Trong tương lai, các tàu ngầm sẽ trở nên khó phát hiện hơn bao giờ hết với khả năng bơi trong nước mà không tạo thành vệt nước lằn tầu phía sau nhờ lớp vỏ kiểu mới. Khi một phương tiện chuyển động trong chất lỏng, nó sẽ làm mất sự ổn định của môi trường theo hai cách. Thứ nhất, do ma sát, một lượng chất lỏng sẽ bị cuốn theo phương tiện, hấp thụ năng lượng từ phương tiện và làm nó chậm lại. Thứ hai, một vệt nước xoáy sẽ tạo thành phía sau phương tiện do chất lỏng tràn vào chỗ trống mà phần chất lỏng bị kéo theo phương tiện để lại. Quá trình này cũng góp phần tạo tiếng động đặc trưng của tàu ngầm mà các thiết bị sonar có thể nhờ đó mà phát hiện ra nó. Cơ chế tạo vệt nước phía đuôi tàu ngầm. Tuy nhiên, tàu ngầm có thể thoát khỏi tất cả rắc rối này nếu chất lỏng xung quanh tàu được điều hướng một cách chính xác. Để làm được điều này, trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại ĐH Duke, Durham là Yaroslav Urzhumov và David Smith đã chế tạo ra một lớp vỏ dạng lưới, có khả năng điều hướng chất lỏng xung quanh tàu và làm nó tàng hình. Lớp vỏ này cực kỳ phức tạp vì nó có cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào vị trí thân tàu để có thể đảm bảo tốc độ của dòng nước đi vào bằng chính xác vòng nước đi ra. Tuy chưa làm được mẫu thử thực tế cho tàu ngầm nhưng Urzhumov và Smith đã chế tạo được một mẫu thử nhỏ của lớp vỏ có khả năng làm biến mất hoàn toàn tín hiệu âm của một quả cầu chuyển động trong nước. Trong lớp vỏ này được tích hợp cơ chế hỗ trợ dòng nước chảy qua bằng những chiếc bơm tí hon có đường kính chỉ một milimét vốn hay sử dụng trong các thiết bị y tế. Mô tả thí nghiệm cho thấy lớp giáp lỏng có thể giúp vật thể tránh được sự truy bắt của sonar. Lớp vỏ tàng hình thí nghiệm này có khả năng giúp tănng tốc độ dòng nước khi đi vào phần trước của thiết bị và làm chậm tốc độ dòng nước ra phía sau để dòng nước trở về tốc độ ban đầu trước khi ra khỏi vỏ tàu. Kết quả thu được cho thấy độ ổn định của dòng nước không hề bị tác động và do đó, thiết bị thí nghiệm đã không kéo theo một vệt nước khi chuyển động. Dù vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy người ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước khi đưa sản phẩm ra áp dụng thực tế. Theo một nhà nghiên cứu khác là Steven Ceccio tại đại học Michigan, lớp vỏ tàng hình này chỉ có thể ứng dụng được cho những vật nhỏ và di chuyển chậm. Ví dụ, một thiết bị có đường kính 1 cm sẽ chỉ “tàng hình” khi nó chuyển động với vận tốc nhỏ hơn 1cm/giây. Ông Ceccio cho biết khi vật thể lớn hơn, tốc độ sẽ càng bị hạn chế hơn. Còn lại, ông Urzhumov khẳng định chế tạo lớp vỏ dành cho thiết bị lớn hơn với hình dạng phức tạp là hoàn toàn có thể. Ông cho biết nếu lớp vỏ không triệt tiêu hẳn được tín hiệu sonar thì nó cũng làm giảm đáng kể độ lớn của tín hiệu, gây nhiễu loạn và nhầm lẫn, cản trở nghiêm trọng hoạt động săn tìm tàu ngầm. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vật liệu tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vật liệu tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011
>> 'Áo choàng lỏng' giúp tàu ngầm tàng hình
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011
>> Tàu chiến Đài Loan: Lợi thế nhờ sơn tàng hình
Đài Loan đã phát triển thành công một loại sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ, mang lại khả năng tàng hình cho những hệ thống vũ khí thông thường. Vật liệu hấp thu sóng điện từ này đã được thử nghiệm trên tàu tấn công cao tốc lớp Hải Âu tải trọng 57 tấn. Bản thân tàu cao tốc này không có thiết kế tàng hình. Hiện có 2 tàu cao tốc thuộc lớp Hải Âu tham gia vào đợt thử nghiệm này. Một chiếc mang số hiệu 53 được phủ lớp vật liệu đặc biệt này lên toàn bộ thân tàu, cùng toàn bộ hệ thống vũ khí có trên tàu. Trong khi đó một chiếc khác mang số hiệu 59 không được phủ lớp vật liệu đặc biệt này. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tàu cao tốc mang số hiệu 59 dễ dàng bị radar trên tàu hải quân phát hiện từ xa, trong khi đó tàu cao tốc mang số hiệu 53 tiến đến rất sát tàu quan sát mới bị thể phát hiện được. Vật liệu tàng hình mới sẽ mang lại cho tàu chiến Đài Loan một lợi thế lớn. Lớp vật liệu đặc biệt này có khả năng giảm khoảng cách bị phát hiện bằng radar xuống còn một nửa. Radar trên tàu quan sát không thể phát hiện ra tàu tấn công cao tốc số 53 ở cự ly trên 10km, trong khi tàu không được phủ lớp vật liệu đặc biệt dễ dàng bị phát hiện ở cự ly trên 20km. Trong một cuộc thử nghiệm khác được tiến hành vào ban đêm, radar trên tàu quan sát không phát hiện được sự xuất hiện của tàu cao tốc số 53 cho đến khi con tàu này cách tàu quan sát chỉ 730 mét. Hải quân Đài Loan không đưa ra bất cứ bình luận nào về đợt thử nghiệm này. Giới phân tích quân sự nhận định, không rõ là đến nay, lớp vật liệu đặc biệt này có được sử dụng cho tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI hay không. Bản thân tàu hộ tống tên lửa này đã được thiết kế kiểu dáng làm tăng khả năng hấp thụ sóng radar, nếu được phủ lớp vật liệu đặc biệt này khả năng tàng hình của tàu sẽ tăng lên rất nhiều. Đến năm 2010, đã có 10 chiếc tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được đưa vào sử dụng. Hải quân Đài Loan dự định sẽ đóng mới khoảng 30 chiếc tàu loại này. Tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được trang bị 4 tên lửa chống hạm Hùng Phong-II tầm bắn 160km. Việc phát triển thành công vật liệu hấp thu sóng điện từ này, các tàu hộ tống tên lửa cao tốc của Đài Loan sẽ có một năng lực tác chiến mới. Khả năng tiếp cận đối phương ở cự ly vài dặm mà không bị phát hiện mang lại một lợi thế chiến thuật rất lớn. Bên tấn công có thể tung ra đòn đánh phủ đầu khiến bên bị tấn công không kịp trở tay. Trang mạng The Diplomat bình luận, sự kiện này mở ra cho Đài Bắc một năng lực mới để ngăn chặn các hành động quân sự nếu có của Trung Quốc một cách hiệu quả. "Nếu tất cả các đội tàu chiến của châu Á được áp dụng khả năng tàng hình. Cuộc chiến trên biển lúc đó giống như cuộc chiến nơi miền Tây hoang dã của nước Mỹ với những các cuộc đấu súng diễn ra ở cự ly gần. Khi đó, phần thắng sẽ nghiêng về những ai sở hữu được tốc độ, chính xác và tinh thần quả cảm", trang mạng này nhận xét. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)