Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Sát thủ tàu sân bay

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sát thủ tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sát thủ tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

>> Tên lửa Khalije Fars - sát thủ tàu sân bay mới của IRAN làm Mỹ choáng ?

Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Iran không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.

>> Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' kinh hoàng của tàu chiến mặt nước
Từ ngày 3-5/5 vừa qua, Israel đã liên tiếp tiến hành các cuộc không kích vào Syria để ngăn chặn các đoàn xe chở vũ khí cho lực lượng Hezbollah trên đất Lebanon. Thế nhưng, điều mà người Israel nhằm vào chính là kho tên lửa đạn đạo đất đối đất Conqueror-110 do Iran chế tạo.

Loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn này được chế tạo trên cơ sở tên lửa Đông Phong-11 của Trung Quốc. Nó thuộc dạng tên lửa nhiên liệu rắn, có điều khiển, bắt đầu thử nghiệm năm 2002, hiện nay đã được Iran phát triển đến thế hệ thứ 4.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay luôn là đối tượng tấn công của các loại tên lửa chống hạm khủng

Theo thông tin trên website của Tạp chí “Học giả ngoại giao” (The Diplomat) của Nhật Bản ngày 11/5, loại tên lửa đạn đạo chống hạm có uy lực cực lớn của Iran được đặt tên là Khalije Fars “Persian Gulf” cũng được chế tạo trên cơ sở của Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, loại tên lửa siêu âm đầu đạn 650kg này có khả năng đối phó với mọi phương tiện đánh chặn, có khả năng tấn công chính xác tuyệt vời.

Phiên bản cải tiến của loại tên lửa chống hạm này bắt đầu thử nghiệm đầu năm 2011, sau đó một thời gian ngắm Iran tuyên bố loại tên lửa này đã được sản xuất hàng loạt. Trong 1 vài lần phóng thử sau đó, quan chức quân sự Iran cho biết, khi tấn công các mục tiêu giả chiến hạm trên vịnh Ba Tư (Vịnh Persian), loại tên lửa này đã đạt hiệu suất chính xác tới 100%.

Trong 1 bản báo cáo của Viện nghiên cứu quốc phòng Anh năm 2011, từ rất lâu, Iran đã để tâm nghiên cứu các loại tên lửa chống hạm ưu việt. Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, họ không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Khalije Fars “Persian Gulf” của Iran

Tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Majid Bokaei tuyên bố: “Iran thiết kế và chế tạo loại tên lửa chống hạm khủng khiếp này trên cơ sở tên lửa đạn đạo đất đối đất. Sau khi phóng thử lần đầu tiên loại tên lửa này, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các tàu chiến của hạm đội Mỹ rút lui khỏi Vịnh Persian”.

Ông cho biết thêm rằng tên lửa vừa được phóng thử là một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất mà nước này đang sở hữu và được cho là một tên lửa “đạn đạo” chứ không phải là tên lửa “hành trình”.

Tuy có một số chuyên gia quân sự hoài nghi về khả năng tấn công các mục tiêu cơ động của loại tên lửa này nhưng rõ ràng tên lửa chống tàu sân bay Persian đã có rất nhiều cải tiến vượt bậc so với thế hệ tên lửa chống hạm ban đầu. Ví dụ như tầm bắn cao hơn, sử dụng nhiên liệu rắn (hiện trên thế giới rất ít nước chế tạo được tên lửa chống hạm nhiên liệu rắn, mà chủ yếu là tên lửa đạn đạo), đặc biệt là nâng cao độ chính xác cao trên hành trình bay và điều khiển quán tính ở đoạn giữa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1 của Nga

Tuy Iran không công bố mục tiêu nhằm vào của các loại tên lửa này nhưng rõ ràng loại tên lửa có đầu đạn nặng tới 650 kg này được chế tạo với mục đích chuyên trị những tàu sân bay khổng lồ của Mỹ, những tuần dương hạm hoặc tàu sân bay khoảng 4 vạn tấn còn quá “nhẹ ký” so với nó.

Quả thực, đầu đạn tên lửa Iran nặng gấp rưỡi trọng lượng đầu đạn của một số “sát thủ tàu sân bay” của một số nước khác như Hùng Phong-3 của Đài Loan (TQ), 3M-54E1 của Nga (đầu đạn 400 - 450kg). Với sức công phá này, những tàu sân bay khổng lồ lớp Nimizt có lượng giãn nước 90.000 tấn của Mỹ hoàn toàn có thể bị đánh đắm bởi chỉ 1 quả tên lửa.
“The Diplomat” cho biết thêm, để đối phó với những tình huống khẩn cấp, thời gian gần đây hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt hoạt động quân sự ở khu vực này, ví dụ như cuộc diễn tập rà quét lôi quốc tế trên vịnh Persian ở khu vực duyên hải Bahrain với sự tham gia của 41 quốc gia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong - 3 của Đài Loan (TQ)

Để đáp trả lại, Iran cũng đã tiến hành một loạt các hành động trả đũa như liên tiếp phóng thử tên lửa chống hạm, đưa vào biên chế hệ thống rà quét lôi tiên tiên nhất trên chiến hạm… Sau các động thái đó, Iran đã nhiều lần trấn an các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, rằng sức mạnh quân sự của họ không nhằm đe dọa các nước khác mà chỉ để tự vệ trước sự uy hiếp của Mỹ.


(Soha)

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

>> Những siêu phẩm có số phận hẩm hiu của Liên Xô (P1)

Một trong những điểm chung mà siêu phẩm của Liên Xô phải chịu cảnh chết yểu là do quá to, quá độc và quá lạ.

>> Kalinin K-7 - 'siêu pháo đài bay của Liên Xô



http://nghiadx.blogspot.com
Siêu pháo đài bay K-7 giữ kỷ lục mang bom nhiều nhất trong thời đại máy bay cánh quạt.


Nền công nghiệp quốc phòng của Liên Xô từng tạo ra nhiều vũ khí huyền thoại nhưng cũng không ít “siêu phẩm” có số phận hẩm hiu.

Những vũ khí có kích thước khủng đầu tiên của Liên Xô xuất hiện từ những năm 1930 không lâu sau khi nhà nước Liên bang Xô Viết ra đời.

Pháo đài bay K-7

Đầu năm 1930, nhà thiết kế máy bay Konstantin Kalinin đã nghiên cứu, phát triển, chế tạo thành công máy bay ném bom hạng nặng Kalinin K-7. Điều làm cho K-7 được xưng tụng như là kỳ quan thế giới vì nó sở hữu kích thước khổng lồ, một trong những máy bay động cơ cánh quạt lớn nhất từng được chế tạo trước khi lịch sử hàng không bước vào thời đại phản lực.

K-7 có sải cánh dài 53m, chỉ kém một chút so với cánh “pháo đài bay” B-52, nhưng diện tích cánh K-7 lớn hơn nhiều. Với biến thế quân sự, K-7 được xem là pháo đài với 12 tháp pháo có những bộ phận tiếp đạn được điện khí hóa - công nghệ cực kỳ hiện đại vào thời điểm đó.

Ngoài ra, máy bay có thể mang được 16 tấn bom, nếu so với pháo đài bay B-17 (2 - 3 tấn bom) hay B-29 (9 tấn bom) mà Mỹ tự nhận thì chẳng khác nào đem so “người không lồ và chàng tí hon”. Kỷ lục này giữ tới tận khi B-36, B-52 ra đời mới bị phá vỡ.

Độc đáo hơn, trong thiết kế K-7, Kalinin dự định phát triển biến thể chở khách. Nó có thể chứa được 128 hành khách trong cánh khổng lồ của máy bay, trên thân thiết kế 16 phòng hạng sang bên trong.

Nhưng các dự định không thành hiện thực, một phần vì thiết kế chứa quá nhiều tham vọng, trong khi công nghệ chưa thể theo kịp. Kalinin K-7 cất cánh thành công ngày 11/8/1933 nhưng từ đó nó bộc lộ một số vấn đề về tính không ổn định và sự rung mạnh do khung thân cộng hưởng tần suất động cơ gây nên.

Hậu quả, ngày 21/10/1933, K-7 gặp tai nạn do có sự cố cánh đuôi làm 14 người thiệt mạng. Dự án bị đình chỉ sau đó 2 năm. Tư liệu về K-7 ngày nay chỉ còn trong bức hình đen trắng và ảnh đồ họa máy tính.

Vài chục năm sau khi K-7 ra đời, công nghệ kỹ thuật Liên Xô tăng tiến vượt bậc và lại có thêm những siêu phẩm khủng hơn tiếp bước K-7.

Thủy phi cơ M-70 “chết trên giấy”

Những năm 1950-1960, Hải quân Mỹ vượt trội Liên Xô nhờ sức mạnh hàng không mẫu hạm đông đảo, hùng hậu trên biển. Ngược lại, Liên Xô vẫn chưa tìm ra thiết kế tàu sân bay phù hợp. Vì vậy, họ quyết định chọn giải pháp phát triển thủy phi cơ để tăng tầm tác chiến xa bờ. Năm 1956, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô quyết định chọn phòng thiết kế OKB Myasischev thực hiện.

OKB Myasischev đã cho ra đời thiết kế thủy phi cơ ném bom M-70. Loại máy bay dùng kiểu cánh tam giác, cánh đuôi đứng, cánh ổn định nằm ngang trên cánh đuôi đứng. M-70 trang bị 4 động cơ phản lực (2 trên cánh và 2 ở hai bên cánh đuôi đứng) cho phép đạt tốc độ 950 - 1700km/h, tầm bay 6.500 - 7.500km, trần bay 18 - 22.000m.




http://nghiadx.blogspot.com
Thủy phi cơ chống tàu sân bay M-70

Theo thiết kế, máy bay này có trọng lượng cất cánh khoảng 200 tấn, đủ thể thấy kích cỡ khổng lồ của máy bay. M-70 mang thiết bị trinh sát ở sát cánh chính và thân máy bay, bom ở trong khoang. Tuy nhiên, dự án đã chết ngay từ trên giấy khi không được Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thông qua.

Trước nguy cơ từ sức mạnh hàng không mẫu hạm của Mỹ, tham vọng tạo ra vũ khí đối phó mặc dù được thúc đẩy nhưng không thể mang lại kết quả gì trong nhiều năm, cho tới khi mẫu thử Sukhoi T-4 xuất hiện, le lói tia sáng cuối đường hầm giải pháp đối phó hiệu quả hạm đội tàu sân bay Mỹ.

“Sát thủ diệt tàu sân bay” T-4

Năm 1964, nhà sáng chế tài ba Pavel Sukhoi đã trình bày bản vẽ mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược T-4. Chiếc máy bay ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của chính quyền Xô Viết về loại vũ khí có thể áp chế sức mạnh tàu sân bay Mỹ. Vì lẽ đó, Sukhoi T-4 ra đời được xem là siêu vũ khí của Liên Xô, thể hiện từ hình dáng tới công nghệ chế tạo.

Thiết kế khí động học T-4 cực kỳ ấn tượng. Máy bay có kết cấu cánh tam giác, rìa cánh được kéo dài đến gần buồng lái, có thêm 2 cánh mũi để tăng ổn định và cơ động. Phần mũi máy bay chúi xuống về phía trước, radar sẽ quan sát địa hình tốt hơn, tầm nhìn phi công không bị hạn chế. Kiểu dáng T-4 ở thời kỳ này làm người ta dễ liên tưởng tới máy bay chở khách siêu thanh Tupolev Tu-144S và Concorde (Pháp).

Vật liệu chế tạo T-4 được đánh giá là bước đột phá trong vật liệu sản xuất máy bay, với hợp kim titan và thép không gỉ. Nhờ đó, máy bay có thể chịu ma sát mạnh với không khí khi đạt vận tốc cực cao, 3.200km/g với 4 động cơ phản lực RD36-41.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Sukhoi T-4.

Một điểm đột phá nữa thiết kế T-4, máy bay trang bị hệ thống điều khiển Fly-by-wire thay vì dùng hệ thống điều khiển cơ khí dự phòng. Sau này, trong thiết kế Su-27, Sukhoi đã phát triển hệ thống Fly-by-wire dựa trên loại dùng cho T-4. Cùng với T-4, phòng thiết kế OKB-155 tiến hành phát triển tên lửa siêu thanh Kh-45 (tầm bắn 600km, tốc độ Mach 6-7).

>> Số phận hẩm hiu của vũ khí chiến lược T-4

Tháng 8/1972, mẫu thử đầu tiên T-4 101 cất cánh thành công. Tính tới thời điểm tháng 1/1974, T-4 đã thực hiện 10 chuyến bay, đạt tốc độ Mach 1,3 ở trần bay 12.000m.

Mọi chuyện đang tiến triển rất tốt, với thiết kế khí động học ưu việt, sở hữu tốc độ cao, tầm bay xa, vũ khí uy lực, T-4 được hy vọng là “cơn ác mộng” kinh hoàng đối với tàu sân bay. Có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách cực xa nằm ngoài tầm với hệ thống phòng không, tốc độ trần bay vượt tầm tiêm kích.

Tuy nhiên, đầu năm 1974, Ủy ban hàng không nhà nước Liên Xô ra quyết định đình chỉ dự án T-4. Cuối năm 1975, T-4 chính thức bị xóa sổ. Rất bí ẩn, siêu phẩm vũ khí chiến lược của Liên Xô kết thúc mà không có lời giải thích thỏa đáng được đưa ra. Một số ý kiến đưa ra là do T-4 ngốn quá nhiều ngân sách quốc phòng hoặc do Mỹ hủy bỏ dự án XB-70 - đối trọng T-4.

(Theo nguồn :: Báo Đất Việt)

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

>> Vũ khí nào là "sát thủ" tàu sân bay?


Nói chung có 2 cách để tiêu diệt một tàu sân bay, hay bất kì tàu chiến nào. Cách thứ nhất là dùng nước, nghĩa là sử dụng ngư lôi


Nói chung có 2 cách để tiêu diệt một tàu sân bay, hay bất kì tàu chiến nào. Cách thứ nhất là dùng nước, nghĩa là sử dụng ngư lôi.

Và cách thứ hai là dùng lửa, bằng cách dùng bom hoặc tên lửa, vì phần nhiều thiệt hại gây ra bởi những vũ khí này không phải từ bản thân vụ nổ ban đầu mà do đám cháy sau đó.

Nếu không thể kiểm soát được đám cháy này, ngọn lửa sẽ nhanh chóng nhấn chìm cả con tàu.

Một ví dụ là vụ chìm tàu khu trục Sheffield của Anh trong cuộc chiến Falkland khi bị trúng tên lửa diệt hạm Exocet.

Trên thực tế đầu đạn của tên lửa không kích nổ, nhưng số nhiên liệu còn sót lại trong tên lửa đã gây ra đám cháy, nó lan dần ra trước khi thuỷ thủ đoàn phải bỏ tàu.

Trong Thế chiến thứ 2, hải quân Mỹ đánh chìm tổng cộng 17 tàu sân bay của Nhật, trong đó 9 do trúng bom từ máy bay, và 8 do ngư lôi. Điều này cho thấy 2 phương pháp trên có mức độ hiệu quả gần bằng nhau.

Cũng phải nói rằng tàu sân bay là một mục tiêu rất khó bị hạ, kể cả khi đã bị trúng đạn, vì chỉ riêng kích thước lớn của tàu cũng giúp nó có thể chịu đựng được những mức độ thiệt hại mà có thể làm chìm các tàu chiến thông thường khác.

Ví dụ như chiếc USS Yorktown, trong trận chiến Midway (ngày 4-7/6/1942) bị trúng liên tiếp 3 quả bom của máy bay Nhật, nhưng thuỷ thủ đoàn vẫn có thể duy trì hoạt động của con tàu, các máy bay vẫn có thể cất và hạ cánh.

Yorktown sau đó trúng 2 quả ngư lôi được thả từ máy bay, và thuyền trưởng phải ra lệnh bỏ tàu. Tuy nhiên nó vẫn nổi trong suốt 24 tiếng sau đó.

Việc bơm nước ra và chống nghiêng cho tàu diễn ra rất tốt, cho đến khi nọ bị trúng thêm 2 ngư lôi nữa từ 1 tàu ngầm Nhật.

Song lần này nó vẫn không bị chìm ngay mà vẫn nổi trên mặt biển thêm hơn 15 giờ đồng hồ nữa.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Yorktown bốc cháy sau khi các nồi hơi bị trúng bom trong trận Midway


Chiếc USS Yorktown chỉ có lượng choán nước khoảng 25,000 tấn, so với gần 100,000 tấn của các tàu sân bay cỡ lớn hiện nay, và là một trong những kiểu tàu sân bay cổ nhất (được đóng năm 1934).

Song đối phương vẫn cần đến 3 quả bom, 4 ngư lôi để có thể đánh đắm nó. Điều này cho thấy để tiêu diệt được một tàu sân bay hiện đại không phải là chuyện dễ dàng.

1. Ngư lôi

So với các loại vũ khí khác, cùng với 1 lượng chất nổ, ngư lôi là loại vũ khí có khả năng gây nhiều thiệt hại nhất cho một con tàu. Ngư lôi kiểu cũ dùng cơ chế chạm nổ để xuyên thủng thân tàu và cho nước tràn vào qua lỗ thủng đó.

Trong khi đó ngư lôi hiện đại phát nổ bên dưới đáy tàu, cách con tàu vài mét, và bẻ gãy con tàu làm đôi. Nó có thể tạo ra sức tàn phá lớn như vậy là nhờ vào sự kết hợp của 3 tác động khác nhau.

Khi ngư lôi phát nổ, nó tạo ra một ‘bong bóng’ khổng lồ bên dưới con tàu. Bong bóng này giãn nở với tốc độ rất nhanh và đẩy lớp nước giữa nó và con tàu lên.

Phần thân tàu vì vậy cũng bị đẩy lên trên. Do hệ thống dẫn đường của ngư lôi sẽ nhắm vào điểm giữa của mục tiêu, nên phần giữa con tàu sẽ bị đẩy lên cao hơn so với 2 đầu, làm sống tàu bị bẻ cong.

Tác động thứ 2 xảy ra khi bong bóng đã giãn nở tối đa, nó sẽ vỡ và giải phóng toàn bộ năng lượng của vụ nổ ban đầu, mà cho đến lúc này vẫn bị nhốt bên trong bong bóng.

Năng lượng được giải phóng này sẽ ép lớp nước bên trên và bắn xuyên qua các vết nứt ở đáy tàu tạo ra do tác động thứ 1, giống như 1 lưỡi dao bằng nước. Hiệu ứng này gần giống như luồng xuyên kim loại tạo ra bởi các đầu đạn chống tăng.

Và tác động cuối cùng xảy ra khi bong bóng đã vỡ hoàn toàn và bắn tung một khối lượng nước lớn lên không trung, trong một tích tắc nó tạo thành 1 ‘lỗ hổng’ bên dưới con tàu, khi nước chưa kịp lấp vào.

Phần giữa của con tàu sẽ rơi lại vào trong lỗ hổng đó, làm cho sống tàu lại bị bẻ cong 1 lần nữa, ngược hướng với tác động lần thứ 1.

Sự kết hợp của cả 3 tác động này thường là con tàu bị gãy lìa làm đôi và chìm trong nháy mắt. Ví dụ sinh động nhất là vụ tàu Cheonan của Hàn Quốc bị trúng 1 ngư lôi của Bắc Triều Tiên ngày 26/03/2010.

http://nghiadx.blogspot.com
Một tàu chiến bị trúng ngư lôi và gãy làm đôi


Tất nhiên với 1 mục tiêu lớn như tàu sân bay sẽ cần nhiều hơn 1 ngư lôi để đánh chìm nó.

Hải quân Mỹ từng thực hiện nhiều mô phỏng để xem cần bao nhiêu ngư lôi để đánh chìm 1 tàu sân bay cỡ lớn, như lớp Nimitz của Mỹ.

Họ ước tính sẽ cần khoảng 6 ngư lôi hạng nặng, ví dụ như loại Mk-48 với đầu đạn nặng 300kg, để đánh chìm một tàu sân bay hạng nặng.

Như vậy để đánh chìm một tàu sân bay hạng trung, như chiếc mà TQ đang thử nghiệm, có thể sẽ cần khoảng từ 3 đến 4 ngư lôi hạng nặng.

Còn trên thực tế, chiếc tàu sân bay lớn nhất từng bị đánh đắm bởi ngư lôi là chiếc Shinano của hải quân Nhật. Con tàu 60,000 tấn này bị tàu ngầm USS Archerfish đánh chìm bằng 4 ngư lôi, vào ngày 29/11/1944.

Điểm bất lợi của ngư lôi là nó có tầm hoạt động ngắn và tốc độ thấp hơn nhiều so với tên lửa. Do đó các tàu ngầm sẽ phải tìm cách áp sát mục tiêu mà không bị phát hiện.

Tàu ngầm tấn công thường được chia thành 2 loại chính: tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, và tàu chạy bằng động cơ diesel-điện. Các tàu ngầm diesel-điện có tốc độ rất chậm so với tàu sân bay, tầm hoạt động ngắn, và phải thường xuyên nổi lên để chạy động cơ diesel và nạp lại pin.

Do đó chúng không thích hợp với những chiến trường lớn như khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên ở những vùng biển nhỏ hẹp, như vùng biển Vịnh Ba Tư, các tàu ngầm diesel-điện có thể trở thành những sát thủ thực sự của tàu sân bay khi áp dụng chiến thuật phục kích, ẩn nấp.

2. Bom và tên lửa

Trong Thế chiến thứ 2 chưa có sự xuất hiện của các tên lửa diệt hạm được phóng đi từ tàu chiến và máy bay. Tuy nhiên về bản chất chúng không khác mấy so với việc dùng bom, nghĩa là dùng lửa để tiêu diệt tàu sân bay mục tiêu.

Hiện nay tên lửa này đã hiện nay đã trở thành loại vũ khí chính cho tác chiến trên biển. Chúng có lợi thế là tầm hoạt động xa, có thể lên đến hàng trăm km, thời gian di chuyển đến mục tiêu ngắn nhờ vào tốc độ cao, những loại tên lửa diệt hạm mới có thể đạt vận tốc siêu thanh và nhanh hơn cả vận tốc của một viên đạn.

Ví dụ như tên lửa Brahmos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển, có thể đạt vận tốc tối đa trên 3000km/h. Vận tốc cao còn khiến đối phương ít có thời gian phát hiện và đối phó, và cũng khiến việc bắn chặn trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra vận tốc cao giúp tăng thêm sức tàn phá của tên lửa khi va chạm vào mục tiêu. Đa số các tên lửa diệt hạm sử dụng cơ chế xuyên phá và nổ chậm để tối đa hoá mức độ thiệt hại, nghĩa là nó dùng động năng của mình để xuyên thủng lớp vỏ ngoài của tàu, và phát nổ khi tên lửa đã ở bên trong con tàu.

Trong thực tế chiến tranh cho đến nay, tàu sân bay chưa từng bị tấn công bởi các tên lửa diệt hạm. Cuộc chiến hiện đại trên biển gần đây nhất là cuộc chiến Falkland 1982, song như đã phân tích ở trên, hải quân Anh đã thành công trong việc bảo vệ các tàu sân bay của mình trước các tên lửa Exocet của Argentina.

Tuy vậy trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ 2, khi phát xít Nhật sử dụng các phi đội kamikaze, các phi công cảm tử lao máy bay vào tàu chiến Mỹ, thì đó cũng có thể xem như 1 loại ‘tên lửa’ diệt hạm, chỉ khác là chúng được con người điều khiển.

Trong nhiều trường hợp, máy bay cảm tử cũng xuyên qua lớp vỏ ngoài của tàu và phát nổ bên trong thân tàu giống các tên lửa. Vì vậy phân tích thiệt hại của các máy bay kamikaze gây ra cho tàu sân bay cũng giúp ta hình dung được phần nào tác dụng của tên lửa diệt hạm lên tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay kamikaze xuyên thủng boong tàu sân bay USS Intrepid, vào khoang chứa máy bay bên dưới. Đám cháy bị khống chế 1 giờ sau đó.


Tổng cộng có 22 tàu sân bay Mỹ bị các phi đội kamikaze tấn công. Chỉ 3 trong số đó bị chìm, và cả 3 đều là các tàu sân bay hạng nhẹ.

16 trong số 22 tàu là các tàu sân bay hạng nặng, một số bị thiệt hại khá nghiêm trọng, nhưng không chiếc nào bị chìm. Cũng cần lưu ý rằng các tàu sân bay “hạng nặng” của thế chiến thứ 2 chỉ bằng một nửa các tàu sân bay hiện nay của Mỹ, và nhỏ hơn tàu sân bay hiện nay của Trung Quốc.

Hơn nữa, các tàu sân bay Mỹ trong thời kì đó có thiết kế khá kém an toàn. Mặt boong tàu chính, là nơi máy bay cất và hạ cánh, chỉ được làm từ gỗ và khung thép nhẹ.

Thiết kế này giúp việc sửa chữa thiệt hại trên boong nhanh hơn, nhưng khả năng chống xuyên rất kém, bom và máy bay cảm tử có thể dễ dàng xuyên thủng mặt boong và phát nổ bên trong khoang chứa máy bay, kích nổ số nhiên liệu và bom đạn bên trong và gây ra thiệt hại vô cùng lớn.

Ví dụ như ngày 19/3/1945, tàu sân bay USS Franklin bị trúng 2 quả bom, chúng xuyên qua mặt boong chính, qua 2 tầng bên dưới trước khi phát nổ.

724 sĩ quan và thuỷ thủ thiệt mạng, 265 người bị thương. Các tàu sân bay sau này đều dùng thiết kế với mặt boong chính bọc thép.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 11/3/1945, một máy bay kamikaze mang 750kg bom tấn công tàu sân bay USS Randolph. Trên hình có thể thấy 1 lỗ thủng lớn ở đuôi tàu.


Tuy nhiên, ngay cả với kích thước nhỏ hơn so với tàu sân bay hiện đại và với lớp vỏ bảo vệ khá yếu các tàu sân bay này vẫn không bị đánh chìm bởi những phi đội kamikaze, như đã nói ở trên. Những tàu sân bay hiện đại được bọc thép gần như toàn bộ.

Các khu vực quan trọng được gia cường bằng các lớp Kevlar. Ngoài ra, cấu trúc bên trong tàu được chia thành nhiều khoang với các vách ngăn bọc thép dày, nhằm cô lập sức công phá trong trường hợp tên lửa xuyên được vào trong tàu.

Do đó có thể thấy tên lửa và bom không có sức hủy diệt lớn như ngư lôi. Bên cạnh đó, do phần lớn thiệt hại của bom và tên lửa là từ các đám cháy lan sau đó,

hiệu quả thực tế của chúng còn phụ thuộc vào 1 yếu tố quan trọng khác, đó là khả năng của thuỷ thủ đoàn khi xử lý thiệt hại và ngăn chặn đám cháy.

Hải quân Mỹ tuy đã có vô số kinh nghiệm xử lý thiệt hại trong thế chiến thứ 2, vẫn có thể mắc những sai lầm chết người. Như trong vụ tại nạn trên tàu USS Forrestal trong chiến tranh Việt Nam.

Các thuỷ thủ đã dùng nước biển, thay vì bọt, để dập một đám cháy nhiên liệu trên boong. Do nhiên liệu nhẹ hơn nước nên đám cháy cùng bùng lên dữ dội, kích nổ nhiều bom và tên lửa trên các máy bay, gây ra thiệt hại lớn và vật chất và nhân mạng.

Sau vụ việc này, hải quân Mỹ phải tiến hành nhiều thay đổi lớn, trong đó bao gồm thiết kế các hệ thống phun bọt tự động trên các tàu sân bay mới, cải tiến quy trình huấn luyện việc dập lửa cho thuỷ thủ.

Nhờ vậy nên sau này trên tàu sân bay thế hệ mới USS Nimitz xảy ra 2 vụ tai nạn tương tự, nhưng đã được nhanh chóng khống chế và đảm bảo hoạt động thông suốt trở lại sau vài giờ.

Như vậy có thể thấy năng lực của thuỷ thủ đoàn cũng là 1 ‘lớp giáp bảo vệ’ vô hình nhưng cực kỳ quan trọng của tàu sân bay.

Trong trường hợp này, những nước chưa từng có truyền thống sử dụng tàu sân bay như Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp bất lợi vì những năng lực này không thể xây dựng trong thời gian ngắn mà phải thông qua sự tích luỹ kinh nghiệm thực tế, và những kinh nghiệm này thường phải trả bằng rất nhiều xương máu.

3. Vũ khí hạt nhân

Việc sử dụng vũ khí trong hải chiến từng được Mỹ và Liên Xô xem xét nghiêm túc trong chiến tranh lạnh.

Lí luận của họ là khi sử dụng trên biển, vũ khí hạt nhân chỉ gây thương vong cho các đơn vị quân sự mà không ảnh hưởng đến dân thường và các cơ sở kinh tế, dân sự, do vậy sẽ không leo thang lên thành chiến tranh hạt nhân toàn diện.

Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), khi hải quân Mỹ phong toả Cuba để ngăn không cho Liên Xô triển khai các tên lửa hạt nhân tại đảo quốc này, một thuyền trưởng tàu ngầm Liên Xô do bị tàu chiến Mỹ truy lùng quá gắt đã dự tính sử dụng ngư lôi có đầu đạn hạt nhân.

May mắn là 2 sĩ quan cao cấp khác trên tàu không đồng ý, trong khi theo quy định phải có sự đồng thuận của cả 3 trước khi vũ khí hạt nhân được sử dụng.

Ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên tàu chiến nói chung và tàu sân bay nói riêng có thể rất khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Vũ khí hạt nhân có sức huỷ diệt lớn nhất khi được kích nổ dưới mặt nước và khi hạm đội đang tập trung, điều này được chứng minh qua cuộc thử nghiệm ngày 25/7/1946 của Mỹ tại đảo san hô Bikini.

Một quả bom hạt nhân có sức công phá tương đương quả bom thả xuống Nagasaki được kích nổ ở độ sâu 30m. 9 tàu chiến trong vòng bán kính 1km quanh tâm vụ nổ bị chìm. Trong số đó có 1 tàu sân bay 50,000 tấn, chiếc Saratoga.

Sóng chấn động của vụ nổ gây ra nhiều vết nứt khiến cho nước tràn vào, và nó chìm 8 giờ sau đó. Một tàu sân bay khác, chiếc Independence, đậu ở ngoài vùng bán kính huỷ diệt nên không bị chìm, nhưng cũng bị hư hại nghiêm trọng, và bị nhiễm xạ nặng.

http://nghiadx.blogspot.com
Cột nước khổng lồ trong thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên biển. Lưu ý những con tàu là những chấm nhỏ màu đen trên mặt biển


Các tàu chiến hiện đại đều được thiết kế để chống chọi lại với sự nhiễm xạ từ các vụ nổ hạt nhân. Chúng có thể duy trì áp suất không khí bên trong cao hơn môi trường bên ngoài để ngăn các vật liệu phóng xạ không lọt vào trong được.

Một số còn được trang bị một hệ thống các vòi phun xung quanh tàu để tự động rửa trôi mọi vật liệu phóng xạ bám vào thành tàu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay HMS Hermes của hải quân Anh đang diễn tập với các vòi phun tia cao áp năm 1961


4. Vô hiệu hoá tàu sân bay

Trên thực tế, trong chiến tranh không nhất thiết phải đánh chìm tàu sân bay của đối phương, vô hiệu hoá nó cũng là một lựa chọn. Vô hiệu hoá nghĩa là làm tàu sân bay không thể thực hiện nhiệm vụ của mình: phóng và thu hồi các máy bay.

Khi đó tàu sân bay chỉ còn là một khối sắt thép nổi vô dụng. Ngoài ra, đối phương cũng sẽ cần nhiều thời gian để sửa chữa. Về ngắn hạn, việc vô hiệu hoá tàu sân bay cũng có tác dụng như đánh chìm nó.

Trên tàu sân bay, điểm yếu nhất là các thang nâng dùng để đưa máy bay từ khoang chứa máy bay lên boong. Trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ 2, các phi đội cảm tử Kamikaze của Nhật khi tấn công tàu sân bay Mỹ luôn ưu tiên nhắm vào các thang nâng này.

Lí do là vì chúng là thiết bị cơ khí chuyển động lộ thiên duy nhất trên tàu sân bay, nên rất dễ bị đánh hỏng. Và một khi chúng đã bị vô hiệu hoá thì toàn bộ hoạt động của tàu sân bay cũng tê liệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Một thang nâng trên tàu sân bay. Ở hậu cảnh là đài chỉ huy


Đài chỉ huy trên boong cũng là 1 điểm yếu, tuy nhiên việc tiêu diệt nó không thể làm gián đoạn hoàn toàn hoạt động của tàu sân bay, vì trung tâm chỉ huy chính nằm sâu bên trong tàu.

Ngoài ra, đối với các tàu sân bay thông thường, không chạy bằng năng lượng hạt nhân, ống khói cũng là một trong những điểm yếu của tàu.

Để có thể chọn đánh vào những điểm yếu này, tên lửa diệt hạm phải là loại được trang bị cảm biến hình ảnh, như tên lửa Kongsberg NSM ở trên.

Hệ thống tên lửa đạn đạo diệt hạm tầm xa mà Trung Quốc đang phát triển để đối trọng với các tàu sân bay của Mỹ được cho là có thể được trang bị loại đầu đạn đặc biệt,

có thể phóng ra hàng trăm đầu đạn xuyên, dùng để phá huỷ đường băng trên boong tàu sân bay.

Tuy nhiên, đường băng nói chung, cả trên bộ và trên tàu, tương đối dễ sửa chữa khi bị hư hỏng, và thường không gây nhiều gián đoạn cho hoạt động của các sân bay quân sự cũng như tàu sân bay.

Có thể kết luận rằng nếu muốn đương đầu với các lực lượng hải quân mạnh có trang bị tàu sân bay, cần đầu tư vào các máy bay trinh sát biển,

kết hợp hoả lực chính xác từ nhiều loại phương tiện khác nhau, đặc biệt là tàu ngầm và chiến đấu cơ trang bị tên lửa diệt hạm hiện đại.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

>> RBU-6000: “Sát thủ diệt ngầm” của Hải quân Nga



Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.

RBU-6000 là một trong những hệ thống phóng bom ngầm phản lực lâu đời nhất, được thiết kế để chống ngầm, chống ngư lôi và tàu biệt kích.

Tổ hợp bom-rocket chống ngầm RBU-6000 (Реактивно Бомбовая Установка, Reaktivno Bombovaja Ustanovka) sử dụng bom chìm RGB-60 được trang bị cho các tàu mặt nước và phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô viết từ những năm 1961.



http://nghiadx.blogspot.com


RBU-6000 là tổ hợp bom-rocket chống ngầm tầm ngắn, đã được nghiên cứu sản xuất tại Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế V. Mastalygina. Từ cuối năm 1980, nó được sản xuất hàng loạt tại nhà máy cơ khí hạng nặng Ural (UZTM) tại thành phố Sverdlovsk.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, tổ hợp được tiếp nhận trang bị trong lực lượng Hải Quân Nga ngày 26/11/1991.

Để thử nghiệm RBU-6000, người ta đã lắp đặt 4 thiết bị phóng bom phản lực RBU-6000 (mỗi thiết bị gồm 12 ống phóng) trên các tàu đánh cá kiểu Cuồng phong-2/Смерч-2 và Cuồng phong-3/Смерч-3. Bom-rocket đã bắn trúng các mục tiêu giả định là ngư lôi và tàu ngầm ở các cự li và độ sâu khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com


Nhìn từ phía đối diện, RBU-6000 trông giống như một chiếc móng ngựa được tạo nên từ 12 ống phóng tên lửa, mỗi ống phóng có đường kính 21,3 cm. Còn về cấu trúc, mỗi tổ hợp phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 bao gồm các thiết bị:

Hệ thống điều khiển bắn

Thiết bị phóng RBU-6000

Băng truyền tải và nạp đạn

Bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60 (được sử dụng phổ biến nhất)

Hệ thống điều khiển bắn bao gồm bảng điều khiển, máy tính và dụng cụ truyền dữ liệu vào bệ phóng.

Hệ thống này nhận tín hiệu từ trạm thủy âm trên tàu hoặc từ các nguồn bên ngoài như từ trực thăng cảnh báo sớm hoặc từ các phao thủy âm do trực thăng thả xuống.

Thời gian phản ứng của hệ thống kể từ thời điểm phát hiện các đối tượng dưới nước khoảng 60 đến 120 giây.

Bom-rocket RBU-6000 được bố trí trên boong tàu, gồm 2 thiết bị phóng cách nhau ở cự li được xác định trước để phát huy tối đa uy lực. Thiết bị phóng RBU-6000 có thể phóng từng quả một hoặc phóng loạt.

http://nghiadx.blogspot.com


Băng truyền tải và nạp đạn bảo đảm tải đạn từ hầm đạn trong khoang tàu lên trên mặt boong và nạp đạn.

Việc này diễn ra mà không có sự tham gia của thủy thủ tàu, tức là hoàn toàn tự động. Sau khi toàn bộ số bom RGB-60 được nạp hết vào các ống phóng, thiết bị phóng RBU-6000 được thiết lập ở chế độ chờ.

Lúc này, các ống phóng của RBU-6000 tạo với mặt boong tàu một góc 90 độ. Đây là góc bắn tối thiểu của tổ hợp bom-rocket này.

Ở chế độ ngắm bắn, các ống phóng có thể xoay quanh trục theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang tương ứng với góc hướng bay của bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60.

Thiết bị phóng RBU-6000 có góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng 60 độ, góc bắn tối đa theo phương ngang là 340 độ. Ở góc bắn 46 độ nó có tầm bắn xa nhất và ở góc bắn 8,5 độ tầm bắn là gần nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
46 độ là góc bắn có tầm bắn xa nhất


Sức mạnh cũng như khả năng bắn phá, tiêu diệt mục tiêu của hệ thống pháo phản lực RBU-6000 nằm ở bom-rocket RGB-60. Đây là là loại tên lửa không điều khiển sử dụng động cơ nhiên liệu rắn.

RGB-60 có đường kính 21,2 cm, dài 1,832 m và nặng 112,5kg; tầm bắn tối đa lên đến 5.800 m.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của pháo phản lực chống ngầm RBU-6000

Góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng : 60 độ

Góc bắn nhỏ nhất: 90 độ .

Góc bắn tối đa theo phương ngang : 340 độ

Góc bắn có tầm bắn xa nhất: 46 độ

Góc bắn có tầm bắn gần nhất: 8,5 độ

Đường kính ống phóng: 21,3 cm

Đường kính bom chìm phản lực RGB (реактивная глубинная бомба): 21,2 cm

Trọng lượng thuốc nổ : 23,5kg

Trọng lượng không bom của tổ hợp: 9 tấn

Tầm bắn: 300-5.800 m

Độ sâu phá hủy mục tiêu: 15-500 m

Tốc độ lặn sâu: 11,6 m/s

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra Fearless được trang bị RBU-6000


Hệ thống phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 được trang bị trên các tàu mặt nước bao gồm: Sarytch, Albatross, Zozulya, Kronstadt, Nikolaev, 1151, Fearless, Frigate, Slava…

Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong đó có chiến hạm đầu tiên của Việt Nam - Tàu tuần dương Petya II – III, nhận về sau khi giải phóng miền nam và năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ.

Petya-III có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60. RBU-6000 còn được trang bị trên các Hộ vệ hạm tên lửa Gepard 3.9 (Project 11661 ) – những khu trục hạm mới được biên chế vào Hải quân nhân dân Việt Nam trong năm nay.

Ngoài Việt Nam, Ấn Độ cũng là một khách hàng lớn của thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000. Năm 2003, Nga cũng đã cung cấp cho Ấn Độ các tổ hợp pháo phản lực này để trang bị cho 3 chiếc khu trục hạm Talwar (Project 1135.6).

Dưới đây là một số hình ảnh về thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> Mỹ: Phần bí mật nhất về quân sự của TQ nằm dưới lòng đất



Mạng lưới đường hầm dài 4.828 km có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, nơi phát triển và cất giữ các vũ khí quan trọng nhất...


Tờ “Thời báo Hải quân” Mỹ ngày 5/9 đưa tin, quan chức quân đội Mỹ cho biết, thành tựu và sức mạnh của hải, không quân Trung Quốc đang không ngừng mở rộng, vì vậy đã tạo ra nguy cơ ngày càng tăng đối với an ninh châu Á.
Quan chức Mỹ cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu chạy thử vào mùa hè năm nay, đồng thời máy bay chiến đấu tiên tiến có ý đồ cạnh tranh với Mỹ cũng đã công khai bay thử vào tháng 1 năm nay. Đây là 2 ví dụ thực tế phản ánh sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên.

Sự quan tâm mới nhất của Trung Quốc đối với không quân, hải quân và tính năng tên lửa đã phản ánh tham vọng muốn sử dụng phương thức cơ động hơn để chỉ huy tác chiến từ những khu vực cách đất liền xa hơn. Những điều này đều được thể hiện trong báo cáo dài 84 trang do Lầu Năm Góc mới công bố. Báo cáo này đã đưa ra một số thông tin mới nhất về mặt quân sự của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
"Sát thủ tàu sân bay" - tên lửa Đông Phong-21D của quân đội Trung Quốc

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Michael Schiffer chỉ ra, các bước và phạm vi tiếp tục đầu tư cho quân sự của Trung Quốc làm cho Bắc Kinh “theo đuổi sức mạnh quân sự mà chúng ta cho là đủ để phá vỡ cân bằng quân sự khu vực, đã làm tăng nguy cơ hiểu nhầm… Đồng thời, có thể gây ra căng thẳng và mối lo ngại về tình hình khu vực”.

Báo cáo này nhận định, tổng chi phí quốc phòng hàng năm của Trung Quốc là 160 tỷ USD; mà con số này thấp xa so với ngân sách 500 tỷ USD hiện nay của Lầu Năm Góc.

Hải quân có tầm nhìn xa

Trung Quốc đã có một loạt tên lửa chống hạm, trong đó bao gồm SS-N-22 và SS-N-27B do Nga sản xuất. Báo cáo cho biết, tầm phóng của những tên lửa này có thể đạt 1.150 dặm (1.850 km). Với sự phối hợp của máy bay ném bom, phạm vi kiểm soát của Trung Quốc có thể vươn xa tới ngoài Nhật Bản và biển Đông, rất có thể vươn tới Guam.

Kế hoạch sức mạnh quân sự ngắn hạn 2008-2010 của Trung Quốc cho thấy, tiêu điểm quan tâm của Trung Quốc đã vươn xa ngoài đảo Đài Loan; đồng thời Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí có phạm vi kiểm soát xa hơn, bao gồm vũ khí vươn tới Ấn Độ Dương.

Báo cáo nội bộ của Trung Quốc cho biết, hải quân Trung Quốc đã có sự “cải thiện rõ rệt” về tính năng trang bị và tác chiến cự ly xa. Trong 2 năm qua, hải quân Trung Quốc đã triển khai 9 đợt điều động đến vịnh Aden ở châu Phi để thực hiện sứ mệnh chống cướp biển.

Hiện nay, Trung Quốc đã cải tạo tốt một chiếc tàu sân bay của Liên Xô cũ, và đã bắt đầu chạy thử trên biển vào mùa hè vừa qua. Quan chức Mỹ trông đợi trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ nghiên cứu chế tạo tàu sân bay nội địa, đồng thời rất có khả năng không chỉ chế tạo 1 chiếc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc vừa hoàn thành chạy thử và đang tiếp tục được cải tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên


Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc còn chưa bao giờ tiến hành tác chiến bằng máy bay trên tàu sân bay; đồng thời Mỹ cho rằng, “Trung Quốc vẫn mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển được tàu sân bay có tính năng chiến đấu cấp thấp nhất”.

Báo cáo cho biết, quy mô của hải quân Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với hải quân Mỹ. So với hạm đội của Mỹ, hải quân Trung Quốc chỉ có 1 chiếc tàu sân bay và 26 tàu khu trục, trong khi Mỹ có 11 tàu sân bay và 60 tàu khu trục.

Tàng hình trên không

Hải quân Trung Quốc đã phô diễn khả năng tác chiến mới nhất vươn ra ngoài Tây Thái Bình Dương. Năm 2010, Trung Quốc điều máy bay chiến đấu Su-27 đến Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tập trận chung. Đồng thời trong tháng 2, điều 4 máy bay vận tải tầm xa sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya.

Cuối tháng 9/2010, là một phần của cuộc tập trận quốc tế, tại Kazakhstan Trung Quốc đã sử dụng máy bay ném bom B-6 Badger để thực hiện nhiệm vụ ném bom tầm xa. Còn hiện nay, Trung Quốc đang phát triển phiên bản máy bay ném bom B-6 Badger tầm xa, một khi phiên bản máy bay ném bom nâng cấp được trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa, bán kính tấn công của nó có thể vươn tới chuỗi đảo thứ hai ngoài Tây Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình J-20, nó có thể so sánh với một số máy bay chiến đấu đỉnh cao của quân đội Mỹ; đồng thời làm cho Trung Quốc có được khả năng “tấn công theo kiểu thâm nhập tầm xa và trong môi trường phòng không phức tạp”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tháng 1/2011, Trung Quốc đã khoe J-20 trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates


Lầu Năm Góc cho rằng, máy bay chiến đấu J-20 sẽ không thể thực sự được đưa vào hoạt động trước năm 2018.

Tương tự như vậy, quy mô của không quân Trung Quốc kém xa Mỹ. So với Mỹ, Trung Quốc có khoảng 1.680 máy bay chiến đấu, còn không quân và hải quân Mỹ có tổng cộng hơn 3.000 máy bay chiến đấu.

Ngoài ra, hoạt động quân sự bí mật nhất của Trung Quốc thường ở trong mạng lưới các cơ sở dưới lòng đất.

Quan chức Mỹ cho rằng, mạng lưới này chính là các đường hầm nối liền hơn 3.000 dặm (4.828 km). Những cơ sở này rất có thể có có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, đồng thời là nơi nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí quan trọng nhất của Trung Quốc.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> REDUT-M - 'Sát thủ tàu sân bay' một thời



Tuy phải nhường chỗ cho những tên lửa chống hạm hiện đại hơn trong biên chế Hải quân Nga, song REDUT-M vẫn là một mối đe dọa đối với nhiều loại tàu chiến.



http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M đang khai hỏa.


Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M là một biến thể dùng cho lực lượng phòng thủ bờ biển của tên lửa P-5 Pyatyorka, NATO định danh là SS-N-3 Shaddock.

Từng là một trong những tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh. P-5 Pyatyorka từng được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.

Đến nay tuy phải nhường chỗ cho những tên lửa chống hạm hiện đại hơn trong biên chế của Hải quân Nga nhưng P-5 Pyatyorka vẫn là một mối đe dọa lớn đối với các chiến hạm bởi tốc độ và uy lực của nó. P-5 Pyatyorka vẫn là tên lửa chống hạm chiến lược với các quốc gia không có được lực lượng hải quân hùng hậu.

Bối cảnh ra đời và lịch sử phát triển

Biến thể đầu tiên của P-5 Pyatyorka là 4K48 chính thức đi vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô vào năm 1959. Ngay sau đó biến thể nâng cấp là P-35 4K44 và P-6 4K88 được đưa vào sử dụng trong những năm 1960.

Biến thể sử dụng cho lực lượng phòng thủ bờ biển được ra đời ngay sau đó, biến thể này được gọi là REDUT, NATO định danh là CSS-1A. Biến thể REDUT đầu tiên sử dụng tên lửa FKR-2, được phát triển vào năm 1954, thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1959.

Sự phát triển của tên lửa mới P-35B được ủy quyền vào tháng 8/1960, thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào tháng 9/1963. Hệ thống được chấp nhận vào phục vụ ngày 11/8/1966.

Tên lửa P-35B (CSS-1B) được phát triển dựa trên loại tên lửa phóng từ các tàu chiến mặt nước P-35 (SS-N-3B). Biến thể nâng cấp REDUT-M, được đưa vào sử dụng từ năm 1973, chú trọng đến cải thiện khả năng kháng nhiễu, giảm độ cao hành trình và một động cơ tên lửa mới.

Đặc điểm, thông số kỹ chiến thuật

Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M là một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động, được triển khai trên xe phóng SPU-35B hoặc SPU-35V . Một tổ hợp REDUT-M có 3 xe phóng, xe chỉ huy và xe radar 4R45 Skala.

Tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K và được đặt trên xe tải BAZ-135MB 8x8 bánh. Mỗi xe phóng được vận hành bởi 5 người, thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu khoảng 30 phút.

Tên lửa P-35B có chiều dài 10,2m, đường kính gần 1m, sải cánh 2,6m, trọng lượng phóng 4.500kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 460km,với tốc độ Mach-1.4, biến thể nâng cấp về sau đạt cự ly 550km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn KRD-26.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa của tổ hợp REDUT-M trong biên chế của Hải quân Việt Nam(ảnh:VTV1)



Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính, hiệu chỉnh tham số trong suốt hành trình và radar chủ động. Được trang bị đầu đạn thông thường nặng 1.000kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 350kiloton.

Để khởi động tên lửa, 4 chân trụ thủy lực sẽ được kích hoạt để cố định vị trí của xe phóng, ống phóng được một hệ thống thủy lực khác nâng lên một góc 20 độ so với mặt bằng của xe phóng.

Sau khi phóng, tên lửa được theo dõi trong suốt chuyến bay thông qua máy bay trinh sát Tu-95RT, Tu-16D, hoặc Ka-25T. Các lệnh dẫn hướng được gửi đến tên lửa từ trạm chỉ huy mặt đất thông qua các hình ảnh mà radar của tên lửa cung cấp cho trạm chỉ huy mặt đất thông qua một liên kết dữ liệu video.

Từ hình ảnh radar của tên lửa cung cấp, kỷ thuật viên điều khiển sẽ xác định và lựa chọn mục tiêu ưa thích, sau đó khóa mục tiêu bằng radar chủ động của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com

Lực lượng phòng thủ bờ biển Hải quân Việt Nam luôn sẳn sàng chiến đấu, bảo vệ biển đảo tổ quốc thân yêu (ảnh: VTV1)


Trong trường hợp không có sự hỗ trợ dẫn hướng từ các máy bay trinh sát, sỹ quan điều khiển tên lửa sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới.

Tên lửa có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100 mét trước khi lao đến mục tiêu.

Hạn chế

Giống như phần lớn các tên lửa chống hạm được sản xuất dưới thời Liên Xô, tên lửa P-35B có kích thước khá đồ sộ, cùng với độ cao hành trình tương đối cao. Tên lửa dễ dàng bị phát hiện từ xa bởi các hệ thống radar trên các chiến hạm đối phương.

Dù tên lửa có tốc độ khá nhanh Mach-1.4, tuy nhiên do kích thước lớn, tên lửa cũng dễ dàng bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không hiện đại. Thời gian triển khai và thu hồi của hệ thống tương đối chậm.

Một nhược điểm khá lớn nữa là, trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa được dẫn hướng với sự hỗ trợ của máy bay trinh sát hoặc radar của một trong các tên lửa thông qua một liên kết dữ liệu video.

Tuy nhiên, kiểu liên kết dữ liệu này rất dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Radar của tên lửa cũng rất dễ bị đánh lừa bởi các biện pháp đối phó điện tử. Đây cũng là nhược điểm cơ bản của các hệ thống vũ khí được sản xuất dưới thời Liên Xô.

Hệ thống phòng thủ bờ biển REDUT-M được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam trong giai đoạn 1979, đây cũng là cơ sở để hình thành lực lượng phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây cũng là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất hiện nay trong khu vực ASEAN. Hiện tại, tên lửa được nâng cấp để cải thiện khả năng kháng nhiễu và khả năng khóa mục tiêu của radar.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

>> Nhận diện 5 sát thủ đình đám của tàu sân bay



Các chiến đấu cơ của tàu sân bay, tàu chiến là con cưng của bầu trời "chiến", luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi tính chất đặc biệt của chúng.


Các chiến đấu cơ được trang bị cho tàu sân bay hay tàu chiến đều sử dụng tàu sân bay và tàu chiến như là một đường băng, chúng được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên không, trên biển, dưới nước và mặt đất, hoặc thực hiện các nhiệm vụ cảnh báo sớm, do thám, tuần tra, hộ tống, thả mìn, rà phá bom mìn và hạ cánh thẳng đứng. Đây là lực lượng quan trọng để giành và giữ quyền kiểm soát, quyền làm chủ biển trên chiến trường biển.

Căn cứ vào phạm vi sử dụng, các chiến đấu cơ này của hải quân được chia thành nhiều loại: máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tuần tra chống tàu ngầm, máy bay vận tải và máy bay cứu hộ. Chúng có tính năng khác nhau, tiêu chuẩn đánh giá khác nhau.

Bee giới thiệu 5 loại máy bay nổi tiếng hiện đang được trang bị cho tàu chiến.

1. Máy bay tấn công Super Hornet F/A-18E/F

F/A-18E/F là máy bay chủ lực hiện nay của tàu chiến hải quân Mỹ, là biểu tượng của sức mạnh hải quân Mỹ. Ở đâu có tàu sân bay Mỹ, ở đó không thể thiếu bóng dáng Super Hornet. Nó chủ yếu được sử dụng cho phòng không hạm đội, và có thể được sử dụng cho tấn công đối đất.



Máy bay chiến đấu Super Hornet F/A-18E/F của quân đội Mỹ.


F/A-18E/F được trang bị cho tàu sân bay dựa trên nền tảng F/A-18C. Trong đó, F/A-18E là loại 1 chỗ ngồi, còn F/A-18F là loại 2 chỗ ngồi.

So với F/A-18C/D, loại máy bay này tiếp tục kế thừa được ưu điểm là độ tin cậy và khả năng bảo vệ tốt, khả năng bay tốt và phóng vũ khí có độ chính xác cao, đồng thời đã được nâng cấp về nhiều mặt gồm: thiết kế ngoại hình theo hướng tăng cường khả năng tàng hình; trang bị radar APG-79 với khả năng định vị được xe đang di chuyển hay đứng im với phạm vi tầm bắn của vũ khí điển hình, độ chính xác đạt 0,1 - 0,3 m; hành trình và tải trọng được tăng đáng kể; khả năng tấn công chính xác vào ban đêm và khả năng tác chiến thông tin tốt hơn.



Các chủng loại vũ khí được lắp đặt trên Super Hornet F/A-18E/F.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 6/2002.
- Tính năng: Dài 18,31 m, cao 4,88 m, sải cánh (chứa tên lửa) 13,62 m, (gập cánh) 9,32 m, diện tích cánh 46,45 m². Trọng lượng rỗng 13.387 kg, nhiên liệu tối đa ở bên trong 6.531 kg, nhiên liệu tối đa bên ngoài 4.436 kg, khả năng tải trọng tối đa bên ngoài là 8.051 kg, trọng lượng cất cánh (nhiệm vụ tấn công) là 29.937 kg. Tốc độ bay tối đa M1.8 +, tốc độ tối đa (lực đẩy trung bình) là M1.0 +, trần bay 15.240 m, thời gian tuần tra trên không (mang 6 quả tên lửa cự ly trung bình, 3 thùng dầu phụ 1.818 lít, cách tàu sân bay 278 km) là 2 giờ 15 phút.

- Hệ thống vũ khí: 2×AIM-9 Sidewinder ở 2 đầu cánh; AIM-120 AMRAAM; AIM-7 Sparrow; AGM-84 Harpoon; AGM-88 HARM; AGM-65 Maverick; Bom AGM-154 Joint Standoff Weapon; Bom thông minh JDAM; loạt bom mục đích thông thường Mk80; CBU.

2. Máy bay chiến đấu Rafale M

Rafale là máy bay chiến đấu đa năng do công ty Dassault, Pháp nghiên cứu chế tạo cho hải quân, không quân Pháp. Loại máy bay này có 2 động cơ, cánh tam giác, có tính linh hoạt cao. Máy bay chiến đấu 1 chỗ ngỗi Rafale M thiết kế cho hải quân đã đưa vào trang bị cho tàu sân bay từ năm 1998.



Máy bay chiến đấu một chỗ ngồi Rafale M của hải quân Pháp.


Rafale có thể hoàn thành các nhiệm vụ như tấn công đối đất, chiếm ưu thế trên không vào cả ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có tính cơ động và nhanh nhạy cao, có thể cất cánh và hạ cánh trong cự ly ngắn, có khả năng tác chiến vượt tầm nhìn và khả năng tàng hình nhất định. Tính năng chung của nó đan xen giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thế hệ thứ tư.

So với Rafale C, Rafale D, Rafale E, thì Rafale M đã có một số cải tiến về thân máy bay để thích ứng khi cất cánh, hạ cánh trên tàu sân bay. Mỗi chiếc Rafale có giá rất đắt, hiện chưa xuất khẩu. Ralafe đã tham gia không kích Libya vừa qua.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: năm 1998.
- Tính năng: Dài 15,3 m, cao 5,34 m, sải cánh 10,9 m, diện tích cánh 46 m², trọng lượng rỗng 9.060 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 21.500 kg, tốc độ tối đa 2.0 Mach, bán kính tác chiến 1.093 km.

- Hệ thống vũ khí: Được trang bị một pháo 30 mm GiatM, tốc độ phóng 2.500 phát/phút; tổng cộng có 13 giá treo ở bên ngoài (loại của không quân là 14), tải trọng (đạn dược) bình thường là 6.000 kg, tải trọng tối đa 8.000 kg; khi thực hiện nhiệm vụ đánh chặn có thể mang theo 8 quả tên lửa "Mika" và 2 thùng dầu phụ; khi tấn công đối đất có thể mang theo 16 quả bom, 2 quả tên lửa "Mika" và 2 thùng dầu phụ 1.300 lít.

3. Máy bay chiến đấu Su-33

Su-33 là máy bay tác chiến chủ lực của tàu sân bay Nga, đồng thời là máy bay chiến đấu hạng nặng duy nhất được trang bị cho tàu chiến trên thế giới hiện nay, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như giành quyền kiểm soát trên không, phòng ngự hạm đội, chi viện trên không và do thám.



Máy bay chiến đấu Su-33 đang bay với tốc độ cao.

Năm 1975, trên nền tảng Su-27, Cục Thiết kế Sukhoi của Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu phát triển máy bay trang bị cho tàu chiến, mô hình ban đầu được đánh số là T10K. Tháng 8/1987 thực hiện chuyến bay đầu tiên, khi đó gọi là Su-27K, tháng 11/1989 lần đầu tiên được thử nghiệm trên tàu sân bay mang tên Tbilisi (tức Kuznetsov sau này), không lâu sau đổi tên thành Su-33, NATO gọi là Flanker-D. Tháng 4/1993 được trang bị cho Hải quân Nga, tháng 8/1998 chính thức được đưa vào biên chế tác chiến, hiện có 24 chiếc được trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov của Nga.



Máy bay Su-33 trên tàu sân bay của hải quân Nga.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 4/1993.
- Tính năng: Sải cánh 14,7 m (gấp cánh 7,4 m), dài 21,185 m, cao 5,9 m, trọng lượng rỗng 17 tấn, tải trọng mang theo bên ngoài tối đa 6,5 tấn, trọng lượng cất cánh bình thường 29,94 tấn, tốc độ lớn nhất (cao 11.000 m so với mặt đất) 2.300 km/giờ, tốc độ tối thiểu là 240 km/giờ, tầm bay thực tế là 3.000 km, khoảng cách cất cánh (dốc 14 độ) 120 m, trọng lực G tối đa 8G.

- Hệ thống vũ khí: 1 khẩu pháo 30 mm GSh-301 (150 viên đạn); tên lửa không đối không tầm trung R-27; tên lửa không đối không tầm gần R-73; tên lửa chống hạm siêu âm cỡ lớn Kh-41 mới, vận tốc cất cánh tối đa đạt 250 km.

4. Máy bay chiến đấu MiG-29K

MiG-29K là một loại máy bay “xấu số”. Ngay từ năm 1984, chính quyền Liên Xô đã chính thức phê duyệt phát triển máy bay trang bị cho tàu chiến MiG-29K trên nền tảng của máy bay chiến đấu MiG-29; năm 1989, MiG-29K đã thử nghiệm cất cánh và hạ cánh thành công trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov; đến giữa năm 1992, hai máy bay nguyên mẫu MiG-29K đã hoàn thành 420 lần cất cánh và 80 lần hạ cánh, đặt nền tảng vững chắc trang bị máy bay này cho tàu sân bay.



Máy bay chiến đấu MiG-29K


Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, do sự chi tiêu quân sự thiếu hụt nghiêm trọng, quân đội Nga không thể đồng thời phát triển và đặt mua hai máy bay MiG-29K và Su-33. Cuối cùng, lãnh đạo quân đội Nga đành phải từ bỏ MiG-29K có bán kính tác chiến và tải trọng nhỏ hơn, quyết định sử dụng Su-33.

Năm 1996, để đáp ứng nhu cầu máy bay của hải quân Ấn Độ, nước có có thể mua tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, công ty MiG của Nga đã đề xuất cải tiến MiG-29K nguyên mẫu thành MiG-29K mới cùng với phương án xuất khẩu loại máy bay này 2 chỗ ngồi. Năm 2009, Ấn-Nga đã ký kết một gói thỏa thuận, xuất khẩu máy bay MiG-29K cho Ấn Độ, số phận của loại máy bay này có bước ngoặt.

Đồng thời, trong nội bộ Hải quân Nga ngày càng có nhiều tiếng nói mong muốn thay thế Su-33 của tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K mới với giá thành thấp hơn, tính năng tác chiến tổng hợp mạnh hơn, diện tích chiếm dụng ít hơn. Có thể dự kiến, MiG-29K sẽ trở thành lực lượng quan trọng của không quân Hải quân Nga trong tương lai.



Máy bay MiG-29UBK của không quân Ấn Độ tiến hành thử nghiệm tiếp dầu trên không.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: năm 2010, phục vụ trong Hải quân Ấn Độ.
- Tính năng: Trọng lượng tối đa 22,4 tấn, động cơ là RD-33, lực đẩy là 8.300 kg, tốc độ tối đa là 2.200 km, trần bay hiệu quả là 17.500 m, phạm vi hoạt động là 1850 km; nếu chỉ mang theo 3 thùng dầu phụ, phạm vi của nó có thể đạt 3000 km; tải trọng (đạn dược) là 4,5 tấn.

- Hệ thống vũ khí: 8 loại tên lửa không đối không, gồm R-60MK và R-73E tầm gần, R-77RVV-AE tầm xa và R-27ER/ET tầm trung; về mặt chống hạm, trang bị tên lửa chống radar đầu dò thụ động Kh-31, tên lửa Kh-35 và tên lửa chống radar; về mặt tấn công đối đất, trang bị 25 loại vũ khí, gồm bom dẫn đường chính xác KA B-500KR, Kh-25ML/25MP, Kh-29T, Kh-31G/31A và Kh-35U; ngoài ra còn trang bị bom không dẫn đường, tên lửa, pháo 30 mm GS H-301, luôn sẵn sàng tác chiến với 150 viên đạn.

5. Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler

EA-18G được công ty Boeing phát triển trên nền tảng Super Hornet F/A-18F hai chỗ ngồi, độ cong cao giúp nó có thể thực hiện rất tốt nhiệm vụ tấn công điện tử (AEA) trên sàn tàu sân bay hoặc trên mặt đất. EA-18G "Growler" có thể mang theo tên lửa không đối đất chống radar, có thể cất cánh, hạ cánh trong cự ly cực ngắn, đồng thời có khả năng gây nhiễu thiết bị điện tử và radar của đối phương. Nó sẽ thay thế EA-6B “Prowler” hiện nay của hải quân Mỹ (trang bị từ năm 1971).



Máy bay tấn công EA-18G Growler do công ty Boeing sản xuất.


"Growler" sử dụng hệ thống radar quét điện tử tiên tiến AESA, hệ thống thông tin đã được cải tiến, hệ thống hỏa lực mạnh hơn (EA-18G có 10 điểm treo vũ khí, còn EA-6B chỉ có 5 điểm treo vũ khí). Ngoài ra, EA-18G có tốc độ bay, khả năng tồn tại trên chiến trường cũng lớn hơn EA-6B.

EA-18G "Growler" có khả năng tấn công điện từ rất mạnh. Dựa vào máy thu chiến thuật ALQ-218V (2) và máy làm nhiễu điện tử chiến thuật mới ALQ-99 do công ty Northrop Grumman thiết kế, EA-18G có thể thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ áp chế của hệ thống radar tên lửa đất đối không.

Khác với trước đây, EA-18G có thể thông qua phân tích tần suất phóng tự động theo dõi tư liệu của đối tượng gây nhiễu, áp dụng “phương pháp trắc lượng can thiệp đường cơ sở dài” tiến hành định vị chính xác hơn đối với nguồn bức xạ để thực hiện “gây nhiễu theo kiểu bám sát-ngắm trúng”. Biện pháp này đã tập trung rất lớn năng lượng gây nhiễu, lần đầu đã thực hiện “tấn công chính xác” lĩnh vực phổ điện từ.

Với việc sử dụng công nghệ trên, EA-18G có thể gây nhiễu hiệu quả radar và các thiết bị điện tử khác ngoài 160 km, vượt khỏi phạm vi tấn công của bất kỳ hỏa lực phòng không nào hiện có. Không chỉ như vậy, máy thu chiến thuật ALQ-218 (2) được lắp đặt ở đầu cánh còn là hệ thống duy nhất trên thế giới có thể gây nhiễu hệ thống thông tin của đối phương trong khi bản thân nó vẫn có khả năng nghe lén điện tử.

So sánh EA-18G Growler và F/A-18F Super Hornet:




[Bee news]


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Số phận hẩm hiu của vũ khí chiến lược T-4



T-4 đã chạm một tay vào danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay" nhưng dự án máy bay ném bom chiến lược này đã bị hủy bỏ mà không có một lời giải thích.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Liên Xô luôn cố gắng để tạo ra một kẻ hủy diệt tàu sân bay của Mỹ, song tất cả đều chỉ là những giấc mơ.

Hóa giải sức mạnh của đội tàu sân bay hùng hậu của Mỹ luôn là một bài toán đau đầu đối với lãnh đạo Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ luôn chiếm thế thượng phong trên mặt trận hải quân và không quân.

Đến cuối những năm 1950, có thể nói Liên Xô đã không thể tạo ra được một sự cân bằng nếu có một cuộc chạm trán trên không và trên biển.



T-4 có cấu hình khí động học khá ấn tượng. Theo thống kê, có hơn 600 bằng sáng chế được cấp liên quan đến sự phát triển của T-4.


Liên Xô cũng có được sự hậu thuẫn từ lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Song tại thời điểm đó, Mỹ cũng phát triển thành công tên lửa đạn đạo triển khai trên tàu ngầm, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly đến 2.200km. Kết hợp với nhóm tác chiến của tàu sân bay, đây thực sự là một sự đe dọa lớn đối với Liên Xô. Cách duy nhất để hóa giải mối hiểm họa này là sử dụng các tên lửa cực nhanh với một đầu đạn đặc biệt, thậm chí là đầu đạn hạt nhân.

Với một mục tiêu liên tục di chuyển trên biển, cách tiếp cận hiệu quả nhất là một đột kích từ trên không. Với một tên lửa siêu âm, có tốc độ gấp 4-5 lần tốc độ âm thanh, một máy bay có khả năng đột kích mạng lưới phòng không của tàu sân bay. Đó là cơ sơ để Ủy ban hàng không nhà nước yêu cầu sự ra đời của “kẻ hủy diệt tàu sân bay".

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, phạm vi hủy diệt tối đa của các tên lửa đối không là 160km, tầm cao tối đa 30km. Các tên lửa đối không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ 2.650km/h ở tầm cao 25km.

Vì vậy, yêu cầu của Ủy ban hàng không nhà nước khá cao, máy bay phải đạt được các tiêu chí sau. Tốc độ tối đa 3.000km/h, trần bay 24km, tên lửa hành trình siêu âm có tầm bắn từ 400-600 dặm, vượt ngoài tầm với của hệ thống phòng không đối phương.



Nếu được hoàn thành T-4 xứng đáng với danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay"

Bản thiết kế vượt thời gian

Năm 1964 Pavel Sukhoi cha đẻ của phòng thiết kế máy bay Sukhoi và Tập đoàn Sukhoi hiện nay đã trình bày bản vẻ mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới T-4.

Với thiết kế khí động học cực kỳ ấn tượng, máy bay có kết cấu cánh tam giác, rìa cánh được kéo dài đến tận gần buồng lái, 2 cánh mũi ở phía trước nhằm tăng độ ổn định và khả năng cơ động.

Phần mũi của máy bay được thiết kế rất độc đáo, phần mũi chúi về phía trước, điều này thể hiện quan điểm thiết kế của T-4 là một mẫu máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất và mặt nước. Bởi phần mũi chúi xuống, radar sẽ quan sát địa hình tốt hơn, cung cấp khả năng lập bản đồ địa hình, tầm nhìn xuống của phi công cũng không bị hạn chế.

T-4 được trang bị 4 động cơ RD36-41 cung cấp lực đẩy có đốt sau 157kN mỗi chiếc, tốc độ tối đa dự kiến là 3.200km/h. Để máy bay có thể đạt tốc độ như vậy, đòi hỏi vật liệu chế tạo phải có khả năng chịu ma sát đặc biệt. Do đó, T-4 được chế tạo từ vật liệu hợp kim titan và thép không gỉ, đây có thể xem là bước đột phá trong vật liệu chế tạo máy bay.

T-4 được dự định trang bị hệ thống điều khiển Fly-by-wire tiên tiến, ngoài ra còn có một hệ thống điều khiển cơ khí dự phòng. Hệ thống radar công suất lớn nhằm phát hiện và tấn công mục tiêu từ xa.

Song song với sự phát triển của T-4 là chương trình phát triển tên lửa siêu âm X-33(Kh-45), do phòng thiết kế OKB-155 (nay là Raduga) đảm nhiệm. Theo yêu cầu tên lửa phải có tốc độ tối đa Mach 6,5-7 lần tốc và có khả năng phóng từ độ cao 30km, tầm bắn từ 550-600km.

Ngày 22/8/1972, mẫu thử nghiệm đầu tiên của T-4 101 chính thức cất cánh.

Phi công thử nghiệm Vladimir Ilyushin, con trai của nhà thiết kế máy bay nỗi tiếng Sergei Ilyushin, được giao nhiệm vụ thực hiện các chuyến bay thử nghiệm của T-4.

Tính đến ngày 19/1/1974, mẫu thử nghiệm T-4 101 đã thực hiện 10 chuyến bay với thời gian 10 giờ 20 phút, mẫu thử nghiệm đã đạt tốc độ Mach-1,3 và đạt độ cao 12km.

Sự kết thúc trong im lặng

Mọi chuyện đối với T-4 đang diễn biến theo chiều hướng khá thuận lợi, mẫu thử nghiệm T-4 102 cũng đã được sản xuất, các mẫu thử nghiệm 103-104 cũng đã được lên kế hoạch.

Đây là thời điểm quan trọng để các nhà thiết kế có thể đạt mục tiêu là đưa máy bay đạt tốc độ tối đa 3.200km/h như yêu cầu. Các chuyến bay thử nghiệm tiếp theo là điều hết sức cần thiết để hoàn thành dự án tiến tới sản xuất loạt.

Với thiết kế khí động học ưu việt, sở hữu tốc độ cao, tầm bay xa, vũ khí uy lực, T-4 chuẩn bị trở thành kẻ hủy diệt tàu sân bay như dự định. Cùng với tên lửa Kh-45 tầm bắn 600km, T-4 hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc đột kích tiêu diệt tàu sân bay trước khi đối phương kịp phản ứng.

Thế nhưng, đầu năm 1974, Ủy ban hàng không nhà nước Liên Xô ra quyết đinh tạm đình chỉ công việc đối với dự án T-4. Đến ngày 19/12/1975 các công việc liên quan đến T-4 chính thức bị hủy bỏ mà không có bất kỳ một lời lý giải nào.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Liên Xô tiếp tục theo đuổi chương trình T-4, có thể họ sẽ tạo ra một ưu thế lớn đối với không quân Mỹ, đe dọa nghiêm trọng các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.

Song cũng có một số ý kiến cho rằng, chi phí phát triển của T-4 là quá đắt đỏ, vai trò của T-4 là không thực sự cần thiết khi Mỹ đã quyết đinh hủy bỏ dự án XB-70 Valkyrie 's.

Điều đáng buồn hơn cả là dành cho nhà thiết kế vĩ đại Pavel Sukhoi, cho đến khi ông qua đời vào ngày 15/9/1975, ông vẫn không nhận được bất kỳ câu trả lời nào cho sự hủy bỏ dự án đầy tâm huyết của ông và nhóm thiết kế.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang