ngoài bầu khí quyển. Còn tốc độ của nó có thể đạt gấp mấy lần, thậm chí mười mấy lần tốc độ âm thanh.

Loại thứ hai là máy bay chiến đấu không người lái. X-47 B của Mỹ và NEURON của Pháp thuộc loại này. Đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, loại máy bay chiến đấu không người lái này và máy bay không người lái trước đây có sự khác biệt rõ rệt: máy bay không người lái trước đây chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trên chiến trường,

còn nhiệm vụ tác chiến chỉ là một chức năng phái sinh của nó; về phương pháp kỹ thuật, máy bay không người lái trước đây hoặc là kiểm soát mặt đất, hoặc là bay có trật tự, còn máy bay X-47 của Mỹ và NEURO của Pháp hiện nay đều thuộc một trạng thái tự kiểm soát, nói cách khác, mức độ thông minh của chúng đã được cải thiện rất lớn, đây là một đặc điểm điển hình nhất trong phát triển công nghệ máy bay không người lái.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái X-47B của Mỹ.


Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Nhật Bản có đặc điểm riêng

Khi nói đến con đường công nghệ của những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 này, mọi người có thể sẽ quan tâm: tiêu chuẩn “i3” của “máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Nhật Bản” thuộc một trạng thái như thế nào?
Trần Hổ cho rằng, Nhật Bản vẫn đi theo con đường máy bay chiến đấu không người lái. Nhưng, nó lại khác với NEURO của Pháp và X-47B của Mỹ: máy bay không người lái của Mỹ và Pháp nghiêng hơn về tự kiểm soát tác chiến, còn con đường đi theo ý tưởng của Nhật Bản lại có độ khó công nghệ tương đối thấp.

Trên thực tế, nó một trạng thái “kiểm soát không đối không”, tức là Nhật Bản đi trên con đường công nghệ “dùng máy bay chiến đấu có người lái để kiểm soát máy bay chiến đấu không người lái”.

Trong con đường phát triển, do yêu cầu công nghệ đối với bản thân máy bay không người lái khác nhau, cho nên trung tâm nghiên cứu của họ cũng khác nhau.

Mỹ và Pháp đi theo con đường phát triển máy bay không người lái tự chủ tác chiến, do đó họ đã có X-47 và NEURO. Còn Nhật Bản muốn phát triển một loại máy bay chiến đấu không người lái dùng cho “kiểm soát không đối không”. Độ khó công nghệ của trạng thái này không phải ở máy bay không người lái, mà ở máy bay kiểm soát.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay thế hệ thứ sáu "i3" Nhật Bản.

Cho nên, ý tưởng máy bay thế hệ thứ 6 “i3” do Nhật đưa ra, trọng điểm của nó là nghiên cứu phát triển được máy bay chiến đấu có người lái dùng để kiểm soát máy bay không người lái.


Qua đó, có thể phát hiện, hai con đường công nghệ lớn của máy bay thế hệ thứ 6 còn có thể phân làm hai nhánh trong lĩnh vực máy bay không người lái.

Nếu nói về phân nhánh chi tiết hơn, máy bay chiến đấu không người lái của Pháp và máy bay chiến đấu không người lái của Mỹ cũng có chút khác biệt. X-47 của Mỹ nghiêng hơn về tấn công đối đất, còn NEURO của Pháp thì nghiêng về chiến đấu trên không.

Nói về độ khó công nghệ, máy bay không người lái chiến đấu trên không tự chủ kiểm soát còn khó hơn máy bay không người lái kiểu tấn công tự chủ kiểm soát.
Tình hình nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 thay đổi

Trong thời đại máy bay thế hệ thứ 3 trước đây, trên quốc tế, việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến cơ bản phân thành 3 bộ phận lớn:

Bộ phận thứ nhất là Mỹ; bộ phận thứ hai là Liên Xô (Nga hiện nay); bộ phận thứ ba là một số nước phát triển của châu Âu, như Anh, Pháp…

Đến thời đại máy bay thế hệ thứ 5, bố cục nghiên cứu phát triển đã bắt đầu có những thay đổi. Các nước phát triển châu Âu không nghiên cứu phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, vì vậy trên thực tế là Mỹ độc tôn, Nga bám gót theo sau.

Còn một số nước châu Á, chẳng hạn Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cũng tích cực gia nhập hàng ngũ nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 5.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình máy bay tấn công tàng hình không người lái NEURO của Pháp


Còn đối với máy bay thế hệ thứ 6 đang ở trong giai đoạn nghiên cứu phát triển mang tính ý tưởng hiện nay, sự thay đổi bố cục quốc tế còn rõ ràng hơn trạng thái xuất hiện của máy bay thế hệ thứ 5.


Mỹ vẫn thuộc trạng thái độc tôn: cho dù là máy bay chiến đấu có độ cao và tốc độ lớn hay máy bay chiến đấu không người lái, Mỹ đều có chương trình nghiên cứu phát triển và mô hình nghiên cứu tương ứng.

Còn Nga đến nay vẫn chưa thấy có ý tưởng hoặc chương trình nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6.

Trong các nước châu Âu, mặc dù có NEURO của Pháp, nhưng lại biểu hiện như một trạng thái yếu ớt, bởi vì nó hoàn toàn không thể so sánh được với trạng thái tích cực khi châu Âu nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ ba trước đây.

Trái lại, một số nước châu Á lại tích cực chưa từng có trong việc đưa ra ý tưởng máy bay thế hệ thứ 6:

Nhật Bản đưa ra máy bay “i3”, còn Ấn Độ đưa ra máy bay chiến đấu tiên tiến có độ cao và tốc độ lớn. Trên thực tế điều này cũng phản ánh quyết tâm và tự tin của các nước đi sau trong việc cố gắng bước vào câu lạc bộ hàng không đỉnh cao quốc tế.

Mặc dù hiện nay việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 vẫn nằm trong giai đoạn thảo luận ý tưởng, nhưng tin rằng đã có thảo luận về ý tưởng này, thời gian máy bay thế hệ thứ 6 thực sự đi vào nghiên cứu phát triển các kiểu loại sẽ không còn quá lâu.

Phương Đông báo viết, nhìn vào chu kỳ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến hiện nay, trong 20 năm nữa, chúng ta sẽ nhìn thấy máy bay thế hệ thứ 6 bay trên bầu trời.

Cho nên, đối với những nước có tham vọng giành lấy quyền kiểm soát trong tương lai, hành vi hiện tại đúng lúc đã nghiệm chứng được câu nói thịnh hành: không thể thua ngay trên vạch xuất phát.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến AMCA của Ấn Độ tại Triển lãm hàng không năm 2009.


Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

>> Trung Quốc đã có khả năng đánh chặn X-47B



Hiện nay, công nghệ do thám vũ khí bay tàng hình và công nghệ đánh chặn tên lửa tàng hình của Trung Quốc đã có bước phát triển quan trọng.

Tờ “Văn Hối” Hồng Kông cho biết, quân đội Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở biển Hoàng Hải, vũ khí cảnh báo sớm trên không của Hải quân Trung Quốc đã dẫn đường cho máy bay chiến đấu đánh chặn thành công tên lửa tàng hình. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tiết lộ tập trận đánh chặn như vậy.

Chuyên gia vấn đề quốc tế nổi tiếng, Phó Tổng thư ký Hội Nghiên cứu Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Lạc Viện cho biết, điều này đã phản ánh khả năng phòng thủ tên lửa của Trung Quốc đã được cải thiện rất lớn, đã có khả năng nắm bắt, nhận biết và tấn công nhất định đối với các mục tiêu tác chiến tàng hình như máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư (có tính năng tàng hình).

Lần đầu tiên thử nghiệm thành công cho thấy, Trung Quốc còn có ưu thế phát triển đi sau nhất định.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa HQ-9 của quân đội Trung Quốc


Vậy tên lửa tàng hình là gì? Đối với vấn đề này, Lạc Viện cho biết, tên lửa hàng hình chủ yếu là tàng hình radar, tàng hình hồng ngoại, tàng hình tiếng ồn và tàng hình tần số nhìn.

Lạc Viện cho rằng, tên lửa tàng hình sở dĩ có khả năng trên, cốt lõi là đã giảm tiết diện tán xạ của radar, thường áp dụng các phương pháp sau:

Một là, ở lớp ngoài quét thêm lớp sơn có thể hấp thu hoặc phân tán sóng radar.

Hai là, kỹ thuật ngoại hình và bố cục khí động học độc đáo của vũ khí trang bị tàng hình.

Ba là, loại vũ khí trang bị tàng hình này có thể đã áp dụng vật liệu composit mới, chứ không phải là vật liệu kim loại bình thường.

Tất cả những điều này đều có thể làm giảm hoặc tránh né sự theo dõi phát hiện của radar.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục 054 của Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều công nghệ tàng hình


Thử nghiệm lần đầu thành công do có ưu thế phát triển đi sau

Lạc Viện cho biết, cuộc tập trận đánh chặn lần này thành công cho thấy, hiện nay Trung Quốc đã có công nghệ chế tạo tên lửa tàng hình và có khả năng tấn công tên lửa tàng hình, phản ánh hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc đã có khả năng đánh chặn và đáp trả nhất định đối với tên lửa tiên tiến.

Ông cho rằng, khi đã có khả năng đáp trả tên lửa tàng hình, thì đối với những mục tiêu tác chiến tàng hình tương đối lớn, tốc độ bay tương đối chậm như máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của Trung Quốc đã tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của quân đội Mỹ


Nhưng chuyên gia quân sự này cũng nhắc nhở, mặc dù Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ đã thành công, gián tiếp phản ánh thời gian thí nghiệm đã rút ngắn so với Mỹ, nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc hiện đã hoàn toàn đạt được trình độ của Mỹ vốn phải trải qua nhiều năm tháng.

Do đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tiết lộ loại cuộc tập trận như vậy, cho nên rất có thể công nghệ này của Trung Quốc vẫn còn nằm trong giai đoạn đầu, còn đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

Vũ khí lợi hại ngăn chặn đối thủ trong tác chiến

Ngoài ra, ngày 22/11, dân mạng Trung Quốc cũng có bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ khiến rất nhiều nước bị tấn công trong tình trạng bị động, cơ bản không có khả năng đánh trả, hơn nữa trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài do Mỹ tiến hành trước đây, ngoài máy bay chiến đấu F117 bị bắn rơi trong chiến tranh Kosovo, còn các máy bay chiến đấu tàng hình hầu như không có ghi chép nào cho thấy bị tấn công.

Lần này, quân đội Trung Quốc tập trận thành công, một mặt phản ánh công nghệ do thám đối với vũ khí bay tàng hình của Trung Quốc đã tương đối hoàn thiện và tiên tiến (có thể phát hiện vũ khí bay tàng hình nhỏ hơn), mặt khác cho thấy công nghệ đánh chặn đối với tên lửa tàng hình của quân đội Trung Quốc đã có đột phá quan trọng. Việc đánh chặn thành công cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn ứng dụng cho chiến đấu thực tế.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình không người lái X-47B của Hải quân Mỹ


Bài viết cho rằng, gần đây Mỹ đưa ra khái niệm tác chiến tích hợp không-hải quân, nhân vật chính là máy bay không người lái X-47B. X-47B không chỉ là loại “máy bay phản lực không người lái, không có cánh đuôi”, hoàn toàn do máy tính điều khiển đầu tiên trong lịch sử loài người, mà còn là chiếc máy bay ném bom tàng hình đầu tiên có thể cất cánh từ trên tàu sân bay và tự đáp xuống.

Cuộc tập trận đánh chặn lần này thành công của quân đội Bắc Kinh cho thấy, quân đội Trung Quốc đã có “bài” để đối phó với X-47B, là sự đáp trả mạnh mẽ của tích hợp hải-không quân Trung Quốc đối với tích hợp không-hải quân của Mỹ.


Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Mỹ triển khai ‘robot bay khủng khiếp’ năm 2018



[BDV news]Hải quân Mỹ đang có kế hoạch triển khai máy bay trinh sát robot và máy bay ném bom không người lái cất cánh từ tàu sân bay.




Đây được xem là những loại máy bay robot giết người khủng khiếp nhất của Mỹ.


Những máy bay chiến đấu không người lái ngày nay, nổi tiếng như Predator và các biến thể của nó, được trang bị hoả lực mạnh, có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, đối với sự phát triển của các tình huống tác chiến trên không ngày nay, những loại máy bay này còn khá yếu ớt. Thay vì sử dụng động cơ đẩy phản lực siêu âm, các loại máy bay này thường sử dụng cánh quạt tương đối chậm, trang bị vũ khí cũng hạn chế.

Vào thời điểm hiện nay, trong thời gian chiến đấu ngắn, các máy bay có người lái sẽ dễ dàng đánh bại các phương tiện không chiến không người lái kể trên.

Tuy nhiên, điều này sẽ có thể thay đổi trong khoảng 7 năm tới. Ngày 29/3, Cơ quan trang bị không quân của Hải quân Mỹ đã đưa ra thông báo về việc, lực lượng này sẽ mở thầu để các hãng quốc phòng chứng minh khả năng triển khai Hệ thống máy bay Trinh sát và Tấn công không người lái trên tàu sân bay (UCLASS) vào năm 2018.

Chương trình UCLASS cho phép các liên đội không quân hải quân triển khai máy bay trinh sát – ném bom robot trong khoảng thời gian trên, và có thể triển khai hoạt động trên các tàu sân bay hạt nhân (CVN).

Hoạt động của các hệ thống trên cho phép một tàu sân bay duy trì khả năng hoạt động 24/7 ngay cả khi tiến hành hoạt động 12 giờ liên tục trên boong. Hệ thống này cũng có thể yêu cầu khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

Nhìn chung, kế hoạch trên của Hải quân Mỹ chủ yếu tập trung vào chương trình máy bay X-47B hiện tại.

Trước đó, tháng 2/2011, chiếc máy bay X-47B đầu tiên đã cất cánh từ một đường băng trên bộ bình thường. Dự kiến, máy bay X-47B sẽ được triển khai hoạt động vào cuối năm 2013.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang