Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Vũ khí chiến lược

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

>> Vũ khí chiến lược Trung Quốc bị Mỹ bắt bài

Bản thân giới quân sự Trung Quốc vẫn thường rêu rao về 3 loại vũ khí sẽ giúp Bắc Kinh “bất chiến tự nhiên thành”, đó là tên lửa DF – 21D, tàu sân bay và máy bay tàng hình. Thế nhưng trong thực tế cả 3 loại vũ khí này đều không qua mặt được Mỹ.

>> Hồ sơ các dự án đóng tàu của TQ


Tên lửa phòng thủ Mỹ dễ dàng hạ gục Đông Phong

Về cơ bản việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á của Mỹ thực chất là nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa của Trung Quốc.

Nhìn vào bề ngoài, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á là nhằm vào tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, nhưng căn bản mục đích là nâng cấp khả năng tên lửa đạn đạo tầm trung phòng thủ Standard-3 hiện nay lên, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong.

Trong giai đoạn đầu khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc phóng lên được 5-10 giây, sẽ bị vệ tinh dò hồng ngoại bắt được. Ngay sau đó, vệ tinh sẽ truyền thông tin này về trạm chiến thuật liên hợp mặt đất ở lãnh thổ Mỹ bằng liên kết dữ liệu chiến thuật liên hợp.

Song song với đó trạm mặt đất chịu trách nhiệm cảnh giới tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được thiết lập tại Nhật Bản sẽ nhận lệnh. Bên cạnh đó, ở các căn cứ của Nhật Bản, vẫn thường xuyên triển khai máy bay cảnh báo sớm đối với tên lửa đạn đạo như RC-135, WC-135 của quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm RC-135 của Mỹ sẽ phát hiện tên lửa Đông Phong từ khi nó chưa kịp dời khỏi lãnh thổ Trung Quốc nếu được phóng đi...

Từ cuối thập niên 1990, Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, lần lượt gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia.

>> Quân sự Trung Quốc mạnh cỡ nào?

Đối tượng mục tiêu của hệ thống trước là tên lửa đạn đạo DF-15, đối tượng đánh chặn của hệ thống sau là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Ý đồ của Mỹ là triển khai tên lửa đánh chặn Standard-3, loại tên lửa được cải tiến liên tục, để nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm phóng trên 3.000 km, chẳng hạn tên lửa DF-21C/D, DF-25, đồng thời tiếp tục cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A.

Từ những thông tin trên có thể khẳng định niềm kiêu hãnh hàng đầu, biểu tượng cho sức mạnh quân đội Trung Quốc đã sớm bị Mỹ bắt bài, bất kỳ một hành động gây hấn nào từ Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị Mỹ loại bỏ...

Chiến đấu cơ tàng hình, vẫn còn yếu kém...

Trong khi Trung Quốc đang úp mở về sức mạnh của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới J-20 thì các quan chức Lầu Năm Góc lại tự tin khẳng định rằng loại chiến đấu cơ này chưa thể sánh được với những chiếc F-22 của Mỹ.

Theo đó, J-20 của Trung Quốc vẫn đang vấp phải những vấn đề về động cơ và còn phải mất nhiều năm nữa, Trung Quốc mới có thể có được chiếc máy bay tàng hình tiếp theo.

Lầu Năm Góc thậm chí còn tin rằng, Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn trong việc phát triển những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. "Trung Quốc đúng là đang trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Nhưng Trung Quốc vẫn còn đang gặp khó trong việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 4," đại diện Lầu Năm Góc đã đưa ra nhận định về tiêm kích cơ thế hệ mới của Bắc Kinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc không được Mỹ đánh giá cao...

Mặc dù vẫn tiến hành theo dõi sát sao hoạt động chế tạo máy bay tàng hình của Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc vẫn cho rằng họ chưa tìm thấy bất kỳ một mối nguy nào đến từ dự án này táo bạo này của Bắc Kinh.

"Chúng tôi đã từng nói về chiếc máy bay tàng hình của Trung Quốc. Chúng tôi biết họ đang theo đuổi việc phát triển một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 nhưng chương trình đó chưa thực sự gây lo ngại", một đại diện của Lầu Năm Góc phát biểu trước giới truyền thông.

Đại diện cao nhất của quân đội Mỹ từng tuyên bố, không quốc gia nào có thể sánh kịp với sức mạnh không quân của Mỹ và dự đoán Trung Quốc sẽ chỉ “có một số ít” máy bay chiến đấu có thể thách thức các phi đội tân tiến của Mỹ vào năm 2025, nhưng đến lúc đó thì cán cân quyền lực quân sự ở Thái Bình Dương đã không còn chỗ cho Trung Quốc.

Tầu sân bay chưa hoàn thiện đã đầy yếu điểm

Trái với những quan ngại của các nước trong khu vực về tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, các chuyên gia quân sự Mỹ và Úc lại không đánh giá cao thành tựu này của Bắc Kinh.

Theo đó, thì dù đã được nâng cấp hết mức, nhưng hàng không mẫu hạm Varyag từ thời Liên Xô mà Trung Quốc mua lại, vẫn chỉ thuộc loại tàu sân bay hạng dưới so với chuẩn mực của thế kỷ 21.

Nếu tầu sân bay lớp Nimitz của Mỹ chở được 90 máy bay, có thể hoạt động trên biển liên tục 20 năm trước khi về bến rà soát lại động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thì ngược lại, tàu Varyag chở được tối đa 60 máy bay, và chỉ ra khơi được... 45 ngày.

Trái với nguyên lý tồn tại của hàng không mẫu hạm là làm bệ phóng cho máy bay chiến đấu, chiếc Varyag vẫn sử dụng kỹ thuật cổ điển là cho máy bay chiến đấu cất cánh từ một dàn phóng trên boong.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong mắt người Mỹ tầu sân bay của Trung Quốc chỉ là... hổ giấy

Để có thể cất cánh được, máy bay phải nhẹ, do đó loại chiến đấu cơ duy nhất của Trung Quốc dùng được trên hàng không mẫu hạm này là J-15 sẽ phải mang ít vũ khí và nhiên liệu hơn. Hệ quả là hỏa lực cũng như tầm hoạt động bị giảm bớt.

Varyag cũng không có khả năng chứa các loại máy bay tiếp nhiên liệu, vốn thường rất nặng. Tương tự như vậy, các loại máy bay trinh sát cũng rất nặng nên không thể được sử dụng trên Varyag. Điều này khiến cho tàu sân bay Trung Quốc không có được hệ thống cảnh báo sớm, dễ bị không quân đối phương tấn công.

Như vậy có thể thấy rằng dù đang tích cực rêu rao về sức mạnh quân sự của mình, nhưng nếu xét trên bình diện của một quốc gia lớn thì rõ ràng Trung Quốc đang ở thiếu yếu, có lẽ thế nên Bắc Kinh chỉ dám hùng hổ với các quốc gia nhỏ hơn, còn đối với các cường quốc khác thì họ sẽ phải ngoan ngoãn cúi đầu...

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

>> 10 vũ khí sinh học đáng sợ nhất (kỳ 4)




Nhiều loại vũ khí sinh học đã gắn với lịch sử loài người từ thời cổ đại. Trái lại, có một số tác nhân mới chỉ xuất hiện được ít năm, nhất là các virus.

Lý do, virus là loại sinh vật luôn thích nghi và tiến hóa với tốc độ chóng mặt. Đôi khi sự tiếp xúc gần gũi giữa người và động vật cũng chính là tác nhân tạo cơ hội cho virus tiếp cận nhanh chóng hơn.

9. Virus Nipah

Khi dân số loài người tăng lên nhanh chóng, sự xuất hiện của bệnh dịch mới là không thể tránh khỏi. Đồng thời mỗi khi một loại bệnh dịch mới xuất hiện, chắc chắn rằng sẽ có người tìm cách dùng nó làm vũ khí. Virus Nipah là một loại bệnh như vậy.

Căn bệnh này chỉ bắt đầu được thế giới chú ý đến từ năm 1999 khi nó hoành hành tại vùng Nipah của Malaysia, làm 265 người nhiễm bệnh và chết 105 người. 90% người nhiễm bệnh là người buôn bán lợn, tuy nhiên theo ngành y thì dơi quả mới là vật chủ tự nhiên của virus này.

Cơ chế truyền nhiễm vẫn chưa được nắm rõ, hiện tại các chuyên gia cho rằng bệnh này có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc với dịch cơ thể bị nhiễm. Hiện vẫn chưa có ca nào lây nhiễm từ người sang người được phát hiện.

Căn bệnh này điển hình kéo dài khoảng 6-10 ngày với các triệu chứng từ nhẹ nhàng dạng cúm như sốt và đau cơ cho tới nghiêm trọng như viêm sưng não.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân mơ màng, mất định hướng, co giật và cuối cùng dẫn đến hôn mê. Tỷ lệ tử vong là 50% và hiện tại không có cách chữa trị chính xác cho bệnh này.

Virus Nipah cùng với một số loại tác nhân gây bệnh mới khác nằm trong nhóm vũ khí sinh học loại C. Hiện tại vẫn chưa có nước nào bị phát hiện sử dụng virus này làm vũ khí sinh học nhưng khả năng lây nhiễm nhanh và tỷ lệ tử vong 50% là đủ để dè chừng.

10. Virus lai gien (Chimera virus)



Di truyền học hiện đai đem đến các công cụ thao tác và biến đổi gien sinh vật. Nếu không được kiểm soát, công cụ này sẽ là những vũ khí kinh hoàng trong tay kẻ xấu.


Dịch hạch, đậu mùa và bệnh than là những tác nhân sinh học nguy hiểm nhất rình rập xung quanh chúng ta. Tất cả các đặc tính gây hại của chúng đều là kết quả của quá trính tiến hóa tự nhiên. Còn điều gì sẽ xảy ra khi các nhà khoa học tìm kết hợp chất liệu di chuyền của chúng với nhau? Hậu quả sẽ khủng khiếp như thế nào nếu tham vọng chiến tranh của con người kết hợp với các thành tố dữ tợn đã có sẵn của tự nhiên? Viễn cảnh này thực tế đã không còn là chuyện viễn tưởng nữa, nó đang diễn ra.

Trong thần thoại Hy Lạp và La Mã, quái vật Chimera hội tụ các thành phần của sư tử, dê và rắn trên cơ thể. Các họa sỹ cuối thời Trung cổ thường mượn hình ảnh biểu tượng của Chimera để miêu tả bản chất phức tạp của tự nhiên.

Trong di truyền học hiện đại, chimera hay sinh vật lai gien là dạng sinh vật có bộ gien chứa gen của các loài khác nhau. Từ cái tên của nó, chúng ta có thể hình dung các sinh vật lai gien như những ví dụ đáng ghê sợ về sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, bởi bàn tay con người, cho mục đích bất chính. May mắn là tiến bộ trong lai gien còn có những tác dụng tích cực khác chẳng hạn việc kết hợp virus cúm với virus bại liệt để chữa bệnh ung thư não.

Tuy nhiên chiến tranh sẽ tiếp tục là một phần của lịch sử loài người và do đó nhân loại khó tránh khỏi việc các tiến bộ khoa học bị lợi dụng. Chẳng hạn, tỷ lệ tử vong ở các vũ khí sinh học như đậu mùa và bệnh than có thể được các nhà di truyền học tăng lên bằng cách làm thay đổi cấu trúc di truyền của chúng.

Về mặt lý thuyết, việc kết hợp gien còn tạo ra được các sinh vật gây ra hai bệnh cùng một lúc. Chương trình nghiên cứu vũ khí lai gien của Liên Xô trong khoảng thời gian cuối những năm 1980 trên thực tế đã tìm các kết hợp virus đậu mùa và Ebola để tạo thành một loại siêu virus mới.

Khả năng tạo ra các chủng virus được hoạt hóa bằng những cách khác nhau cũng là một trong những cơn ác mộng có thể gặp của loài người. Các chủng virus tiềm tàng này có thể nằm yên trong một thời gian dài trước khi được kích hoạt bằng một dạng kích thích đã tính toán trước hoặc khi có sự kết hợp của hai yếu tố kích thích nhất định.

Để hiểu được vấn đề, chúng ta thử hình dung một loại chất độc botulinum có thể trở nên độc hơn khi tiếp xúc với chính chất giải độc dung để chữa cho bệnh nhân. Hình thức tấn công này không chỉ khiến người chết nhiều hơn mà còn làm cho công chúng không còn tin vào đội ngũ y tế, vào các nhân viên cứu hộ và phản ứng khẩn cấp của chính quyền.

Gieo nhân nào gặt quả nấy. Tất cả đúng sai tốt xấu đều do con người quyết định. Từ việc phân li từng phân tử đến giải đoán các bí ẩn của hệ gien sinh vật, khoa học thế kỷ qua đã mang đến khả năng lợi dụng và cải tạo tự nhiên. Loài người sẽ phải lựa chọn, hoặc là xây dựng thế giới tốt đẹp hơn cho mình, hoặc là phá hủy những gì chúng ta đang có

[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Số phận hẩm hiu của vũ khí chiến lược T-4



T-4 đã chạm một tay vào danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay" nhưng dự án máy bay ném bom chiến lược này đã bị hủy bỏ mà không có một lời giải thích.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Liên Xô luôn cố gắng để tạo ra một kẻ hủy diệt tàu sân bay của Mỹ, song tất cả đều chỉ là những giấc mơ.

Hóa giải sức mạnh của đội tàu sân bay hùng hậu của Mỹ luôn là một bài toán đau đầu đối với lãnh đạo Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ luôn chiếm thế thượng phong trên mặt trận hải quân và không quân.

Đến cuối những năm 1950, có thể nói Liên Xô đã không thể tạo ra được một sự cân bằng nếu có một cuộc chạm trán trên không và trên biển.



T-4 có cấu hình khí động học khá ấn tượng. Theo thống kê, có hơn 600 bằng sáng chế được cấp liên quan đến sự phát triển của T-4.


Liên Xô cũng có được sự hậu thuẫn từ lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Song tại thời điểm đó, Mỹ cũng phát triển thành công tên lửa đạn đạo triển khai trên tàu ngầm, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly đến 2.200km. Kết hợp với nhóm tác chiến của tàu sân bay, đây thực sự là một sự đe dọa lớn đối với Liên Xô. Cách duy nhất để hóa giải mối hiểm họa này là sử dụng các tên lửa cực nhanh với một đầu đạn đặc biệt, thậm chí là đầu đạn hạt nhân.

Với một mục tiêu liên tục di chuyển trên biển, cách tiếp cận hiệu quả nhất là một đột kích từ trên không. Với một tên lửa siêu âm, có tốc độ gấp 4-5 lần tốc độ âm thanh, một máy bay có khả năng đột kích mạng lưới phòng không của tàu sân bay. Đó là cơ sơ để Ủy ban hàng không nhà nước yêu cầu sự ra đời của “kẻ hủy diệt tàu sân bay".

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, phạm vi hủy diệt tối đa của các tên lửa đối không là 160km, tầm cao tối đa 30km. Các tên lửa đối không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ 2.650km/h ở tầm cao 25km.

Vì vậy, yêu cầu của Ủy ban hàng không nhà nước khá cao, máy bay phải đạt được các tiêu chí sau. Tốc độ tối đa 3.000km/h, trần bay 24km, tên lửa hành trình siêu âm có tầm bắn từ 400-600 dặm, vượt ngoài tầm với của hệ thống phòng không đối phương.



Nếu được hoàn thành T-4 xứng đáng với danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay"

Bản thiết kế vượt thời gian

Năm 1964 Pavel Sukhoi cha đẻ của phòng thiết kế máy bay Sukhoi và Tập đoàn Sukhoi hiện nay đã trình bày bản vẻ mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới T-4.

Với thiết kế khí động học cực kỳ ấn tượng, máy bay có kết cấu cánh tam giác, rìa cánh được kéo dài đến tận gần buồng lái, 2 cánh mũi ở phía trước nhằm tăng độ ổn định và khả năng cơ động.

Phần mũi của máy bay được thiết kế rất độc đáo, phần mũi chúi về phía trước, điều này thể hiện quan điểm thiết kế của T-4 là một mẫu máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất và mặt nước. Bởi phần mũi chúi xuống, radar sẽ quan sát địa hình tốt hơn, cung cấp khả năng lập bản đồ địa hình, tầm nhìn xuống của phi công cũng không bị hạn chế.

T-4 được trang bị 4 động cơ RD36-41 cung cấp lực đẩy có đốt sau 157kN mỗi chiếc, tốc độ tối đa dự kiến là 3.200km/h. Để máy bay có thể đạt tốc độ như vậy, đòi hỏi vật liệu chế tạo phải có khả năng chịu ma sát đặc biệt. Do đó, T-4 được chế tạo từ vật liệu hợp kim titan và thép không gỉ, đây có thể xem là bước đột phá trong vật liệu chế tạo máy bay.

T-4 được dự định trang bị hệ thống điều khiển Fly-by-wire tiên tiến, ngoài ra còn có một hệ thống điều khiển cơ khí dự phòng. Hệ thống radar công suất lớn nhằm phát hiện và tấn công mục tiêu từ xa.

Song song với sự phát triển của T-4 là chương trình phát triển tên lửa siêu âm X-33(Kh-45), do phòng thiết kế OKB-155 (nay là Raduga) đảm nhiệm. Theo yêu cầu tên lửa phải có tốc độ tối đa Mach 6,5-7 lần tốc và có khả năng phóng từ độ cao 30km, tầm bắn từ 550-600km.

Ngày 22/8/1972, mẫu thử nghiệm đầu tiên của T-4 101 chính thức cất cánh.

Phi công thử nghiệm Vladimir Ilyushin, con trai của nhà thiết kế máy bay nỗi tiếng Sergei Ilyushin, được giao nhiệm vụ thực hiện các chuyến bay thử nghiệm của T-4.

Tính đến ngày 19/1/1974, mẫu thử nghiệm T-4 101 đã thực hiện 10 chuyến bay với thời gian 10 giờ 20 phút, mẫu thử nghiệm đã đạt tốc độ Mach-1,3 và đạt độ cao 12km.

Sự kết thúc trong im lặng

Mọi chuyện đối với T-4 đang diễn biến theo chiều hướng khá thuận lợi, mẫu thử nghiệm T-4 102 cũng đã được sản xuất, các mẫu thử nghiệm 103-104 cũng đã được lên kế hoạch.

Đây là thời điểm quan trọng để các nhà thiết kế có thể đạt mục tiêu là đưa máy bay đạt tốc độ tối đa 3.200km/h như yêu cầu. Các chuyến bay thử nghiệm tiếp theo là điều hết sức cần thiết để hoàn thành dự án tiến tới sản xuất loạt.

Với thiết kế khí động học ưu việt, sở hữu tốc độ cao, tầm bay xa, vũ khí uy lực, T-4 chuẩn bị trở thành kẻ hủy diệt tàu sân bay như dự định. Cùng với tên lửa Kh-45 tầm bắn 600km, T-4 hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc đột kích tiêu diệt tàu sân bay trước khi đối phương kịp phản ứng.

Thế nhưng, đầu năm 1974, Ủy ban hàng không nhà nước Liên Xô ra quyết đinh tạm đình chỉ công việc đối với dự án T-4. Đến ngày 19/12/1975 các công việc liên quan đến T-4 chính thức bị hủy bỏ mà không có bất kỳ một lời lý giải nào.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Liên Xô tiếp tục theo đuổi chương trình T-4, có thể họ sẽ tạo ra một ưu thế lớn đối với không quân Mỹ, đe dọa nghiêm trọng các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.

Song cũng có một số ý kiến cho rằng, chi phí phát triển của T-4 là quá đắt đỏ, vai trò của T-4 là không thực sự cần thiết khi Mỹ đã quyết đinh hủy bỏ dự án XB-70 Valkyrie 's.

Điều đáng buồn hơn cả là dành cho nhà thiết kế vĩ đại Pavel Sukhoi, cho đến khi ông qua đời vào ngày 15/9/1975, ông vẫn không nhận được bất kỳ câu trả lời nào cho sự hủy bỏ dự án đầy tâm huyết của ông và nhóm thiết kế.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang